Sinh học 12 Bài 24: Các bằng chứng tiến hóa
Lý thuyết tổng hợp Sinh học lớp 12 Bài 24: Các bằng chứng tiến hóa chọn lọc năm 2021 – 2022 mới nhất gồm tóm tắt lý thuyết và hơn 500 bài tập ôn luyện Sinh học 12. Hy vọng bộ tổng hợp lý thuyết Sinh học lớp 12 sẽ giúp học sinh củng cố kiến thức, ôn tập và đạt điểm cao trong các bài thi trắc nghiệm môn Sinh học 12
Bài 24: Các bằng chứng tiến hóa
A. Lý thuyết
I. BẰNG CHỨNG GIẢI PHẪU SO SÁNH.
- Cơ quan tương đồng là các cơ quan ở các loài khác nhau, trhực hiện các chức năng rất khác nhau nhưng được bắt nguồn từ 1 cơ quan ở loài tổ tiên.
- Cơ quan thoái hóa cũng là cơ quan tương đồng vì chúng được bắt nguồn từ một cơ quan ở một loài tổ tiên nhưng nay không còn chức năng hoặc chức năng bị tiêu giảm.
- Cơ tương tự: là những cơ quan có nguồn gốc khác nhau nhưng thực hiện chức năng giống nhau nên có hình thái tương tự.
KL: Sự tương đồng về đặc điểm giải phẫu giữa các loài là bằng chứng gián tiếp cho thấy các loài sinh vật hiện nay đều được tiến hóa từ một tổ tiên chung.
II. BẰNG CHỨNG PHÔI SINH HỌC
Sự giống nhau trong phát triển phôi của các loài thuộc các nhóm phân loại khác nhau là một bằng chứng về nguồn gốc chung của chúng. Những đặc điểm giống nhau đó càng nhiều và càng kéo dài trong những giai đoạn phát triển muộn của phôi chứng tỏ quan hệ họ hàng càng gần.
III. BẰNG CHỨNG ĐỊA LÍ SINH VẬT HỌC
Địa lí sinh học là môn khoa học nghiên cứu về sự phân bố địa lí của các loài trên trái đất, cho chúng ta những bằng chứng rằng các loài sinh vật đều bắt nguồn từ 1 tổ tiên chung.
Khi nghiên cứu về sự phân bố địa lí các loài, Dacwin rút ra kết luận:
- Do điều kiện môi trường ở mỗi đảo khác nhau và do các sinh vật sống trên đảo cách li sinh sản với nhauà xuất hiện các loài khác nhau
IV. BẰNG CHỨNG TẾ BÀO HỌC VÀ SINH HỌC PHÂN TỬ
- Mọi sinh vật đều được cấu tạo từ tế bào, các tế bào đều được sinh ra từ các tế bào sống trước đó.
- Các loài đều có cơ sở vật chất chủ yếu là axit nucleic (gồm ADN và ARN) và prôtein.
- ADN có cấu tạo từ 4 loại nucleotit A, T, G, X.
- Prôtein đều được cấu tạo từ hơn 20 loại axit amin khác nhau.
- Các loài sinh vật đều sử dụng chung một loại mã di truyền.
B. Bài tập trắc nghiệm
Câu 1: Trong nghiên cứu lịch sử phát triển của sinh giới, hóa thạch có vai trò là
- Xác định tuổi của hoá thạch bằng đồng vị phóng xạ
- Bằng chứng gián tiếp về lịch sử phát triển của sinh giới.
- Xác định tuổi của hoá thạch có thể xác định tuổi của quả đất
- Bằng chứng trực tiếp về lịch sử phát triển của sinh giới.
Đáp án:
Vai trò của hóa thạch là bằng chứng trực tiếp về lịch sử phát triển của sinh giới.
Đáp án cần chọn là: D
Câu 2: Bằng chứng nào sau đây được xem là bằng chứng tiến hóa trực tiếp?
- Di tích của thực vật sống trong các thời đại trước đã được tìm thấy trong các lớp than đá.
- Tất cả sinh vật từ đơn bào đến đa bào đều được cấu tạo từ tế bào.
- Chi trước của mèo và cánh của dơi có các xương phân bố tương tự nhau.
- Các axitamin trong chuỗi hêmôgloobin của người và tinh tinh giống nhau.
Đáp án:
Bằng chứng là tiến hóa trực tiếp là :
Di tích của thực vật sống trong các thời đại trước đã được tìm thấy trong các lớp than đá.
Đáp án cần chọn là: A
Câu 3: Bằng chứng tiến hóa trực tiếp có thể xác định loài nào xuất hiện trước, loài nào xuất hiện sau là
- Bằng chứng sinh học phân tử
- Bằng chứng tế bào học
- Bằng chứng giải phẫu học so sánh
- Bằng chứng hóa thạch
Đáp án:
Bằng chứng tiến hóa trực tiếp nhất là bằng chứng hóa thạch.
Đáp án cần chọn là: D
Câu 4: Loại bằng chứng nào sau đây có thể giúp chúng ta xác định được loài nào xuất hiện trước, loài nào xuất hiện sau trong lịch sử phát sinh và phát triển của sự sống trên Trái Đất ?
- Bằng chứng sinh học phân tử
- Bằng chứng giải phẫu so sánh
- Bằng chứng hóa thạch
- Bằng chứng tế bào học
Đáp án:
Bằng chứng hóa thạch cho biết loài nào xuất hiện trước loài nào xuất hiện sau
Đáp án cần chọn là: C
Câu 5: Bằng chứng tiến hóa trực tiếp có thể giúp chúng ta:
- Xác định loài nào gần gũi với loài nào hơn
- Xác định loài nào xuất hiện trước, loài nào xuất hiện sau
- Xác định loài nào là tổ tiên của loài nào
- Cả 3 ý trên
Đáp án:
Bằng chứng hóa thạch cho biết loài nào xuất hiện trước loài nào xuất hiện sau dựa vào tuổi hóa thạch, tuổi của lớp đất đá chứa hóa thạch.
Đáp án cần chọn là: B
Câu 6: Cho các dữ liệu sau:
(1) Sinh vật bằng đá được tìm thấy trong lòng đất.
(2) Xác của các Pharaon trong kim tự tháp Ai Cập vẫn còn bảo quản tương đối nguyên vẹn.
(3) Xác sâu bọ được phủ kín trong nhựa hổ phách còn giữ nguyên màu sắc.
(4) Xác của voi mamut còn tươi trong lớp băng hà.
(5) Rìu bằng đá của người cổ đại. Có bao nhiêu dữ liệu được gọi là hóa thạch?
- 2
- 3
- 4
- 5
Đáp án:
Hóa thạch là di tích của sinh vật sống trong các thời đại trước đó trong các lớp đất đá. Hóa thạch có thể ở dạng xương hoặc còn nguyên trong tảng băng hà, hoặc trong lớp nhựa hổ phách.
Do đó, chỉ có (3) và (4) đúng
Đáp án cần chọn là: A
Câu 7: Cho các dữ liệu sau:
(1) Sinh vật bằng đá được tìm thấy trong lòng đất.
(2) Xác của các Pharaon trong kim tự tháp Ai Cập vẫn còn bảo quản tương đối nguyên vẹn.
(3) Xác sâu bọ được phủ kín trong nhựa hổ phách còn giữ nguyên màu sắc.
(4) Xác của voi mamut còn tươi trong lớp băng hà.
(5) Rìu bằng đá của người cổ đại. Có bao nhiêu dữ liệu không được gọi là hóa thạch?
- 2
- 3
- 4
- 5
Đáp án:
Hóa thạch là di tích của sinh vật sống trong các thời đại trước đó trong các lớp đất đá. Hóa thạch có thể ở dạng xương hoặc còn nguyên trong tảng băng hà, hoặc trong lớp nhựa hổ phách.
