Bài 6: Lũy thừa với số mũ tự nhiên

Bài 6: Lũy thừa với số mũ tự nhiên

443
  Tải tài liệu

Bài 6: Lũy thừa với số mũ tự nhiên

Phần 1: Giải Sách Giáo Khoa

Trả lời câu hỏi giữa bài

Mở đầu trang 22 Toán lớp 6 Tập 1: Truyền thuyết Ấn Độ kể rằng, người phát minh ra bàn cờ vua đã chọn phần thưởng là số thóc rải trên 64 ô của bàn cờ vua như sau: ô thứ nhất để 1 hạt thóc, ô thứ hai để 2 hạt, ô thứ ba để 4 hạt, ô thứ tư để 8 hạt, …Cứ như thế, số hạt ở ô sau gấp đôi số hạt ở ô trước. Liệu nhà vua có đủ thóc để thưởng cho nhà phát minh đó hay không?

Lời giải:

Quan sát hình ảnh bàn cờ vua sau:

Truyền thuyết Ấn Độ kể rằng, người phát minh ra bàn cờ vua đã chọn phần thưởng là

Ta thấy bàn cờ vua có 64 ô.

Sau bài học về lũy thừa này, ta có:

Số thóc rải trên 64 ô bàn cờ là:

+ Ô thứ nhất: 1 hạt thóc hay 20 hạt thóc

+ Ô thứ hai: 2 hạt thóc hay 21 hạt thóc

+ Ô thứ ba: 4 hạt thóc hay 4 = 2 . 2 = 22 hạt thóc

+ Ô thứ tư: 8 hạt thóc hay 8 = 2 . 2 . 2 = 23 hạt thóc

+ Tương tự đến ô thứ 5: 24 hạt thóc

+ Ô thứ 6 là: 25 hạt thóc

….

+ Ô thứ 64 là: 263 hạt thóc

Tổng số hạt thóc trên 64 ô bàn cờ là: S = 20 + 21 + 22 + 23 + 24 + …. + 263 

Người ta đã tính được S = 264 - 1 (hạt thóc) (sau này lên lớp trên các em sẽ được học cách tính) và toàn bộ khối lượng thóc này nặng tới 369 tỉ tấn. Một con số khổng lồ. 

Vậy nhà vua chắc chắn không đủ thóc để thưởng cho nhà phát minh đó. 

Hoạt động 1 trang 22 Toán lớp 6 Tập 1: Để tìm số hạt thóc ở ô thứ 8, ta phải thực hiện phép nhân có bao nhiêu thừa số 2?

Lời giải:

Để tìm số hạt thóc ở ô thứ 8, ta phải thực hiện phép nhân có bao nhiêu thừa số 2

Từ bảng số liệu trên ta có số hạt thóc ở ô thứ 6, 7, 8 như sau:

              6

2 . 2. 2 . 2 . 2

              32

              7

2 . 2. 2 . 2 . 2 . 2

              64

              8

2 . 2. 2 . 2 . 2 . 2 . 2

             128

Vậy để tìm số hạt thóc ở ô thứ 8, ta phải thực hiện phép nhân có 7 thừa số 2.

Luyện tập 1 trang 23 Toán lớp 6 Tập 1: Hoàn thành bảng bình phương của các số tự nhiên từ 1 đến 10.

a

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

a2

?

?

?

?

?

?

?

?

?

?

Lời giải:

+) Với a = 1 thì a2 = 12 = 1.1 = 1

+) Với a = 2 thì a2 = 22 = 2.2 = 4

+) Với a = 3 thì a2 = 32 = 3.3 = 9

+) Với a = 4 thì a2 = 42 = 4.4 = 16

+) Với a = 5 thì a2 = 52 = 5.5 = 25

+) Với a = 6 thì a2 = 62 = 6.6 = 36

+) Với a = 7 thì a2 = 72 = 7.7 = 49

+) Với a = 8 thì a2 = 82 = 8.8 = 64

+) Với a = 9 thì a2 = 92 = 9.9 = 81

+) Với a = 10 thì a2 = 102 = 10.10 = 100

Ta có bảng sau:

a

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

a2

1

4

9

16

25

36

49

64

81

100

Vận dụng trang 23 Toán lớp 6 Tập 1:

(1) Tính số hạt thóc có trong ô thứ 7 của bàn cờ nói trong bài toán mở đầu.

(2) Hãy viết mỗi số tự nhiên sau thành tổng giá trị các chữ số của nó bằng cách dùng các lũy thừa của 10 theo mẫu:

4 257 = 4 . 103 + 2. 102 + 5 . 10 + 7.

a) 23 917;

b) 203 184.

Lời giải:

(1) Số hạt thóc có trong ô thứ 7 của bàn cờ nói trong bài toán mở đầu:

                             2 . 2 . 2 . 2 . 2 . 2 = 26 = 64 (hạt thóc)

Vậy trong ô thứ 7 của bàn cờ vua nói trong bài toán mở đầu có 64 hạt thóc.

(2) Theo mẫu đã cho, ta viết được như sau:

a) 23 197 = 2 . 104 + 3 . 103 + 1 . 102 + 9 . 10 + 7.

b) 203 184 = 2 . 105 + 0 . 104 + 3 . 103 + 1 . 102 + 8 . 10 + 4.

Hoạt động 2 trang 23 Toán lớp 6 Tập 1:

a) Viết kết quả phép nhân sau dưới dạng một lũy thừa của 7:

72.73 = (7 . 7) . (7 . 7 . 7) = ?

b) Nêu nhận xét về mối liên hệ giữa các số mũ của 7 trong hai thừa số và trong tích tìm được ở câu a).

Lời giải:

a)72.73 = (7.7).(7.7.7) = 7.7.7.7.7 = 75

b) Ta thấy 2 + 3 = 5 

Nên ta có nhận xét: Tổng số mũ của 7 trong hai thừa số bằng số mũ của tích tìm được.

Luyện tập 2 trang 23 Toán lớp 6 Tập 1: Viết kết quả phép tính dưới dạng một lũy thừa:

a) 53 . 57

b) 24 . 25 . 29

c) 102 . 104 . 106 . 108

Lời giải:

a) 53 . 57 = 53 + 7 = 510

b) 24 . 25 . 29 = 24 + 5 + 9 = 218

c) 102 . 104 . 106 . 108 = 102 + 4 + 6 + 8 = 1020

Hoạt động 3 trang 24 Toán lớp 6 Tập 1:

a) Giải thích vì sao có thể viết 65 = 63 . 62

b) Sử dụng câu a) để suy ra 65 : 63 = 62. Nêu nhận xét về mối liên hệ giữa các số mũ của 6 trong số bị chia, số chia và thương.

c) Viết thương của phép chia 107 : 104 dưới dạng lũy thừa của 10.

Lời giải:

a) Ta có: 63 . 62 = 63 + 2 = 65 nên có thể viết 65 = 63 . 62

b) Ta có 65 = 63 . 62 nên 65 : 63 = 62

Ta thấy 5 - 3 = 2

Nên ta có nhận xét: Hiệu số mũ của 6 trong số bị chia và số chia bằng số mũ của 6 trong thương tìm được.

c) Ta nhận thấy 107 = 104 + 3 = 104 . 103 nên 107 : 104 = 103

Luyện tập 3 trang 24 Toán lớp 6 Tập 1:

Viết kết quả các phép tính dưới dạng một lũy thừa:

a)   76 : 74

b)  1091100 : 1091100 

Lời giải:

a) 76 : 74 = 76-4 = 72 .

b) 1091100 : 1091100 =1091100 - 100 = 10910 = 1 = 11

Bài tập

Bài 1.36 trang 24 Toán lớp 6 Tập 1: Viết các tích sau dưới dạng một lũy thừa:

a) 9 . 9 . 9 . 9 . 9

b) 10 . 10 . 10 . 10

c) 5 . 5 . 5 . 25

d) a . a . a . a . a . a

Lời giải:

a) 9 . 9 . 9 . 9 . 9 = 95

b) 10 . 10 . 10 . 10 = 104

c) 5 . 5 . 5 . 25 = 5 . 5 . 5 . 5 . 5 = 55

d) a . a . a . a . a . a = a6

Bài 1.37 trang 24 Toán lớp 6 Tập 1: Hoàn thành bảng sau vào vở:

Lũy thừa

Cơ số

Số mũ

Giá trị của lũy thừa

43

?

?

?

?

3

5

?

?

2

?

