Sơ đồ tư duy Phong cách Hồ Chí Minh dễ nhớ, ngắn gọn

Sơ đồ tư duy bài Cổng trường mở ra Ngữ văn lớp 9 hay nhất, dễ nhớ, ngắn gọn với đầy đủ sơ đồ tư duy, tác giả, tác phẩm, dàn ý phân tích và bài văn phân tích mẫu giúp học sinh dễ dàng hệ thống hóa, củng cố kiến thức các tác phẩm trong chương trình Ngữ văn lớp 9.

694


A/ Tác giả Tác phẩm bài Phong cách Hồ Chí Minh

  I. Tác giả

- Lê Anh Trà sinh ngày 24/6/1927, mất năm 1999.

- Quê quán: xã Phổ Minh, huyện Đức Phổ, tỉnh Quảng Ngãi.

- Năm 1965, ông tốt nghiệp tiến sĩ tại Đại học tổng hợp quốc gia Mát-xcơ-va.

- Ông lần lượt được phong học hàm Phó giáo sư và Giáo sư năm 1984 và 1991.

- Sự nghiệp sáng tác:

+ Lê Anh Trà được biết đến là một nhà quân sự, sau đó chuyển sang viết báo. Ông từng giữ chức Tổng biên tập Tạp chí Văn hóa Nghệ thuật.

+ Ông là một tác giả chuyên nghiên cứu và viết về Chủ tịch Hồ Chí Minh.

+ Tác phẩm đặc sắc nhất của ông là Phong cách Hồ Chí Minh, cái vĩ đại gắn với cái cao cả.

II. Tìm hiểu chung tác phẩm

1. Thể loại: Văn bản nhật dụng.

2. Hoàn cảnh sáng tác, xuất xứ:

Phong cách Hồ Chí Minh được rút trong bài Phong cách Hồ Chí Minh, cái vĩ đại gắn với cái cao cả của Lê Anh Trà, in trong cuốn sách Hồ Chí Minh và văn hóa Việt Nam do Viện Văn hóa xuất bản năm 1990.

3. Bố cục: 3 phần

- Phần 1: (Từ đầu đến… rất hiện đại): Hồ Chí Minh với sự tiếp thu văn hóa các dân tộc nhân loại.

- Phần 2: (Tiếp theo đến… cháo hoa): Những nét đẹp trong lối sống Hồ Chí Minh.

- Phần 3: (Còn lại): Đánh giá của tác giả về Bác.

4. Giá trị nội dung

Vẻ đẹp của phong cách Hồ Chí Minh là sự kết hợp hài hòa giữa truyền thống văn hóa dân tộc và tinh hoa văn hóa nhân loại, giữa thanh cao và giản dị. 

5. Giá trị nghệ thuật

- Kết hợp giữa kể và bình luận.

- Dẫn chứng chọn lọc, tiêu biểu, toàn diện.

B.Sơ đồ tư duy bài Phong cách Hồ Chí Minh

Hỏi đáp VietJack

C. Dàn ý phân tích bài Phong cách Hồ Chí Minh

1. Hồ Chí Minh với sự tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại

a. Bối cảnh tiếp thu:

- Trên những con đường vượt đại dương.

- Ghé thăm nhiều nước Châu Phi, Châu Mĩ, Châu Á.

- Làm nhiều nghề.

⇒ Vốn tri thức học hỏi rộng, phong phú, đa dạng.

b. Cách tiếp thu:

-  Hoàn cảnh nào cũng học hỏi: văn hóa và nghệ thuật ⇒ đạt đến mức uyên thâm

- Với chủ nghĩa tư bản:

+ Tiếp thu cái hay 

+ Nhưng cũng phê phán điều tiêu cực

⇒ Vẫn giữ cái gốc của văn hóa dân tộc: một nhân cách rất Việt Nam, rất bình dị nhưng cũng mới, hiện đại ⇒ Cách tiếp thu chọn lọc.