Do đó, chỉ có (3) và (4) là hóa thạch
Đáp án cần chọn là: B
Câu 8: Bằng chứng nào sau đây không trực tiếp cho thấy mối quan hệ tiến hóa giữa các loài sinh vật?
- Di tích của xương đai hông, xương đùi và xương chày được tìm thấy ở cá voi hiện nay.
- Xác voi ma mút được tìm thấy trong các lớp băng.
- Những đốt xương khủng long được tìm thấy trong các lớp đất.
- Xác sâu bọ được tìm thấy trong các lớp hổ phách.
Đáp án:
B - C - D - là hóa thạch.
Di tích của xương đai hông, xương đùi và xương chày được tìm thấy ở cá voi hiện nay là cơ quan thoái hóa, là bằng chứng giải phẫu so sánh.
Đáp án cần chọn là: A
Câu 9: Bằng chứng nào sau đây trực tiếp cho thấy mối quan hệ tiến hóa giữa các loài sinh vật?
- Xác sâu bọ được tìm thấy trong các lớp hổ phách.
- Xác voi ma mút được tìm thấy trong các lớp băng.
- Những đốt xương khủng long được tìm thấy trong các lớp đất.
- Tất cả các bằng chứng trên
Đáp án:
A - B - C – đều là hóa thạch, đều là bằng chứng trực tiếp.
Đáp án cần chọn là: D
Câu 10: Cơ quan tương đồng là những cơ quan:
- Cùng nguồn gốc, đảm nhận những chức phận giống nhau
- Có nguồn gốc khác nhau nhưng đảm nhận những chức phận giống nhau , có hình thái tương tự nhau
- Cùng nguồn gốc, nằm ở những vị trí tương ứng trên cơ thể, có thể thực hiện các chức năng khác nhau
- Có nguồn gốc khác nhau , nằm ở những vị trí tương ứng trên cơ thể có kiểu cấu tạo giống nhau
Đáp án:
Cơ quan tương đồng là cơ quan có cùng nguồn gốc nhưng thực hiện các chức năng khác nhau
Đáp án cần chọn là: C
Câu 11: Cơ quan tương đồng (cơ quan cùng nguồn) là
- Những cơ quan nằm ở vị trí tương ứng trên cơ thể, có kiểu cấu tạo giống nhau.
- Những cơ quan được bắt nguồn từ một cơ quan ở cùng loài tổ tiên mặc dầu hiện tại các cơ quan này có thể thực hiện chức năng rất khác nhau.
- Những cơ quan nằm ở những vị trí tương ứng trên cơ thể, có nguồn gốc khác nhau trong quá trình phát triển phôi cho nên có kiểu cấu tạo giống nhau.
- Những cơ quan nằm ở những vị trí khác nhau trên cơ thể, có cùng nguồn gốc trong quá trình phát triển phôi.
Đáp án:
Cơ quan tương đồng là những cơ quan được bắt nguồn từ một cơ quan ở cùng loài tổ tiên mặc dầu hiện tại các cơ quan này có thể thực hiện chức năng rất khác nhau.
Đáp án cần chọn là: B
Câu 12: Cặp cấu trúc nào dưới đây là cơ quan tương đồng?
- Cánh của chim và cánh của côn trùng.
- Gai của cây hoa hồng và gai của cây xương rồng.
- Cánh của dơi và chi trước của ngựa.
- Mang của cá và mang của tôm.
Đáp án:
Đáp án C, cánh dơi và chân trước của ngựa đều có nguồn gốc từ chi trước của thú.
A sai: cánh chim có nguồn gốc chi trước, cánh côn trùng có nguồn gốc từ biểu bì.
B sai: gai hoa hồng có nguồn gốc biểu bì, gai xương rồng có nguồn gốc là lá.
D sai, cá là động vật có xương sống, còn tôm thì không có xương sống, 2 cơ quan mang của 2 loài này là khác nguồn gốc.
Đáp án cần chọn là: C
Câu 13: Cho các cặp cơ quan:
1. Tuyến nọc độc của rắn và tuyến nước bọt của người.
2. Vòi hút của bướm và đôi hàm dưới của bọ cạp.
3. Gai xương rồng và lá cây lúa.
4. Cánh bướm và cánh chim.
5. Ngà voi và sừng tê giác
Những cặp cơ quan tương đồng là
- (1),(2), (3).
- (2), (3), (4), (5).
- (1),(2),(4)
- (1),(2).
Đáp án:
Các cặp cơ quan tương đồng là: (1) (2) (3)
(4) sai vì cánh bướm bắt nguồn từ phần trước bụng; cánh chim có nguồn gốc từ chi trước.
(5) sai vì ngà voi nguồn gốc từ răng nanh, sừng tê giác có nguồn gốc từ mô lông.
Đáp án cần chọn là: A
Câu 14: Cánh chim tương đồng với cơ quan nào sau đây?
- Cánh ong
- Cánh dơi
- Cánh bướm
- Vây cá chép
Đáp án:
Cơ quan tương đồng là những cơ quan có chức năng khác nhau nhưng có cùng nguồn gốc
Cánh chim là cơ quan tương đồng với cánh dơi (có nguồn gốc chung là chi trước của thú)
Đáp án cần chọn là: B
Câu 15: Ý nghĩa của các cơ quan tương đồng với việc nghiên cứu tiến hóa là:
- Phản ánh sự tiến hóa đồng quy
- Phản ánh sự tiến hóa phân li
- Phản ánh nguồn gốc chung các loài
- Cho biết các loài đó sống trong điều kiện giống nhau
Đáp án:
Các loài có cấu tạo cơ thể khác xa nhau nhưng cùng thực hiện chức năng tương tự nhau → tiến hóa đồng quy
Tiến hóa phân ly: cấu tạo cơ thể giống nhau nhưng thực hiện các chức năng khác nhau
Đáp án cần chọn là: B
Câu 16: Cơ quan tương đồng phản ánh sự tiến hóa:
- Đồng quy
- Song song
- Phân li
- Sự thoái hóa
Đáp án:
Các loài có cấu tạo cơ thể khác xa nhau nhưng cùng thực hiện chức năng tương tự nhau → tiến hóa đồng quy
Tiến hóa phân ly: cấu tạo cơ thể giống nhau nhưng thực hiện các chức năng khác nhau
Đáp án cần chọn là: C
Câu 17: Đâu không phải là cặp cơ quan tiến hóa theo hướng phân li tính trạng?
- Tuyến nọc độc của rắn và tuyến nước bọt của người.
- Vòi hút của bướm và đôi hàm dưới của bọ cạp.
- Gai xương rồng và lá cây lúa.
- Mang cá và mang tôm
Đáp án:
Cặp cơ quan không phải là cơ quan tương đồng là : Mang cá và mang tôm.
Đây là cơ quan tương tự.
Đáp án cần chọn là: D
Câu 18: Có bao nhiêu cặp cơ quan là kết quả của quá trình tiến hóa theo hướng phân ly?
(1) Cánh chim và cánh côn trùng
(2) Manh tràng của thú ăn thực vật và ruột tịt của thú ăn động vật
(3) Gai xương rồng và gai hoa hồng
(4) Cánh dơi và chi trước của mèo
(5) Lá đậu Hà Lan và gai xương rồng
(6) Tuyến nọc độc của rắn và tuyến nước bọt của các loài động vật
- 3
- 4
- 2
- 5
Đáp án:
Các cặp cơ quan thể hiện sự tiến hóa phân ly là (các cơ quan đó cùng nguồn gốc nhưng thực hiện các chức năng khác nhau): (2),(4),(5),(6)
Ý (1) thể hiện tiến hóa đồng quy, 2 cơ quan đó không cùng nguồn gốc nhưng có chức năng giống nhau.
Ý (3) cũng thể hiện tiến hóa đồng quy, gai xương rồng có nguồn gốc từ lá, gai hoa hồng có nguồn gốc biểu bì.