128

Lời giải:

+) Ta có 43 là lũy thừa với cơ số là 4 và số mũ là 3

43 = 4 . 4 .  4 = 16 . 4 = 64

+) Cơ số là 3, số mũ là 5 ta có lũy thừa là 35

35 = 3 . 3 . 3 . 3 . 3 = 9 . 3 . 3 . 3 = 27 . 3 . 3 = 81 . 3 = 243

+) Với cơ số là 2 thì ta phân tích 128 thành tích của các thừa số 2, ta được:

128 = 2 . 2 . 2 . 2 . 2 . 2 . 2 = 27

Vậy ta cần điền các số vào bảng như sau:  

Lũy thừa

Cơ số

Số mũ

Giá trị của lũy thừa

43

4

3

64

35

3

5

243

27

2

7

128

Bài 1.38 trang 24 Toán lớp 6 Tập 1:

Tính: a) 25

b) 33

c) 52

c) 109

Lời giải:

a) 25= 2.2.2.2.2 = 4.2.2.2 = 8.2.2 = 16.2 = 32

b) 33 = 3.3.3 = 9.3 = 27

c) 52 = 5 . 5 = 25.

d) 109 = 10.10.10.10.10.10.10.10.10 = 1 000 000 000.

(Chú ý: Lũy thừa với cơ số là 10 thì số chữ số 0 ở kết quả của lũy thừa chính bằng số mũ).

Bài 1.39 trang 24 Toán lớp 6 Tập 1: Viết các số sau thành tổng giá trị các chữ số của nó bằng cách dùng các lũy thừa của 10: 215; 902; 2 020; 883 001.

Lời giải:

+) 215 = 2. 102 + 1. 101 + 5

+) 902 = 9. 102 + 0. 101 + 2

+) 2 020 = 2. 103 + 0. 102 + 2. 101 + 0

+) 883 001 = 8. 105 + 8. 104 + 3. 103 + 0. 102 + 0. 101 + 1

Bài 1.40 trang 24 Toán lớp 6 Tập 1:

Tính 112, 1112 . Từ đó hãy dự đoán kết quả của 11112.

Lời giải:

+) 112 = 11.11 = 121

+) 1112 = 111.111 = 12321

Dự đoán. 11112 = 1 234 321

Bài 1.41 trang 24 Toán lớp 6 Tập 1:

Biết 210 = 1024. Tính 29 và 211.

Lời giải:

Biết 210 = 1024

Ta có:  29 = 210 – 1 = 210 : 2 = 1024 : 2 = 512.

            211 = 210 + 1 = 210 . 2 = 1024.2 = 2048

Bài 1.42 trang 24 Toán lớp 6 Tập 1:

Tính: a) 57.53                      b) 58 : 54

Lời giải:

a) 57.53 = 57+3 = 510

b) 58 : 54 = 58-4 = 54

Bài 1.43 trang 24 Toán lớp 6 Tập 1:

Ta có: 1 + 3 + 5 = 9 = 32.

Viết các tổng sau dưới dạng bình phương của một số tự nhiên:

a) 1 + 3 + 5 + 7

b) 1 + 3 + 5 + 7 + 9.

Lời giải:

a) Ta có: 1 + 3 + 5 + 7 = 16 = 4.4 = 42

b) Ta có: 1 + 3 + 5 + 7 + 9 = 25 = 5.5 = 52

Bài 1.44 trang 24 Toán lớp 6 Tập 1:

Trái Đất có khối lượng khoảng 60.1020 tấn. Mỗi giây Mặt Trời tiêu thụ 6.106 tấn khí hydrogen (theo vnexpress.net). Hỏi Mặt Trời cần bao nhiêu giây để tiêu thụ một lượng khí hydrogen có khối lượng bằng khối lượng Trái Đất?

Lời giải:

Thời gian để Mặt Trời tiêu thụ một lượng khí hdrogen có khối lượng bằng khối lượng Trái Đất là:

(60. 1020) : ( 6. 106)

= (6.10.1020):(6.106) = 6.1021 : 6 : 106 = (6:6).(1021:106) = 1021-6 = 1015 (giây)

Vậy Mặt Trời cần 1015 giây để tiêu thụ một lượng khí hydrogen.

Bài 1.45 trang 24 Toán lớp 6 Tập 1:

Theo các nhà khoa học, mỗi giây cơ thể con người trung bình tạo ra khoảng 25.105 tế bào hồng cầu (theowww.healthline.com). Hãy tính xem mỗi giờ, bao nhiêu tế bào hồng cầu được tạo ra?

Lời giải:

Đổi 1 giờ = 3 600 giây

Vậy mỗi giờ số tế bào hồng cầu được tạo ra là:

25.105. 3 600 = 3 600. 25. 105 = 36.10.10.25.105 = (36.25).107 = 900.107 = 9.102.107 = 9.109 (tế bào) 

Vậy mỗi giờ có 9.109 tế bào hồng cầu được tạo ra.

Phần 2: Lý thuyết bài học 

Với tóm tắt lý thuyết Toán lớp 6 Bài 6: Lũy thừa với số mũ tự nhiên hay nhất, chi tiết sách Kết nối tri thức với cuộc sống sẽ giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt môn Toán 6.

A. Lý thuyết

+ Lũy thừa bậc n của số tự nhiên a là tích của n thừa số bằng nhau, mỗi thừa số bằng a: 

an = Lũy thừa với số mũ tự nhiên | Lý thuyết Toán lớp 6 chi tiết Kết nối tri thức(n ∈ N*)

an đọc là “a mũ n” hoặc “ a lũy thừa n”, a là cơ số, n là số mũ.

Chú ý: Ta có a1 = a.

a2 cũng được gọi là a bình phương (hay bình phương của a);

a3 cũng được gọi là a lập phương (hay lập phương của a).

Ví dụ 1. Viết các biểu thức sau dưới dạng lũy thừa:

a) 4.4.4.4.4.4.4;

b) 11.11.11;

c) 8.8.8.8.8.

Lời giải

a) 4.4.4.4.4.4.4 = 47;

b) 11.11.11 = 113;

c) 8.8.8.8.8 = 85.

+ Nhân hai lũy thừa cùng cơ số, ta giữ nguyên cơ số và công các số mũ:

am.an = am+n.

Ví dụ 2. Viết kết quả của các phép tính sau dưới dạng một lũy thừa:

a) a2.a3.a5;

b) 23.28.27;

c) 7.72.723.

Lời giải

a) a2.a3.a5 = a2 + 3 + 5 = a10;

b) 23.28.27 = 23 + 8 + 7 = 218;

c) 7.72.723 = 71 + 2 + 23 = 726.

Chia hai lũy thừa cùng cơ số, ta giữ nguyên cơ số và trừ các số mũ:

am:an = am-n.

Ví dụ 3. Viết kết quả của phép tính dưới dạng một lũy thừa:

a) 1212:12;

b) 108:105:103.

Lời giải

a) 1212:12 = 1212 – 1 = 1211;

b) 108:105:103 = 108 – 5 : 103 = 103 : 103 = 103 – 3 = 100 = 1.

B. Bài tập

Bài 1. Hoàn thành bảng sau: 

Lũy thừa

Cơ số

Số mũ

Giá trị của biểu thức

52

 

 

 

 

6

3

 

25

 

 

 

 

10

 

1000

Lời giải

Lũy thừa

Cơ số

Số mũ

Giá trị của biểu thức

52

5

2

25

63

6

3

216

25

2

5

32

103

10

3

1000

Bài 2. Khối lượng của trái đất khoảng 6.1021 tấn. Khối lượng mặt trăng khoảng 7,4.1019 tấn. Hỏi khối lượng trái đất gấp bao nhiêu lần khối lượng mặt trăng.

Lời giải

Khối lượng trái đất gấp số lần khối lượng mặt trăng là: 

6.1021 : (7,4.1019) = 600.1019:(7,4.1019) = (600:7,4) ≈ 81 (lần).

Khối lượng trái đất gấp 81 lần khối lượng mặt trăng.

Phần 3: Bài tập trắc nghiệm

Với 23 bài tập trắc nghiệm Toán lớp 6 Bài 6: Lũy thừa với số mũ tự nhiên có đáp án và lời giải chi tiết đầy đủ các mức độ sách Kết nối tri thức với cuộc sống sẽ giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm để biết cách làm các dạng bài tập Toán 6.

I. Nhận biết

Câu 1. Lũy thừa bậc n của số tự nhiên a được viết là:

A. an;

B. a.n;

C. a + n;

D. a – n.

Lời giải Lũy thừa bậc n của số tự nhiên a được viết là: an.

Đáp án: A

Câu 2. Cách đọc 22  nào là sai?

A. hai mũ hai;

B. hai lũy thừa hai;

C. hai bình phương;

D. hai nhân hai.

Lời giải

Các cách đọc 22 là:

- Hai mũ hai;

- Hai bình phương;

- Hai lũy thừa hai.

Vậy D sai.

Đáp án: D

Câu 3. Hãy chỉ ra cơ số của lũy thừa 312

A. Cơ số là 3.

B. Cơ số là 12.

C. Cơ số là 312.

D. Cơ số là 123.

Lời giải Cơ số của lũy thừa 312 là: 3.