2. Nét đẹp trong lối sống của chủ tịch Hồ Chí Minh

Chủ tịch Hồ Chí Minh có một phong cách sống vô cùng giản dị:

- Nơi ở, nơi làm việc đơn sơ: Chiếc nhà sàn nhỏ vừa là nơi tiếp khách, vừa là nơi làm việc, đồng thời cũng là nơi ngủ.

- Trang phục: Bộ quần áo bà ba, chiếc áo trấn thủ, đôi dép lốp ⇒ giản dị, quen thuộc.

- Ăn uống - món ăn dân tộc: Cá kho, rau luộc, cà muối, cháo hoa... ⇒ đạm bạc, biểu hiện của đời sống thanh cao.

- Tư trang ít ỏi: va li con với vài bộ quần áo, vài vật kỉ niệm gắn với cuộc đời.

3. Đánh gía về lối sống của Bác

- Đây không phải là lối sống khắc khổ của những con người tự vui nghèo khó.

- Đây cũng không phải là cách tự thần thánh hóa, tự làm cho khác đời, hơn đời.

- Đây là cách sống có văn hóa, thể hiện một quan niệm thẩm mỹ: Cái đẹp gắn liền với sự giản dị, tự nhiên. Viết về cách sống của Bác, tác giả liên tưởng đến các vị hiền triết ngày xưa:

+ Nguyễn Trãi: Bậc thầy khai quốc công thần, ở ẩn.

+ Nguyễn Bỉnh Khiêm: Làm quan, ở ẩn.

D. Bài văn phân tích Phong cách Hồ Chí Minh

Có rất nhiều các tác phẩm nói về tấm gương đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh trong đó có tác phẩm Phong cách Hồ Chí Minh của tác giả Lê Anh Trà, ta thấy được rất nhiều những nét đẹp trong phong cách của Người. Phong cách Hồ Chí Minh chính kết quả của sự kết hợp tinh hoa văn hóa nhân loại với cái gốc văn hóa dân tộc, để trở thành một nhân cách rất Việt Nam. Cho dù ở bất cứ cương vị nào, thì Hồ Chí Minh luôn coi mình chỉ là một người dân bình thường, một đồng bào yêu nước, một người nguyện hi sinh cả cuộc đời vì nước, vì dân.

Phong cách Hồ Chí Minh rút trong bài Phong cách Hồ Chí Minh, cái vĩ đại gắn với cái giản dị của Lê Anh Trà in trong cuốn sách Hồ Chí Minh và văn hóa Việt Nam năm 1990.

Trong hoàn cảnh đất nước bị kẻ thù xâm lược, cuộc sống dân chúng lầm than, người thanh niên Nguyễn Tất Thành đã quyết ra đi tìm cứu nước. “Trên những con tàu vượt trùng dương, Người ghé lại nhiều hải cảng thăm các nước châu Phi, châu Á, châu Mĩ. Người nói và viết thành thạo nhiều thứ tiếng ngoại quốc: Pháp, Anh, Hoa, Nga… và Người làm nhiều nghề”. Tất cả đều được Người tìm hiểu học hỏi một cách chắt lọc, tiếp thu những cái đẹp, cái hay cái mới, phê phán những cái tiêu cực. Phải đối mặt với hàng trăm hàng nghìn có khi hàng triệu những khó khăn, gian khổ của cuộc sống nhưng Người vẫn luôn cố gắng trau dồi kiến thức, tích lũy những điều hay, điều tốt để có thể một ngày mang những tri thức đó về cứu dân cứu nước. Dù đi “đâu Người cũng học hỏi, tìm hiểu văn hóa, nghệ thuật đến một mức khá uyên thâm”. Nét đẹp của Bác ở đây chính là ý chí kiên định, kiên cường, vượt qua khó khăn thử thách để có thể tiếp thu được những tinh hoa văn hóa nhân loại một cách chắt lọc và uyên thâm.

