Lý thuyết Giải bài toán về hệ thấu kính hay, chi tiết nhất
Lý thuyết Giải bài toán về hệ thấu kính hay, chi tiết nhất Vật lí lớp 11 với đầy đủ lý thuyết, phương pháp giải và bài tập có lời giải cho tiết sẽ giúp học sinh nắm được Lý thuyết Giải bài toán về hệ thấu kính hay, chi tiết nhất
Lý thuyết Giải bài toán về hệ thấu kính hay, chi tiết nhất
A. Tóm tắt lý thuyết
1. Lập sơ đồ tạo ảnh
a) Hệ hai thấu kính đồng trục ghép cách nhau
- Xét hệ quang học đồng trục gồm hai thấu kính L1 và L2.
Vật AB được đặt trên trục của hệ và ở trước L1.
Vật AB có ảnh A'1B'1 tạo bởi L1.
- Các tia sáng truyền đến L2 có thể coi là do A'1B'1 mà có. A'1B'1 là vật đối với L2.
+ Nếu A'1B'1 ở trước L2, đó là vật thật.
+ Nếu A'1B'1 ở sau L2, đó là vật ảo (không xét).
Thấu kính L2 tạo ảnh A'2B'2 của vật
Ảnh A'2B'2 tạo bởi L2 là ảnh sau cùng
- Sơ đồ tạo ảnh:
b) Hệ hai thấu kính đồng trục ghép sát nhau
Hệ hai thấu kính L1 và L2 được ghép sát nhau, có tiêu cự lần lượt là f1 và f2 tương đương với một thấu kính L có tiêu cự f:
Độ tụ của hệ hai thấu kính mỏng đồng trục ghép sát nhau bằng tổng đại số các độ tụ của từng thấu kính ghép thành hệ: D = D1 + D2
Vật AB qua hệ cho ảnh như qua thấu kính L:
2. Thực hiện tính toán
Gọi l là khoảng cách từ thấu kính L1 đến thấu kính L2
Khoảng cách từ ảnh A'1B'1 đến thấu kính L1:
Khoảng cách từ A'1B'1 (xem như là vật) đến thấu kính L2: d2 = l - d'1
Khoảng cách từ ảnh A'2B'2 đến thấu kính L2:
Số phóng đại ảnh sau cùng: