Sinh học lớp 12 Bài 1: Gen, mã di truyền và quá trình nhân đôi ADN
Lý thuyết tổng hợp Sinh học lớp 12 Bài 1: Gen, mã di truyền và quá trình nhân đôi ADN chọn lọc năm 2021 – 2022 mới nhất gồm tóm tắt lý thuyết và hơn 500 bài tập ôn luyện Sinh 12. Hy vọng bộ tổng hợp lý thuyết Sinh học 12 sẽ giúp học sinh củng cố kiến thức, ôn tập và đạt điểm cao trong các bài thi trắc nghiệm môn Sinh lớp 12.
Bài 1: Gen, mã di truyền và quá trình nhân đôi ADN
A. Lý thuyết
I. GEN
1. Khái niệm
- Gen là một đoạn của phân tử ADN mang thông tin mã hoá cho một chuỗi pôlitpeptit hay phân tử ARN.
2. Cấu trúc chung của gen cấu trúc
Vùng điều hoà | Vùng mã hoá | Vùng kết thúc |
- Nằm ở đầu 3’ của mạch mã gốc - Có trình tự Nucleotit đặc biệt giúp ARN pôlimeraza có thể hận biết và liên kết để khởi động quá trình phiên mã, đồng thời là trình tự điều hoà. | - Nằm ở giữa gen - Mang thông tin mã hoá các axit amin - Vùng mã hoá ở gen của sinh vật nhân sơ là vùng mã hoá liên tục (gen không phân mảnh), ở sinh vật nhân thực có vùng mã hoá không liên tục, xen kẽ các đoạn mã hoá axit min với các đoạn không mã hoá axit amin (gen phân mảnh) | - Nằm ở đầu 5’ của mạch mã gốc - Mang tín hiệu kết thuc phiên mã. |
II. MÃ DI TRUYỀN
III. QUÁ TRÌNH NHÂN ĐÔI ADN
1. Vị trí
Trong nhân tế bào, ở kì trung gian.
2. Thành phần tham gia
- ADN mạch khuôn
- Nguyên liệu môi trường: 4 loại nuclêôtit A, T, G, X.
- Enzyme
- Năng lượng ATP
3. Nguyên tắc
- Nguyên tắc bán bảo tồn
- Nguyên tắc bổ sung
- Nguyên tắc khuôn mẫu
4. Diễn biến
Bước 1: Tháo xoắn phân tử ADN
– Nhờ các Enzim tháo xoắn 2 mạch đơn của ADN tách dần. (Chạc chữ Y)
Bước 2: Tổng hợp các mạch ADN mới
– Enzim ADN-polimeraza sử dụng một mạch làm khuôn mẫu (nguyên tắc khuôn mẫu) tổng hợp nên mạch mới theo nguyên tắc bổ sung.
– Trên mạch khuôn 3’-5’ mạch bổ sung tổng hợp liên tục, trên mạch khuôn 5’-3’ mạch bổ sung tổng hợp ngắt quãng (đoạn Okazaki), sau nói lại nhờ Enzim nối.
Bước 3: Hai phân tử ADN con được tạo thành
– Giống nhau, giống ADN mẹ.
– Mỗi ADN con đều có một mạch mới được tổng hợp từ nguyên liệu của môi trường, mạch còn lại là của ADN mẹ (nguyên tắc bán bảo tồn)
⇒ Kết luận
Quá trình nhân đôi ADN dựa trên 2 nguyên tắc là nguyên tắc bổ sung và nguyên tắc bán bảo tồn đảm bảo từ 1 ADN ban đầu sau 1 lần nhân đôi tạo ra 2 ADN con giống hệt nhau và giống hệt ADN mẹ.
B. Bài tập trắc nghiệm
I. BÀI TẬP LÝ THUYẾT VỀ GEN VÀ MÃ DI TRUYỀN
Câu 1:Một đoạn của phân tử ADN mang thông tin mã hoá cho một chuỗi pôlipeptit hay một phân tử ARN được gọi là:
- Anticodon.
- Gen.
- Mã di truyền.
- Codon.
Đáp án:
Một đoạn của phân tử ADN mang thông tin mã hoá cho một chuỗi pôlipeptit hay một phân tử ARN được gọi là gen.
Đáp án cần chọn là: B
Câu 2:Gen là một đoạn của phân tử ADN
- mang thông tin mã hoá chuỗi polipeptit hay phân tử ARN.
- mang thông tin di truyền của các loài.
- mang thông tin cấu trúc của phân tử prôtêin.
- chứa các bộ 3 mã hoá các axit amin.
Đáp án:
Một đoạn của phân tử ADN mang thông tin mã hoá cho một chuỗi pôlipeptit hay một phân tử ARN được gọi là gen.
Đáp án cần chọn là: A
Câu 3:Gen là một đoạn ADN mang thông tin di truyền mã hóa cho một sản phẩm xác định là
- Một phân tử protein
- Một phân tử mARN
- Một chuỗi polipeptit hay một phân tử ARN
- Một phân tử protein hay 1 phân tử ARN
Đáp án:
Gen là một đoạn ADN mang thông tin di truyền mã hóa cho một sản phẩm xác định là một chuỗi polipeptit hay một phân tử ARN.
Đáp án cần chọn là: C
Câu 4:Trong các loại nuclêôtit tham gia cấu tạo nên ADN không có loại nào:
- Guanin(G).
- Uraxin(U).
- Ađênin(A).
- Timin(T).
Đáp án:
Các loại nucleotit tham gia cấu tạo nên ADN là A, T, G, X.
U là đơn phân cấu tạo nên ARN không phải đơn phân cấu tạo nên phân tử ADN.
Đáp án cần chọn là: B
Câu 5:ADN không được cấu tạo từ các loại nuclêôtit nào:
- A, T, G, X.
- G, X
- A, U, G, X.
- A, T
Đáp án:
Các loại nucleotit tham gia cấu tạo nên ADN là A, T, G, X.
U là đơn phân cấu tạo nên ARN không phải đơn phân cấu tạo nên phân tử ADN
Đáp án cần chọn là: C
Câu 6:Timin là nucleotit cấu tạo nên phân tử nào sau đây:
- ADN
- mARN
- ARN
- Protein
Đáp án:
Timin là đơn phân của ADN
Đáp án cần chọn là: A
Câu 7: Một đoạn gen có trình tự nuclêôtit là 3’AGXTTAGXA5’. Trình tự các nuclêôtit trên mạch bổ sung của đoạn Gen trên là:
- 3’TXGAATXGT5’
- 5’AGXTTAGXA3’
- 5’TXGAATXGT3’
- 5’UXGAAUXGU3’
Đáp án:
Theo nguyên tắc bổ sung, ta có:
Mạch gốc: 3’AGXTTAGXA5’
Mạch bổ sung: 5’TXGAATXGT3’
Đáp án cần chọn là: C
Câu 8:Một đoạn phân tử ADN ở sinh vật nhân thực có trình tự nuclêôtit trên mạch mang mã gốc là: 3'...AAAXAATGGGGA...5'. Trình tự nuclêôtit trên mạch bổ sung của đoạn ADN này là
- 5'...TTTGTTAXXXXT...3'.
- 5'...GTTGAAAXXXXT...3'.
- 5'...AAAGTTAXXGGT...3'.
- 5'...GGXXAATGGGGA...3'.
Đáp án:
Theo nguyên tắc bổ sung, ta có:
Mạch gốc: 3'...AAAXAATGGGGA...5'.
Mạch bổ sung: 5'...TTTGTTAXXXXT...3'.
Đáp án cần chọn là: A
Câu 9:Mạch thứ nhất của gen có trình tự nuclêôtít là 3’AAAXXAGGGTGX 5’. Tỉ lệở mạch thứ 2 của gen là?
- 1/4
- 1
- 1/2
- 2
Đáp án:
Tỉ lệở đoạn mạch thứ nhất là: 8/4
Do A liên kết với T và G liên kết với X → A1 = T2, T1 = A2, G1 = X2, X1 = G2
→ Tỉ lệ ở đoạn mạch thứ 2 là 4/8 = 1/2
Đáp án cần chọn là: C
Chú ý: Tỷ lệở mạch bổ sung bằng nghịch đảo của mạch gốc và ngược lại.
Câu 10:Người ta sử dụng 1 chuỗi polinucleotit có tỉ lệ (A+G)/(T+X)=4 để tổng hợp một chuỗi polinucleotit bổ sung có chiều dài bằng chuỗi polinucleotit này.Trong tổng số nucleotit tự do mà môi trường nội bào cung cấp có số loại (T+X) chiếm:
- 4/5
- 1/5
- 1/4
- 3/4
Đáp án:
Chuỗi polinucleotit mạch gốc = 4
Chuỗi polinucleotit bổ sung 1/4
→ T + X = 80%, A + G = 20%. Vậy tỷ lệ T+X chiếm 4/5
Đáp án cần chọn là: A
Câu 11:Trên một mạch của gen có tỉ lệ A:T:X:G = 4:2:2:1. Tỉ lệ (A+T)/(X+G) của gen là:
- 3
- 2
- 4
- 1
Đáp án:
Tỷ lệ (A+T)/(X+G) ==2
Đáp án cần chọn là: B
Câu 12:Người ta sử dụng một chuỗi polinucleotit có (T+X) / (A+G) = 0,25 làm khuôn để tổng hợp nhân tạo một chuỗi polinucleotit bổ sung có chiều dài bằng chiều dài của chuỗi khuôn đó. Tính theo lý thuyết, tỉ lệ các loại nucleotit tự do cần cung cấp cho quá trình tổng hợp này là:
- A+G = 20%, T+X = 80%
- A+G = 25%, T+X = 75%
- A+G = 80%; T+X = 20%
- A + G =75%, T+X =25%
Đáp án:
Chuỗi polinu làm khung có= 0,25
Theo nguyên tắc bổ sung A-T, G-X
Vậy chuỗi polinu được tổng hợp có:= 0,25
→ A+G = 20%
T+X = 80%
Đáp án cần chọn là: A
Câu 13:Phát biểu nào sau đây là không đúng khi nói về gen cấu trúc:
- Phần lớn các gen của sinh vật nhân thực có vùng mã hóa không liên tục, xen kẽ các đoạn mã hóa axit amin là các đoạn không mã hóa axit amin.
- Mỗi gen mã hóa protein điển hình gồm ba vùng trình tự nucleotit: vùng điều hoà, vùng mã hóa, vùng kết thúc.
- Gen không phân mảnh là các gen có vùng mã hóa liên tục, không chứa các đoạn không mã hóa axit (intron).
- Vùng điều hòa nằm ở đầu 5’ của mạch mã gốc của gen, mang tín hiệu khởi động và kiểm soát quá trình phiên mã.
Đáp án:
D sai,vì vùng điều hoà của gen nằm ở đầu 3’ của mạch mã gốc.
Đáp án cần chọn là: D
Câu 14:Phát biểu nào sau đây là không đúng khi nói về gen cấu trúc:
- Phần lớn các gen của sinh vật nhân thực có vùng mã hóa không liên tục.
- Mỗi gen mã hóa protein điển hình gồm ba vùng trình tự nucleotit: vùng điều hoà, vùng mã hóa, vùng kết thúc.
- Gen không phân mảnh là các gen có vùng mã hóa không liên tục.
- Vùng điều hòa nằm ở đầu 3’ của mạch mã gốc của gen, mang tín hiệu khởi động và kiểm soát quá trình phiên mã.
Đáp án:
C sai. Vì Gen không phân mảnh là các gen có vùng mã hóa liên tục.
Đáp án cần chọn là: C
Câu 15:Gen phân mảnh có đặc tính là:
- Chia thành nhiều mảnh, mỗi mảnh một nơi.
- Gồm các nuclêôtit không nối liên tục.
- Đoạn mã hóa xen lẫn các đoạn không mã hóa.
- Do các đoạn Okazaki gắn lại.
Đáp án:
Gen phân mảnh:gồm các đoạn mã hóa axit amin (exon) xen lẫn các đoạn không mã hóa axit amin (intron).
Đáp án cần chọn là: C
Câu 16:Đặc trưng của gen phân mảnh là:
- Tồn tại ở các nơi khác nhau trong tế bào.
- Gồm các vùng mã hóa không liên tục.
- Gồm nhiều đoạn nhỏ.
- Do các đoạn Okazaki gắn lại.
Đáp án:
Gen phân mảnh: gồm các đoạn mã hóa axit amin (exon) xen lẫn các đoạn không mã hóa axit amin (intron).
Đáp án cần chọn là: B
Câu 17:Đoạn chứa thông tin mã hóa axit amin của gen ở tế bào nhân thực gọi là:
- Nuclêôtit
- Exon
- Codon
- Intron
Đáp án: Nuclêôtit là đơn phân của gen (hay ADN).
Exon là đoạn mã hóa axit amin.
Codon là bộ ba mã hóa trên mARN.
Intron là các đoạn không mã hóa axit amin.
Đáp án cần chọn là: B
Câu 18:Đoạn không chứa thông tin mã hóa axit amin của gen ở tế bào nhân thực gọi là:
- Nuclêôtit
- Exon
- Codon
- Intron
Đáp án:
Nuclêôtit là đơn phân của gen (hay ADN).
Exon là đoạn mã hóa axit amin.
Codon là bộ ba mã hóa trên mARN.
Intron là các đoạn không mã hóa axit amin
Đáp án cần chọn là: D
Câu 19:Gen của loài sinh vật nào sau đây có cấu trúc phân mảnh
- Vi khuẩn lam
- Nấm men
- Xạ khuẩn
- E.Coli
Đáp án:
Gen phân mảnh có ở sinh vật nhân thực, trong 4 loài sinh vật trên thì nấm men là sinh vật nhân thực, A, C, D đều là sinh vật nhân sơ.
Đáp án cần chọn là: B
Câu 20:Gen của loài sinh vật nào sau đây có cấu trúc phân mảnh
- Virut
- Thực vật
- Xạ khuẩn
- E.Coli
Đáp án:
Gen phân mảnh có ở sinh vật nhân thực, trong 4 loài sinh vật trên thì thực vật là sinh vật nhân thực, C, D đều là sinh vật nhân sơ. Virut là dạng sống, chưa có cấu tạo tế bào.
Đáp án cần chọn là: B
Câu 21:Nếu cùng chứa thông tin mã hóa cho 500 axit amin thì gen ở tế bào nhân thực hay tế bào nhân sơ dài hơn?
- Dài bằng nhau.
- Ở tế bào nhân thực dài hơn.
- Ở tế bào nhân sơ dài hơn.
- Lúc hơn, lúc kém tùy loài.
Đáp án:
Cùng mã hóa cho 500 axit amin nhưng toàn bộ gen không phân mảnh đều mã hóa còn gen phân mảnh thì chỉ có vùng exon là mã hóa cho 500 axit amin, vùng intron xen kẽ không mã hóa cho axit amin nào → gen ở tế bào nhân thực dài hơn.
Đáp án cần chọn là: B
Câu 22:Nếu cùng chứa thông tin mã hóa cho 1000 axit amin thì gen ở tế bào nhân thực hay tế bào nhân sơ ngắn hơn?
- Dài bằng nhau
- Ở tế bào nhân sơ ngắn hơn
- Ở tế bào nhân thực ngắn hơn
- Lúc hơn, lúc kém tùy loài
Đáp án:
Cùng mã hóa cho 1000 axit amin nhưng toàn bộ gen không phân mảnh đều mã hóa còn gen phân mảnh thì chỉ có vùng exon là mã hóa cho 1000 axit amin, vùng intron xen kẽ không mã hóa cho axit amin nào → gen ở tế bào nhân sơ ngắn hơn.
