Sinh học 12 Bài 36: Quần thể sinh vật và mối quan hệ giữa các cá thể trong quần thể

Lý thuyết tổng hợp Sinh học lớp 12 Bài 36: Quần thể sinh vật và mối quan hệ giữa các cá thể trong quần thể chọn lọc năm 2021 – 2022 mới nhất gồm tóm tắt lý thuyết và hơn 500 bài tập ôn luyện Sinh học 12. Hy vọng bộ tổng hợp lý thuyết Sinh học lớp 12 sẽ giúp học sinh củng cố kiến thức, ôn tập và đạt điểm cao trong các bài thi trắc nghiệm môn Sinh học 12 

744
  Tải tài liệu

Bài 36: Quần thể sinh vật và mối quan hệ giữa các cá thể trong quần thể

A. Lý thuyết

I. QUẦN THỂ SINH VẬT VÀ QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH QUẦN THỂ

- Khái niệm: Quần thể sinh vật là tập hợp các cá thể trong cùng một loài, cùng sinh sống trong một khoảng không gian xác định, vào một thời gian nhất định, có khả năng sinh sản và tạo thành những thế hệ mới.

Lý thuyết Sinh học 12 Bài 36: Quần thể sinh vật và mối quan hệ giữa các cá thể trong quần thể | Lý thuyết Sinh học 12 đầy đủ, chi tiết nhất

- Quá trình hình thành quần thể

Sự phát tán của một số cá thể cùng loài tới một môi trường sống mới → Dưới tác dụng của chọn lọc tự nhiên, các cá thể không thích nghi sẽ bị tiêu diệt hoặc phải di cư đi nơi khác. Các cá thể còn lại thích nghi dần với điều kiện sống → Giữa các cá thể cùng loài hình thành những mối quan hệ sinh thái và dần dần hình thành quần thể ổn định, thích nghi với điều kiện ngoại cảnh.

II. QUAN HỆ GIỮA CÁC CÁ THỂ TRONG QUẦN THỂ

1. Quan hệ hỗ trợ

Lý thuyết Sinh học 12 Bài 36: Quần thể sinh vật và mối quan hệ giữa các cá thể trong quần thể | Lý thuyết Sinh học 12 đầy đủ, chi tiết nhất

- Ví dụ:

Các cây thông nhựa liền rễ nhau → Cây sinh trưởng nhanh và khả năng chịu hạn tốt hơn.

Chó rừng hỗ trợ nhau trong đàn → Bắt mồi và tự vệ tốt hơn.

- Ý nghĩa: Quan hệ hỗ trợ giữa các cá thể trong quần thể đảm bảo cho quần thể tồn tại ổn định, khai thác tối ưu nguồn sống của môi trường, làm tăng khả năng sống sót và sinh sản của các cá thể.

2. Quan hệ cạnh tranh

Lý thuyết Sinh học 12 Bài 36: Quần thể sinh vật và mối quan hệ giữa các cá thể trong quần thể | Lý thuyết Sinh học 12 đầy đủ, chi tiết nhất

- Nguyên nhân: Do nơi sống của các cá thể trong quần thể chật chội và thiếu thức ăn....

- Các hình thức cạnh tranh:

+ Cạnh tranh giành nguồn sống như nơi ở, ánh sáng, chất dinh dưỡng giữa các cá thể cùng một quần thể.

+ Cạnh tranh giữa các con đực tranh giành con cái trong đàn hoặc ngược lại.

- Ý nghĩa: Nhờ có cạnh tranh mà số lượng và sự phân bố của các cá thể trong quần thể duy trì ở mức phù hợp với nguồn sống và khoảng không gian sống, đảm bảo cho sự tồn tại và phát triển của quần thể.

Giải bài 36 sinh 12: Quần thể sinh vật và mối quan hệ giữa các cá thể trong  quần thể | Sinh học 12 - Tech12h

B. Bài tập trắc nghiệm

Câu 1: Nhóm cá thể nào dưới đây là một quần thể?

  1. Cây trong vườn.   
  2. Cây cỏ ven bờ hồ.   
  3. Cá chép và cá vàng trong bể cá cảnh.  
  4. Đàn cá rô trong ao.

Đáp án:

Nhóm cá thể là quần thể: D vì các cá thể này cùng loài, cùng chung sống trong 1 sinh cảnh, trong 1 khoảng thời gian nhất định.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 2: Tập hợp sinh vật nào sau đây là quần thể sinh vật?

  1. Tập hợp cây cỏ đang sống trên đồng cỏ Châu Phi
  2. Tập hợp các chép đang sống ở Hồ Tây
  3. Tập hợp bướm đang sinh sống trong rừng Cúc Phương
  4. Tập hợp chim đang sinh sống trong vườn rừng Quốc Gia Ba Vì

Đáp án:

Tập hợp sinh vật là quần thể là: tập hợp cá chép đang sinh sống ở Hồ Tây

Tập hợp A, C, D đều là quần xã, vì có nhiều loài cùng sinh sống trong một sinh cảnh.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 3: Trong các đặc điểm sau, những đặc điểm nào có thể có ở một quần thể sinh vật sinh sản hữu tính?

(1) Quần thể bao gồm nhiều cá thể sinh vật.

(2) Quần thể là tập hợp của các cá thể cùng loài

(3) Các cá thể trong quần thể có khả năng giao phối với nhau.

(4) Quần thể gồm nhiều cá thể cùng loài phân bố ở các nơi xa nhau

(5) Các cá thể trong quần thể có kiểu gen hoàn toàn giống nhau

(6) Quần thể có thể có khu vực phân bố rộng, không giới hạn bởi các chướng ngại của thiên nhiên như sông núi biển….

  1. (2),(3),(6)
  2. (1),(3),(6)
  3. (1),(4),(6)
  4. (2),(3),(5)

Đáp án :

Các đặc điểm có ở 1 quần thể sinh vật sinh sản hữu tính là: (2),(3),(6)

Đáp án cần chọn là: A

Câu 4: Quần thể được xác định chính xác là có những đặc điểm nào sau đây?