Đáp án cần chọn là: B
Câu 19: Cấu tạo khác nhau của cơ quan tương đồng là do
- Sự tiến hóa trong quá trình phát triển loài
- Chọn lọc tự nhiên đã diễn ra theo những hướng khác nhau
- Chúng có nguồn gốc khác nhau nhưng phát triển trong các điều kiện như nhau
- Chúng thực hiện các chức năng khác nhau.
Đáp án:
Cấu tạo khác nhau của cơ quan tương đồng là do chọn lọc tự nhiên đã diễn ra theo những hướng khác nhau.
Đáp án cần chọn là: B
Câu 20: Cấu tạo khác nhau của cơ quan tương đồng là do
- Chọn lọc tự nhiên đã diễn ra theo những hướng khác nhau
- Chọn lọc tự nhiên đã diễn ra theo những hướng giống nhau
- Chúng có nguồn gốc khác nhau nhưng phát triển trong các điều kiện như nhau.
- Chúng sống trong cùng điều kiện nhưng có bộ gen khác nhau.
Đáp án:
Cấu tạo khác nhau của cơ quan tương đồng là do chọn lọc tự nhiên đã diễn ra theo những hướng khác nhau.
Đáp án cần chọn là: A
Câu 21: Cơ quan tương tự là
- Những cơ quan có nguồn gốc khác nhau tuy đảm nhiệm những chức năng khác nhau nhưng vẫn có hình thái tương tự
- Những cơ quan có nguồn gốc khác nhau nhưng đảm nhiệm những chức năng giống nhau nên có kiểu hình thái tương tự
- Những cơ quan có nguồn gốc giống nhau nhưng đảm nhiệm những chức năng giống nhau nên có hình thái tương tự.
- Những cơ quan có nguồn gốc khác nhau tuy đảm nhiệm những chức năng giống nhưng có hình thái khác nhau.
Đáp án:
Cơ quan tương tự là những cơ quan có nguồn gốc khác nhau nhưng đảm nhiệm những chức năng giống nhau nên có kiểu hình thái tương tự.
Đáp án cần chọn là: B
Câu 22: Cơ quan tương tự là những cơ quan
- cùng nguồn gốc, nằm ở những vị trí tương ứng trên cơ thể, có kiểu cấu tạo giống nhau.
- có nguồn gốc khác nhau, nằm ở những vị trí tương ứng trên cơ thể, có kiểu cấu tạo giống nhau.
- cùng nguồn gốc, đảm nhiệm những chức phận giống nhau.
- có nguồn gốc khác nhau nhưng đảm nhiệm những chức phận giống nhau, có hình thái tương tự.
Đáp án:
Cơ quan tương tự là những cơ quan có nguồn gốc khác nhau nhưng đảm nhiệm những chức phận giống nhau, có hình thái tương tự nhau.
Đáp án cần chọn là: D
Câu 23: Cơ quan tương tự
- Thể hiện tính chọn lọc có hướng của chọn lọc tự nhiên.
- Thể hiện chọn lọc tự nhiên thực hiện chủ yếu theo hướng phân li tính trạng
- Thể hiện tính thống nhất của sinh giới
- Có chủ yếu ở động vật
Đáp án:
Cơ quan tương tự là các cơ quan không cùng nguồn gốc nhưng thực hiện các chức năng giống nhau, và có hình thái tương tự nhau. Cơ quan tương tự thể hiện tính chọn lọc có hướng của CLTN
Đáp án cần chọn là: A
Câu 24: Trong tiến hoá các cơ quan tương tự có ý nghĩa phản ánh
- sự tiến hoá phân li.
- sự tiến hoá đồng quy.
- sự tiến hoá song hành.
- nguồn gốc chung.
Đáp án:
Các loài có cấu tạo cơ thể khác xa nhau nhưng cùng thực hiện chức năng tương tự nhau → tiến hóa đồng quy
Tiến hóa phân ly: cấu tạo cơ thể giống nhau nhưng thực hiện các chức năng khác nhau
Đáp án cần chọn là: B
Câu 25: Cá và gà khác hẳn nhau, nhưng có những giai đọan phôi thai tương tự nhau, chứng tỏ chúng cùng tổ tiên xa thì gọi là:
- Bằng chứng giải phẫu so sánh.
- Bằng chứng phôi sinh học.
- Bằng chứng địa lí - sinh học.
- Bằng chứng sinh học phân tử.
Đáp án:
Đây gọi là bằng chứng phôi sinh học.
Đáp án cần chọn là: B
Câu 26: Bằng chứng phôi sinh học so sánh dựa vào các điểm giống nhau và khác nhau giữa các loài về
- cấu tạo trong của các nội quan.
- các giai đoạn phát triển phôi thai.
- cấu tạo pôlipeptit hoặc pôlinuclêôtit.
- sinh học và biến cố địa chất.
Đáp án:
Bằng chứng phôi sinh học so sánh dựa vào các điểm giống nhau và khác nhau giữa các loài về các giai đoạn phát triển phôi thai.
Đáp án cần chọn là: B
Câu 27: Cơ quan thoái hoá là cơ quan
- Phát triển không đầy đủ ở cơ thể trưởng thành.
- Thay đổi cấu tạo phù hợp với chức năng mới
- Thay đổi chức năng
- Biến mất hoàn toàn
Đáp án:
Cơ quan thoái hóa là: cơ quan phát triển không đầy đủ ở cơ thể trưởng thành.
Trong tiến hóa, trước đây, cơ quan này từng giữ 1 vai trò nào đó của sinh vật, xong bây giờ chức năng đó không còn nữa, cơ quan đó cũng theo đó mà thoái hóa (thường là teo nhỏ lại)
Đáp án cần chọn là: A
Câu 28: Ý nào sau đây đúng về cơ quan thoái hoá?
- Phát triển không đầy đủ ở cơ thể trưởng thành.
- Là cơ quan thường teo nhỏ lại
- Không còn giữ chức năng nào đó như trước đây nữa
- Cả ba ý trên đều đúng
Đáp án:
Cơ quan thoái hóa là: cơ quan phát triển không đầy đủ ở cơ thể trưởng thành.
Trong tiến hóa, trước đây, cơ quan này từng giữ 1 vai trò nào đó của sinh vật, xong bây giờ chức năng đó không còn nữa, cơ quan đó cũng theo đó mà thoái hóa ( thường là teo nhỏ lại)
Đáp án cần chọn là: D
Câu 29: Khi nói về cơ quan tương tự, phát biểu nào sau đây không đúng.
- Thể hiện sự gần gũi về tiến hóa của các loài.
- Có chức năng như nhau.
- Cơ quan thoái hóa không phải là cơ quan tương tự.
- Thể hiện tính có hướng của chọn lọc tự nhiên.
Đáp án:
A- Sai cơ quan tương đồng thể hiện sự gần gũi về nguồn gốc trong tiến hóa
Đáp án cần chọn là: A
Câu 30: Khi nói về cơ quan tương tự, phát biểu nào sau đây đúng.
- Thể hiện sự gần gũi về tiến hóa của các loài.
- Có chức năng khác nhau.
- Cơ quan thoái hóa là cơ quan tương tự.
- Thể hiện tính có hướng của chọn lọc tự nhiên.
Đáp án:
A.Sai cơ quan tương đồng thể hiện sự gần gũi về nguồn gốc trong tiến hóa
B.Sai, cơ quan tương tự có chức năng giống nhau
C.Sai, cơ quan thoái hóa là cơ quan tương đồng.
Đáp án cần chọn là: D
Câu 31: Cặp cơ quan nào sau đây ở các loài sinh vật là cơ quan tương tự?
- Cánh chim và cánh bướm
- Ruột thừa của người và ruột tịt ở động vật.
- Tuyến nọc độc của rắn và tuyến nước bọt của người.
- Chi trước của mèo và tay của người.