Đáp án cần chọn là: B
Câu 23:Vùng mã hoá của gen ở SV nhân thực có 51 đoạn exon và intron xen kẽ. Số đoạn exon và intron lần lượt là
- 26; 25
- 25; 26
- 24; 27
- 27; 24
Đáp án:
Số đoạn exon là x thì số đoạn intron là x- 1
→ x + x – 1 = 51 → 2x = 52 → x = 26
Vậy số đoạn exon là 26 và intron là 25
Đáp án cần chọn là: A
Câu 24:Vùng mã hoá của gen ở SV nhân thực có 37 đoạn exon và intron xen kẽ. Số đoạn exon và intron lần lượt là
- 18; 19.
- 19; 18.
- 17; 20.
- 20; 17.
Đáp án:
Số đoạn exon là x thì số đoạn intron là x- 1
→ x + x – 1 = 37 → 2x = 38 → x = 19
Vậy số đoạn exon là 19 và intron là 18
Đáp án cần chọn là: B
Câu 25:Cho các nhận xét sau về mã di truyền:
(1) Số loại axit amin nhiều hơn số bộ ba mã hóa.
(2) Mỗi bộ ba chỉ mã hóa cho một loại axit amin (trừ các bộ ba kết thúc).
(3) Có một bộ ba mở đầu và ba bộ ba kết thúc.
(4) Mã mở đầu ở sinh vật nhân thực mã hóa cho axit amin mêtiônin.
(5) Có thể đọc mã di truyền ở bất cứ điểm nào trên mARN chỉ cần theo chiều 5' – 3'.
Có bao nhiêu nhận xét đúng:
- 3
- 1
- 2
- 4
Đáp án:
Ý (1) sai vì: số axit amin là 20 còn số bộ ba mã hóa cho aa là 61
Ý (2) đúng vì: mã di truyền có tính đặc hiệu, tức là một bộ ba chỉ mã hóa cho một loại axit amin..
Ý (3) đúng: bộ ba mở đầu: AUG, bộ ba kết thúc: UAA, UAG, UGA
Ý (4) đúng vì: ở sinh vật nhân thực thì aa mở đầu là Metiônin.
Ý (5) sai vì đọc mã di truyền theo thứ tự từ đầu đến cuối theo chiều 5’ đến 3’ tương ứng với từng bộ ba bắt đầu từ mã mở đầu.
Đáp án cần chọn là: A
Câu 26:Mã di truyền có bao nhiêu đặc điểm trong số các đặc điểm cho dưới đây:
(1) là mã bộ ba;
(2) đọc từ một điểm xác định theo chiều từ 5’ – 3’ và không chồng gối lên nhau;
(3) một bộ ba có thể mã hóa cho nhiều axit amin;
(4) mã có tính thoái hoá;
(5) mỗi loài sinh vật có một bộ mã di truyền riêng
(6) mã có tính phổ biển;
(7) mã có tính đặc hiệu
- 4.
- 5.
- 6
- 7
Đáp án:
Ý (1) đúng vì: mã di truyền là mã bộ ba
Ý (2) đúng vì: đọc mã di truyền theo thứ tự từ đầu đến cuối theo chiều 5’ đến 3’ tương ứng với từng bộ ba bắt đầu từ mã mở đầu.
Ý (3) sai vì: một bộ ba chỉ mã hóa cho một loại axit amin.
Ý (4) đúng vì: mã di truyền có tính thoái hóa, tức là nhiều bộ ba khác nhau qui định một loại axit amin.
Ý (5) sai vì: các loài sinh vật sử dụng chung một bảng mã di truyền (trừ một vài trường hợp).
Ý (6) đúng vì: mã di truyền có tính phổ biển
Ý (7) đúng vì: mã di truyền có tính đặc hiệu, tức là một bộ ba chỉ mã hóa cho một loại axit amin.
Đáp án cần chọn là: B
Câu 27:Cho các nhận xét sau về mã di truyền:
1. Mỗi axit amin được mã hóa bởi một bộ ba.
2. Số axit amin nhiều hơn số bộ ba mã hóa.
3. Mỗi bộ ba chỉ mã hóa cho một axit amin.
4. Có ba bộ ba mở đầu và một bộ ba kết thúc.
5. Mã mở đầu ở sinh vật nhân thực mã hóa cho axit amin foocmin mêtiônin.
6. Có thể đọc mã di truyền ở bất cứ điểm nào trên mARN chỉ cần theo chiều 5' – 3'.
Có bao nhiêu nhận xét đúng:
- 3
- 1
- 2
- 4
Đáp án:
Ý đúng là (1)
Ý (2) sai vì: số axit amin là 20 còn số bộ ba mã hóa cho axit amin là 61
Ý (3) sai vì: bộ ba kết thúc không mã hóa cho axit amin nào.
Ý (4) sai vì có 1 bộ ba mở đầu và 3 bộ ba kết thúc.
Ý (5) sai vì: ở sinh vật nhân thực thì aa mở đầu là Metiônin.
Ý (6) sai vì đọc mà di truyền theo thứ tự từ đầu đến cuối theo chiều 5’ đến 3’ tương ứng với từng bộ ba.
Đáp án cần chọn là: B
Câu 28:Đặc điểm nào sau đây không phải của mã di truyền?
- Mã di truyền thống nhất ở hầu hết các loài sinh vật
- Mã di truyền mang tính bán bảo toàn, trong quá trình đọc mã chúng giữ lại một nửa
- Mã di truyền được đọc một cách liên tục từng cụm bộ ba một mà không chồng gối lên nhau
- Mỗi bộ ba trong mã di truyền chỉ mã hóa cho một axit amin nhất định
Đáp án:
Mã di truyền có các đặc điểm sau
- Mã di truyền có tính liên tục
- Mã di truyền mang tính đặc hiệu, mỗi bộ ba chỉ mã hóa cho 1 axit amin
- Mã di truyền mang tính thống nhất, hầu hết tất cả các sinh vật cùng chung một bộ ba di truyền
- Mã di truyền mang tính thoái hóa, nhiều bộ mã di truyền cũng mang thông tin mã hóa cho 1 aa
B không phải là đặc điểm của mã di truyền
Đáp án cần chọn là: B
Câu 29:Trong các phát biểu sau, có bao nhiêu phát biểu đúng khi nói về mã di truyền?
(1) là mã bộ 3 |
(2) gồm 62 bộ ba mã hóa aa |
(3) có 3 mã kết thúc |
(4) chỉ được dùng trong quá trình phiên mã |
(5) mã hóa 25 loại axit amin |
(6) mang tính thoái hóa |
- 5
- 3
- 2
- 4
Đáp án:
Trong mã di truyền có 64 bộ ba và có 3 bộ ba kết thúc không mã hóa axit amin → có 61 bộ ba mã hóa axit amin
Mã di truyền là mã bộ ba có các đặc điểm sau đây:
- Mã di truyền mang tính thoái hóa 61 bộ ba nhưng mã hóa cho 20 axit amin → nhiều bộ ba cùng mã hóa cho 1 axit amin
- Mã di truyền mang tính phổ biến
- Mã di truyền mang tính đặc hiệu
Phát biểu đúng là 1, 3, 6
Đáp án cần chọn là: B
Câu 30:Khi nói về mã di truyền ở sinh vật nhân thực, nhận định nào sao đây là không đúng ?
- Bộ ba mở đầu mã hóa cho axit amin methionin
- Trong thành phần của codon kết thúc không có bazơ loại X
- Mỗi axit amin do một hoặc một số bộ ba mã hóa
- Mã di truyền được đọc liên tục theo chiều 5’ → 3’ trên mạch mang mã gốc
Đáp án:
Nhận định không đúng là D
Mã di truyền được đọc liên tục theo chiều 5’→ 3’ trên mARN (bộ ba codon)
Đáp án cần chọn là: D
Câu 31:Một chuỗi pôlinuclêôtit được tổng hợp nhân tạo từ hỗn hợp hai loại nuclêôtit với tỉ lệ là 80% nuclêôtit loại A và 20% nuclêôtit loại U. Giả sử sự kết hợp các nuclêôtit là ngẫu nhiên thì tỉ lệ mã bộ ba AAU là:
- 64/125
- 4/125
- 16/125
- 1/125
Đáp án:
Ta có:
Tỉ lệ nucleotit loại A trong chuỗi pôlinuclêôtit là: 4/5
Tỉ lệ nucleotit loại U trong chuỗi pôlinuclêôtit là: 1/5
Nếu sự kết hợp giữa các các nuclêôtit là ngẫu nhiên thì ta có tỉ lệ mã bộ ba AAU là:
4/5×4/5×1/5=16/125
Đáp án cần chọn là: C
Câu 32:Một mARN nhân tạo có tỉ lệ các loại nu A : U : G : X = 4 : 3 : 2 : 1. Tỉ lệ bộ mã có 3 loại nu A, U và G :
- 14,4%.
- 7,2%.
- 21,6%.
- 2,4%.
Đáp án:
Tỉ lệ bộ mã có 3 loại nu: A, U, G: 0,4 x 0,3 x 0,2 x 3! = 0,144 = 14,4%
Đáp án cần chọn là: A
Câu 33:Người ta tổng hợp một mARN từ một hỗn hợp nuclêôtít có tỉ lệ A: U: G: X = 4: 3: 2: 1. Nếu sự kết hợp trong quá trình tổng hợp là ngẫu nhiên thì tỷ lệ bộ ba mã có chứa nuclêôtít A là:
- 65,8%
- 52,6%
- 72,6%
- 78,4%
Đáp án:
Tỉ lệ bộ ba có không chứa nu A là (6/10)3 = 27/125
Vậy tỉ lệ bộ ba chứa nu A là: 98/125 = 78,4%
Đáp án cần chọn là: D
Câu 34:Dung dịch có 80% Adenin, còn lại là Uraxin. Với đủ các điều kiện để tạo thành các bộ ba nuclêôtit thì trong dung dịch này có bộ ba mã hóa isoleucin (AUU, AUA) chiếm tỉ lệ
- 51,2%
- 38,4%
- 24%
- 16%
Đáp án:
Ta có A= 0,8 và U = 0,2
Tỉ lệ các bộ ba isoleucin (AUU, AUA) chiếm tỉ lệ:
0,8 x 0,2 x 0,2 + 0,8 x 0,8 x 0,2 = = 0,16
Đáp án cần chọn là: D
Câu 35:Phân tử mARN có tỉ lệ loại nuclêôtit như sau A: G: X = 3:1:4. Tính theo lí thuyết tỉ lệ bộ ba có chứa 2 nuclêôtit loại A là:
- 26,37%
- 27,36%
- 8,79%
- 7,98%
Đáp án:
Tỉ lệ bộ ba chứa 2 A và 1 nucleotit khác là:
3/8 x 3/8 x 1/8 x 3 + 3/8 x 3/8 x 4/8 x 3 ≈ 26,37%
Đáp án cần chọn là: A
Câu 36:Mã di truyền có tính đặc hiệu, có nghĩa là:
- Mã mở đầu là AUG, mã kết thúc là UAA, UAG, UGA.
- Nhiều bộ ba cùng xác định một axit amin.
- Một bộ ba mã hoá chỉ mã hoá cho một loại axit amin.
- Tất cả các loài đều dùng chung một bộ mã di truyền.
Đáp án:
Tính đặc hiệu của mã di truyền là: một bộ ba chỉ mã hóa cho 1 axit amin.
A chỉ là các bộ ba, không phải tính đặc hiệu của mã di truyền.
B là tính thoái hóa của mã di truyền.
D là tính phổ biến của mã di truyền.
Đáp án cần chọn là: C
Câu 37:Tính đặc hiệu của mã di truyền được hiểu là
- các bộ ba được đọc từ một điểm xác định theo từng bộ ba nuclêôtit mà không gối lên nhau
- một bộ ba chỉ mã hóa cho một loại axit amin
- tất cả các loài đều có chung một bộ mã di truyền, trừ một vài ngoại lệ
- nhiều bộ ba khác nhau cùng xác định một loại axit amin, trừ AUG và UGG
Đáp án:
Tính đặc hiệu của mã di truyền là một bộ ba chỉ mã hóa cho 1 loại axit amin.
Đáp án cần chọn là: B
Câu 38:Đặc điểm nào sau đây là đúng khi nói về tính đặc hiệu của mã di truyền?
- Một bộ ba chỉ mã hoá cho một loại axitamin
- Một axitamin có thể được mã hoá bởi hai hay nhiều bộ ba
- Có một số bộ ba không mã hoá axitamin
- Có 61 bộ ba mã hoá axitamin
Đáp án:
Tính đặc hiệu của mã di truyền là 1 bộ ba chỉ mã hóa cho 1 axit amin
Đáp án cần chọn là: A
Câu 39:Tính đặc hiệu của mã di truyền là
- các bộ ba nằm nối tiếp nhưng không chồng gối lên nhau
- một bộ ba chỉ mã hoá cho một loại axit amin
- nhiều loại bộ ba cùng mã hoá cho một loại axit amin
- một số bộ ba cùng mang tín hiệu kết thúc dịch mã
Đáp án:
Tính đặc hiệu của mã di truyền là một bộ ba chỉ mã hoá cho một loại axitamin.
Đáp án cần chọn là: B
Câu 40:Mỗi bộ ba mã hóa cho 1 axitamin, đây là đặc điểm nào của mã di truyền
- Tính liên tục
- Tính thoái hoá
- Tính đặc hiệu
- Tính phổ biến
Đáp án:
Tính liên tục của bộ ba là hiện tượng các bộ ba các bộ ba được đọc liên tục theo chiều 5’→3’ trên phân tử mARN
Tính thoái hóa: 1 aa có thể được mã hóa bởi nhiều bộ ba khác nhau
Tính đặc hiệu: 1 bộ ba chỉ mã hóa cho 1 axit amin
Tính phổ biến: hầu hết các sinh vật đều sử dụng chung một mã di truyền
Đáp án cần chọn là: C
Câu 41:Mã di truyền mang tính thoái hóa, tức là nhiều bộ ba khác nhau cùng xác định một axitamin trừ 2 cođon nào sau đây:
- 3’AUG5’, 3’UUG5’
- 3’AUG5’, 3’UGG5’.
- 3’GUA5’, 5’UGG3’
- 5’UXA3’, 5’UAG3’
Đáp án:
2 côđon là 5'AUG3' và 5'UGG3' là 2 codon duy nhất mã hóa cho axit amin là Methionin và Triptophan. Ngoài ra không có acid amin nào mã hóa cho 2 acid amin trên.
Đáp án cần chọn là: C
Chú ý: Chiều của mARN phải được tính theo chiều 5’ đến 3’. Ví dụ codon 3’UGG5’ và 5’UGG3’ là 2 codon khác nhau.
Câu 42:Mã di truyền nào sau đây không có tính thoái hóa
- UGG và AUA
- UUG và AUA
- AUG và UGG
- AUG và UUG
Đáp án:
Mã di truyền có tính thoái hóa, tức là nhiều bộ ba khác nhau qui định một loại axit amin.
Mã di truyền không có tính thoái hóa được thể hiện ở đáp án C, AUG chỉ mã hóa cho Met hoặc fMet, còn UGG chỉ mã hóa cho Trp hay mỗi bộ ba chỉ mã hóa cho 1 axit amin (tính đặc hiệu).
Đáp án cần chọn là: C
Câu 43:Mã di truyền có tính thoái hóa, tức là
- nhiều bộ ba cùng xác định một axit amin
- tất cả các loài đều dùng chung một bộ mã di truyền
- mã kết thúc là UAA, UAG, UGA
- một bộ ba mã hoá chỉ mã hoá cho một loại axit
Đáp án:
Mã di truyền có tính thoái hóa thể hiện ở đặc điểm nhiều bộ ba cùng mang thông tin mã hóa cho một axit amin.