1. Sinh sống trong cùng một khu vực.

2. Thuộc cùng một loài.

3. Có mật độ không đổi và phân bố đồng đều.

  1. Chỉ 1
  2. Chỉ 3
  3. Chỉ 1 và 2
  4. Chỉ 2 và 3

Đáp án:

Quần thể được xác định khi có đặc điểm: 1 và 2

Đáp án cần chọn là: C

Câu 5: Quan hệ hỗ trợ giữa các cá thể trong quần thể là?

  1. Là mối quan hệ giữa các cá thể cùng loài hỗ trợ lẫn nhau trong các hoạt động sống.
  2. Là mối quan hệ giữa các cá thể cùng loài cạnh tranh lẫn nhau trong các hoạt động sống
  3. Là mối quan hệ giữa các cá thể cùng loài ăn lẫn nhau trong các hoạt động sống.
  4. Là mối quan hệ giữa các cá thể cùng loài tranh giành lẫn nhau trong các hoạt động sống.

Đáp án:

Quan hệ hỗ trợ là mối quan hệ giữa các cá thể cùng loài hỗ trợ lẫn nhau trong các hoạt động sống như: tìm thức ăn, chống kẻ thù, sinh sản… đảm bảo cho quần thể thích nghi với môi trường sống.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 6: Mối quan hệ giữa các cá thể cùng loài hỗ trợ lẫn nhau trong các hoạt động sống là?

  1. Quan hệ cạnh tranh.
  2. Quan hệ hỗ trợ.
  3. Quan hệ đối kháng.
  4. Quan hệ ức chế - cảm nhiễm.

Đáp án:

Quan hệ hỗ trợ là mối quan hệ giữa các cá thể cùng loài hỗ trợ lẫn nhau trong các hoạt động sống như: tìm thức ăn, chống kẻ thù, sinh sản… đảm bảo cho quần thể thích nghi với môi trường sống.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 7: Hiện tượng liền rễ ở các cây thông thể hiện mối quan hệ

  1. hỗ trợ.
  2. cạnh tranh.
  3. cộng sinh.
  4. hợp tác

Đáp án:

Hiện tượng liền rễ ở các cây thông thể hiện mối quan hệ hỗ trợ. Vì đây là hai cá thể cùng loài.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 8: Ví dụ nào sau đây nói về mối quan hệ hỗ trợ cùng loài:

  1. Khi thiếu thức ăn, ở một số động vật sử dụng cá thể cùng loài làm thức ăn.
  2. Hiện tượng liền rễ ở hai cây sen trong đầm mọc gần nhau.
  3. Chim nhạn bể và chim cò cùng làm tổ chung
  4. Các con đực tranh giành con cái trong mùa sinh sản.

Đáp án:

Mối quan hệ hỗ trợ cùng loài là B.

A và D là cạnh tranh cùng loài, còn C là hỗ trợ khác loài.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 9: Khi nói về quan hệ hỗ trợ cùng loài, phát biểu nào sau đây sai?

  1. Ở nhiều quần thể thực vật, những cây sống theo nhóm chịu đựng được gió bão tốt hơn những cây cùng loài sống riêng rẽ.
  2. Hỗ trợ cùng loài chỉ xuất hiện khi mật độ cá thể trong quần thể tăng lên quá cao.
  3. Quan hệ hỗ trợ giữa các cá thể trong quần thể đảm bảo cho quần thể tồn tại một cách ổn định và khai thác được tối ưu nguồn sống của môi trường.
  4. Quan hệ hỗ trợ cùng loài thể hiện qua hiệu quả nhóm

Đáp án:

B sai, khi mật độ cá thể trong quần thể cùng loài tăng lên quá cao thì quan hệ cạnh tranh sẽ xuất hiện trong quần thể

Đáp án cần chọn là: B

Câu 10: Trong các phát biểu sau, có bao nhiêu phát biểu đúng về mối quan hệ giữa các cá thể trong quần thể?

(1) Quan hệ hỗ trợ trong quần thể đảm bảo cho quần thể thích nghi tốt hơn với điều kiện của môi trường.

(2) Quan hệ hỗ trợ trong quần thể đảm bảo cho quần thể khai thác được nhiều nguồn sống.

(3) Quan hệ hỗ trợ giữa các cá thể trong quần thể thể hiện qua hiệu quả nhóm.

(4) Quan hệ hỗ trợ giữa các cá thể trong quần thể làm tăng khả năng sống sót và sinh sản của các cá thể.

  1. 2
  2. 4
  3. 1
  4. 3

Đáp án :

Các phát biểu đúng là: (1) (2) (3) (4)

Cả 4 phát biểu đều đúng

Đáp án cần chọn là: B

Câu 11: Ý nào KHÔNG ĐÚNG đối với động vật sống thành bầy đàn trong tự nhiên?

  1. Có lợi trong công việc tìm kiếm thức ăn.
  2. Phát hiện kẻ thù nhanh hơn.
  3. Tự vệ tốt hơn.
  4. Thường xuyên diễn ra sự cạnh tranh.

Đáp án:

Phát biểu sai là D, cạnh tranh trong quần thể xảy ra khi điều kiện môi trường không đáp ứng được cho tất cả cá thể trong quần thể.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 12: Phát biểu nào sau đây là đúng nhất khi nói về “ hiệu quả nhóm” của quần thể

  1. Là sự tập trung của một nhóm các cá thể trong quần thể.
  2. Là lợi ích mang lại do sự hỗ trợ của các cá thể trong quần thể
  3. Là hiệu quả của một nhóm cá thể có khả năng sinh sản trong quần thể.
  4. Là lợi ích do một nhóm cá thể từ bên ngoài mang lại cho quần thể.

Đáp án:

Hiệu quả nhóm là là lợi ích mang lại do sự hỗ trợ của các cá thể trong quần thể

Đáp án cần chọn là: B

Câu 13: Quan hệ cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể là?

  1. Là mối quan hệ giữa các cá thể cùng loài hỗ trợ lẫn nhau trong các hoạt động sống
  2. Là mối quan hệ giữa các cá thể cùng loài tranh giành lẫn nhau trong các hoạt động sống.
  3. Là mối quan hệ giữa các cá thể cùng loài liên kết với nhau trong các hoạt động sống.
  4. Là các hiện tượng liền rễ, săn mồi theo nhóm...