Đáp án: A

Câu 4. Khi nhân hai lũy thừa cùng cơ số: am.an. Kết quả là:

A. am.n;

B. am+n;

C. am-n;

D. am:n.

Lời giải Ta có: am.an = am + n.

Đáp án: B

Câu 5. Khi chia hai lũy thừa cùng cơ số (khác 0) thì:

A. Ta giữ nguyên cơ số và cộng hai số mũ lại.

B. Ta giữ nguyên cơ số và nhân hai cơ số lại.

C. Ta giữ nguyên cơ số và chia số mũ của số bị chia cho số mũ của số chia.

D. Ta giữ nguyên cơ số và trừ số mũ của số bị chia cho số mũ của số chia.

Lời giải Khi chia hai lũy thừa cùng cơ số (khác 0), ta giữ nguyên cơ số và trừ số mũ của số bị chia cho số mũ của số chia.

Đáp án: D

Câu 6. Chọn phát biểu đúng.

A. a3 còn được gọi là a lập phương.

B. a3 = a + a + a.

C. a3 = a.3.

D. Số mũ của a3 là a.

Lời giải

a3 còn được gọi là a lập phương. Do đó A đúng.

Ta có a3 = a.a.a. Do đó B, C sai.

Số mũ của a3 là 3. Do đó D sai.

Đáp án: A

Câu 7. Viết kết quả của phép tính sau dưới dạng một lũy thừa: 5.5.5.5?

A. 5.4.

B. 54.

C. 55.

D. 53.

Lời giải 5.5.5.5 = 54.

Đáp án: B

Câu 8. Ta có am:an = am – n với điều kiện là gì?

A. a ≠ 0;

B. a ≠ 0 và m < n.

C. a ≠ 0 và m > n.

D. a ≠ 0 và m ≥ n.

Lời giải am:an = am – n  với a ≠ 0 và m ≥ n

Đáp án: D

Câu 9. Lập phương của 7 được viết như thế nào?

A. 72;                    B. 73;                    C. 7.3;                  D. 7.2.

Lời giải Lập phương của 7 là: 73.

Đáp án: B

Câu 10. 16 là lũy thừa của số tự nhiên nào, và có số mũ bằng bao nhiêu?

A. Lũy thừa của 2, số mũ bằng 4

B. Lũy thừa của 4, số mũ bằng 3

C. Lũy thừa của 2, số mũ bằng 3

D. Lũy thừa của 2, số mũ bằng 3

Lời giải

16 = 4.4 = 42. 16 là lũy thừa của số 4 và số mũ bằng 2.

16 = 2.2.2.2 = 22. 16 là lũy thừa của số 2 và số mũ bằng 4.

Đáp án: A

II. Thông hiểu

Câu 1. Tính 23?

A. 6.

B. 8.

C. 12.

D. 16.

Lời giải Ta có 23 = 8.

Đáp án: B

Câu 2. Viết tích sau dưới dạng một lũy thừa: 5.5.5.25

A. 53.25;

B. 54;

C. 55;

D.5.252.

Lời giải Ta có: 5.5.5.25 = 5.5.5.5.5 = 55.

Đáp án: C

Câu 3. Tính 34.53.

A. 157;

B. 151;

C. 10 125;

D. 180.

Lời giải 34.53 = 27.125 = 10 125.

Đáp án: C

Câu 4. Viết tổng sau dưới dạng bình phương của một số tự nhiên: 1 + 3 + 5 +7.

A. 42.

B. 162.

C. 22.

D. 82.

Lời giải 1 + 3 + 5 + 7 = 16 = 4.4 = 42.

Đáp án: A

Câu 5. Kết quả của phép tính: 719.72:721

A. 7;

B. 1;

C. 72;

D. 73.

Lời giải

719.72:721

= 719 + 2:721

= 721:721

= 721 – 21 

= 70 = 1.

Đáp án: B

Câu 6. Viết số 902 thành tổng giá trị các chữ số của nó bằng cách dùng các lũy thừa của 10.

A. 902 = 9.100 + 2.10;

B. 902 = 9.103 + 0 + 2;

C. 902 = 9.102 + 2;

D. 902 = 9 + 0 + 2.

Lời giải

902 = 9.100 + 0.10 + 2

= 9.102 + 2.

Đáp án: C

Câu 7. Cho 210 = 1 024. Hãy tính 211.