Đáp án cần chọn là: A
Câu 44:Ví dụ nào sau đây nói lên tính thoái hóa của mã di truyền
- Bộ ba 5’AUG3’ quy định tổng hợp mêtionin và mở đầu dịch mã
- Bộ ba 5’AGU3’ quy định tổng hợp sêrin
- Bộ ba 5’UUX3’ quy định tổng hợp phêninalanin
- Bộ ba 5’UUA3’, 5’XUG3’ cùng quy định tổng hợp lơxin
Đáp án:
Tính thoái hóa này hiện tượng 1 axit amin có thể được mã hóa bởi nhiều bộ ba
Đáp án cần chọn là: D
Câu 45:Tính thoái hóa của mã di truyền biểu hiện ở
- Một bộ ba chỉ mã hóa một loại axit amin
- Một loại axit amin thường được mã hóa bởi nhiều bộ ba
- Mọi loài sinh vật đều dùng chung một bộ mã
- Được đọc theo cụm nối tiếp không gối nhau
Đáp án:
Tính thoái hóa của mã di truyền biểu hiện ở một loại axit amin được mã hóa bởi nhiều bộ ba
Đáp án cần chọn là: B
Câu 46:Khi nghiên cứu ở cấp độ phân tử, nhận thấy một gen ở người và tinh tinh cùng quy định một chuỗi pôlipeptit nhưng có trình tự nuclêôtit khác nhau. Điều này thể hiện đặc điểm nào của mã di truyền?
- Tính liên tục
- Tính phổ biến
- Tính đặc hiệu
- Tính thoái hóa
Đáp án:
Điều thể hiện tính thoái hóa của mã di truyền là: Nhiều bộ ba cùng qui định 1 axit amin.
Đáp án cần chọn là: D
Câu 47:Đặc điểm thoái hóa của mã di truyền thể hiện ở:
- Một bộ ba mã hóa cho nhiều axit amin
- Các bộ ba nằm kế tiếp, không gối lên nhau
- Nhiều bộ ba cùng mã hóa cho một axit amin
- Nhiều bộ ba cùng mang tín hiệu kết thúc dịch mã
Đáp án:
Đặc điểm thoái hóa của mã di truyền thể hiện ở nhiều bộ ba cùng mã hóa cho một axit amin.
Đáp án cần chọn là: C
Câu 48:Tính thoái hóa của mã di truyền là hiện tượng nhiều bộ ba khác nhau cùng mã hóa cho một loại axit amin. Những mã di truyền nào sau đây có tính thoái hóa?
- 5’AUG3’, 5’UGG3’
- 5’AAX3’, 5’AXG3’
- 5’UUU3’, 5’AUG3’
- 5’XAG3’, 5’AUG3’
Đáp án:
Mã AUG không có tính thoái hóa => loại đáp án A,D, C
Đáp án cần chọn là: B
Câu 49:Ở sinh vật nhân thực, axit amin Leu được mã hoá bởi các bộ ba XUU; XUG; XUX, XUA. Ví dụ trên thể hiện đặc điểm nào sau đây của mã di truyền?
- Tính thoái hoá
- Tính đặc hiệu
- Tính phổ biến
- Tính liên tục
Đáp án:
Nhiều bộ ba cùng tham gia mã hoá cho 1 axit amin, đây là ví dụ về tính thoái hoá của mã di truyền
Đáp án cần chọn là: A
Câu 50:Mã di truyền không có đặc điểm nào sau đây?
- Mã di truyền có tính phổ biến.
- Mã di truyền là mã bộ 3.
- Mã di truyền có tính thoái hóa.
- Mã di truyền đặc trưng cho từng loài
Đáp án:
Phát biểu sai là D, các loài sinh vật sử dụng chung một bảng mã di truyền (trừ một vài trường hợp).
Mã di truyền là mã bộ ba, có tính phổ biến và có tính thoái hóa.
Đáp án cần chọn là: D
Câu 51:Đặc điểm nào dưới đây không phải là đặc điểm của mã di truyền?
- sinh giới có chung một bộ mã di truyền.
- nhiều bộ ba khác nhau qui định một loại axit amin.
- một bộ ba mã hóa cho nhiều loại axit amin.
- một bộ ba chỉ mã hóa cho một loại axit amin.
Đáp án:
Phát biểu sai là C, một bộ ba chỉ mã hóa cho một loại axit amin (tính đặc hiệu).
Mã di truyền là mã bộ ba, có tính phổ biến và có tính thoái hóa
Đáp án cần chọn là: C
Câu 52:Cho các đặc điểm sau của mã di truyền:
(1) Mã di truyền mỗi loài có đặc điểm riêng biệt và đặc trưng.
(2) Trên mARN, mã di truyền được đọc theo chiều 5’- 3’.
(3) Mã di truyền có tính dư thừa (tính thoái hoá).
(4) Mã di truyền có tính đặc hiệu.
(5) Mã di truyền có tính phổ biến.
(6) Mã di truyền có tính độc lập.
Có bao nhiêu đặc điểm đúng của mã di truyền?
- 2
- 4
- 6
- 5
Đáp án:
Các đặc điểm của mã di truyền là: (2),(3),(4),(5)
Ý (1) sai vì tất cả các loài có chung 1 bộ mã di truyền và có 1 vài trường hợp ngoại lệ.
Đáp án cần chọn là: B
Câu 53:Đặc điểm nào sau đây không phải của mã di truyền?
- mã di truyền có tính thoái hóa
- mã di truyền là mã bộ ba
- có 64 bộ ba đều mã hóa cho các axit amin
- mã di truyền có tính đặc hiệu
Đáp án:
Đặc điểm không phải của mã di truyền là: Có 64 bộ ba đều mã hóa cho các axit amin
Đáp án cần chọn là: C
Câu 54:Đặc điểm mã di truyền, nội dung nào sau là không đúng?
- Mã di truyền có tính phổ biến, tức là các loại bộ ba đều mã hóa axit amin
- Mã di truyền mang tính thoái hóa, tức là nhiều bộ ba khác nhau cùng xác định một loại axit amin
- Mã di truyền có tính đặc hiệu, túc là một bộ ba chỉ mã hóa cho 1 loại axit amin
- Mã di truyền đọc từ 1 điểm xác đinh theo từng bộ ba nuclêôtit mà không gối lên nhau
Đáp án:
Nội dung không đúng là A
Tính phổ biến của mã di truyền là: hầu hết tất cả các loài sinh vật đều sử dụng chung 1 bảng mã
Đáp án cần chọn là: A
Câu 55:Có bao nhiêu ý kiến về đặc điểm của mã di truyền là đúng ?
(1) mã di truyền có tính phổ biến ở hầu hết các loài, trừ 1 vài ngoại lệ.
(2) mã di truyền có tính đặc hiệu tức là một bộ ba chỉ mã hóa cho một loại axit amin.
(3) mã di truyền được đọc từ một điểm xác định, liên tục theo từng bộ ba nucleotit .
(4) mã di truyền mang tính thoái hóa tức là có 3 bộ ba không mã hóa axit amin.
- 1
- 3
- 2
- 4
Đáp án:
Các ý kiến đúng là: (1) (2) (3)
4 - Sai, Tính thoái hóa của mã di truyền là 1 axit amin được mã hóa bởi nhiều bộ ba
Đáp án cần chọn là: B
Câu 56:Phát biểu nào sau đây là không đúng khi nói về mã di truyền ?
- Mã di truyền có tính đặc hiệu, tức là mỗi bộ ba mã hóa cho nhiều loại axit amin khác nhau
- Trên phân tử mARN, bộ ba mở đầu 5’AUG 3’ mã hóa axit amin mêtiônin ở sinh vật nhân thực
- Mã di truyền có tính thoái hóa, tức là nhiều bộ ba khác nhau cũng mã hóa một loại axit amin
- Mã di truyền có tính phổ biến, chứng tỏ tất cả các loài sinh vật hiện nay được tiến hóa từ một tổ tiên chung
Đáp án:
Phát biểu không đúng là A
Mã di truyền có tính đặc hiệu, mỗi bộ ba mã hóa chỉ mã hóa cho 1 axit amin; 1 axit amin có thể được mã hóa bởi nhiều bộ ba (tính thoái hóa của mã di truyền).
Đáp án cần chọn là: A
Câu 57:Có các phát biểu sau về mã di truyền:
(1). Với bốn loại nuclêotit có thể tạo ra tối đa 64 cođon mã hóa các axit amin.
(2). Mỗi cođon chỉ mã hóa cho một loại axit amin gọi là tính đặc hiệu của mã di truyền.
(3). Với ba loại nuclêotit A, U, G có thể tạo ra tối đa 27 cođon mã hóa các axit amin.
(4). Anticođon của axit amin mêtiônin là 5’AUG 3’.
Phương án trả lời đúng là
- (1) đúng; (2) sai; (3) đúng; (4) sai.
- (1) đúng; (2) sai; (3) đúng; (4) đúng.
- (1) sai; (2) đúng; (3) sai; (4) đúng.
- (1) sai; (2) đúng; (3) sai; (4) sai
Đáp án:
(1) Sai: với 4 loại ribonucleotide A,U,G,X có thể tạo ra 64 bộ ba, trong đó có 3 bộ ba không mã hóa cho axit amin nào.
(2) Đúng.
(3) Sai: Với 3 loại ribonu A, U, G tạo ra 27 bộ ba nhưng chỉ có 24 bộ ba mã hóa cho axit amin
(4) Sai: anticondon của methionin là 3’UAX 5’
Đáp án cần chọn là: D
Câu 58:Có bao nhiêu phát biểu sau đây về mã di truyền là đúng
(1) Có 64 mã bộ ba mã hóa, mã hóa cho khoảng 20 loại axit amin khác nhau
(2) Các mã di truyền có nucleotit thứ hai giống nhau luôn cùng mã hóa cho một axit amin
(3) Các mã di truyền cùng mã hóa cho một axit amin chỉ sai khác ở nucleotit thứ 3 trong bộ mã hóa
(4) Trên 1 mARN ở sinh vật nhân sơ có thể có nhiều bộ ba mở đầu và bộ ba kết thúc
(5) Mã di truyền luôn được đọc liên tục trên mARN theo một chiều xác định từ 5’-3’ và không gối lên nhau.
Số phát biểu đúng là:
- 1
- 4
- 2
- 3
Đáp án:
Các phát biểu đúng là : 4,5
1 sai, có 64 bộ ba chứ không phải 64 bộ ba mã hóa. Bao gồm 61 bộ ba mã hóa và 3 bộ ba kết thúc.
2 sai, ví dụ : AUG mã hóa cho Met còn AUX mã hóa cho Ile
3 sai, có thể sai khác ở nu thứ nhất : UUG và XUA mã hóa cho Leu
Đáp án cần chọn là: C
Câu 59:Khi nói về mã di truyền, phát biểu nào sau đây là đúng?
- Ở sinh vật nhân thực, codon 3’AUG5’ có chức năng khởi đầu dịch mã và mã hóa axit amin metionin
- Codon 3’UAA5’ quy định tín hiệu kết thúc quá trình dịch mã
- Với 3 loại nucleotit A,U,G có thể tạo ra 24 loại codon mã hóa các axit amin
- Tính thoái hóa của mã di truyền có nghĩa là mỗi codon có thể mã hóa cho nhiều loại axit amin
Đáp án:
Phát biểu đúng là C
Với 3 loại nu A,U,G ta có thể tạo ra tối đa: 3 x 3 x 3 = 27 bộ ba
Trong đó có 24 bộ ba mã hóa axit amin và 3 bộ ba kết thúc (UAA, UAG, UGA)
Vì các codon mã hoá được đọc theo trình tự từ đầu 5’→3’
A sai, codon 5’AUG 3’ mói có chức năng mở đầu dịch mã
B sai, codon 5’ UAA 3’ qui định kết thúc dịch mã
D sai, tính thoái hóa của mã di truyền là 1 axit amin có thể được mã hóa bằng nhiều bộ ba khác nhau
Đáp án cần chọn là: C
Câu 60:Trong số 64 mã bộ ba, có bao nhiêu mã bộ ba có chứa nucleotit loại Adenin?
- 25
- 27
- 37
- 41
Đáp án:
Số bộ ba không chứa nu loại A (các nu chỉ được tạo thành từ U,G,X) = 33 = 27
→ Số bộ ba có chứa A = 64-27=37
Đáp án cần chọn là: C
Câu 61:Một phân tử mARN được cấu tạo từ 4 loại nuclêôtit A, U, G, X. Hỏi số bộ ba chứa ít nhất 2 nuclêôtit loại A có thể có là bao nhiêu?
- 27.
- 9.
- 10.
- 28
Đáp án:
Số bộ ba chứa ít nhất 2 nuclêôtit loại A = số bộ ba chứa 3 nuclêôtit loại A+ số bộ ba chứa 2 nuclêôtit loại A.
Số bộ ba chứa 3 nuclêôtit loại A: 1
Số bộ ba chứa 2 nuclêôtit loại A: 3 x C23 = 9
Số bộ ba chứa ít nhất 2 nuclêôtit loại A = 1 + 9 = 10.
Đáp án cần chọn là: C
Câu 62:Từ 3 loại nuclêôtit là U, G, X có thể tạo ra bao nhiêu bộ ba chứa ít nhất 1 nuclêôtit loại X?
- 19
- 27
- 37
- 8
Đáp án:
Số bộ ba được tạo ra từ 3 nuclêôtit U, G, X là: 33 = 27
Số bộ ba không chứa X là: 23 = 8
Số bộ ba chứa ít nhất 1 nuclêôtit loại X là: 27 – 8 = 19
Đáp án cần chọn là: A
Câu 63:Từ 3 loại nuclêôtit A, T, G người ta đã tổng hợp nên một phân tử ADN nhân tạo mạch kép, sau đó sử dụng phân tử ADN này làm khuôn để tổng hợp một phân tử mARN. Phân tử mARN này có tối đa bao nhiêu loại mã di truyền?
- 9 loại
- 8 loại
- 3 loại
- 27 loại
Đáp án:
Từ 3 loại nuclêôtit A, T, G tổng hợp nên 1 phân tử ADN mạch kép thì phân tử này chỉ gồm 2 loại nuclêôtit A và T → mARN chỉ gồm có A và U
Vậy số mã di truyền là: 23 = 8 loại.
Đáp án cần chọn là: B
Câu 64:Giả sử từ 3 loại nuclêôtit: A, T, G thì có thể có tối đa bao nhiêu loại mã bộ ba?
- 6 loại mã bộ ba
- 27 loại mã bộ ba
- 9 loại mã bộ ba
- 3 loại mã bộ ba
Đáp án:
Từ 3 loại nuclêôtit A, T, G thì trên mạch gốc có số bộ ba là: 33 = 27
Số bộ ba tối đa được tạo ra trên mạch mã gốc là 27 bộ ba
Đáp án cần chọn là: B
Câu 65:Nếu cứ 2 trong số 4 loại nuclêôtít (A, T, G và X) chỉ mã hóa được 1 loại axit amin (mã bộ 2) thì có bao nhiêu bộ mã khác nhau?
- 6
- 16
- 64
- 4
Đáp án:
Nếu là mã bộ 2 như bài cho thì
Vị trí nu thứ nhất có 4 cách chọn (A,T,G,X)
Vị trí nu thứ hai có 4 cách chọn (A,T,G,X)
Số bộ mã khác nhau là: 4 x 4 = 16
Đáp án cần chọn là: B
Câu 66:Cho các đặc điểm sau:
1. Gen là một đoạn ADN, mang thông tin di truyền mã hóa cho một loại sản phẩm nhất định.
2. Nếu bộ ba mở đầu trên mạch mã gốc của gen bị thay đổi thì có thể làm cho sản phẩm của gen là mARN không được dịch mã.
3. Các bộ ba kết thúc quá trình dịch mã trên mạch mã gốc của gen là: 3’TTA5’; 3’TXA5’; 3’XAT5’.
4. Sản phẩm phiên mã của gen cấu trúc ở sinh vật nhân thực có mARN sơ khai.
Có bao nhiêu đặc điểm về gen là đúng?
- 1
- 2
- 3
- 4
Đáp án:
Các đặc điểm đúng về gen là: (1), (2), (4).
(3) sai do bộ 3 mang thông tin kết thúc phiên mã là 5’ UAA 3’; 5’ UGA 3’; 5’ UAG 3’ tương ứng trên mạch mã gốc ADN sẽ là: 3’ ATT 5’; 3’ AXT 5’; 3’ ATX 5’.
Đáp án cần chọn là: C
Câu 67:Cho các đặc điểm sau:
1. Gen là một đoạn ADN, mang thông tin di truyền mã hóa cho một loại sản phẩm nhất định.
2. Nếu bộ ba mở đầu trên mạch mã gốc của gen bị thay đổi thì có thể làm cho sản phẩm của gen là mARN không được dịch mã.
3. Các bộ ba kết thúc quá trình dịch mã trên mạch mã gốc của gen là: 3’ATT5’; 3’AXT5’; 3’ATX5’.
4. Sản phẩm phiên mã của gen cấu trúc ở sinh vật nhân sơ là mARN trưởng thành.
Có bao nhiêu đặc điểm về gen là đúng?
- 1
- 2
- 3
- 4
Đáp án:
Các đặc điểm đúng về gen là: (1), (2), (3) (4).
Đáp án cần chọn là: D
Câu 68:Ở vi khuẩn E.coli, giả sử có 5 chủng đột biến sau đây:
Chủng I: Đột biến ở gen cấu trúc Z làm cho phân tử prôtêin do gen này quy định tổng hợp bị mất chức năng.
Chủng II: Đột biến ở gen cấu trúc Y nhưng không làm thay đổi chức năng của prôtêin.
Chủng III: Đột biến ở gen điều hòa R làm cho phân tử prôtêin do gen này quy định tổng hợp bị mất chức năng.
Chủng IV: Đột biến ở vùng Operator làm cho chất ức chế không bám vào được.
Chủng V: Đột biến ở vùng khởi động (P) của Operon làm cho vùng này bị mất chức năng.
Khi môi trường có đường lactôzơ, có bao nhiêu chủng có gen cấu trúc Z, Y, A không phiên mã?
- 1
- 4
- 2
- 3
Đáp án:
Chủng I, II, III, đột biến chỉ ảnh hưởng đến prôtêin do gen tổng hợp ra còn gen vẫn phiên mã được.
Chủng IV làm cho chất ức chế không bám vào được còn gen vẫn hoạt động bình thường.
Chủng là V không phiên mã khi môi trường có lactose vì promoter bị đột biến sẽ không liên kết được với ARN polimerase làm cho gen không phiên mã được.
Đáp án cần chọn là: A
Câu 69:Ở vi khuẩn E. coli, giả sử có 5 chủng đột biến sau đây:
Chủng I: Đột biến ở gen cấu trúc Z làm cho phân tử prôtêin do gen này quy định tổng hợp bị mất chức năng.
Chủng II: Đột biến ở gen cấu trúc Y nhưng không làm thay đổi chức năng của prôtêin.
Chủng III: Đột biến ở gen điều hòa R làm cho phân tử prôtêin do gen này quy định tổng hợp bị mất chức năng.
Chủng IV: Đột biến ở vùng Operator làm cho chất ức chế không bám vào được.
Chủng V: Đột biến ở vùng khởi động (P) của Operon làm cho vùng này bị mất chức năng.
Khi môi trường có đường lactôzơ, có bao nhiêu chủng có gen cấu trúc Z, Y, A vẫn phiên mã?
- 4
- 1
- 2
- 3
Đáp án:
Chủng I, II, III, đột biến chỉ ảnh hưởng đến prôtêin do gen tổng hợp ra còn gen vẫn phiên mã được.
Chủng IV làm cho chất ức chế không bám vào được còn gen vẫn hoạt động bình thường.
Chủng V không phiên mã khi môi trường có lactose vì promoter bị đột biến sẽ không liên kết được với ARN polimerase làm cho gen không phiên mã được.
Đáp án cần chọn là: A
Câu 70:Vùng mã hóa gồm các bộ ba có các đặc điểm:
- Mang thông tin mã hóa axit amin
- Mang tín hiệu mở đầu quá trình dịch mã
- Mang tín hiệu mở đầu quá trình phiên mã
- Mang tín hiệu kết thức quá trình dịch mã
Đáp án:
Vùng mã hóa là vùng gồm các bộ ba mang thông tin mã hóa cho axit amin
Đáp án cần chọn là: A
Câu 71:Trong thành phần cấu trúc của một gen điển hình gồm có các phần:
- Vùng điều hòa, vùng mã hóa và vùng kết thúc
- Vùng cấu trúc, vùng mã hóa và vùng kết thúc
- Vùng khởi động, vùng vận hành và vùng cấu trúc
- Vùng khởi động, vùng mã hóa và vùng kết thúc
Đáp án:
Một gen cấu trúc gồm các phần theo trình tự: Vùng điều hòa - Vùng mã hóa - Vùng kết thúc
Đáp án cần chọn là: A
Câu 72:Mỗi gen mã hoá prôtêin điển hình gồm vùng
- Điều hoà, vận hành, kết thúc
- Khởi đầu, mã hoá, kết thúc
- Điều hoà, mã hoá, kết thúc
- Điều hoà, vận hành, mã hoá
Đáp án:
Mỗi gen mã hóa prôtêin điển hình gồm: vùng điều hòa, vùng mã hóa, vùng kết thúc
Vùng điều hòa bao gồm 2 vùng nhỏ là: vùng khởi đầu và vùng vận hành
Đáp án cần chọn là: C
Câu 73:Cấu trúc chung của một gen cấu trúc theo chiều 3' đến 5' bao gồm những vùng theo thứ tự:
(1). Vùng mã hóa (2). Vùng mở đầu
(3). Vùng điều hòa (4). Vùng kết thúc
- (3) → (1) → (4)
- (1) → (2) → (4)
- (2) → (1) → (4)
- (1) → (3) → (4)
Đáp án:
Một gen cấu trúc gồm các phần theo trình tự: Vùng điều hòa - Vùng mã hóa - Vùng kết thúc
Đáp án cần chọn là: A
Câu 74:Thành phần không thuộc Operon Lac ở vi khuẩn E.coli là:
- Các gen cấu trúc.
- Vùng vận hành.
- Vùng khởi động.
- Gen điều hòa.
Đáp án:
Gen điều hoà không nằm trong cấu trúc của Operon Lac ở vi khuẩn E.coli.
Đáp án cần chọn là: D
Câu 75:Vùng kết thúc của gen cấu trúc có chức năng
- quy định trình tự sắp xếp các axit amin trong phân tử prôtêin
- mang thông tin mã hoá các axit amin
- mang tín hiệu kết thúc quá trình phiên mã
- mang tín hiệu khởi động và kiểm soát quá trình phiên mã
Đáp án:
Vùng kết thúc của gen cấu trúc có chức năng mang tín hiệu kết thúc phiên mã, không mang thông tin mã hóa các axit amin hay khởi động phiên mã
Đáp án cần chọn là: C
Câu 76:Vùng kết thúc của gen nằm ở
- đầu 5’ mạch mã gốc của gen, mang tín hiệu kết thúc dịch mã.
- đầu 3’ mạch mã gốc của gen, mang tín hiệu kết thúc dịch mã.
- đầu 3’ mạch mã gốc của gen, mang tín hiệu kết thúc phiên mã.
- đầu 5’ mạch mã gốc của gen, mang tín hiệu kết thúc phiên mã
Đáp án:
Vùng kết thúc của gen nằm ở đầu 5’ mạch mã gốc của gen, mang tín hiệu kết thúc phiên mã.
Đáp án cần chọn là: D
Câu 77:Mã di truyền là:
- Toàn bộ các nuclêôtit và các axit amin ở tế bào
- Thành phần các axit amin quy định tính trạng
- Trình tự các nuclêôtit ở các axit nuclêic mã hóa axit amin
- Số lượng nuclêôtit ở các axit nuclêic mã hóa axit amin
Đáp án:
Mã di truyền là trình tự các nuclêôtit ở các axit nuclêic mã hóa cho axit amin
Đáp án cần chọn là: C
Câu 78:Bản chất của mã di truyền là
- một bộ ba mã hoá cho một axit amin
- ba nuclêôtit liền kề cùng loại hay khác loại đều mã hoá cho một axit amin
- các axit amin đựơc mã hoá trong gen
- trình tự sắp xếp các nulêôtit trong gen quy định trình tự sắp xếp các axit amin trong prôtêin
Đáp án:
Bản chất của mã di truyền là bộ ba nuclêôtit mã hóa cho một axit amin.
Đáp án cần chọn là: A
Câu 79:Tính phổ biến của mã di truyền được hiểu là
- tất cả các loài đều có chung một bộ mã di truyền, trừ một vài ngoại lệ.
- nhiều bộ ba khác nhau cùng xác định một loại axit amin, trừ AUG và UGG.
- một bộ ba chỉ mã hóa cho một loại axit amin.
- các bộ ba được đọc từ một điểm xác định theo từng bộ ba nuclêôtit mà không gối lên nhau.
Đáp án:
Tính phổ biến của mã di truyền được hiểu là tất cả các loài đều có chung một bộ mã di truyền, trừ một vài ngoại lệ.
Đáp án cần chọn là: A
Câu 80:Tất cả các loài sinh vật đều có chung một bộ mã di truyền, trừ một vài ngoại lệ, điều này biểu hiện đặc điểm gì của mã di truyền?
- Mã di truyền có tính đặc hiệu
- Mã di truyền có tính thoái hóa
- Mã di truyền có tính phổ biến
- Mã di truyền luôn là mã bộ ba
Đáp án:
Điều này thể hiện tính phổ biến của mã di truyền.
Đáp án cần chọn là: C
Câu 81:Đặc tính nào dưới đây của mã di truyền phản ánh tính thống nhất của sinh giới?
- Tính thoái hóa
- Tính liên tục
- Tính phổ biến
- Tính đặc hiệu
Đáp án:
Tính phổ biến của mã di truyền là: tất cả các loài đều dung chung bảng mã di truyền (trừ một số ngoại lệ), như vậy tính phổ biến phản ánh sự thống nhất của sinh giới.
Đáp án cần chọn là: C
Câu 82:Đơn phân nào sau đây cấu tạo nên phân tử ADN?
- Axit amin
- Ribônuclêôtit
- Nuclêôtit
- Phôtpholipit
Đáp án:
Đơn phân cấu tạo nên phân tử ADN là nuclêôtit
Đáp án cần chọn là: C
Câu 83:Nuclêôtit là đơn phân cấu tạo nên phân tử nào sau đây?
- ADN
- Lipit
- Cacbohidrat
- Prôtêin
Đáp án:
Nuclêôtit là đơn phân cấu tạo nên phân tử ADN
Đáp án cần chọn là: A
II. CÁC DẠNG BÀI TẬP VỀ GEN
Câu 1:Một gen có chiều dài L, đâu là công thức thể hiện liên hệ giữa chiều dài gen và tổng số nuclêôtit của gen:
- L = N×2
- L =×2
- L = N×3,4×2
- L =×3,4
Đáp án:
- Công thức tính chiều dài gen là : L=×3,4 (Å)
Đáp án cần chọn là: D
Câu 2:Một gen có tổng số nuclêôtit là N, đâu là công thức thể hiện liên hệ giữa chiều dài gen và tổng số nuclêôtit của gen:
- L=N×2
- L=×2
- L=N×3,4×2
- L=×3,4
Đáp án:
- Công thức tính chiều dài gen là : L=×3,4 (Å)
Đáp án cần chọn là: D
Câu 3:Một gen có chiều dài L, đâu là công thức tính tổng số nuclêôtit của gen:
- N=L×2
- N=×2
- N=L×3,4×2
- N=×3,4
Đáp án:
- Công thức tính chiều dài gen là : L=×3,4 (Å)
→ Công thức tính tổng số nucleotide N từ chiều dài của gen là N=×2
Đáp án cần chọn là: B
Câu 4:Một gen có chiều dài L, công thức nào có thể tính được tổng số nuclêôtit của gen:
- N=L:2
- N=:2
- N=L×3,4:2
- N=×2
Đáp án:
- Công thức tính chiều dài gen là : L=×3,4 (Å)
→ Công thức tính tổng số nucleotide N từ chiều dài của gen là N=×2
Đáp án cần chọn là: D
Câu 5:Một gen có chiều dài 5100Å có tổng số nuclêôtit là
- 3000
- 3600
- 2400
- 4200
Đáp án:
Gen có chiều dài là 5100 Å thì số lượng nucleotit trong gen sẽ là : 5100 : 3,4 × 2 = 3000
Đáp án cần chọn là: A
Câu 6:Một gen có chiều dài 4080 Å có tổng số nuclêôtit là
- 3000
- 3600
- 2400
- 4200
Đáp án:
Gen có chiều dài là 4080 Å thì số lượng nucleotit trong gen sẽ là : 4080 : 3,4 × 2 = 2400
Đáp án cần chọn là: C
Câu 7:Mạch thứ nhất của gen có 10%A, 20%T; mạch thứ hai có tổng số nuclêôtit G với X là 910. Chiều dài của gen (được tính bằng nanomet) là:
- 4420
- 884
- 442
- 8840
Đáp án:
Số nucleotide loại G là: G = G2 + X2 = 910
Tỉ lệ số nucleotide loại A là: %A = %T = ( 10% + 20%) : 2 = 15%
Tỉ lệ số nucleotide loại G là: %G = %X = 50% - 15% = 35%
Tổng số nucleotide: N = 910 : 35 × 100 = 2600
Chiều dài của gen là: L = 2600 : 2 × 3,4 = 4420 (Å) = 442 (nm)
Đáp án cần chọn là: C
Chú ý
Tỷ lệ % số nuclêôtit loại A trên một mạch là coi mạch đơn đó là 100%, do vậy %A = (%A1 + %T1)/2
Câu 8:Mạch thứ nhất của gen có 10%A, 20% T; mạch thứ hai có tổng số nuclêôtit G với X là 1820. Chiều dài của gen (được tính bằng nanomet) là:
- 4420
- 884
- 442
- 8840
Đáp án:
Số nucleotide loại G là : G = G2 + X2 = 1820
Tỉ lệ số nucleotide loại A là : %A = %T = (10% + 20%) : 2 = 15%
Tỉ lệ số nucleotide loại G là : %G = %X = 50% - 15% = 35%
Tổng số nucleotide : N = 1820 : 35 * 100 = 5200
Chiều dài của gen là : L = 5200: 2 * 3,4 = 8840 Å = 884 nm
Đáp án cần chọn là: B
Chú ý
Tỷ lệ % số nuclêôtit loại A trên một mạch là coi mạch đơn đó là 100%, do vậy %A = (%A1 + %T1)/2
Câu 9:Trên mạch thứ nhất của gen có hiệu số giữa X với A bằng 10% và giữa G với X bằng 20% số nuclêôtit của mạch. Trên mạch thứ hai của gen có G = 300 nuclêôtit và hiệu số giữa A với G bằng 10% số nuclêôtit của mạch. Chiều dài của gen bằng
- 2550 µm
- 0,255 µm
- 0,51 µm
- 5100 µm
Đáp án:
Gọi số nuclêôtit trên 1 mạch là Y
Mạch 1: X1 – A1 = 10% số nu của mạch = 0,1Y (1)
G1 – X1 = 0,2Y
Mạch 2: G2 = 300
A2 – G2 = 10% số nuclêôtit của mạch = 0,1Y
Theo nguyên tắc bổ sung: A2 = T1 và G2 = X1
→ Vậy X1 = 300 và T1 – X1 = 0,1Y (2)
Từ (1) và (2), ta có
T1 – A1 = 0,2Y = G1 – X1
T1 + X1 = A1 + G1
Mà Y = A1 + T1 + G1 + X1
Vậy ta có T1 + X1 = 0,5Y (3)
Từ (2) và (3), ta có X1 = 0,2Y
Mà X1 = 300
→ Vậy Y = 1500
→ Mỗi mạch của gen có 1500 nuclêôtit
→ Chiều dài gen : 1500 x 3,4 = 5100 (Å) = 0,51 µm
Đáp án cần chọn là: C
Câu 10:Một gen có số nuclêôtit N, đâu là công thức thể hiện tính khối lượng trung bình của gen từ tổng số nuclêôtit của gen:
- N=M×300
- M=N/2×300
- M=N×300
- M=N/300
Đáp án:
- Công thức tính khối lượng trung bình của gen là: M=N×300 (đvC)
Đáp án cần chọn là: C
Câu 11:Công thức liên hệ giữa khối lượng trung bình của gen và tổng số nuclêôtit của gen là:
- N=M×300
- M=N×2×300
- M=N×300
- M=N/300
Đáp án:
- Công thức tính khối lượng trung bình của gen là: M=N×300 (đvC)
Đáp án cần chọn là: C
Câu 12:Biết khối lượng trung bình của một gen, muốn tính tổng số nuclêôtit của gen, ta dùng công thức nào?
- N=M×300
- N=M/2×300
- M=N×300
- N=M/300
Đáp án:
- Công thức tính khối lượng trung bình của gen là : M=N×300 (đvC)
→ Tổng số nuclêôtit của gen là: N=M/300
Đáp án cần chọn là: D
Câu 13:Tính tổng số nuclêôtit của gen nếu biết được khối lượng của gen, ta dùng công thức nào?
- N=M×300
- N=M×2×300
- M=N:300
- N=M/300
Đáp án:
- Công thức tính khối lượng trung bình của gen là : M=N×300 (đvC)
→ Tổng số nuclêôtit của gen là: N=M/300
Đáp án cần chọn là: D
Câu 14:Một mạch của gen có khối lượng bằng 6,3.106 đvC, số nuclêôtit của gen nói trên là:
- 2100
- 4200
- 21000
- 42000
Đáp án:
Số nucleotide trên một mạch của gen là : 6,3.106 : 300 = 21000 nucleotide
Số nucleotide của gen là : N = 21000 × 2 = 42000 nucleotide
Đáp án cần chọn là: D
Câu 15:Một mạch của gen có khối lượng bằng 3,15.105 đvC, số nuclêôtit của gen nói trên là:
- 2100
- 4200
- 21000
- 42000
Đáp án:
Số nucleotide trên một mạch của gen là : 3,15.105 : 300 = 1050 nucleotide
Số nucleotide của gen là : N = 1050 x 2 = 2100 nucleotide
Đáp án cần chọn là: A
Câu 16:Các nuclêôtit trên hai mạch của gen liên kết với nhau theo nguyên tắc bổ sung thì khẳng định nào sau đây sai?
- A = T
- G1= X2
- A1+T1 = G2+X2
- A + G = N/2
Đáp án:
Do A liên kết với T, G liên kết với X → Trong gen A = T → A đúng
A mạch này bằng T mạch kia, G mạch này bằng X mạch kia → G1= X2 → B đúng
C sai vì A1+T1 = A2+T2 ≠ G2+X2
D đúng vì A + G = A1+ A2+G1 + G2 = A1+ T1+G1 + X1 = N/2
Đáp án cần chọn là: C
Câu 17:Các nuclêôtit trên hai mạch của gen liên kết với nhau theo nguyên tắc bổ sung thì khẳng định nào sau đây đúng?
- A = G
- G1= X1
- A1+A2 = T1+T2
- G + X = 50%N
Đáp án:
Do A liên kết với T, G liên kết với X → Trong gen A = G → A sai
A mạch này bằng T mạch kia, G mạch này bằng X mạch kia → G1= X2 → B sai
C đúng vì A1+A2 = T1+T2
D sai vì A + G = A1+ A2+G1 + G2 = A1+ T1+G1 + X1 = N/2 (≠ G + X)
Đáp án cần chọn là: C
Câu 18:Nguyên tắc bổ sung trong cấu trúc của ADN dẫn đến kết quả:
- A/T=G/X
- A + T = G + X
- A = G; T = X
- A = X; G = T
Đáp án:
B sai vì A+G = T+X
C sai vì A=T ≠ G
D sai vì A=T ≠ X
Đáp án cần chọn là: A
Câu 19:Khẳng định %A = %T, % A + %G = 50%N luôn đúng trong trường hợp nào sau đây?
- ADN mạch vòng
- ADN mạch kép
- ADN mạch thẳng
- ADN mạch đơn
Đáp án:
% A + %G = 50%N đúng khi ADN là mạch kép
→ B đúng
A, C sai, vì không khẳng định được ADN ở các trường hợp này là đơn hay kép.
D sai, ADN đơn có 1 mạch, không theo NTBS nên không khẳng định được %A = %T, %A + %T = 50%N.
Đáp án cần chọn là: B
Câu 20:Khẳng định A +G = T + X luôn đúng trong trường hợp nào sau đây?
- ADN mạch vòng
- ADN mạch thẳng
- ADN mạch kép
- ADN mạch đơn
Đáp án:
% A + %G = %T + %X = 50%N đúng khi ADN là mạch kép
→ C đúng
A, B sai, vì không khẳng định được ADN ở các trường hợp này là đơn hay kép.
D sai, ADN đơn có 1 mạch, không theo NTBS nên không khẳng định được %A = %T, %A + %T = 50%N.
Đáp án cần chọn là: C
Câu 21:Người ta sử dụng 1 chuỗi polinucleotit có tỉ lệ=4 để tổng hợp một chuỗi polinucleotit bổ sung có chiều dài bằng chuỗi polinucleotit này. Trong tổng số nucleotit tự do mà môi trường nội bào cung cấp có số loại (T+X) chiếm:
- 4/5
- 1/5
- 1/4
- 3/4
Đáp án:
Theo NTBS: A1 + G1 = T2 + X2 và ngược lại
→Chuỗi bổ sung sẽ có tỷ lệ ngược lại so với mạch khuôn=1/4 vậy tỷ lệ T + X chiếm 4/5.
Đáp án cần chọn là: A
Câu 22:Người ta sử dụng một chuỗi polinucleotit có (T+X) / (A+G) = 0,25 làm khuôn để tổng hợp nhân tạo một chuỗi polinucleotit bổ sung có chiều dài bằng chiều dài của chuỗi khuôn đó. Tính theo lý thuyết, tỉ lệ các loại nucleotit tự do cần cung cấp cho quá trình tổng hợp này là :
- A+G = 20%, T+X = 80%
- A+G = 25%, T+X = 75%
- A+G = 80%; T+X = 20%
- A + G =75%, T+X =25%
Đáp án:
Chuỗi polinuclêôtit làm khung có=0,25
Theo nguyên tắc bổ sung A-T, G-X
Vậy chuỗi polinu được tổng hợp có : =0,25
→ A+G = 20%
T+X = 80%
Đáp án cần chọn là: A
Câu 23:Một phân tử ADN có cấu trúc xoắn kép, giả sử phân tử ADN này có tỉ lệ=1/4 thì tỉ lệ nuclêôtitloại A của phân tử ADN này là:
- 10%
- 20%
- 25%
- 12.5%
Đáp án:
Do A = T, G = X
→=1/4→=1/4→=1/4
Mặt khác: A+ G = 50% → 2A + 2G = 100%
→ A = 10%
Đáp án cần chọn là: A
Chú ý
Tính nhanh tỷ lệ nuclêôtit loại A theo công thức:
- Tỉ lệ nucleotide của gen:=a/b
- Tỉ lệ nucleotide loại A của gen là: %A=
→Tỉ lệ nucleotide loại A của gen là: %A==10%
Câu 24:Một phân tử ADN có cấu trúc xoắn kép, giả sử phân tử ADN này có tỉ lệ=2/3 thì tỉ lệ nuclêôtit loại A của phân tử ADN này là:
- 10%.
- 20%.
- 25%.
- 12,5%.
Đáp án:
Do A = T, G = X
→=2/3→=2/3→=2/3
Mặt khác: A+ G = 50% → 2A + 2G = 100%
→ A = 20%
Đáp án cần chọn là: B
Chú ý
Tính nhanh tỷ lệ nuclêôtit loại A theo công thức:
- Tỉ lệ nucleotide của gen:=a/b
- Tỉ lệ nucleotide loại A của gen là: %A=
→Tỉ lệ nucleotide loại A của gen là: %A==20%
Câu 25:Một mạch của gen có A + T = 570 nuclêôtit, gen dài 646 nm, Tỷ lệ từng loại nuclêôtit của gen trên là:
- A = T = 30%; G = X = 70%
- A = T = 30%; G = X = 20%
- A = T = 15%; G = X = 35%
- A = T = 35%; G = X = 15%
Đáp án:
Tổng số nucleotide của gen là: N = 6460 : 3,4 × 2 = 3800 (nuclêôtit)
Số nucleotide loại A là : A= A1 + T1 = 570
%A = %T = 570/3800 × 100 = 15%
&G = %X = 50% - 15% = 35%
Đáp án cần chọn là: C
Câu 26:Một phân tử ADN ở sinh vật nhân thực có số nuclêôtit loại Ađênin chiếm 20% tổng số nuclêôtit. Tỉ lệ số nuclêôtit loại Guanin trong phân tử ADN này là
- 40%.
- 20%.
- 30%.
- 10%.
Đáp án:
Một ADN có A = 20%
Mà A = T và G = X
→ 2A + 2G = 100%
Vậy G = 30%
Đáp án cần chọn là: C
Câu 27:Xét một đoạn ADN chứa 2 gen. Gen thứ nhất có tỉ lệ từng loại nuclêôtit trên mạch đơn thứ nhất là: A : T : G : X = 1 : 2 : 3 : 4. Gen thứ hai có tỉ lệ nuclêôtit từng loại trên mạch đơn thứ hai là: A = T/2 = G/3 = X/4. Đoạn ADN này có tỉ lệ từng loại nuclêôtit là bao nhiêu?
- A = T = 15%; G = X =35%.
- A = T = 45%; G = X = 55%.
- G = X = 15%; A = T = 35%.
- G = X = 30%; A = T = 70%.
Đáp án:
Gen 1: trên mạch 1 có: A : T : G : X = 1 : 2 : 3 : 4.
→ trên toàn gen có tỉ lệ:
A = T = (1+2)/20 = 0,15
G = X = (3+4)/20 = 0,35
Gen 2: trên mạch 2 có A = T/2 = G/3 = X/4 ↔ A : T : G : X = 1 : 2 : 3 : 4
→ trên toàn gen có tỉ lệ:
A = T = 0,15
G = X = 0,35
Gen 1 và gen 2 có tỉ lệ nuclêôtit giống nhau, vậy đoạn ADN này có tỉ lệ từng loại nuclêôtit là:
A = T = 15% và G = X = 35%.
Đáp án cần chọn là: A
Câu 28:Xét một đoạn ADN chứa 2 gen. Gen thứ nhất có tỉ lệ từng loại nucleotide trên mạch đơn thứ nhất là: A: T: G: X = 4: 3: 2: 1. Gen thứ hai có số lượng nucleotide từng loại trên mạch đơn thứ hai là: A/4 = T/3 = G/2 = X. Đoạn ADN này có tỉ lệ từng loại nucleotide là bao nhiêu biết 2 gen có số nuclêôtit bằng nhau?
- A = T = 15%; G = X =35%.
- G = X = 15%; A = T = 35%.
- A = T = 45%; G = X = 55%.
- G = X = 55%; A = T = 45%.
Đáp án:
Gen 1: trên mạch 1 có : A: T: G: X = 4: 3: 2: 1.
→ trên toàn gen có tỉ lệ
A = T = (4+3)/20 = 0,35
G = X = (2+1)/20 = 0,15
Gen 2: trên mạch 2 có A/4= T/3 = G/2 = X ↔ A : T : G : X = 4: 3: 2: 1.
→ trên toàn gen có tỉ lệ
A = T = 0,35
G = X = 0,15
Vậy đoạn ADN này có tỉ lệ từng loại nucleotide là :
A = T = 35% và G = X = 15%
Đáp án cần chọn là: B
Câu 29:Vật chất di truyền của 1 sinh vật là 1 phân tử axit nucleic có tỉ lệ các loại nuclêôtit gồm: 24%A; 24%T; 25%G; 27%X. Vật chất di truyền của chủng virut này là:
- ADN mạch kép
- ARN mạch kép
- ADN mạch đơn
- ARN mạch đơn
Đáp án:
4 loại nucleotide: A, T, G, X → ADN
G≠X → dạng đơn
Đáp án cần chọn là: C
Câu 30:Bạn nhận được một phân tử axit nucleotit mà bạn nghĩ là mạch đơn ADN. Nhưng bạn không chắc. Khi phân tích thành phần nucleotit của phân tử đó, thành phần nucleotit nào sau đây khẳng định dự đoán của bạn là đúng?
- Adenin 22% - Xitozin 32% - Guanin 17% - Timin 29%
- Adenin 22% - Xitozin 32% - Guanin 17% - Uraxin 29%
- Adenin 36% - Xitozin 12% - Guanin 12% - Timin 36%
- Adenin 38% - Xitozin12% - Guanin 27% - Uraxin 38%
Đáp án:
B, D có U → ARN → loại B, D
C có A=T, G=X → ADN kép
A có A ≠T,G≠X → ADN đơn.
Đáp án cần chọn là: A
Câu 31:Khi phân tích thành phần nuclêôtit của phân tử ADN mạch đơn. Thành phần nuclêôtit nào sau đây giúp khẳng định dự đoán của bạn là đúng?
- Adenin 30% - Xitozin 20% - Guanin 20% - Uraxin 30%
- Adenin 20% - Xitozin 33% - Guanin 17% - Uraxin 30%
- Adenin 20% - Xitozin 33% - Guanin 17% - Timin 30%
- Adenin 30% - Xitozin 20% - Guanin 20% - Traxin 30%
Đáp án:
Do đây là phân tử ADN mạch đơn nên A≠T,G≠X, và không chứa U.
Đáp án cần chọn là: C
Câu 32:Phân tích vật chất di truyền của 4 chủng vi sinh vật gây bệnh thì thu được kết quả như sau:
Kết luận nào sau đây không đúng?
- Vật chất di truyền của chủng số 1 là ADN mạch kép.
- Vật chất di truyền của chủng số 2 là ADN mạch đơn.
- Vật chất di truyền của chủng số 3 là ARN mạch kép.
- Vật chất di truyền của chủng số 4 là ADN mạch đơn
Đáp án:
Nếu có T → ADN ; có U → ARN
Nếu G=X; A=T hoặc A=U → Mạch kép; còn lại mạch đơn
→ C sai.
Đáp án cần chọn là: C
Câu 33:Phân tích thành phần nuclêôtit của 3 chủng virut thu được:
Chủng A: A = G = 20%; T = X = 30%;
Chủng B: A = T = G = X = 25%;
Chủng C: A = U = G = X = 25%.
Kết luận nào sau đây đúng?
- Vật chất di truyền của cả 3 chủng virut A, B, C đều là ADN.
- Vật chất di truyền của chủng virut A và chủng virut C là ARN, chủng virut B là ADN.
- Vật chất di truyền của chủng virut A là ARN và chủng virut B là ADN hai mạch,chủng virut C là ADN một mạch
- Vật chất di truyền của chủng virut A là ADN một mạch, chủng virut B là ADN hai mạch, chủng virut C là ARN
Đáp án:
A=T; G=X → ADN dạng kép;
A≠T; G≠X → ADN dạng đơn;
Có U → ARN
Kết luận đúng là: D
Đáp án cần chọn là: D
Câu 34:Trên một mạch của một gen có 20%T, 22%X, 28%A. Tỉ lệ mỗi loại nuclêôtit của gen là:
- A=T=24%, G=X=26%
- A=T=24%, G=X=76%
- A=T=48%, G=X=52%
- A=T=42%, G=X=58%
Đáp án:
Trên mạch thứ nhất có:
T1 = 20% , X1 = 22% , A1 = 28% (tính theo tổng số nu của mạch)
↔ T1 = 10% , X1 = 11% , A1 = 14% (tính theo tổng số nu của gen)
Do nguyên tắc bổ sung, trên mạch 2: A2 = T1 và A1 = T2 .
Vậy ta có:
T = A = A1 + A2 = A1 + T1 = 10% + 14% = 24%
Vậy: A = T = 24%; G = X = 26%
Đáp án cần chọn là: A
Chú ý
Tỷ lệ phần trăm số nuclêôtit trên một mạch là coi mạch đó là 100%, chứ không phải toàn bộ gen.
Câu 35:Trên một mạch của một gene có 22%T, 20%X, 26%A. Tỉ lệ mỗi loại nuclêôtit của gene là:
- A=T=24%, G=X=26%
- A=T=24%, G=X=76%
- A=T=48%, G=X=52%
- A=T=42%, G=X=58%
Đáp án:
Trên mạch thứ nhất có:
T1 = 22% , X1 = 20% , A1 = 26% (tính theo tổng số nu của mạch)
↔ T1 = 11%, X1 = 10% A1 = 13% (tính theo tổng số nu của gen)
Do nguyên tắc bổ sung, trên mạch 2: A2 = T1 và A1 = T2 .
Vậy ta có:
T = A = A1 + A2 = A1 + T1 = 11% + 13% = 24%
Vậy: A = T = 24%; G = X = 26%
Đáp án cần chọn là: A
Chú ý
Tỷ lệ phần trăm số nuclêôtit trên một mạch là coi mạch đó là 100%, chứ không phải toàn bộ gen.
Câu 36:Trên mạch thứ nhất của gen có 25% Guanin, 18% Ađênin, trên mạch thứ hai của gen có 15% Guanin. Tỷ lệ % số nuclêôtit loại Timin của gen là
- 15%.
- 20%.
- 45%.
- 30%.
Đáp án:
G = X = G1 + G2 = (25% + 15%):2 = 20%
A = T = 100% - 2×20% = 30%
Đáp án cần chọn là: D
Câu 37:Trên một mạch của gen có tỉ lệ A:T:X:G = 4:2:2:1. Tỉ lệcủa gen là:
- 3
- 2
- 4
- 1
Đáp án:
Theo NTBS, A = T, G = X ta có:
Tỷ lệ ==2
Đáp án cần chọn là: B
Chú ý
Tỉ lệ nucleotide trên 1 mạch của gen: A:T:X:G = a:b:c:d
Dựa theo NTBS → Tỉ lệ
Câu 38:Trên một mạch của gen có tỉ lệ A:T:X:G = 3:2:2:3. Tỉ lệ (A+T)/(X+G) của gen là:
- 3.
- 2.
- 4.
- 1.
Đáp án:
Theo NTBS, A = T, G = X ta có:
Tỷ lệ= 1
Đáp án cần chọn là: D
Câu 39:Biết số lượng từng loại nuclêôtit của một gen, muốn tính số liên kết hidro (H) giữa hai mạch của gen, ta dùng công thức nào sau đây?
- H = 2A + 3T
- H = 2A + 2G
- H = 3A + 2G
- H = 2A + 3G
Đáp án:
Công thức tính số liên kết hidro (H) giữa 2 mạch của gen là :
H = 2A + 3G = 2T + 3X = 2A + 3X = 2T + 3G
Đáp án cần chọn là: D
Câu 40:Công thức tính số liên kết hidro (H) giữa hai mạch của gen khi biết số nuclêôtit từng loại của gen?
- H = 2A + 3T
- H = 2A + 2G
- H = 2A + 3G
- H = 3A + 2G
Đáp án:
Công thức tính số liên kết hidro (H) giữa 2 mạch của gen là :
H = 2A + 3G = 2T + 3X = 2A + 3X = 2T + 3G
Đáp án cần chọn là: C
Câu 41:Biết số liên kết hidro của một gen và số nuclêôtit loại A, công thức nào sau đây có thể tính được số nuclêôtit loại G?
- G = (H – 2A)/2
- G = (H – A)/2
- G = (H – 3A)/2
- G = (H – 2A)/3
Đáp án:
Từ công thức tính số liên kết hidro H = 2A + 3G
Ta có G = (H-2A)/3
Đáp án cần chọn là: D
Câu 42:Công thức tính số nuclêôtit loại G khi biết số liên kết hidro và số nuclêôtit loại A của một gen?
- G = (H – 2A)/2
- G = (H – A)/2
- G = (H – 3A)/2
- G = (H – 2A)/3
Đáp án:
Từ công thức tính số liên kết hidro H = 2A + 3G
Ta có G = (H-2A)/3
Đáp án cần chọn là: D
Câu 43:Một gen ở sinh vật nhân thực có số lượng các loại nuclêôtit là: A = T = 600 và G = X = 300. Tổng số liên kết hiđrô của gen này là:
- 1500
- 2100
- 1200
- 1800
Đáp án:
Tổng số liên kết hidro của gen là: 2A + 3G = 2100
Đáp án cần chọn là: B
Câu 44:Một gen ở sinh vật nhân thực có số lượng các loại nuclêôtit là: A = T = 450 và G = X = 200. Tổng số liên kết hiđrô của gen này là:
- 1500.
- 2100.
- 1200.
- 1800
Đáp án:
Tổng số liên kết hidro của gen là: 2A + 3G = 2.450 + 3.200 = 1500
Đáp án cần chọn là: A
Câu 45:Một gen của sinh vật nhân sơ có guanin chiếm 20% tổng số nuclêôtit của gen. Trên một mạch của gen này có 150 ađênin và 120 timin. Số liên kết hiđrô của gen là
- 1120
- 1080
- 990
- 1020
Đáp án:
Mạch 1 có: A1 = 150 và T1 = 120
Do A liên kết với T → mạch 2 có: A2 = T1 và T2 = A1
Do đó A = A1 + A2 = A1 + T1 = 270
Vậy A = T = 270
Có G = 20%
Mà số nuclêôtit của mạch = 2A + 2G = 100%
→ vậy G = 180
Số liên kết hidro của gen là : 2A + 3G = 1080
Đáp án cần chọn là: B
Câu 46:Một đoạn ADN chứa 1600 nuclêôtit, tỉ lệ nuclêôtit loại A là 35%, loại G là 25%, xác định số liên kết hidro trong đoạn ADN này?
- 2320
- 1160
- 0
- 4640
Đáp án:
A= 35%, G= 25% → A + G ≠ 50%
→Phân tử ADN là ADN đơn → Số liên kết hidro bằng 0
Đáp án cần chọn là: C
Câu 47:Một gen có 900 cặp nuclêôtit và có tỉ lệ các loại nuclêôtit bằng nhau. Số liên kết hiđrô của gen là
- 2250.
- 1798.
- 1125.
- 3060
Đáp án:
Gen có 900 cặp nu, Tỷ lệ các loại nuclêôtit bằng nhau → A + G = 50% → Gen là mạch kép
Tỉ lệ các loại nu bằng nhau: A = T = G = X = 900 x 2 : 4 = 450
→ số liên kết hidro của gen là : 2A + 3G = 2.450 + 3.450 = 2250
Đáp án cần chọn là: A
Câu 48:Một gen cấu trúc dài 4165 Å trong đó có 455 nuclêôtit loại Guanin. Tổng số liên kết hiđrô của gen là:
- 2905
- 2850
- 2950
- 2805
Đáp án:
Số nu của gen: 4165 x 2 : 3,4 = 2450 nu
Số liên kết hidro: 2450 + 455 = 2905
Đáp án cần chọn là: A
Câu 49:Một phân tử ADN có tổng số 150 chu kì xoắn và ađênin chiếm 30% tổng số nuclêôtit. Tổng số liên kết hidro của đoạn ADN này là
- 3000
- 3100
- 3600
- 3900
Đáp án:
Số lượng nuclêôtit trong phân tử AND là: 150 x 20 = 3000 nuclêôtit
A= T = 30 %, G = X = 20 %
2A + 2G = 3000 => A= T = 900 nuclêôtit; G = X = 600 nuclêôtit
Tổng số liên kết hidro có trong phân tử ADN là: 2.900 + 3.600 = 3600
Đáp án cần chọn là: C
Câu 50:Một gen có chiều dài 5100 Å và có 3900 liên kết hiđrô. Số lượng từng loại nu của gen nói trên là:
- A = T = 720, G = X = 480
- A = T = 900, G = X = 60
- A = T = 600, G = X = 900
- A = T = 480, G = X = 720
Đáp án:
Gen dài 5100 Å → có tổng số nu là: 2A + 2G = 5100 : 3,4 x 2 = 3000 (nuclêôtit)
Có 3900 liên kết H → có 2A + 3G = 3900
→ vậy A = T = 600 và G = X = 900
Đáp án cần chọn là: C
Câu 51:Một gen có chiều dài 4080 Å và có 3120 liên kết hiđrô. Số lượng từng loại nu của gen nói trên là:
- A = T = 720, G = X = 480
- A = T = 900, G = X = 60
- A = T = 600, G = X = 900
- A = T = 480, G = X = 720
Đáp án:
Gen dài 2040 Å → có tổng số nu là: 2A + 2G = 4080 : 3,4 x 2 = 2400 (nuclêôtit)
Có 3120 liên kết H → có 2A + 3G = 3120
→ vậy A = T = 480 và G = X = 720
Đáp án cần chọn là: D
Câu 52:Một gen ở sinh vật nhân thực có chiều dài 3910Å và số nuclêôtit loại A chiếm 24% tổng số nuclêôtit của gen. Số nuclêôtit loại X của gen này là
- 552
- 1104
- 598
- 1996
Đáp án:
Số nucleotit của gen này là: N=2300
%X = 50% - %A = 26% → X = 598
Đáp án cần chọn là: C
Câu 53:Một gen có %A = 20% và 3120 liên kết hidro. Gen đó có số lượng nuclêôtit là:
- 2400
- 2040
- 3000
- 1800
Đáp án:
Xét gen có: A = 20 % → G = 30 %
Số liên kết hidro trong gen là: H = 2.%A × N + 3.%G × N = 3120 → 2.0,2N + 3.0,3N = 3120 → N = 2400
Tổng số nucleotit trong gen là: 2400.
Đáp án cần chọn là: A
Câu 54:Một alen có 915 nuclêotit Xytôzin và 4815 liên kết hiđrô. Gen đó có chiều dài là:
- 6630 Å
- 5730 Å
- 4080 Å
- 5100 Å
Đáp án:
Xét gen có: H = 2A + 3G => A = (4815 – 3.915) : 2 = 1035 nucleotit
Tổng số nucleotit trong gen là: 1035.2 + 915.2 = 3900.
- Chiều dài của gen đó là 3900 : 2 x 3.4 = 6630 Å
Đáp án cần chọn là: A
Câu 55:Một gen có tổng số 1824 liên kết hidro. Trên mạch một của gen có G = X, A = 2X, T = 3X. Gen này có chiều dài là bao nhiêu?
- 6504,2 Å
- 2713,2 Å
- 2284,8 Å
- 4824,6 Å
Đáp án:
Ta có trên mạch 1: G1 = X1, A1 = 2X1, T1 = 3X1
A=T=5X1
G=X=2X1 → N=14X1; H=16X1
Tính theo số liên kết hidro là: 10X1 + 6X1 = 1824 → X1 =114 → N = 1596 nucleotit → L=N/2×3,4=2713,2 Å
Đáp án cần chọn là: B
Câu 56:Muốn tính số liên kết cộng hóa trị giữa các nuclêôtit trong gen khi chỉ biết tổng số nuclêôtit của gen đó, ta dùng công thức nào?
A. N -1
B. N/2
C. N - 2
D. N/2−1
Đáp án:
- Trên một mạch có N/2 nucleotide thì sẽ có N/2−1 liên kết hóa trị
→ Số liên kết cộng hóa trị giữa các nucleotide trong gen là 2×(N/2−1)=N−2
Đáp án cần chọn là: C
Câu 57:Biết tổng số nuclêôtit của gen đó, ta tính số liên kết cộng hóa trị giữa các nuclêôtit trong gen bằng công thức?
- N -1
- N/2
- N - 2
- N/2 – 1
Đáp án:
- Trên một mạch có N/2 nucleotide thì sẽ có N/2 – 1 liên kết hóa trị
→ Số liên kết cộng hóa trị giữa các nucleotide trong gen là 2*(N/2 – 1) = N – 2
Đáp án cần chọn là: C
Câu 58:Tổng số nuclêôtit của gen là 1500 thì số liên kết cộng hóa trị giữa các đơn phân trên gen là bao nhiêu?
- 799
- 1499
- 1498
- 2998
Đáp án:
Số liên kết hóa trị là 1500 – 2 = 1498
Đáp án cần chọn là: C
Câu 59:Tổng số nuclêôtit của gen ở một sinh vật nhân thực là 3000 thì số liên kết cộng hóa trị giữa các đơn phân trên gen là bao nhiêu?
- 749
- 1499
- 1498
- 2998
Đáp án:
Số liên kết hóa trị là 3000 – 2 = 2998
Đáp án cần chọn là: D
Câu 60:Một gen có chiều dài 0,255 micromet thì số liên kết cộng hóa trị trong gen là bao nhiêu?
- 799
- 1499
- 1498
- 2998
Đáp án:
0,255 micromet = 2550 Å
Tổng số nucleotide: N = L : 3,4 x 2 = 1500 nucleotide
Số liên kết cộng hóa trị là 1500 – 2 + 1500 = 2998
Đáp án cần chọn là: D
Câu 61:Một gen ở sinh vật nhân thực có chiều dài 0,1275 micromet thì số liên kết cộng hóa trị trong gen là bao nhiêu?
- 749
- 1499
- 1498
- 2998
Đáp án:
0,1275 micromet = 1275 Å
Tổng số nucleotide: N = L: 3,4 x 2 = 750 nucleotide
Số liên kết cộng hóa trị là 750 – 2 + 750 = 1498
Đáp án cần chọn là: C
Câu 62:Trình tự các nuclêôtit trên đoạn mạch gốc của gen là:
3’ ATGAGTGAXXGTGGX 5’
Đoạn gen này có:
- Tỷ lệ A+G/T+X = 9/6
- 39 liên kết Hidro
- 30 cặp nuclêôtit
- 14 liên kết cộng hóa trị.
Đáp án:
Vì %A + %G = 50%N → Tỉ lệ A + G/T+X của gen luôn bằng 1 → A sai
Mạch gốc có 15 nucleotide → gen có 15 cặp nucleotide → C sai
→ Gen có 30 nuclêôtit → có 28 liên kết cộng hóa trị giữa các nuclêôtit →D sai
A = T = A1 + T1 = 3 + 3 = 6
G = X = G1 + X1 = 6 + 3 = 9
H = 2A + 3G = 2×6 + 3×9 = 39 → B đúng
Đáp án cần chọn là: B
Câu 63:Trình tự các nuclêôtit trên đoạn mạch gốc của gen là:
3’ TTGAGTGAXXGTGGA 5’
Đoạn gen này có:
- Tỷ lệ A+G/T+X = 1
- 30 cặp nuclêôtit
- 39 liên kết Hidro
- 14 liên kết cộng hóa trị giữa các nuclêôtit.