Đáp án:

Quan hệ cạnh tranh là mối quan hệ giữa các cá thể cùng loài tranh giành thức ăn, nơi ở, ánh sáng và các nguồn sống khác..., các con đực tranh giành con cái.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 14: Mối quan hệ giữa các cá thể cùng loài tranh giành lẫn nhau trong các hoạt động sống là?

  1. Quan hệ cạnh tranh.
  2. Quan hệ hỗ trợ.
  3. Quan hệ đối kháng.
  4. Quan hệ ức chế - cảm nhiễm.

Đáp án:

Quan hệ cạnh tranh là mối quan hệ giữa các cá thể cùng loài trong các hoạt động sống như: tranh giành thức ăn, nơi ở, ánh sáng và các nguồn sống khác..., các con đực tranh giành con cái.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 15: Có bao nhiêu ví dụ sau đây là biểu hiện của quan hệ cạnh tranh trong quần thể?

(1) Bồ nông xếp thành hàng để bắt được nhiều cá hơn.

(2) Các cây bạch đàn mọc dày khiến khiến nhiều cây bị còi cọc và chết dần.

(3) Linh dương và bò rừng cùng ăn cỏ trên một thảo nguyên.

(4) Cá mập con sử dụng trứng chưa nở làm thức ăn.

(5) Cá đực sống dưới biển sâu kí sinh ở con cái cùng loài.

  1. 1
  2. 2
  3. 4
  4. 3

Đáp án:

Các ví dụ phù hợp là 2, 4, 5.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 16: Ví dụ nào sau đây không phải là mối quan hệ cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể?

  1. Các cây ngô mọc gần nhau có hiện tượng tự tỉa thưa.
  2. Các con cò cái trong đàn tranh giành nhau nơi làm tổ.
  3. Trong mùa sinh sản, các cá thể đực tranh giành cá thể cái.
  4. Cây trồng và cỏ dại tranh giành nhau về nguồn dinh dưỡng.

Đáp án:

Ví dụ không phải là mối quan hệ cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể là D vì cây trồng và cỏ dại không cùng loài.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 17: Quan hệ cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể sinh vật

  1. Đảm bảo số lượng và sự phân bố của các cá thể trong quần thể duy trì ở mức độ phù hợp với sức chứa của môi trường.
  2. Thường làm cho quần thể suy thoái đến mức diệt vong
  3. Chỉ xảy ra ở các cá thể động vật, không xảy ra ở các quần thể thực vật.
  4. Xuất hiện khi mật độ cá thể của quần thể xuống quá thấp

Đáp án:

Quan hệ cạnh tranh trong quần thể đảm bảo số lượng và sự phân bố của các cá thể trong quần thể duy trì ở mức độ phù hợp với sức chứa của môi trường

Đáp án cần chọn là: A

Câu 18: Cho các nhận xét sau:

1. Khi nguồn sống trong môi trường không cung cấp đủ, các cá thể trong quần thể xuất hiện sự cạnh tranh.

2. Đảm bảo quần thể tồn tại ổn định, khai thác tối đa nguồn sống.

3. Đảm bảo sự phân bố và số lượng cá thể duy trì ở mức phù hợp với môi trường.

4. Là đặc điểm thích nghi của quần thể.

Số nhận xét đúng về mối quan hệ cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể là

  1. 2
  2. 3
  3. 4
  4. 1

Đáp án

Các nhận xét đúng là: (1), (3), (4).

Quan hệ hỗ trợ đảm bảo quần thể tồn tại ổn định, khai thác tối đa nguồn sống.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 19: Sự khác nhau giữa cây thông nhựa liền rễ với cây không liền rễ như thế nào?

  1. Các cây liền rễ tuy sinh trưởng chậm hơn nhưng có khả năng chịu hạn tốt hơn và khi bị chặt ngọn sẽ nảy chồi mới sớm và tốt hơn cây không liền rễ.
  2. Các cây liền rễ sinh trưởng nhanh hơn nhưng khả năng chịu hạn kém hơn và khi bị chặt ngọn sẽ nảy chồi mới sớm và tốt hơn cây không liền rễ.
  3. Các cây liền rễ sinh trưởng nhanh hơn và có khả năng chịu hạn tốt hơn, nhưng khi bị chặt ngọn sẽ nảy chồi mới muộn hơn cây không liền rễ.
  4. Các cây liền rễ sinh trưởng nhanh hơn, có khả năng chịu hạn tốt hơn và khi bị chặt ngọn sẽ nảy chồi mới sớm và tốt hơn cây không liền rễ.

Đáp án:

Các cây thông nhựa có hiện tượng liền rễ sinh trưởng nhanh hơn và có khả năng chịu hạn tốt hơn các cây sống riêng rẽ, cây liền rễ bị chặt ngọn sẽ nảy chồi mới sớm và tốt hơn cây không liền rễ.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 20: Sự khác nhau giữa những con bồ nông dàn thành hàng bắt cá với con bồ nông bắt cá đơn độc như thế nào?

  1. Con đơn độc bắt được nhiều mồi hơn vì không con nào cạnh tranh với nó.
  2. Con đơn độc sẽ không bắt được con mồi nào.
  3. Con dàn thành hàng sẽ bắt được nhiều hơn vì chúng hỗ trợ nhau cản bầy cá lại không cho chúng trồn thoát.
  4. Con dàn thành hàng bắt được ít cá hơn vì chúng phải cạnh tranh với nhau.

Đáp án:

Những con bồ nông dàn thành hàng bắt cá có khả năng bắt được nhiều cá hơn so với con bồ nông bắt cá đơn độc.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 21: Hiện tượng cá thể tách ra khỏi nhóm nhằm:

  1. làm tăng khả năng cạnh tranh giữa các cá thể.
  2. làm tăng mức độ sinh sản.
  3. làm giảm nhẹ cạnh tranh giữa các cá thể, hạn chế sự cạn kiệt nguồn thức ăn trong vùng.
  4. làm cho nguồn thức ăn cạn kiệt nhanh chóng.

Đáp án:  

Hiện tượng cá thể tách ra khỏi nhóm nhằm làm giảm nhẹ cạnh tranh giữa các cá thể, hạn chế sự cạn kiệt nguồn thức ăn trong vùng.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 22: Sự cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể sinh vật sẽ làm cho

  1. số lượng cá thể của quần thể giảm xuống dưới mức tối thiểu.
  2. số lượng cá thể của quần thể tăng lên mức tối đa.
  3. số lượng cá thể của quần thể duy trì ở mức độ phù hợp với nguồn sống của môi trường.
  4. mức độ sinh sản của quần thể giảm, quần thể bị diệt vong.

Đáp án:

Sự cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể làm cho số lượng cá thể của quần thể duy trì ở mức độ phù hợp với nguồn sống của môi trường.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 23: Nếu mật độ của một quần thể sinh vật tăng quá mức tối đa thì:

  1. sự cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể tăng lên.
  2. sự cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể giảm xuống.
  3. sự hỗ trợ giữa các cá thể trong quần thể tăng lên.
  4. sự xuất cư của các cá thể trong quần thể giảm tới mức tối thiểu.

Đáp án:

Nếu mật độ của một quần thể sinh vật tăng quá mức tối đa thì sự cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể tăng lên.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 24: Nếu mật độ của một quần thể sinh vật giảm xuống thì:

  1. sự cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể tăng lên.
  2. sự cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể giảm xuống.
  3. sự hỗ trợ giữa các cá thể trong quần thể giảm đi.
  4. sự xuất cư của các cá thể trong quần thể giảm tới mức tối thiểu.

Đáp án:

Nếu mật độ của một quần thể sinh vật giảm xuống thì sự cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể giảm xuống.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 25: Điều nào sau đây đúng với vai trò của quan hệ hỗ trợ?

  1. Đảm bảo cho quần thể tồn tại ổn định.
  2. Khai thác tối ưu nguồn sống của môi trường.
  3. Làm tăng khả năng sống sót và sinh sản của các cá thể.
  4. Cả ba ý trên

Đáp án:

Quan hệ hỗ trợ đảm bảo cho quần thể tồn tại ổn định, khai thác tối ưu nguồn sống của môi trường, làm tăng khả năng sống sót và sinh sản của các cá thể.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 26: Quan hệ hỗ trợ giữa các cá thể trong quần thể có ý nghĩa:

(1) Đảm bảo cho quần thể thích nghi tốt hơn với điều kiện môi trường,

(2) Giúp quần thể sinh vật duy trì mật độ phù hợp với sức chứa của môi trường,

(3) Tạo hiệu quả nhóm, giúp sinh vật khai thác tối ưu nguồn sống,

(4) Loại bỏ các cá thể yếu, giữ lại các cá thể có đặc điểm thích nghi với môi trường,

(5) Tăng khả năng sống sót và sinh sản của các cá thể trong quần thể. 

  1. (1); (2); (4); (5).
  2. (2); (3); (4); (5).
  3. (1); (2); (5).
  4. (1); (3); (5).

Đáp án:

Quan hệ hỗ trợ giữa các cá thể trong quần thể có ý nghĩa: (1); (3); (5).

Quan hệ cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể có ý nghĩa: (2), (4).

Đáp án cần chọn là: D

Câu 27: Điều nào sau đây không đúng với vai trò của quan hệ cạnh tranh?

  1. Đảm bảo sự tăng số lượng không ngừng của quần thể.
  2. Đảm bảo số lượng của các cá thể trong quần thể duy trì ở mức độ phù hợp.
  3. Đảm bảo sự tồn tại và phát triển của quần thể.
  4. Đảm bảo sự phân bố của các cá thể trong quần thể duy trì ở mức độ phù hợp.

Đáp án:

Quan hệ cạnh tranh không làm tăng số lượng không ngừng của quần thể.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 28: Sự cạnh tranh giữa các cá thể cùng loài sẽ làm:

  1. tăng số lượng cá thể của quần thể, tăng cường hiệu quả nhóm.
  2. suy thoái quần thể do các cá thể cùng loài tiêu diệt lẫn nhau.
  3. tăng mật độ cá thể của quần thể, khai thác tối đa nguồn sống của môi trường.
  4. giảm số lượng cá thể của quần thể, đảm bảo cho số lượng cá thể của quần thể tương ứng với khả năng cung cấp nguồn sống của môi trường .

Đáp án:

Sự cạnh tranh giữa các cá thể cùng loài sẽ làm giảm số lượng cá thể của quần thể, đảm bảo cho số lượng cá thể của quần thể tương ứng với khả năng cung cấp nguồn sống của môi trường  đồng thời tăng khả năng sống sót và sinh sản của các cá thể trong quần thể.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 29: Quần thể là một tập hợp cá thể có

A. cùng loài, sống trong 1 khoảng không gian xác định, có khả năng sinh sản tạo thế hệ mới

B. khác loài, sống trong 1 khoảng không gian xác định, vào 1 thời điểm xác định

C. cùng loài, cùng sống trong 1 khoảng không gian xác định, vào 1 thời điểm xác định

D. cùng loài, cùng sống trong 1 khoảng không gian xác định, vào 1 thời điểm xác định, có khả năng sinh sản tạo thế hệ mới

Đáp án:

Đáp án: D

Câu 30: Những con voi trong vườn bách thú là

A. quần thể

B. tập hợp cá thể voi

C. quần xã

D. hệ sinh thái

Đáp án:

Đáp án: B

Câu 31: Cạnh tranh giữa các cá thể cùng loài không có vai trò nào sau đây?

A. Làm tăng số lượng các cá thể của quần thể, tăng kích thước quần thể

B. Tạo động lực thúc đẩy sự hình thành các đặc điểm thích nghi mới

C. Làm mở rộng ổ sinh thái của loài, tạo điều kiện để loài phân li thành các loài mới

D. Duy trì số lượng và sự phân bố cá thể ở mức phù hợp

Đáp án:

Đáp án: A

Giải thích :

Quần thể cạnh tranh trong quần thể tạo động lực thúc đẩy sự hình thành các đặc điểm thích nghi mới, đảm bảo duy trì số lượng và sự phân bố cá thể ở mức phù hợp; khi cạnh tranh gay gắt có thể có những cá thể yếu thế hơn sẽ phải phát tán đến nơi khác → mở rộng ở sinh thái của loài → Đáp án A.

Câu 32: Ý nghĩa sinh thái của quan hệ cạnh tranh cùng loài là ảnh hưởng đến số lượng, sự phân bố

A. ổ sinh thái

B. tỉ lệ đực – cái, tỉ lệ nhóm tuổi

C. ổ sinh thái, hình thái

D. hình thái, tỉ lệ đực – cái

Đáp án:

Đáp án: A

Câu 33: Trong quần thể, các cá thể luôn gắn bó với nhau thông qua mối quan hệ

A. hỗ trợ

B. cạnh tranh

C. hỗ trợ hoặc cạnh tranh

D. không có mối quan hệ

Đáp án:

Đáp án: A

Câu 34: Quan hệ hỗ trợ giữa các cá thể trong quần thể thể là

A. hỗ trợ lẫn nhau trong tim kiếm thức ăn và chống lại kẻ thù

B. hỗ trợ lẫn nhau trong việc chống lại kẻ thù. Đảm bảo khả năng sống ót và sinh sản của các cá thể

C. đảm bảo cho quần thể thích nghi tốt hơ với điều kiện môi trường

D. hạn chế khả năng chống chịu với điều kiện của môi trường

Đáp án:

Đáp án: D

Câu 35: Nguyên nhân chủ yếu của cạnh trạnh cùng loài là so

A. có cùng nhu cầu sống

B. đấu tranh chống lại điều kiện bất lợi

C. đối phó với kẻ thù

D. mật độ cao

Đáp án:

Đáp án: A

Câu 36: Quần thể phân bố trong 1 phạm vi nhất định gọi là

A. môi trường sống

B. ngoại cảnh

C. nơi sinh sống của quần thể

D. ổ sinh thái

Đáp án:

Đáp án: C

Câu 37: Quan hệ cạnh tranh giữa các cá thẻ trong quần thể có ý nghĩa

A. đảm bào cho quần thể tồn tại ổn định

B. duy trì số lượng và sự phân bố các cá thể trong quần thể ở mức độ phù hợp

C. giúp khai thác tối ưu nguồn sống

D. đảm bảo thức ăn đầy đủ cho các cá thể trong đàn

Đáp án:

Đáp án: B

Câu 38: Quan hệ hỗ trợ giữa các cá thể trong quần thể có ý nghĩa

A. đảm bảo cho quần thể tồn tại ổn định, khai thái tối ưu nguồn sống của môi trường

B. sự phân bố các cá thể hợp lí hơn

C. đảm bảo nguồn thức ăn đầy đủ cho các cá thể trong đàn

D. số lượng các cá thể trong quần thể duy trì ở mức độ phù hợp

Đáp án:

Đáp án: A

Câu 39: Giữa các sinh vật cùng loài có 2 mối quan hệ nào sau đây?

A. hỗ trợ và cạnh tranh

B. quần tụ hỗ trợ

C. ức chế và hỗ trợ

D. cạnh tranh và đối địch

Đáp án:

Đáp án: A

Câu 40: Điều nào sau đây không đúng với cai trò của quan hệ cạnh tranh trong quần thể?

A. Đảm bảo số lượng của các cá thể trong quần thể duy trì ở mức độ phù hợp

B. Đảm bảo sự phân bố của các cá thể trong quần thể duy trì ở mức độ phù hợp

C. Đảm bảo sự tăng số lượng không ngừng của quần thể

D. Đảm bảo sự tồn tại và phát triển của quần thể

Đáp án:

Đáp án: C

Câu 41: Sự cạnh tranh giữa các cá thể cùng loài sẽ làm

A. tăng mật độ cá thể, khai thác tối đa nguồn sống của môi trường

B. suy thoái quần thể do các cá thể cùng loài có hiện tượng tiêu diệt lẫn nhau

C. giảm số lượng cá thể, đảm bảo số lượng cá thể tương ứng với khả năng cung cấp nguồn sống của môi trường

D. tăng số lượng cá thể trong quần thể, tăng cường hiệu quả nhóm

Đáp án:

Đáp án: C

Câu 42: Ví dụ nào sau đây không thể hiện mối quan hệ cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể?

A. Ở những quần thể như rừng bạch đàn, rừng thông, ở những nơi cây mọc quá dày người ta thấy có hiện tượng 1 số cây bị chết, đó là hiện tượng “tự tỉa thưa” ở thực vật.

B. Khi thiếu thức ăn, nơi ở, người ta thấy nhiều quần thể cá, chim, thú có hiện tượng đánh lẫn nhau, dọa nạt nhau bằng tiếng hú hoặc động tác để tranh giành thức ăn và nơi ở

C. Khi thiếu thức ăn, 1 số động vật ăn thịt đồng loại. Ví dụ ở cá mập, khi cá mập con mới nở ra sử dụng ngay các trứng chưa nở làm thức ăn hoặc cá lớn ăn cá con.

D. Một số loài thực vật như tre, nứa thường sống quần tụ với nhau thành từng bụi giúp chung tăng khả năng chống chịu với gió bão. Nhưng khi gặp phải gió bão quá mạnh các cây tre, nứa có thể bị đổ vào nhau.

Đáp án:

Đáp án: D

Câu 43: Nhóm cá thể sinh vật nào dưới đây là 1 quần thể?

A. Cỏ ven bờ hồ

B. Cá rô phi đơn tính trong hồ

C. Ếch xanh và nòng nọc của nó trong hồ

D. Chuột trong vườn

Đáp án:

Đáp án: C

Giải thích :

Cỏ ven bờ có thể có nhiều loài → không phải quần thể. Ví dụ: cỏ lau, cỏ gấu,…

Cá rô phi đơn tính, chỉ có tính đực nên không sinh sản, giao phối với nhau để tạo ra con cháu được→ không phải quần thể.

Chuột trong vườn có nhiều loài → không phải quần thể. Ví dụ: chuột nhắt, chuột cống,…

Nòng nọc là giai đoạn ấu trùng của ếch nên ếch xanh và nòng nọc của nó trong hồ là 1 quần thể.