Đáp án:
Cánh chim và cánh bướm có chúng chức năng là bay nhưng chúng có nguồn gốc khác nhau
Ruột thừa và ruột tịt ở động vật đều có nguồn gốc là manh tràng ở nhóm động vật ăn thực vật
Tuyến nọc độc của rắn và tuyến nước bọt của người có chung 1 nguồn gốc
Chi trước của mèo và tay của người có chung nguồn gốc là chi trước của động vật có xương sống
Đáp án cần chọn là: A
Câu 32: Cặp cơ quan nào dưới đây là cặp cơ quan tương tự?
- Chi trước voi và chi trước chó
- Tai dơi và tai mèo
- Cánh chim và cánh dơi
- Cánh bướm và cánh dơi
Đáp án:
Cánh bướm có nguồn gốc khác cánh dơi
Cánh bướm có nguồn gốc từ phần trước bụng, còn cánh dơi có nguồn gốc từ chi trước.
Đáp án cần chọn là: D
Câu 33: Cặp cơ quan nào sau đây ở các loài sinh vật là cơ quan tiến hóa theo hướng đồng quy tính trạng?
- Cánh chim và cánh bướm
- Ruột thừa của người và ruột tịt ở động vật
- Tuyến nọc độc của rắn và tuyến nước bọt của người
- Chi trước của mèo và tay của người
Đáp án:
Cánh chim và cánh bướm có chúng chức năng là bay nhưng chúng có nguồn gốc khác nhau.
Ruột thừa và ruột tịt ở động vật đều có nguồn gốc là manh tràng ở nhóm động vật ăn thực vật.
Tuyến nọc độc của rắn và tuyến nước bọt của người có chung 1 nguồn gốc.
Chi trước của mèo và tay của người có chung nguồn gốc là chi trước của động vật có xương sống.
Đáp án cần chọn là: A
Câu 34: Gai xương rồng và gai hoa hồng là bằng chứng về
- Cơ quan tương đồng
- Cơ quan thoái hóa
- Phôi sinh học
- Cơ quan tương tự
Đáp án:
Đây là ví dụ về cơ quan tương tự vì gai xương rồng có nguồn gốc từ lá, gai hoa hồng có nguồn gốc là biểu bì.
Đáp án cần chọn là: D
Câu 35: Vây cá mập, vây cá ngư long và vây cá voi là ví dụ về
- Cơ quan tương đồng
- Bằng chứng phôi sinh học
- Cơ quan thoái hóa
- Cơ quan tương tự
Đáp án:
Vây cá mập, vây cá ngư long và vây cá voi là ví dụ về cơ quan tương tự: có nguồn gốc khác nhau nhưng thực hiện các chức năng giống nhau.
Đáp án cần chọn là: D
Câu 36: Ruột thừa ở người; hạt ngô trên bông cờ của ngô hay cây đu đủ đực có quả. Đây là bằng chứng về
- Cơ quan thoái hóa
- Cơ quan tương đồng
- Phôi sinh học
- Cơ quan tương tự
Đáp án:
Ruột thừa ở người; hạt ngô trên bông cờ của ngô hay cây đu đủ đực có quả. Đây là bằng chứng về cơ quan thoái hóa.
Đáp án cần chọn là: A
Câu 37: Cơ quan nào không thể xem là cơ quan thoái hoá?
- Vết xương chi ở rắn.
- Đuôi chuột túi.
- Xương cụt ở người.
- Mấu thịt ở mí mắt người
Đáp án:
- Cơ quan thoái hóa: cơ quan còn tồn tại nhưng không còn thực hiện chức năng (A, C, D)
- Đuôi chuột túi có vai trò rất quan trọng, giữ thăng bằng, làm bánh lái cũng như tăng lực phóng khi nó di chuyển → không thể xem là cơ quan thoái hóa
Đáp án cần chọn là: B
Câu 38: Nói về bằng chứng phôi sinh học so sánh, phát biểu nào sau đây là đúng?
- Phôi sinh học so sánh nghiên cứu những đặc điểm khác nhau trong giai đoạn đầu, giống nhau ở giai đoạn sau trong quá trình phát triển phôi của các loài.
- Phôi sinh học so sánh chỉ nghiên cứu những đặc điểm giống nhau trong quá trình phát triển phôi của các loài động vật.
- Phôi sinh học so sánh chỉ nghiên cứu những đặc điểm khác nhau trong quá trình phát triển phôi của các loài động vật.
- Phôi sinh học so sánh nghiên cứu những đặc điểm giống nhau và khác nhau trong quá trình phát triển phôi của các loài động vật.
Đáp án:
Phôi sinh học so sánh nghiên cứu những đặc điểm giống nhau và khác nhau trong quá trình phát triển phôi của các loài động vật.
Đáp án cần chọn là: D
Câu 39: Bằng chứng phôi sinh học so sánh dựa vào các điểm giống nhau và khác nhau giữa các loài về
- cấu tạo trong của các nội quan.
- các giai đoạn phát triển phôi thai.
- cấu tạo pôlipeptit hoặc pôlinuclêôtit.
- sinh học và biến cố địa chất.
Đáp án:
Bằng chứng phôi sinh học so sánh dựa vào các điểm giống nhau và khác nhau giữa các loài về các giai đoạn phát triển phôi thai.
Đáp án cần chọn là: B
Câu 40: Người và tinh tinh khác nhau nhưng thành phần axit amin ở chuỗi β Hb như nhau chứng tỏ cùng một nguồn gốc thì gọi là :
- Bằng chứng sinh học phân tử
- Bằng chứng giải phẫu so sánh
- Bằng chứng đại lí sinh học
- Bằng chứng phôi sinh học
Đáp án:
Thành phần axit amin ở chuỗi β Hb như nhau chứng tỏ chúng chung bằng chứng sinh học phân tử
Đáp án cần chọn là: A
Câu 41: Bằng chứng sinh học phân tử là dựa vào các điểm giống nhau và khác nhau giữa các loài về
- cấu tạo trong của các nội quan.
- các giai đoạn phát triển phôi thai.
- cấu tạo pôlipeptit hoặc pôlinuclêôtit.
- đặc điểm sinh học và biến cố địa chất.
Đáp án:
Bằng chứng sinh học phân tử là dựa vào các điểm giống nhau và khác nhau giữa các loài về cấu tạo pôlipeptit hoặc pôlinuclêôtit.
Đáp án cần chọn là: C
Câu 42: Ý nào sau đây không phải là bằng chứng sinh học phân tử?
- Giữa các loài sự có thống nhất về cấu tạo và chức năng của mã di truyền.
- Giữa các loài có sự thống nhất về cấu tạo và chức năng của axit nuclêic.
- Giữa các loài sự thống nhất về cấu tạo và chức năng của prôtêin.
- Giữa các loài sự thống nhất về cấu tạo và chức năng của các gen.
Đáp án:
Ý sai là D, vì cấu tạo và chức năng của các gen ở các loài là khác nhau.
Đáp án cần chọn là: D
Câu 43: Bằng chứng nào sau đây không được xem là bằng chứng sinh học phân tử?
- Xác côn trùng trong hổ phách hàng nghìn năm.
- ADN của các loài sinh vật đều được cấu tạo từ 4 loại nuclêôtit.
- Mã di truyền có tính phổ biến.
- Prôtêin của các loài sinh vật đều được cấu tạo từ khoảng 20 loại axit amin.
Đáp án:
Bằng chứng không phải bằng chứng sinh học phân tử là A. Đó là bằng chứng hóa thạch.
Đáp án cần chọn là: A
Câu 44: Các trình tự ADN ở nhiều gen của người rất giống với các trình tự tương ứng ở tinh tinh. Giải thích đúng nhất cho quan sát này là
- Tinh tinh được tiến hóa từ người
- Người và tinh tinh có chung tổ tiên
- Tiến hóa hội tụ đã dẫn đến sự giống nhau về ADN
- Người được tiến hóa từ tinh tinh
Đáp án:
Các trình tự ADN ở nhiều gen của người rất giống với các trình tự tương ứng ở tinh tinh chứng tỏ người và tinh tinh có chung tổ tiên.
Đáp án cần chọn là: B
Câu 45: Trong các nội dung sau đây, có bao nhiêu nhận định là bằng chứng tiến hóa phân tử chứng minh nguồn gốc chung của các loài:
1 - ADN của các loài khác nhau thì khác nhau ở nhiều đặc điểm.
2 - Axit nucleic của các loài sinh vật đều được cấu tạo từ 4 loại nucleotit.
3 - Protein của các loài đều được cấu tạo từ khoảng 20 loại axit amin.
4 - Mọi loài sinh vật đều được cấu tạo từ tế bào.
5 - Mã di truyền dùng chung cho các loài sinh vật.
- 4
- 5
- 3
- 2
Đáp án:
Các nhận định là bằng chứng tiến hóa phân tử là 2, 3, 5.
1 sai, đây không phải bằng chứng chứng minh nguồn gốc chung của các loài.
4 sai, đây là bằng chứng tế bào học.
Đáp án cần chọn là: C
Câu 46: Trường hợp nào sau đây là bằng chứng phản ánh đúng và rõ nhất về nguồn gốc chung của sinh giới?
- Cơ sở vật chất của sự sống đều gồm hai loại đại phân tử hữu cơ là axit nucleic và protein.
- Tế bào của các loài sinh vật đều có cấu tạo giống nhau.
- Tế bào sống luôn được sinh ra từ một tế bào sống trước đó theo hình thức phân bào nguyên phân.
- Mã di truyền có tính thống nhất, nghĩa là tất cả các loài đều sử dụng một bảng mã di truyền và không có ngoại lệ.
Đáp án:
Bằng chứng phản ánh đúng và rõ nhất về nguồn gốc chung của sinh giới là: Cơ sở vật chất của sự sống đều gồm hai loại đại phân tử hữu cơ là axit nucleic và protein
Đáp án cần chọn là: A
Câu 47: Người có thể chống lại các bệnh truyền nhiễm bằng kháng thể lấy từ ngựa, chứng minh nguồn gốc tiến hóa của hai loài là
- bằng chứng giải phẫu so sánh
- bằng chứng sinh học phân tử
- bằng chứng địa lí sinh vật học
- bằng chứng phôi sinh học
Đáp án:
Đây là bằng chứng sinh học phân tử.
Đáp án cần chọn là: B
Câu 48: Bằng chứng cho thấy bào quan ti thể trong tế bào sinh vật nhân chuẩn có lẽ có nguồn gốc từ sinh vật nhân sơ là
- Khi nuôi cấy, ti thể trực phân hình thành khuẩn lạc.
- Có thể nuôi cấy ti thể và tách chiết ADN dễ dàng như đối với vi khuẩn.
- Cấu trúc hệ gen của ti thể và hình thức nhân đôi của ti thể giống như vi khuẩn.
- Ti thể rất mẫn cảm với thuốc kháng sinh.
Đáp án:
- Hệ gen ty thể cũng là ADN vòng mạch kép không liên kết với protein histon như ở hệ gen nhân của nhân thực. Ty thể cũng nhân đôi theo kiểu trực phân giống vi khuẩn
- Khuẩn lạc là do các tế bào nhân lên, ty thể là thành phần tế bào, dù nhân lên mà tế bào không nhân lên cũng không thể hình thành khuẩn lạc
Đáp án cần chọn là: C
Câu 49: Để chứng minh giả thuyết ti thể và lục lạp tiến hóa từ vi khuẩn, người ta sử dụng bằng chứng
- Giải phẫu so sánh.
- Sinh học tế bào.
- Sinh học phân tử.
- Hình thái và sinh học tế bào.
Đáp án:
Để chứng minh giả thuyết ti thể và lục lạp tiến hóa từ vi khuẩn người ta so sánh cấu trúc plasmid trong vi khẩn với ti thể và lục lạp => sinh học phân tử
Đáp án cần chọn là: C
Câu 50: Giả sử trình tự một đoạn ADN thuộc gen mã hóa enzym amylaza được dùng để ước lượng mối quan hệ nguồn gốc giữa các loài. Bảng dưới đây liệt kê trình tự đoạn ADN này của 4 loài khác nhau.
Trình tự đoạn gen mã hóa enzymme amylaza |
|
Loài A |
X A G G T X A G T T |
Loài B |
X X G G T X A G G T |
Loài C |
X A G G A X A T T T |
Loài D |
X X G G T X A X G T |
Hai loài gần nhau nhất là ..(I).. và xa nhau nhất là..(II)...
- (I) A và B; (II) C và D.
- (I) A và D; (II) B và C
- (I) B và D; (II) A và D
- (I) A và C; (II) B và D
Đáp án:
Hai loài gần nhau nhất là B và D và xa nhau nhất là A và D
Đáp án cần chọn là: C
Câu 51: Nhiểu gen của người có trình tự các nucleotit rất giống với các trình tự tương ứng ở tinh tinh. Giải thích đúng nhất cho quan sát này là:
- Người được tiến hóa từ tinh tinh.
- Người và tinh tinh có chung một tổ tiên tương đối gần.
- Tiến hóa hội tụ đã dẫn đến sự giống nhau về ADN.
- Tinh tinh được tiến hóa từ người.
Đáp án:
Giải thích đúng là người và tinh tinh có 1 tổ tiên chung tương đối gần.
A, B, D sai vì Người được tiến hóa từ vượn người, chỉ có quan hệ gần gũi với tinh tinh. Tiến hóa hội tụ dẫn đến có những đặc điểm thích nghi tương tự giữa các loài, không dẫn đến sự giống nhau về AND.
Đáp án cần chọn là: B
Câu 52: Bằng chứng tiến hóa nào cho thấy sự đa dạng và thích nghi của sinh giới ?
- Hóa thạch
- Phôi sinh học so sánh
- Tế bào học và sinh học phân tử
- Giải phẫu học so sánh
Đáp án:
Bằng chứng tiến hóa cho thấy sự đa dạng và thích nghi của sinh giới là bằng chứng giải phẫu so sánh.
Đáp án cần chọn là: D
Câu 53: Cấu trúc xương của phần trên ở tay người và cánh dơi rất giống nhau trong khi đó các xương tương ứng ở cá voi lại có hình dạng và tỉ lệ rất khác. Tuy nhiên, các số liệu di truyền chứng minh rằng cả ba loài sinh vật nói trên đều được phân li từ một tổ tiên chung và trong cùng một thời gian. Điều nào dưới đây là lời giải thích đúng nhất cho các số liệu này?
- Sự tiến hoá của chi trước thích nghi với người và dơi nhưng chưa thích nghi với cá voi.
- CLTN trong môi trường nước đã tích lũy những biến đổi quan trọng trong giải phẫu chi trước của mỗi loài nhằm thích nghi với môi trường sống của loài đó.
- Chỉ có người và dơi được tiến hóa bằng chọn lọc tự nhiên.
- Các gen ở cá voi đột biến với tần số cao hơn so với các gen ở người và dơi.
Đáp án:
Giải thích đúng nhất là : CLTN trong môi trường nước đã tích lũy những biến đổi quan trọng trong giải phẫu chi trước của mỗi loài nhằm thích nghi với môi trường sống của loài đó.
Đáp án cần chọn là: B
Câu 54: Bằng chứng tiến hóa nào là phù hợp nhất để sử dụng giải thích nguồn gốc tổ tiên chung của các loài trên trái đất?
- Bằng chứng giải phẫu so sánh
- Hóa thạch
- Cơ quan tương đồng
- Bằng chứng tế bào học và sinh học phân tử
Đáp án:
Bằng chứng phù hợp để chứng minh các loài có chung nguồn gốc là bằng chứng tế bào học và sinh học phân tử, bởi vì các bằng chứng này biến đổi ít trong quá trình lịch sử.