Đáp án:
Vì %A + %G = 50%N → Tỉ lệ A + G/T+X của gen luôn bằng 1 → A đúng
Mạch gốc có 15 nucleotide → gen có 15 cặp nucleotide → C sai
→ Gen có 30 nuclêôtit → có 28 liên kết cộng hóa trị giữa các nuclêôtit →D sai
A = T = A1 + T1 = 3 + 4 = 7
G = X = G1 + X1 = 6 + 2 = 8
H = 2A + 3G = 2×7 + 3×8 = 38 → B sai
Đáp án cần chọn là: A
Câu 64:Phân tử ADN của vi khuẩn E. coli có 3400 nuclêôtit, hãy xác định số liên kết cộng hóa trị được hình thành giữa các nucleotit?
- 3398
- 6798
- 1699
- 3400
Đáp án:
Hai nuclêôtit liền nhau thì liên kết với nhau bằng 1 liên kết cộng hóa trị.
Phân tử ADN của vi khuẩn E. coli là ADN vòng → Số liên kết cộng hóa trị giữa các nuclêôtit bằng số nuclêôtit = 3400
Đáp án cần chọn là: D
Câu 65:Phân tử ADN của vi khuẩn E. coli có 6800 nuclêôtit, hãy xác định số liên kết cộng hóa trị được hình thành giữa các nucleotit?
- 6799
- 6798
- 6800
- 3400
Đáp án:
Hai nuclêôtit liền nhau thì liên kết với nhau bằng 1 liên kết cộng hóa trị.
Phân tử ADN của vi khuẩn E. coli là ADN vòng → Số liên kết cộng hóa trị giữa các nuclêôtit bằng số nuclêôtit = 6800
Đáp án cần chọn là: C
Câu 66:Nhiệt độ làm tách hai mạch của phân tử ADN được gọi là nhiệt độ nóng chảy . Dưới đây là nhiệt độ nóng chảy của ADN ở một số đối tượng sinh vật khác nhau được kí hiệu từ A đến E như sau: A = 36oC ; B = 78oC ; C = 55oC ; D = 83oC ; E = 44oC. Trình tự sắp xếp các loài sinh vật nào dưới đây là đúng nhất liên quan đến tỉ lệ các loại (A+T)/ tổng nucleotide của các loài sinh vật nói trên theo thứ tự tăng dần?
- D → B → C → E → A
- A → B → C → D → E
- A → E → C → B → D
- D → E → B → A → C
Đáp án:
A liên kết với T bằng 2 liên kết hidro.
G liên kết với X bằng 3 liên kết hidro.
Càng nhiều liên kết hidro thì nhiệt độ nóng chảy càng tăng → Tỉ lệ các loại (A+T)/ tổng nucleotide càng cao thì nhiệt độ nóng chảy càng giảm.
Vậy trình tự sắp xếp theo nhiệt độ nóng chảy giảm là : D → B → C → E → A
→ Vậy trình tự sắp xếp theo tỉ lệ (A+T)/ tổng số nu tăng dần là D → B → C → E → A
Đáp án cần chọn là: A
Câu 67:Nhiệt độ làm tách hai mạch của phân tử ADN được gọi là nhiệt độ nóng chảy. Dưới đây là nhiệt độ nóng chảy của ADN ở một số đối tượng sinh vật khác nhau được kí hiệu từ A đến E như sau: A = 36oC; B = 44oC; C = 55oC; D = 84oC; E = 71oC. Trình tự sắp xếp các loài sinh vật nào dưới đây là đúng nhất liên quan đến tỉ lệ các loại (A+T)/tổng nucleotide của các loài sinh vật nói trên theo thứ tự tăng dần?
- D → B → C → E → A
- D → E → C → B → A
- A → E → C → B → D
- D → E → B → A → C
Đáp án:
A liên kết với T bằng 2 liên kết hidro.
G liên kết với X bằng 3 liên kết hidro.
Càng nhiều liên kết hidro thì nhiệt độ nóng chảy càng tăng → Tỉ lệ các loại (A+T)/ tổng nucleotide càng cao thì nhiệt độ nóng chảy càng giảm.
Vậy trình tự sắp xếp theo nhiệt độ nóng chảy giảm là: D → E → C → B → A
→ Vậy trình tự sắp xếp theo tỉ lệ (A+T)/ tổng số nu tăng dần là D → E → C → B → A
Đáp án cần chọn là: B
Câu 68:Một phân tử ADN ở vi khuẩn có 10% số nuclêôtit loại A. Theo lí thuyết, tỉ lệ nuclêôtit loại G của phân tử này là:
- 10%.
- 30%
- 20%
- 40%
Đáp án:
Theo nguyên tắc bổ sung %A + %G =50%
=> %G = 50% -%A = 50 - 10 = 40%
Đáp án cần chọn là: D
Câu 69:Một phân tử ADN mạch kép có 20% số nucleotit loại A. Theo lí thuyết, tỉ lê nucleotit loại G của phân tử này là:
- 40%
- 10%
- 30%
- 20%
Đáp án:
%A + %G = 50% → %G = 30%
Đáp án cần chọn là: C
Câu 70:Một phân tử ADN ở vi khuẩn có 20% số nuclêôtit loại A. Theo lí thuyết, tỉ lệ nuclêôtit loại X của phân tử này là
- 10%
- 30%
- 20%
- 40%
Đáp án:
Theo nguyên tắc bổ sung thì A=T, G=X, nên %A + %X = 50%, vậy %X = 30%.
Đáp án cần chọn là: B
Câu 71:Liên kết giữa các nuclêôtit trên một mạch polinuclêôtit là loại liên kết
- Peptit
- hiđrô
- Hóa trị
- Phôtphodieste
Đáp án:
Liên kết giữa các nuclêôtit trên một mạch polinuclêôtit là loại liên kết Phôtphodieste
Đáp án cần chọn là: D
Câu 72:Khi phân tích % nuclêôtit của vật chất di truyền ở các loài sinh vật khác nhau người ta thu được bảng số liệu sau:
Với bảng số liệu này, hãy cho biết trong các nhận định sau đây có bao nhiêu nhận định là đúng?
I. Vật chất di truyền ở loài III có cấu trúc ADN hai mạch vì A = T, G = X.
II. Vật chất di truyền ở loài IV và loài V là ARN, nhưng ở loài IV ARN có 2 mạch, còn ở loài V ARN có 1 mạch.
III. Xét theo mức độ tiến hóa về vật chất di truyền thì loài I = II > III > V
IV. Xét về tính bền của vật chất di truyền khi tăng dần nhiệt độ thì loài I> II> III
- 3
- 1
- 4
- 2
Đáp án:
I. sai. Loài III: A≠T, G≠ X
II. đúng. Loài IV và V có vật chất di truyền là ARN vì có U, không có T. Loài IV có A=U, G=X nên là mạch kép, loài V có A≠U, G≠ X nên là mạch đơn
III. đúng. I và II là ADN mạch kép, III là ADN mạch đơn, V là ARN
IV. đúng. I và II cùng là ADN mạch kép nhưng loài I có nhiều cặp G-X hơn nên bền hơn, III có A-T = G-X nên kém bền hơn I và II
Đáp án cần chọn là: A
III. QUÁ TRÌNH NHÂN ĐÔI ADN
Câu 1:Trong tế bào, đâu là sự nhân đôi của ADN?
- ADN → ARN.
- ADN → ADN.
- ADN → Prôtêin .
- ARN→ ADN.
Đáp án:
Nhân đôi ADN là quá trình tạo ra hai phân tử ADN con có cấu trúc giống hệt phân tử ADN mẹ ban đầu.
Đáp án cần chọn là: B
Câu 2:Nhân đôi của ADN là quá trình tạo ra phân tử?
- ARN.
- ADN.
- Prôtêin .
- Enzim.
Đáp án:
Nhân đôi ADN là quá trình tạo ra hai phân tử ADN con có cấu trúc giống hệt phân tử ADN mẹ ban đầu.
Đáp án cần chọn là: B
Câu 3:Trong tế bào động vật, sự nhân đôi của ADN xảy ra ở
- Lục lạp, nhân, trung thể.
- Ti thể, nhân, lục lạp.
- Nhân, trung thể.
- Nhân, ti thể.
Đáp án:
Trong tế bào động vật, sự nhân đôi của ADN xảy ra ở nhân và ti thể.
Đáp án cần chọn là: D
Câu 4:Ở sinh vật nhân thực, sự nhân đôi ADN diễn ra ở:
- Kì trước
- Pha G1
- Pha S
- Pha G2
Đáp án:
Ở sinh vật nhân thực, sự nhân đôi ADN diễn ra ở Pha S của tế bào, trước khi tế bào phân chia.
Đáp án cần chọn là: C
Câu 5:Ở sinh vật nhân thực, trong chu kì tế bào, sự nhân đôi ADN xảy ra ở
- kỳ giữa.
- kỳ đầu.
- kỳ trung gian.
- kỳ sau.
Đáp án:
Ở sinh vật nhân thực, trong chu kì tế bào, sự nhân đôi ADN xảy ra ở kỳ trung gian.
Đáp án cần chọn là: C
Câu 6:Quá trình nhân đôi ADN được thực hiện theo nguyên tắc gì?
- Hai mạch được tổng hợp theo nguyên tắc bổ sung song song liên tục.
- Nguyên tắc bổ sung và nguyên tắc bán bảo toàn.
- Mạch liên tục hướng vào, mạch gián đoạn hướng ra chạc ba tái bản.
- Một mạch được tổng hợp gián đoạn, một mạch được tổng hợp liên tục.
Đáp án:
Quá trình nhân đôi ADN được thực hiện theo nguyên tắc bổ sung và nguyên tắc bán bảo toàn.
Đáp án cần chọn là: B
Câu 7:Nguyên tắc bán bảo tồn được thể hiện trong cơ chế tự nhân đôi của ADN là:
- Trong mỗi phân tử ADN con thì một mạch là từ ADN mẹ và một mạch mới tổng hợp.
- Trong mỗi phân tử ADN con thì có sự xen kẽ giữa các đoạn của ADN mẹ với các đoạn mới tổng hợp.
- Trong mỗi phân tử ADN con thì một nửa phân tử ADN mẹ nối với một nửa phân tử ADN mới tổng hợp.
- Trong 2 phân tử ADN con thì một phân tử là từ ADN mẹ và một phân tử mới tổng hợp.
Đáp án:
Nguyên tắc bán bảo tồn được thể hiện trong cơ chế tự nhân đôi của ADN là: Trong mỗi phân tử ADN con thì một mạch là từ ADN mẹ và một mạch mới tổng hợp.
Đáp án cần chọn là: A
Câu 8:Quá trình tự nhân đôi của ADN diễn ra theo nguyên tắc
- trong phân tử ADN con có một mạch của mẹ và một mạch mới được tổng hợp
- mạch mới được tổng hợp theo mạch khuôn của mẹ
- bổ sung; bán bảo toàn
- một mạch tổng hợp liên tục, một mạch tổng hợp gián đoạn
Đáp án:
Quá trình tự nhân đôi của AND diễn ra theo nguyên tắc là: bổ sung và bán bảo toàn.
Đáp án cần chọn là: C
Câu 9:Trong quá trình nhân đôi ADN ở sinh vật nhân sơ, thứ tự tác động của các enzym là:
- Gyraza → ADN polimeraza → ligaza → ARN polimeraza.
- Gyraza → ARN polimeraza → ADN polimeraza → ligaza.
- Gyraza → ADN polimeraza → ARN polimeraza → ligaza.
- Gyraza → ligaza → ARN polimeraza → ADN polimeraza.
Đáp án:
Gyraza - enzym tháo xoắn
ARN polimeraza – enzym tổng hợp mồi
ADN polimeraza – enzym tổng hợp chuỗi
Ligaza – enzym nối
Thứ tự tác động của các enzym là: Gyraza → ARN polimeraza → ADN polimeraza → ligaza
Đáp án cần chọn là: B
Câu 10:Trong quá trình nhân đôi ADN ở sinh vật nhân sơ, thứ tự tác động của các enzym là:
- ADN polimeraza → gyraza → ligaza → ARN polimeraza.
- Gyraza → ADN polimeraza → ARN polimeraza → ligaza.
- Gyraza → ARN polimeraza → ADN polimeraza → ligaza.
- ARN polimeraza → gyraza → ligaza → ADN polimeraza.
Đáp án:
Gyraza - enzym tháo xoắn
ARN polimeraza – enzym tổng hợp mồi
ADN polimeraza – enzym tổng hợp chuỗi
Ligaza – enzym nối
Thứ tự tác động của các enzym là: Gyraza → ARN polimeraza → ADN polimeraza → ligaza
Đáp án cần chọn là: C
Câu 11:Trong quá trình nhân đôi ADN, một trong những vai trò của enzim ADN pôlimeraza là
- Bẻ gãy các liên kết hiđrô giữa hai mạch của phân tử ADN.
- Nối các đoạn Okazaki để tạo thành mạch liên tục.
- Tổng hợp mạch mới theo nguyên tắc bổ sung với mạch khuôn của ADN.
- Tháo xoắn và làm tách hai mạch của phân tử ADN.
Đáp án:
Enzim ADN pôlimeraza có vai trò tổng hợp mạch mới cho ADN
Đáp án cần chọn là: C
Câu 12:Câu nào dưới đây nói về hoạt động của enzim ADN pôlimezara trong quá trình nhân đôi là đúng?
- Enzim ADN pôlimeraza chỉ di chuyển trên mạch khuôn theo một chiều từ 3’ đến 5’ và tổng hợp từng mạch một, hết mạch này đến mạch khác.
- Enzim ADN pôlimeraza chỉ di chuyển trên mạch khuôn theo một chiều từ 5’ đến 3’ và tổng hợp cả 2 mạch cùng một lúc.
- Enzim ADN pôlimeraza chỉ di chuyển trên mạch khuôn theo một chiều từ 5’ đến 3’ và tổng hợp một mạch liên tục còn mạch kia tổng hợp gián đoạn thành các đoạn Okazaki.
- Enzim ADN pôlimeraza chỉ di chuyển trên mạch khuôn theo một chiều từ 3’ đến 5’ và tổng hợp cả 2 mạch cùng một lúc
Đáp án:
Enzim ADN pôlimeraza có vai trò tổng hợp mạch mới cho ADN
Enzim ADN pôlimeraza chỉ di chuyển trên mạch khuôn theo một chiều từ 3’ đến 5’ và tổng hợp cả 2 mạch cùng một lúc.
Đáp án cần chọn là: D
Câu 13:Enzim chính tham gia nhân đôi ADN gây ra hiện tượng một mạch mới được tổng hợp liên tục còn mạch thứ hai được tổng hợp thành từng đoạn Okazaki là:
- Enzim ARN pôlimeraza
- Enzim gyraza
- Enzim ADN pôlimeraza
- Enzim ligaza
Đáp án:
Enzim ADN pôlimeraza có vai trò tổng hợp mạch mới cho ADN liên tục ở một mạch và gián đoạn ở mạch kia.
Đáp án cần chọn là: C
Câu 14:Chọn nội dung đúng khi nói về vai trò của enzim ADN- polimeraza trong nhân đôi ADN ?
- Enzim ADN- polimeraza chỉ tổng hợp mạch mới theo chiều 5'- 3' nên trên mạch khuôn 3'-5' mạch bổ sung được tổng hợp liên tục
- Enzim ADN- polimeraza có vai trò tháo xoắn phân tử ADN tạo chạc chữ Y
- Enzim ADN- polimeraza có tác dụng nối các đọan Okazaki lại với nhau tạo thành ADN mới
- Enzim ADN- polimeraza chỉ tổng hợp mạch mới theo chiều 3'-5' nên trên mạch khuôn 5'- 3' mạch bổ sung được tổng hợp liên tục
Đáp án:
Vai trò của enzyme DNA-polimerase trong nhân đôi DNA là enzyme DNA-polimerase chỉ tổng hợp mạch mới theo chiều 5'- 3' nên trên mạch khuôn 3'-5' mạch bổ sung được tổng hợp liên tục.