Câu 44: Trong các phát biểu sau, có bao nhiêu phát biểu đúng về mối quan hệ cạnh trạnh giữa các cá thể trong quần thể?

(1) Quan hệ cạnh tranh xảy ra khi các cá thể tranh giành nhau thức ăn và nơi ở hoặc các nguồn sống khác.

(2) Quan hệ cạnh tranh là đặc điểm thích nghi của quần thể.

(3) Quan hệ cạnh tranh giúp cho sự phân bố của các cá thể trong quần thể được duy trì ở mức độ phù hợp đảm bảo cho sự tồn tại và phát triển của quần thể.

(4) Quan hệ cạnh tranh gay gắt làm cho các cá thể trong quần thể trở nên đối kháng nhau và có thể dẫn đến hủy diệt quần thể.

A. 1        B. 2

C. 3        D. 4

Đáp án:

Đáp án: C

Giải thích :

(1), (2), (3) đúng

(4) sai vì quan hệ cạnh tranh gay gắt làm cho các cá thể trong quần thể trở nên đối kháng nhau, tuy nhiên cá thể nào thắng thế sẽ tồn tại, cá thể nào yếu thế hơn sẽ bị tiêu diệt hoặc phát tán đi nơi khác mà không làm hủy diệt quần thể → Đáp án C.

Câu 45: Xét tập hợp sinh vật sau:

(1) Cá rô phi đơn tính ở trong hồ.     (2) Cá trắm cỏ trong ao.     (3) Sen trong đầm.

(4) Cây ở ven hồ.     (5) Chuột trong vườn.     (6) Bèo tấm trên mặt ao.

Các tập hợp sinh vật là quần thể gồm có:

A. (1), (2), (3), (4), (5) và (6)

B. (2), (3), (4), (5) và (6)

C. (2), (3) và (6)

D. (2), (3), (4) và (6)

Đáp án:

Đáp án: C

Câu 46: Khi nói về quan hệ cạnh tranh giữa các cá thể sinh vật trong tự nhiên, có bao nhiêu phát biểu sau đây là đúng?

(1) Cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể không xảy ra do đó không ảnh hưởng đến số lượng và sự phân bố các cá thể trong quần thể.

(2) Khi mật độ cá thể của quần thể vượt quá sức chịu đựng của môi trường, các cá thể cạnh tranh với nhau làm giảm khả năng sinh sản.

(3) Cạnh tranh là đặc điểm thích nghi của quần thể. Nhờ có cạnh trạnh mà số lượng và sự phân bố các cá thể trong quần thể duy trì ở mức độ phù hợp, đảm bảo cho sự tồn tại và phát triển của quần thể.

(4) Cạnh tranh cùng loài, ăn thịt đồng loài giữa các cá thể trong quần thể là những trường hợp gây ra sự CLTN.

(5) Khi mật độ cao và nguồn sống khan hiếm, các cá thể cùng loài có khuynh hướng cạnh tranh nhau để giành thức ăn, nơi ở, nơi sinh sản.

(6) Cạnh tranh cùng loài và cạnh tranh khác loài đều dẫn tới làm hại cho loài.

A. 4        B. 3

C. 5        D. 2

Đáp án:

Đáp án: A

Giải thích :

Cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể xảy ra khi các cá thể tranh giành nhau thức ăn, nơi ở, ánh sáng, các con đực tranh giành con cái,… → Nhờ có cạnh tranh mà số lượng và sự phân bố các cá thể trong quần thể duy trì ở mức độ phù hợp, đảm bảo cho sự tồn tại và phát triển của quần thể → (1), (6) sai

(2), (3), (4) và (5) đúng → Đáp án C

Câu 47: Hiện tượng tự tỉa thưa các cây lúa trong ruộng là kết quả của

A. cạnh tranh cùng loài

B. cạnh tranh khác loài

C. thiếu chất dinh dưỡng

D. sâu bệnh phá hoại

Đáp án:

Đáp án: A

Câu 48: Hiện tượng liền rễ ở cây thông nhựa là ví dụ minh họa cho mối quan hệ

A. hỗ trợ cùng loài

B. cạnh tranh cùng loài

C. hỗ trợ khác loài

D. ức chế - cảm nhiễm

Đáp án:

Đáp án: A

Câu 49: Tập hợp nào dưới đây không phải là quần thể:

A. Đàn voi ở rừng Tánh Linh.

B. Đàn chim hải âu ở quần đảo Trường Sa.

C. Rừng cọ ở Vĩnh Phú.

D. Cá ở Hồ Tây.

Đáp án:

Đáp án: D

Quần thể là tập hợp các cá thể cùng loài cùng sống trong 1 không gian xác định, vào 1 thời điểm nhất định, có khả năng giao phối với nhau để tạo thế hệ mới hữu thụ.

Đàn voi ở rừng, đàn chim hải âu, rừng cọ đều là tập hợp các cá thể cùng loài.

Cá ở Hồ Tây gồm nhiều loài cá, nên không được coi là một quần thể.

Câu 50: Ví dụ không phải thể hiện mối quan hệ cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể là

A. Ở những quần thể như rừng bạch đàn, lừng thông ở những nơi cây mọc quá dày người ta thấy có hiện tượng một số cây bị chết đó là hiện tượng “tự tỉa thưa” ở thực vật.

B. Ở thực vật, tre, lứa thường sống quần tụ với nhau giúp chúng tăng khả năng chống chịu với gió bão. Nhưng khi gặp phải gió bão quá mạnh các cây tre, lứa đổ vào nhau.

 

C. Khi thiếu thức ăn, nơi ở người ta thấy nhiều quần thể cá, chim, thú đánh lẫn nhau, doạ nạt nhau bằng tiếng hú hoặc động tác nhằm bảo vệ cơ thể nhất là nơi sống.

D. Khi thiếu thức ăn, một số động vật ăn lẫn nhau. Như ở cá mập, khi cá mập con mới nở ra sử dụng ngay các trứng chưa nở làm thức ăn.