Đáp án cần chọn là: D
Câu 55: Bằng chứng chứng tỏ sinh giới có nguồn gốc chung
- Bằng chứng tế bào học về hệ NST
- Bằng chứng về hiện tượng lại giống
- Bằng chứng phôi sinh học
- Tính phổ biến của mã di truyền.
Đáp án:
Bằng chứng chứng tỏ sinh giới có nguồn gốc chung là tính phổ biến của mã di truyền (mọi loài sinh vật đều có chung một bộ mã di truyền)
Đáp án cần chọn là: D
Câu 56: Sự giống nhau nào trong các bằng chứng tiến hóa sau không được quy định bởi sự giống nhau về kiểu gen:
- Các cơ quan thoái hóa.
- Các cơ quan tương đồng.
- Sự giống nhau của các cơ quan tương tự.
- Cơ quan tương đồng và cơ quan thoái hóa.
Đáp án:
Sự giống nhau của các cơ quan tương tự không được quy định bởi sự giống nhau về kiểu gen, các cơ quan tương tự thực hiện các chức năng như nhau nhưng không có cùng nguồn gốc.
Cơ quan thoái hóa, cơ quan tương đồng có nguồn gốc từ cùng một cơ quan ở loài tổ tiên → giống kiểu gen.
Đáp án cần chọn là: C
Câu 57: Sự giống nhau nào trong các bằng chứng tiến hóa sau được quy định bởi sự giống nhau về kiểu gen:
- Các cơ quan thoái hóa.
- Các cơ quan tương đồng.
- Các cơ quan tương tự.
- Cả A và B.
Đáp án:
C sai vì Sự giống nhau của các cơ quan tương tự không được quy định bởi sự giống nhau về kiểu gen, các cơ quan tương tự thực hiện các chức năng như nhau nhưng không có cùng nguồn gốc.
Cơ quan thoái hóa, cơ quan tương đồng có nguồn gốc từ cùng một cơ quan ở loài tổ tiên → giống kiểu gen.
Đáp án cần chọn là: D
Câu 58: Cơ quan thoái hóa mặc dù không có chức năng gì nhưng vẫn tồn tại trên cơ thể có thể là do:
- Các gen quy định cơ quan thoái hóa là những gen lặn.
- Vì chúng ít có hại cho cơ thể sinh vật nên không bị CLTN loại bỏ.
- Chưa đủ thời gian tiến hóa để CLTN có thể loại bỏ chúng.
- Có thể chúng sẽ trở nên có ích trong tương lai nên không bị loại bỏ.
Đáp án:
Nguyên nhân là do B
Cơ quan thoái hóa là các cơ quan không thực hiện chức năng thường không có hại và cũng không có lợi → không gây hại cho sinh vật → không bị CLTN loại bỏ.
Đáp án cần chọn là: B
Câu 59: Khi nói về bằng chứng giải phẫu so sánh, phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Cơ quan tương đồng là những cơ quan có nguồn gốc khác nhau, nằm ở những vị trí tương ứng trên cơ thể, có kiểu cấu tạo giống nhau.
B. Trong tiến hóa, các cơ quan tương đồng có ý nghĩa phản ánh nguồn gốc chung.
C. Cơ quan tương tự là những cơ quan có nguồn gốc khác nhau nhưng đảm nhiệm những chức phận giống nhau và có hình thái tương tự nhau.
D. Cơ quan thoái hóa là cơ quant hay đổi cấu tạo phù hợp với chức năng.
Đáp án:
Đáp án: C
Câu 60: Trong tiến hóa, các cơ quan tương tự có ý nghĩa phản ánh
A. sự tiến hóa phân li
B. sự tiến hóa đồng quy
C. sự tiến hóa song hành
D. nguồn gốc chung giữa các loài
Đáp án:
Đáp án: B
Câu 61: Bằng chứng sinh học phân tử là những điểm giống và khác nhau giữa các loài về
A. cấu tạo trong các nội quan
B. các giai đoạn phát triển phôi thai
C. trình tự các nucleotit trong các gen tương ứng
D. đặc điểm sinh học và biến cố địa chất
Đáp án:
Đáp án: C
Câu 62: Thành phần axit amin ở chuỗi β-Hb ở người và tinh tinh giống nhau chứng tỏ 2 loài này có cùng nguồn. Đây là ví dụ về
A. bằng chứng giải phẫu so sánh
B. bằng chứng phôi sinh học
C. bằng chứng địa lí sinh vật học
D. bằng chứng tế bào học (hóa sinh)
Đáp án:
Đáp án: D
Câu 63: Cấu tạo khác nhau về chi tiết các cơ quan tương đồng là do
A. sự tiến hóa trong quá trình phát triển chung của loài
B. CLTN đã diễn ra theo các hướng khác nhau
C. chúng ó nguồn gốc khác nhau nhưng phát triển trong những điều kiện giống nhau.
D. thực hiện các chức phận giống nhau.
Đáp án:
Đáp án: B
Câu 64: Cánh của dơi, vây ngực của cá vọi, chân trước của mèo và tay người là
A. cơ quan tương đồng, vì cùng nguồn gốc và có hình thái giống nhau
C. cơ quan tương đồng, vì cùng nguồn gốc và có kiểu cấu tạo giải phẫu giống nhau
D. cơ quan tương tự, vì cùng nguồn gốc và có hình thái giống nhau.
Đáp án:
Đáp án: C
Câu 65: Khi nói về cơ quan tương đồng, có bao nhiêu nhận định sau đây là không đúng?
(1) Sự tương đồng về nhiều đặc điểm giải phẫu giữa các loài là bằng chứng phản ánh sự tiến hóa phân li.
(2) Cơ quan tương đồng phản ánh nguồn gốc chung.
(3) Cơ quan tương đồng là những cơ quan có cùng nguồn gốc, nằm ở những vị trí tương ứng trên cơ thể, có kiểu cấu tạo giống nhau.
(4) Nguyên nhân dẫn đến sự sai khác về chi tiết cấu tạo, hình thái giữa các cơ quan tương đồng là do chúng có nguồn gốc khác nhau.
A. 1 B. 2
C. 3 D. 4
Đáp án:
Đáp án: C
Phát biểu sai: 1, 3, 4
Câu 66: Khi nói về bằng chứng sinh học phân tử, phát biểu nào sau đây không đúng?
A. Sự tương đồng về nhiều đặc điểm ở cấp độ phân tử và tế bào cũng cho thấy các loài trên Trái Đất đều có chung tổ tiên.
C. Phân tíc trình tự các axit amin của cac loại protein hay trình tự các nucleotit của các gen khác nhau ở các loài có thể cho ta biết mối quan hệ họ hàng giữa các loài.
D. Các tế bào của tất cả các loài sinh vật hiện nay đều sử dụng chung một loại mã di truyền, đều dùng cùng 20 loại axit amin để cấu tạo nên protein,… chứng tỏ chúng tiến hóa từ một tổ tiên chung.
Đáp án:
Đáp án: C
Câu 67: Những bộ phận nào trong các bộ phận sau của cơ thể người gọi là cơ quan thoái hóa?
(1) Trực tràng. (2) Ruột già. (3) Ruột thừa. (4) Răng khôn. (5) Xương cùng. (6) Tai
A. (2), (3) và (5)
B. (2), (4) và (5)
C. (3), (4) và (5)
D. (4), (5) và (6)
Đáp án:
Đáp án: C
Câu 68: Những bằng chứng tiến hóa chứng minh toàn bộ sinh giới ngày nay đều bắt nguồn từ một tổ tiên chung là
A. cơ quan tương đồng và cơ quan tương tự
B. cơ quan tương đồng, cơ quan thoái hóa và cơ quan tương tự
C. cơ quan tương đồng, cơ quan thoái hóa
D. cơ quan tương tự, cơ quan thoái hóa
Đáp án:
Đáp án: C
Câu 69: Ví dụ nào sau đây là ví dụ cơ quan tương đồng?