A. 211 = 512.

B. 211 = 2 048.

C. 211 = 1 024.

D. 211 = 2 028.

Lời giải Ta có 211 = 210.2 = 1 024.2 = 2 048.

Đáp án: B

Câu 8. Ghép kết quả ở cột A với các lũy thừa tương ứng ở cột B.

Cột A

Cột B

1. 16

a. 72

2. 25

 b. 152

3. 49

 c. 132

4. 169

d. 52

5. 225

e. 42

A. 1 – e; 2 – b; 3 – a; 4 – d; 5 – c.

B. 1 – e; 2 – d; 3 – a; 4 – b; 5 – c.

C. 1 – e; 2 – d; 3 – a; 4 – c; 5 – b.

D. 1 – e; 2 – b; 3 – a; 4 – c; 5 – d.

Lời giải

Ta có 16 = 4.4 = 42; 25 = 5.5 = 52; 49 = 7.7 = 72; 169 = 13.13 = 132; 225 = 15.15 = 152.

Vậy 1 – e; 2 – d; 3 – a; 4 – c; 5 – b.

Đáp án: C

Câu 9. Tìm số n thỏa mãn 4n = 43.45.

A. n = 15;

B. n = 8;

C. n = 7;

D. n = 2.

Lời giải

4n = 43.45

4n = 43 + 5

4n = 48

n = 8.

Đáp án: B

Câu 10. Tìm số tự nhiên x, biết: x2 = 16.

A. x = 4;

B. x = 2;

C. x = 8;

D. x = 16.

Lời giải

x2 = 16

x2 = 42

x = 4

Vậy x = 4.

Đáp án: A

III. Vận dụng

Câu 1. Trái Đất có khối lượng khoảng 60. tấn. Mỗi giây Mặt Trời tiêu thụ 6. tấn khí hydrogen (theo vnexpress.net). Hỏi Mặt Trời cần bao nhiêu giây để tiêu thụ một lượng khí hydrogen có khối lượng bằng khối lượng Trái Đất?

A. 1012;

B. 103;

C. 104;

D. 105.

Lời giải

Thời gian để Mặt Trời tiêu thụ một lượng khí hdrogen có khối lượng bằng khối lượng Trái Đất là:

(60. 1020) : ( 6. 106)(giây)

= 6.10.1020 : (6.106) = 6.1021 : 6 : 106 = (6:6).(1021 : 106) = 1021-6 = 1015 (giây)

Vậy Mặt Trời cần giây để tiêu thụ một lượng khí hydrogen.

Đáp án: D

Câu 2. Theo các nhà khoa học, mỗi giây cơ thể con người trung bình tạo ra khoảng 25. tế bào hồng cầu (theo www.healthline.com). Hãy tính xem mỗi giờ, bao nhiêu tế bào hồng cầu được tạo ra?

A. 9.109;

B. 9.1010;

C. 9.108;

D. 9.1019.

Lời giải

Đổi 1 giờ = 3 600 giây

Vậy mỗi giờ số tế bào hồng cầu được tạo ra là:

25.105. 3 600 

= 3 600. 25. 105

=36.10.10.25.105 = (36.25).107 = 900.107 = 9.102.107 = 9.109  (tế bào)

Vậy mỗi giờ có 9.109 tế bào hồng cầu được tạo ra.

Đáp án: A

Câu 3. Truyền thuyết Ấn Độ kể rằng người phát minh ra bàn cờ vua đã chọn phần thưởng là số thóc rải trên 64 ô của bàn cờ vua như sau: ô thứ nhất để 1 hạt thóc, ô thứ hai để 2 hạt thóc, ô thứ ba để 4 hạt thóc, ô thứ tư để 8 hạt thóc,… Cứ như thế số hạt ở ô sau gấp đôi số hạt ở ô trước. Hỏi ô số 34 của bàn cờ có bao nhiêu hạt thóc.

A. 234;

B. 34.2;

C. 342;

D. 233.

Lời giải

Ô thứ nhất: 20 = 1 hạt thóc.

Ô thứ hai: 21 = 2 hạt thóc;

Ô thứ ba: 22 = 4 hạt thóc;

Ô thứ tư: 23 = 8 hạt thóc;

Ô thứ năm: 24 = 16 hạt thóc;

….

Ô thứ 34 của bàn cở: 233 hạt thóc.

Đáp án: D

Bài viết liên quan

443
  Tải tài liệu