Đáp án:

Đáp án: B

Ở thực vật, tre, lứa thường sống quần tụ với nhau giúp chúng tăng khả năng chống chịu với gió bão. Nhưng khi gặp phải gió bão quá mạnh các cây tre, lứa đổ vào nhau là mối quan hệ hỗ trợ. Khi chúng đổ vào nhau không phải xung đột về lợi ích mà do thiên tai bất thường.

Câu 51: Hiện tượng thể hiện mối quan hệ hỗ trợ giữa các cá thể trong quần thể là

A. Cộng sinh.     B. Quần tụ.

C. Hội sinh.     D. Kí sinh.

Đáp án:

Đáp án: B

Mối quan hệ hỗ trợ giữa các cá thể trong quần thể: Các cá thể cùng loài hỗ trợ nhau trong việc tìm kiếm nguồn thức ăn, trốn tránh kẻ thù...

→ Vì thế hiện tượng thể hiện quan hệ hỗ trợ trong quần thể là quần tụ.

Còn cộng sinh: Quan hệ giữa các cá thể cùng loài hoặc khác loài, trong đó 2 bên cùng có lợi. → Đây là mối quan hệ trong quần xã

Hội sinh, kí sinh là mối quan hệ giữa các cá thể trong quần xã sinh vật.

Câu 52: Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về mối quan hệ giữa các cá thể của quần thể sinh vật trong tự nhiên?

A. Cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể thường không xảy ra, do đó không ảnh hưởng đến số lượng và sự phân bố các cá thể trong quần thể.

B. Cạnh tranh là đặc điểm thích nghi của quần thể. Nhờ có cạnh tranh mà số lượng và sự phân bố các cá thể trong quần thể duy trì ở mức độ phù hợp, đảm bảo cho sự tồn tại và phát triển của quần thể.

C. Cạnh tranh, ký sinh cùng loài, ăn thịt đồng loại giữa các cá thể trong quần thể là những trường hợp phổ biến và có thể dẫn đến tiêu diệt loài.

D. Khi mật độ cá thể của quần thể vượt quá sức chịu đựng của môi trường, các cá thể cạnh tranh với nhau làm tăng khả năng sinh sản.

Đáp án:

Đáp án: B

A sai vì cạnh tranh cùng loài xảy ra khi môi trường không đáp ứng được nguồn sống cho tất cả các cá thể trong quần thể, các cá thể tranh giành thức ăn, ánh sáng, bạn tình...

C sai vì trong một số trường hợp cạnh tranh làm cho số lượng cá thể của quần thể ổn định ở mức mà môi trường đáp ứng được, ký sinh cùng loài ít gặp. Ví dụ: Cá đực nhỏ ký sinh trên cá cái làm nhiệm vụ thụ tinh cho trứng do cá cái sinh ra. Cá đực sử dụng ít thức ăn.

D sai vì khi mật độ cá thể của quần thể vượt quá sức chịu đựng của môi trường, các cá thể cạnh tranh với nhau làm giảm khả năng sinh sản.

Câu 53: Cho các ví dụ minh họa sau:

(1) Các con ốc bươu vàng trong một ruộng lúa.

(2) Các con cá sống trong cùng một ao.

(3) Tập hợp các cây thông trong môi trường thông ở Đà Lạt.

(4) Tập hợp các cây cỏ trên một đồng cỏ.

(5) Tập hợp những con ong cùng sống trong một khu rừng nguyên sinh.

(6) Các con chuột trong vườn nhà.

Có bao nhiêu ví dụ không minh họa cho quần thể sinh vật?

A. 4     B. 3     C. 5     D. 2

Đáp án:

Đáp án: A

- (1), (3) là các ví dụ về quần thể sinh vật.

- (2), (4), (5), (6) là các ví dụ về quần xã sinh vật.

Câu 54: Nguyên nhân xảy ra cạnh tranh gay gắt giữa các các cá thể trong quần xã là

A. do nguồn sống không cung cấp đủ cho tất cả các cá thể.

B. do tất cả các cá thể đó có ổ sinh thái trùm lên nhau hoàn toàn.

C. do môi trường thay đổi không ngừng.

D. do các loài có nơi ở giống nhau.

Đáp án:

Đáp án: A

Nguyên nhân xảy ra cạnh tranh gay gắt giữa các các cá thể trong quần xã là do nguồn sống không cung cấp đủ cho tất cả các cá thể

Câu 55: Hai quần thể A và B khác loài sống trong cùng một khu vực địa lí và có các nhu cầu sống giống nhau, xu hướng biến động cá thể khi xảy ra cạnh tranh là:

(1). Cạnh tranh gay gắt làm 1 loài sống sót, 1 loài bị diệt vong.

(2). Nếu 2 loài khác bậc phân loại, loài nào tiến hoá hơn sẽ chiến thắng, tăng số lượng cá thể.

(3). Hai loài vẫn tồn tại nhưng phân thành các ổ sinh thái khác nhau về thức ăn, nơi ở.

(4). Loài nào sinh sản nhanh hơn, kích thước cơ thể lớn hơn, số lượng nhiều hơn sẽ chiến thắng, tăng số lượng. Còn loài kia bị diệt vong.

Tổ hợp các ý đúng là:

A. (2), (3).     B. (2), (4)

C. (1), (2)     D. (1), (4).

Đáp án:

Đáp án: A

Hai quần thể A và B khác loài sống trong cùng một khu vực địa lí và có các nhu cầu sống giống nhau, xu hướng biến động cá thể khi xảy ra cạnh tranh là

(2). Nếu 2 loài khác bậc phân loại, loài nào tiến hoá hơn sẽ chiến thắng, tăng số lượng cá thể.

(3). Hai loài vẫn tồn tại nhưng phân thành các ổ sinh thái khác nhau về thức ăn, nơi ở.

Câu 56: Khi nói về cạnh tranh giữa các cá thể cùng loài, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

(I). Cạnh tranh cùng loài giúp duy trì ổn định số lượng và sự phân bố cá thể ở mức phù hợp với sức chứa môi trường.

(II). Khi môi trường khan hiếm nguồn sống và mật độ cá thể quá cao thì cạnh tranh cùng loài diễn ra khốc liệt.

(III). Cạnh tranh cùng loài tạo động lực thúc đẩy sự tiến hóa của loài.