A. Đuôi cá mập và đuôi cá voi.
B. Vòi voi và vòi bạch tuộc.
C. Ngà voi và sừng tê giác.
D. Cánh dơi và tay người.
Đáp án:Đáp án: D
Cơ quan tương đồng: là những cơ quan nằm ở những vị trí tương ứng trên cơ thể, có cùng nguồn gốc trong quá trình phát triển phôi nên có kiểu cấu tạo giống nhau.
Ví dụ về cơ quan tuơng đồng là D, đều là chi trước của thú.
A: cá mập thuộc lớp cá, cá voi thuộc lớp thú
B: Vòi voi là mũi của con voi
C: ngà voi là răng của voi, sừng tê giác có nguồn gốc biểu bì
Câu 70: Xét các cặp cơ quan sau đây:
(1) Tuyến nọc độc của rắn và tuyến nước bọt của người
(2) Gai xương rồng và lá cây mía
(3) Vòi hút của bướm và đôi hàm dưới của bọ cạp
(4) Mang cá và mang tôm
Các cặp cơ quan tương đồng là
A. (1), (2), (3) B. (2),(3),(4).
C. (1),(2). D. (1), (2), (4).
Đáp án:Đáp án: C
Các cặp cơ quan tương đồng là: (1),(2)
(3),(4) là cơ quan tương tự
Câu 13: Ví dụ nào sau đây là cơ quan tương tự?
A. Tuyến nọc độc của rắn và tuyến nước bọt của mèo
B. Xương cùng và ruột thừa của người
C. Lá đậu Hà Lan và gai xương rồng.
D. Cánh chim và cánh côn trùng
Đáp án:Đáp án: D
Cơ quan tương tự là các cơ quan có nguồn gốc khác nhau nhưng cùng thực hiện 1 chức năng
Ví dụ D là cơ quan tương tư: cánh chim có nguồn gốc từ chi trước, cánh côn trùng có nguồn gốc biểu bì
A,C là cơ quan tương đồng
B là cơ quan thoái hoá
Câu 71: Cơ quan nào dưới đây là cơ quan t ương đ ồ ng:
A. Chân chuột chũi và chân dế chũi
B. Vây cá mập và cánh bướm
C. Mang cá và mang tôm
D. Tay ngư ời và vây cá voi
Đáp án:Đáp án: D
Tay ngư ời và vây cá voi là cơ quan nào dưới đây là cơ quan t ương đ ồ ng.
Câu 72: Khi nói về bằng chứng giải phẫu học so sánh, phát biểu nào sau đây sai?
A. Cơ quan t ương đồng là những cơ quan có cùng kiểu cấu t ạo.
B. Cơ quan tương đồng là những cơ quan có cùng nguồn gốc.
C. Cơ quan tương đồng là những cơ quan có nguồn gốc khác nhau.
Đáp án: C
Khi nói về bằng chứng giải phẫu học so sánh, phát biểu sai là cơ quan tương đồng là những cơ quan có nguồn gốc khác nhau.
Câu 73: Các nghiên cứu về giải phẫu cho thấy có nhiều loài sinh vật có nguồn gốc khác nhau và thuộc các bậc phân loại khác nhau nhưng do sống trong cùng mội môi trường nên đ ược chọn lọc t ự nhiên tích lũy các biến d ị theo một hướng. Bằng chứng nào sau đây phản ánh sự tiến hóa của sinh vật theo xu hướng đó:
A. Trong hoa đực của cây đu đủ có 10 nhị, ở giữa hoa vẫn còn di tích của nhụy.
B. Gai cây hoàng liên là biến dạng của lá, gai cây hoa hồng là do sự phát triển của biểu bì thân
C. Chi trước của các loài động vật có xương sống có các xương phân bố theo thứ tự tương tự nhau.
Đáp án: B
Các nghiên cứu về giải phẫu cho thấy có nhiều loài sinh vật có nguồn gốc khác nhau và thuộc các bậc phân loại khác nhau nhưng do sống trong cùng mội môi trường nên đ ược chọn lọc t ự nhiên tích lũy các biến d ị theo một hướng. Bằng chứng phản ánh sự tiến hóa của sinh vật theo xu hướng đó:
B. Gai cây hoàng liên là biến dạng của lá, gai cây hoa hồng là do sự phát triển của biểu bì thân
Câu 74: Các cơ quan thoái hoá là cơ quan
A. phát triển không đầy đủ ở cơ thể trưởng thành.
B. thay đ ổ i cấu t ạo phù hợp vớ i chức năng mới
C. thay đổ i cấu t ạo
D. biến mất hoàn toàn
Đáp án:Đáp án: A
Các cơ quan thoái hoá là cơ quan phát triển không đầy đủ ở cơ thể trưởng thành.
Câu 75: Các cơ quan tương t ự được hình thành ở các loài khác nhau là do:
A. Các loài được hưởng cùng 1 loạ i gen t ừ loài tổ tiên
C. Đột biến đã tạo ra các gen tương t ự nhau ở các loài có cách số ng giố ng nhau
D. Chọ n lọ c t ự nhiên đã duy trì các gen tương t ự nhau ở các loài khác nhau
Đáp án:Đáp án: B
Các cơ quan tương t ự được hình thành ở các loài khác nhau là do: Các loài sống trong điều kiệ n sống giố ng nhau
Câu 76: Bằng chứng tiến hóa nào cho thấy sự đa dạng và thích ứng của sinh giới:
A. Bằng chứng phôi sinh học.
B. Bằng chứng giải phẫu so sánh.
C. Bằng chứng sinh học phân tử.
D. Bằng chứng tế bào học.
Đáp án:Đáp án: B
Bằng chứng tiến hóa nào cho thấy sự đa dạng và thích ứng của sinh giới: bằng chứng giải phẫu so sánh.
Câu 77: Cấu tạo khác nhau về chi tiết của các cơ quan tương đồng là do:
A. Sự tiến hóa trong quá trình phát triển chung của loài
B. Chọn lọc tự nhiên đã diễn ra theo các hướng khác nhau
C. Chúng có nguồn gốc khác nhau nhưng phát triển trong những điều kiện giống nhau
D. Thực hiện các chức phận giống nhau
Đáp án:Đáp án: B
Cấu tạo khác nhau về chi tiết của các cơ quan tương đồng là do: Chọn lọc tự nhiên đã diễn ra theo các hướng khác nhau
Câu 78: Ý nào không phải là bằng chứng sinh học phân tử?
A. Sự thống nhất về cấu tạo và chức năng của mọi gen của các loài.
C. Sự thống nhất về cấu tạo và chức năng của ADN của các loài.
D. Sự thống nhất về cấu tạo và chức năng của mã di truyền của các loài
Đáp án:Đáp án: A
Sự thống nhất về cấu tạo và chức năng của mọi gen của các loài không phải bằng chứng sinh học phân tử.
Câu 79: Một số loài trong quá trình tiến hóa lại tiêu giảm một số cơ quan. Nguyên nhân nào giải thích đúng về hiện tượng này?
A. Do môi trường sống thay đổi đã tạo ra những đột biến mới
B. Sự tiêu giảm cơ quan giúp sinh vật thích nghi tốt hơn
C. Có xu hướng tiến hóa quay về dạng tổ tiên
D. Tất cả nguyên nhân đều đúng
Đáp án:Đáp án: B
Một số loài trong quá trình tiến hóa lại tiêu giảm một số cơ quan. Do sự tiêu giảm cơ quan giúp sinh vật thích nghi tốt hơn.