Nét đẹp trong phong cách của Hồ Chí Minh còn được thể hiện qua lối sống vô cùng giản dị nhưng đầy thanh cao của Người. “Chiếc nhà sàn cũng chỉ vẻn vẹn có vài phòng tiếp khách, họp Bộ chính trị, làm việc và ngủ, với những đồ đạc rất mộc mạc đơn sơ”. “Trang phục hết sức giản dị, với bộ quần áo bà ba nâu, chiếc áo trấn thủ, đôi dép lốp thô sơ …”. “Hằng ngày, việc ăn uống của Người cũng rất đạm bạc, với những món ăn dân tộc không chút cầu kì, như cá kho, rau luộc…,” “tư trang ít ỏi, một chiếc vali con với vài bộ quần áo, vài kỉ niệm của cuộc đời…” tất cả những món dân dã, trang phục đó đều là những thứ mà tất cả những chiến sĩ ngoài mặt trận và người Việt Nam bình thường lúc bấy giờ đều ăn, đều mặc, Người cũng như bao đồng bào quê hương Việt Nam không có chút khác lạ nào. Những luận cứ mà người viết nêu ra không có gì mới nhiều người đã nói, đã viết, nhiều hồi kí đã kể lại mà ta đã biết nhưng Lê Anh Trà đã viết một cách giản dị, thân mật, trân trọng và ngợi ca.

Phần còn lại, tác giả đã bình luận phong cách Hồ Chí Minh. So sánh với cuộc sống của một vị lãnh tụ, một vị tổng thống, một vị vua hiền..., rồi ông ngạc nhiên khẳng định Hồ Chí Minh đã “sống đến mức giản dị và tiết chế như vậy”. Lê Anh Trà liên tưởng đến Nguyễn Trãi và Nguyễn Bỉnh Khiêm, trích dẫn hai câu thơ của Trạng Trình: “Thu ăn măng trúc, đông ăn giá - Xuân tắm hồ sen, hạ tắm ao” để đi tới ca ngợi nếp sống giản dị và thanh đạm của Hồ Chí Minh, của các vị danh nho không phải là “tự thần thánh hóa, tự làm cho khác đời” mà là lối sống thanh cao, một cách di dưỡng tinh thần, một quan niệm thẩm mĩ về cuộc sống, có khả năng đem lại hạnh phúc, thanh cao cho tâm hồn và thể xác.

Tóm lại, bài viết có sự kết hợp giữa kể và bình luận; những chi tiết, hình ảnh được lựa chọn rất tiêu biểu, có sức thuyết phục; sử dụng nghệ thuật đối lập tương phản để làm nổi bật ý: vĩ nhân mà giản dị, gần gũi, am hiểu mọi nền văn hóa nhân loại mà rất dân tộc, rất Việt Nam trong phong cách Hồ Chí Minh. Qua văn bản, chúng ta thấy được vẻ đẹp rất đời thường trong con người của Bác, đồng thời thấy được sự kết hợp hài hòa giữa truyền thống văn hóa dân tộc và tinh hoa văn hóa nhân loại, giữa giản dị và thanh cao trong con người Hồ Chí Minh. Bác mãi là tấm gương sáng cho mọi người học tập và noi theo.

E. Một số lời bình về tác phẩm Phong cách Hồ Chí Minh

Một số đoạn thơ ca ngợi lối sống giản dị của Chủ tịch Hồ Chí Minh:

1. 

Bác Hồ đó, là lòng ta yên tĩnh

Ôi người cha đôi mắt mẹ hiền sao!

Giọng của Người, không phải sấm trên cao

Thấm từng tiếng, ấm vào lòng mong ước

Con nghe Bác tưởng nghe lời non nước.

Tiếng ngày xưa và cả tiếng mai sau…

Bác Hồ đó chiếc áo nâu giản dị

Màu quê hương bền bỉ đậm đà

(Tố Hữu, Sáng tháng năm)

2.

Còn đôi dép cũ mòn quai gót

Bác vẫn thường đi giữa thế gian.

(Tố Hữu, Theo chân Bác)

3. 

Một đời thanh bạch chẳng vàng son

Mong manh áo vải hồn muôn trượng

Hơn tượng đồng phơi những lối mòn

(Tố Hữu, Bác ơi)

Bài viết liên quan

694