(IV). Cạnh tranh cùng loài làm mở rộng ổ sinh thái của loài, tạo điều kiện để loài phân li thành loài mới.

A. 2     B. 4     C. 3     D. 1

Đáp án:

Đáp án: C

Câu 57: Khi nói về quan hệ cạnh tranh giữa các cá thể sinh vật cùng loài, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

I. Tất cả các hình thức cạnh tranh đều dẫn tới có lợi cho loài.

II. Cạnh tranh về mặt sinh sản sẽ dẫn tới làm tăng khả năng sinh sản.

III. Nếu nguồn thức ăn vô tận thì sẽ không xảy ra cạnh tranh cùng loài.

IV. Cạnh tranh là phương thức duy nhất để quần thể duy trì số lượng cá thể ở mức độ phù hợp với sức chứa môi trường.

A. 1.     B. 3.     C. 4.     D. 2.

Đáp án:

Đáp án: A

Có 1 phát biểu đúng, đó là I.

I đúng vì cạnh tranh cùng loài thì luôn tạo động lực thúc đẩy loài tiến hóa nên có lợi cho loài.

II sai vì cạnh tranh về mặt sinh sản thì dẫn tới làm hại nhau nên làm giảm tỉ lệ sinh sản của quần thể.

III sai vì khi thức ăn vô tận thì không xảy ra cạnh tranh về dinh dưỡng nhưng sẽ cạnh tranh về sinh sản, nơi ở,...

IV sai vì ngoài cạnh tranh thì còn có các cơ chế duy trì ổn định số lượng cá thể, đó là dịch bệnh, vật ăn thịt, ...

Câu 58: Các cây thông nhựa liền rễ sẽ hút được nhiều dinh dưỡng khoáng hơn so với các cây thông nhựa sống riêng lẽ là ví dụ về mối quan hệ nào sau đây?

A. Hỗ trợ cùng loài.     B. Kí sinh cùng loài.

C. Cạnh tranh cùng loài     D. Vật ăn thịt – con mồi.

Đáp án:

Đáp án: A

Câu 59: Khi nói về mối quan hệ giữa các cá thể cùng loài, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

I. Khi mật độ cá thể quá cao và nguồn sống khan hiếm thì sự cạnh tranh cùng loài giảm.

II. Cạnh tranh cùng loài giúp duy trì ổn định số lượng cá thể của quần thể, cân bằng với sức chứa của môi trường.

III. Cạnh tranh cùng loài làm thu hẹp ổ sinh thái của loài.

IV. Sự gia tăng mức độ cạnh tranh cùng loài sẽ làm tăng tốc độ tăng trưởng của quần thể.

A. 1.     B. 2.     C. 3.     D. 4.

Đáp án:

Đáp án: A

Chỉ có phát biểu II đúng.

I sai vì khi mật độ cá thể quá cao và nguồn sống khan hiếm thì sự cạnh tranh cùng loài tăng.

III sai. Cạnh tranh cùng loài làm các loài có xu hướng phân li ổ sinh thái làm mở rộng ổ sinh thái của loài.

IV sai. Sự gia tăng mức độ cạnh tranh cùng loài sẽ làm giảm tốc độ tăng trưởng của quần thể.

Câu 60: Khi nói về quan hệ cạnh tranh giữa các cá thể sinh vật, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

I. Cạnh tranh cùng loài và cạnh tranh khác loài đều dẫn tới làm hại cho loài.

II. Khi mật độ cá thể của quần thể vượt quá sức chịu đựng của môi trường, các cá thể cạnh tranh với nhau làm giảm khả năng sinh sản.

III. Nhờ có cạnh tranh mà số lượng và sự phân bố các cá thể trong quần thể duy trì ở mức độ phù hợp, đảm bảo cho sự tồn tại và phát triển của quần thể.

IV. Cạnh tranh cùng loài, ăn thịt đồng loại giữa các cá thể trong quần thể là những trường hợp gây ra sự chọn lọc tự nhiên.

V. Khi mật độ cao và nguồn sống khan hiếm, các cá thể cùng loài có khuynh hướng cạnh tranh nhau để giành thức ăn, nơi ở, nơi sinh sản.

A. 4.     B. 3.     C. 1.     D. 2.

Đáp án:

Đáp án: A

Có 4 phát biểu đúng, đó là II, III, IV, V.

I sai. Cạnh tranh cùng loài và cạnh tranh khác loài không làm hại cho loài vì có cạnh tranh mà số lượng và sự phân bố các cá thể trong quần thể duy trì ở mức độ phù hợp, đảm bảo cho sự tồn tại và phát triển của loài, cạnh tranh là động lực thúc đẩy quá trình tiến hóa.

Câu 61: Theo lí thuyết, tập hợp sinh vật nào sau đây là một quần thể?

A. Cây hạt kín ở rừng Bạch Mã     B. Chim ở Trường Sa.

C. Cá ở Hồ Tây.     D. Gà Lôi ở rừng Kẻ Gỗ.

Đáp án:

Đáp án: D

Câu 62: Cho các yếu tố/cấu trúc/sinh vật sau đây:

(1). Lớp lá rụng nền rừng

(2). Cây phong lan bám trên thân cây gỗ

(3). Đất

(4). Hơi ẩm

(5). Chim làm tổ trên cây

(6). Gió

Đối với quần thể cây thông đang sống trên rừng Tam Đảo, có bao nhiêu yếu tố kể trên là yếu tố vô sinh?

A. 3     B. 4     C. 5     D. 2

Đáp án:

Đáp án: B

Đối với quần thể cây thông đang sống trên rừng Tam Đảo, các yếu tố là yếu tố vô sinh: lớp lá rụng nền rừng, đất, hơi ẩm, gió.

Câu 63: Tập hợp sinh vật nào sau đây là quần thể sinh vật?

A. Tập hợp cá chép đang sinh sống ở Hồ Tây.

B. Tập hợp bướm đang sinh sống trong rừng Cúc phương.

C. Tập hợp chim đang sinh sống trong rừng vườn Quốc gia Ba Vì.

D. Tập hợp chim đang sinh sống trong rừng vườn Quốc gia Ba Vì.
Đáp án:

Đáp án: A

Bài viết liên quan

744
  Tải tài liệu