Câu 80: Khi nói về các bằng chứng tiến hoá, phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Các loài động vật có xương sống có các đặc điểm ở giai đoạn trường thành rất khác nhau thì không thể có các giai đoạn phát triển phôi giống nhau.
C. Những cơ quan ở các loài khác nhau được bắt nguồn từ một cơ quan ở loài tổ tiên, mặc dù hiện tại các cơ quan này có thể thực hiện các chức năng rất khác nhau, được gọi là cơ quan tương tự.
D. Cơ quan thoái hoá cũng là cơ quan tương đồng vì chúng được bắt nguồn từ một cơ quan ở một loài tổ tiên nhưng nay không còn chức năng hoặc chức năng bị tiêu giảm.
Đáp án:Đáp án: D
A. → sai. Các loài động vật có xương sống có các đặc điểm ở giai đoạn trưởng thành rất khác nhau thì không thể có các giai đoạn phát triển phôi giống nhau. (Có nhiều loài cách xa trong hệ thống phân loại có đặc điểm bên ngoài khác nhau, nhưng ở giai đoạn phôi có nhiều giai đoạn rất giống nhau).
B. →sai. Những cơ quan thực hiện các chức năng như nhau nhưng không được bắt nguồn từ một nguồn gốc được gọi là cơ quan tương đồng. (Đây là cơ quan tương tự).
c. → sai. Những cơ quan ở các loài khác nhau được bắt nguồn từ một cơ quan ở loài tổ tiên, mặc dù hiện tại các cơ quan này có thể thực hiện các chức năng rất khác nhau được gọi là cơ quan tương tự. (Gọi là cơ quan tương đồng).
D. → đúng. Vì nó là cơ quan thoái hóa và dựa trên cơ quan thoái hóa để chứng minh quan hệ nguồn gốc.
Câu 81: Trong các bằng chứng tiến hoá dưới đây, bằng chứng nào khác nhóm so với các bằng chứng còn lại
A. Các axit amin trong chuỗi β – hemoglobin của người và tinh tinh
B. Hoá thạch ốc biển được tìm thấy ở mỏ đá Hoàng Mai thuộc tỉnh Nghệ An
D. Các loài sinh vật sử dụng khoảng 20 loại axit amin để cấu tạo nên các phân tử
Đáp án:Đáp án: B
Bằng chứng thuộc nhóm khác là B (bằng chứng trực tiếp) các bằng chứng còn lại là bằng chứng gián tiếp
Câu 82: Bằng chứng nào sau đây không được xem là bằng chứng sinh học phân tử?
A. Prôtêin của các loài sinh vật đều được cấu tạo từ khoảng 20 loại axit amin.
B. ADN của các loài sinh vật đều được cấu tạo từ 4 loại nuclêôtit.
C. Mã di truyền của các loài sinh vật đều có đặc điểm giống nhau.
D. Các cơ thể sống đều được cấu tạo bởi tế bào.
Đáp án:Đáp án: D
D không phải là bằng chứng sinh học phân tử, đây là bằng chứng tế bào
Câu 83: Đặc điểm nào sau đây là cơ quan thoái hoá ở người?
A. Người có đuôi hoặc có nhiều đôi vú.
B. Lồng ngực hẹp theo chiều lưng bụng.
C. Ruột thừa, răng khôn
D. Tay (chi trước) ngắn hơn chân (chi sau).
Đáp án:Đáp án: C
Cơ quan thoái hoá ở người là ruột thừa, răng khôn
Ý A đây là hiện tượng lại tổ (xuất hiện lại những đặc điểm ở tổ tiên)
Ý B là sự tiến hoá phù hợp với dáng di thẳng, giúp con người hô hấp tốt hơn, tăng diện tích lồng ngực
Câu 84: Khi nói về các bằng chứng tiến hóa, có bao nhiêu phát biểu sau đây là sai?
(1) Bằng chứng sinh học phân tử là bằng chứng tiến hóa trực tiếp vì có thể nghiên cứu được bằng thực nghiệm .
(3) Tất cả cảc sinh vật từ virut, vi khuẩn tới động vật, thực vật đều cấu tạo từ tế bào nên bằng chứng tế bào học phản ánh nguồn gốc chung của sinh giới
(4) Cơ quan tương tự là loại bằng chứng tiến hóa trực tiếp và không phản ánh nguồn gốc chung của sinh giới
A. 4 B. 1 C. 3 D. 2
Đáp án:Đáp án: A
Cả 4 phát biểu trên đều sai về bằng chứng tiến hóa
(1) sai vì bằng chứng sinh học phân tử là bằng chứng tiến hóa gián tiếp
(2) sai vì cơ quan tương đồng phản ánh nguồn gốc chung của sinh giới
(3) sai vì virus chưa có cấu tạo tế bào
(4) sai vì cơ quan tương tự là bằng chứng gián tiếp, hóa thạch mới là bằng chứng trực tiếp
Câu 85: Cho những kết luận sau:
(1) Cơ quan tương đồng là những cơ quan có cùng kiểu cấu tạo.
(2) Vòi hút của bướm và đôi hàm dưới của bọ cạp là những cơ quan tương đồng.
(3) Cánh của chim và cánh của bướm là những cơ quan tương đồng.
(4) Cơ quan thoái hóa là một trường hợp của cơ quan tương đồng.
(5) Cơ quan tương tự phản ánh sự tiến hóa đồng quy.
Số kết luận có nội dung đúng là:
A. 3 B. 4 C. 1 D. 2
Đáp án:Đáp án: B
Các nội dung đúng là: 1, 2,4,5
(3) sai, đây là cơ quan tương tự
Câu 86: Khi nói về các bằng chứng tiến hóa, trong những phát biểu sau đây, những phát biểu thuộc về cơ quan tương tự là:
(1). Các cơ quan được bắt nguồn từ cùng một cơ quan ở loài tổ tiên mặc dù hiện tại, các cơ quan này có thể thực hiện các chức năng khác nhau.
(2). Phản ánh sự tiến hóa đồng quy.
(3). Cơ quan được bắt nguồn từ một cơ quan ở một loài tổ tiên nhưng nay không còn chức năng hoặc chức năng bị tiêu giảm.
(4). Cánh chim và cánh ong
(5). Ruột thừa ở người.
(6). Chân trước của mèo, vây cá voi, cánh dơi, tay người
(7). Phản ánh sự tiến hóa phân li.
(8). Các cơ quan thực hiện các chức năng như nhau nhưng không được bắt nguồn từ một nguồn gốc.
(9). Gai xương rồng và gai hoa hồng.
(10). Gai xương rồng và tua cuốn đậu Hà lan.
A. (2), (7), (9), (10). B. (1), (2), (3), (4).
C. (2), (4), (8), (9). D. (1), (5), (6), (7).
Đáp án:Đáp án: C
Câu 87: Trong số các cặp cơ quan sau, có bao nhiêu cặp cơ quan phản ánh nguồn gốc chung của các loài
I. Tua cuốn của đậu và gai xương rồng.
II. Chân dế dũi và chân chuột chũi.
III. Gai hoa hồng và gai cây hoàng liên.
IV. Ruột thừa ở người và ruột tịt ở động vật
A. 1 B. 4 C. 3 D. 2
Đáp án:Đáp án: D
Ngoại trừ cơ quan tương tự: II, III. Các loại cơ quan còn lại đều phản ánh nguồn gốc chung của sinh giới: I là cơ quan tương đồng (lá), IV là cơ quan thoái hóa.
Bài viết liên quan
- Sinh học 12 Bài 22: Bảo vệ vốn gen của loài người và một số vấn đề xã hội của di truyền học
- Sinh học 12 Bài 23: Ôn tập phần di truyền học
- Sinh học 12 Bài 25: Học thuyết Lamac và học thuyết Đacuyn
- Sinh học 12 Bài 26: Học thuyết tiến hóa tổng hợp hiện đại
- Sinh học 12 Bài 27: Quá trình hình thành quần thể thích nghi