B sai, tháo xoắn phân tử ADN là enzyme DNA-helicase, protein gắn với chuỗi đơn (SSB), DNA gyrase
C sai, enzyme nối các đoạn Okazaki lại với nhau là DNA-ligase
D sai về chiều tổng hợp mạch mới
Đáp án cần chọn là: A
Câu 15:Trong quá trình tái bản ADN ở sinh vật nhân sơ, enzim ARN - pôlimeraza có chức năng
- nối các đoạn Okazaki với nhau
- tháo xoắn phân tử ADN
- nhận biết vị trí khởi đầu của đoạn ADN cần nhân đôi
- tổng hợp đoạn mồi với trình tự nuclêôtit có nhóm 3' - OH tự do
Đáp án:
Trong quá trình tái bản ADN ở sinh vật nhân sơ, enzim ARN - pôlimeraza có chức năng tổng hợp đoạn mồi với trình tự nuclêôtit có nhóm 3' - OH tự do.
Vì ADN polimerase chỉ lắp ráp các nuclêôtit vào đầu 3’OH nên cần có đoạn mồi.
Đáp án cần chọn là: D
Câu 16:Các mạch đơn mới được tổng hợp trong quá trình nhân đôi của phân tử ADN hình thành theo chiều:
- cùng chiều tháo xoắn của ADN
- 3' đến 5'
- 5' đến 3'
- cùng chiều với mạch khuôn
Đáp án:
Các mạch đơn mới được tổng hợp trong quá trình nhân đôi của phân tử ADN hình thành theo chiều 5’ đến 3’
Đáp án cần chọn là: C
Câu 17:Khi ADN tự nhân đôi, đoạn Okazaki là:
- Các đoạn êxôn của gen không phân mảnh.
- Các đoạn intrôn của gen phân mảnh
- Đoạn pôlinuclêôtit sinh từ mạch 5’—>3’ của gen.
- Đoạn pôlinuclêôtit sinh từ mạch 3’—>5’ của gen.
Đáp án:
Khi ADN tự nhân đôi, đoạn Okazaki là Đoạn pôlinuclêôtit sinh từ mạch 5’—>3’ của gen.
Đáp án cần chọn là: C
Câu 18:Trong quá trình nhân đôi ADN, enzim nối ligaza nối các đoạn nào lại với nhau?
- Exon
- Okazaki
- Intron
- Mồi
Đáp án:
Các đoạn Okazaki được nối lại với nhau bằng enzyme nối ADN ligase
Đáp án cần chọn là: B
Câu 19:Trong quá trình nhân đôi ADN, các đoạn Okazaki được nối lại với nhau thành mạch liên tục nhờ enzim nối, enzim nối đó là
- ADN ligaza
- ADN giraza
- ADN pôlimeraza
- Hêlicaza
Đáp án:
Các đoạn Okazaki được nối lại với nhau thành mạch liên tục nhờ enzimADN ligaza.
Đáp án cần chọn là: A
Câu 20:Trong các enzim được tế bào sử dụng trong cơ chế di truyền ở cấp phân tử, loại enzim nào sau đây có khả năng liên kết 2 đoạn polinuclêôtit lại với nhau?
- Enzim tháo xoắn
- ARN polimeraza
- ADN polimeraza
- Ligaza
Đáp án:
Enzim nối 2 đoạn polynuclêôtit là enzim ligaza.
Đáp án cần chọn là: D
Câu 21:Trong nhân đôi ADN, enzim có vai trò nối các đoạn okazaki với nhau là
- Helicaza
- ADN pôlimeraza
- ARN pôlimeraza
- Ligaza
Đáp án:
Trong nhân đôi ADN, enzim có vai trò nối các đoạn okazaki với nhau là ligaza.
ADN pôlimeraza và ARN pôlimeraza là enzyme tổng hợp mạch mới và đoạn mồi.
Helicaza là enzyme tháo xoắn.
Đáp án cần chọn là: D
Câu 22:Cho các đặc điểm
1. Trong quá trình nhân đôi ADN, enzim ADN pôlimeraza kết hợp với đầu 5’ trên mạch gốc.
2. Trong quá trình phiên mã, enzim ARN pôlimeraza có chức năng tổng hợp đoạn mồi.
3. Gen được mã hóa liên tục.
4. Phân tử ADN mạch thẳng dạng xoắn kép.
Có bao nhiêu nhận xét đúng khi nói về cơ chế di truyền ở sinh vật nhân thực?
- 1
- 4
- 3
- 2
Đáp án:
Các phát biểu đúng là (2), (4)
(1) Sai vì ADN polimerase tổng hợp mạch mới theo chiều 5’ - 3’ nhưng không kết hợp với đầu 5’
(3) Sai vì gen được mã hóa không liên tục các đoạn intron xen kẽ exon.
Đáp án cần chọn là: D
Câu 23:Cho các đặc điểm sau:
(1) Theo lý thuyết, qua nhân đôi, từ một ADN ban đầu tạo ra 2 ADN con có cấu trúc giống hệt nhau.
(2) Mạch đơn mới được tổng hợp theo chiều 5'→ 3'
(3) Cả 2 mạch đơn đều làm khuôn tổng hợp mạch mới.
(4) Trong một chạc chữ Y sao chép, hai mạch mới đều được tổng hợp liên tục.
(5) Diễn ra theo nguyên tắc bổ sung và nguyên tắc bán bảo tồn.
Có bao nhiêu ý đúng với quá trình nhân đôi ADN sinh vật nhân sơ?
- 3
- 2
- 5
- 4
Đáp án:
Các phát biểu đúng là (1), (2), (3), (5)
(4) Sai vì Trong một chạc chữ Y sao chép, một mạch mới được tổng hợp liên tục, mạch còn lại tổng hợp gián đoạn.
Đáp án cần chọn là: D
Câu 24:Khi nói về quá trình nhân dôi ADN ờ sinh vật nhân sơ, có bao nhiêu kết luận dưới đây là đúng?
(1) Quá trình nhân đôi có sự hình thành các đoạn okazaki.
(2) Nucleotide mới được tổng hợp liên kết vào đầu 3* của mạch mới.
(3) Trên mỗi phân tử ADN có nhiều điểm khởi đầu sao chép.
(4) Quá trình sao chép diễn ra theo nguyên tắc bổ sung và nguyên tắc bán bảo toàn.
(5) Enzyme ADN polymeraza có khả năng tự khởi đầu quá trình tổng hợp mạch mới.
(6) Quá trình sao chép sử dụng 8 loại nucleotide làm nguyên liệu.
- 5
- 4
- 3
- 6
Đáp án:
Các kết luận đúng là: (1) (2) (4) (6)
(3) Sai, trong quá trình nhân đôi ADN sinh vật nhân sơ, chỉ có 1 điểm khởi đầu sao chép
(5) Sai, khởi đầu tổng hợp mạch mới cần có các phức hợp mở đầu: ở E.Coli, theo Kornberg, phức hợp mở đầu gồm: DNA protein (52kD) + ATP + protein HU.
Đáp án cần chọn là: B
Câu 25:Khi nói về quá trình nhân đôi ADN ở tê bào nhân thực, xét các phát biểu sau đây:
(1) Enzim ADN polimerase không tham gia tháo xoắn phân tử ADN
(2) Enzim ligaza vừa có tác dụng kéo dài mạch mới vừa có tác dụng nối các đoạn Okazaki thành mạch liên tục
(3) Có sự liên kết bổ sung giữa A với T, G với X và ngược lại
(4) Sự nhân đôi ADN xảy ra ở nhiều điểm trong mỗi phân tử ADN tạo ra nhiều đơn vị sao chép (tái bản)
(5) Diễn ra ở pha S của chu kỳ tế bào.
Có bao nhiêu phát biểu đúng?
- 4
- 2
- 5
- 3
Đáp án:
Các phát biểu đúng khi nói về quá trình nhân đôi ADN ở tê bào nhân thực là: (1),(3),4),(5)
Ý (2) sai vì enzyme ligaza chỉ có có tác dụng nối các đoạn Okazaki thành mạch liên tục, không có tác dụng kéo dài mạch.
Đáp án cần chọn là: A
Câu 26:Khi nói về quá trình nhân đôi ADN (tái bản ADN) ở tế bào nhân thực, phát biểu nào sau đây là sai?
- Trong quá trình nhân đôi ADN, enzyme ADN pôlimeraza không tham gia tháo xoắn phân tử ADN.
- Trong quá trình nhân đôi ADN, enzim nối ligaza chỉ tác động lên một trong hai mạch đơn mới được tổng hợp từ một phân tử ADN mẹ
- Trong quá trình nhân đôi ADN, có sự liên kết bổ sung giữa A với T, G với X và ngược lại
- Sự nhân đôi ADN xảy ra ở nhiều điểm trong mỗi phân tử ADN tạo ra nhiều đơn vị nhân đôi
Đáp án:
Phát biểu sai là B
Trong quá trình nhân đôi ADN, enzim nối ligaza tác động lên cả hai mạch đơn mới. Do trong một đơn vị tái bản, có 2 enzyme tháo xoắn tháo về 2 hướng, tạo ra 2 chạc ba. Do đó trên một mạch, xuất phát từ 1 điểm tổng hợp ra 2 hướng sẽ tạo ra 2 phần: 1 liên tục, 1 gián đoạn.
Đáp án cần chọn là: B
Câu 27:Sự kiện nào sau đây sau đây có nội dung không đúng với quá trình nhân đôi ADN ở tế bào nhân thực?
- Nhờ các enzim tháo xoắn, hai mạch đơn của phân tử ADN tách dần tạo nên chạc 3 tái bản và để lộ ra hai mạch khuôn
- Enzim ADN - polimeraza sử dụng một mạch làm khuôn tổng hợp nên mạch mới theo nguyên tắc bổ sung, trong đó A liên kết với T và ngược lại; G luôn liên kết với X và ngược lại
- Vì enzim ADN - polimeraza chỉ tổng hợp mạch mới theo chiều 5’ - 3’, nên trên mạch khuôn 5’ - 3’ mạch mới được tổng hợp liên tục, còn trên mạch khuôn 3’ - 5’ mạch mới được tổng hợp ngắt quãng tạo nên các đoạn ngắn rồi được nối lại nhờ enzim nối.
- Trong mỗi phân tử ADN được tạo thành thì một mạch là mới được tổng hợp, còn mạch kia là của ADN ban đầu (nguyên tắc bán bảo tồn)
Đáp án:
Enzim ADN – polimeraza chỉ dịch chuyển theo chiều 3' – 5', tổng hợp mạch mới có chiều 5' – 3'.
=> Mạch khuôn 3' – 5': mạch mới được tổng hợp liên tục.
Mạch khuôn 5' – 3': mạch mới được tổng hợp gián đoạn thành những Okazaki rồi được các ligaza nối lại thành mạch liên tục.
Đáp án cần chọn là: C
Câu 28:Đặc điểm nào dưới đây không đúng với quá trình nhân đôi ADN ở sinh vật nhân thực?
(1) Có sự hình thành các đoạn okazaki.
(2) Sử dụng 8 loại nuclêôtít làm nguyên liệu trong quá trình nhân đôi.
(3) Trên mỗi phân tử ADN chỉ có một điểm khởi đầu tái bản.
(4) Diễn ra theo nguyên tắc bổ sung và nguyên tắc bán bảo tồn.
(5) Enzim ADN pôlimeraza làm nhiệm vụ tháo xoắn phân tử ADN.
Phương án đúng là
- (1), (4)
- (3), (5)
- (2), (3), (4)
- (1), (2), (4)
Đáp án:
Đặc điểm không đúng với quá trình nhân đôi ADN ở sinh vật nhân thực là (3), (5).
3 sai, trên mỗi ADN có nhiều điểm khởi đầu tái bản.
5 sai, enzyme làm nhiệm vụ tháo xoắn là ADN helicase và ADN gyrase.
Đáp án cần chọn là: B
Câu 29:Khi nói về quá trình nhân đôi ADN ở tế bào nhân thực, phát biểu nào sau đây sai?
- Trong mỗi chạc hình chữ Y, các mạch mới luôn được tổng hợp theo chiều 3’ → 5’
- Các đoạn Okazaki sau khi được tổng hợp xong sẽ được nối lại với nhau nhờ enzim nối ligaza
- Trong mỗi chạc hình chữ Y, trên mạch khuôn 5’ → 3’ thì mạch bổ sung được tổng hợp ngắt quãng tạo nên các đoạn ngắn
- Quá trình nhân đôi ADN trong nhân tế bào là cơ sở cho quá trình nhân đôi nhiễm sắc thể
Đáp án:
Ý sai là A: vì enzyme ADN polimerase chỉ tổng hợp mạch mới theo chiều 5’-3’.
Đáp án cần chọn là: A
Câu 30:Trong các đặc điểm nêu dưới đây, có bao nhiêu đặc điểm có ở quá trình nhân đôi của sinh vật nhân thực?
I. Phân tử ADN có nhiều điểm khởi đầu tái bản. II. Diễn ra theo nguyên tắc bộ sung và nguyên tắc bán bảo toàn. III. Enzym ADN polymerase làm nhiệm vụ tháo xoắn phân tử ADN và kéo dài mạch mới.IV. Trên chạc chữ Y mạch mới 5’ → 3’ được tổng hợp liên tục còn mạch 3’ → 5’ được tổng hợp gián đoạn.
- 4
- 2
- 3
- 1
Đáp án:
Các đặc điểm có ở quá trình nhân đôi của sinh vật nhân thực là: I, II
Ý III sai, ADN pol không có nhiệm vụ tháo xoắn.
Ý IV sai, mạch mới luôn có chiều 5’ -3’; trên mạch gốc 3’-5’ được tổng hợp liên tục; mạch gốc 5’-3’ tổng hợp gián đoạn.
Đáp án cần chọn là: B
Câu 31:Nhận xét nào sau đây là đúng về quá trình nhân đôi của ADN ở vi khuẩn?
- Hai mạch đều được tổng hợp liên tục.
- Diễn ra theo hai chạc ba ngược chiều nhau.
- AND polimeraza vừa tháo xoắn vừa hình thành mạch mới.
- Enzim ligaza chỉ tác động trên một mạch.
Đáp án:
Nhận xét đúng về quá trình nhân đôi của ADN ở vi khuẩn là B, vì ở VK chỉ có 1 điểm khởi đầu sao chép →1 đơn vị tái bản
A sai, trên mạch có chiều 5’ -3’ vẫn tổng hợp gián đoạn
C sai, ADN pol không có chức năng tháo xoắn
D sai, ligaza tác động trên 2 mạch
Đáp án cần chọn là: B
Câu 32:Khi nói về quá trình nhân đôi ADN trong nhân ở sinh vật nhân thực, phát biểu nào sau đây đúng?
- Sự nhân đôi ADN xảy ra ở nhiều điểm trong mỗi phân tử ADN tạo ra nhiều đơn vị nhân đôi (đơn vị tái bản).
- Sự nhân đôi ADN diễn ra nhiều lần trong 1 chu kì tế bào.
- Enzim ADN polimeraza tham gia tháo xoắn phân tử ADN.
- Enzim ADN polimeraza tổng hợp các mạch mới theo chiều 3’→5’
Đáp án:
Phát biểu đúng về quá trình nhân đôi ADN trong nhân ở sinh vật nhân thực là: A
B sai, nhân đôi ADN chỉ diễn ra 1 lần trong chu kỳ tế bào
C sai, ADN pol không tham gia tháo xoắn
D sai, ADN pol tổng hợp mạch mới có chiều 5’ – 3’
Đáp án cần chọn là: A
Câu 33:Nhân đôi ADN ở sinh vật nhân thực có sự khác biệt với nhân đôi ADN ở E. coli là:
1. Chiều tái bản ;
2. Hệ enzim tái bản;
3. Nguyên liệu tái bản;
4. Số lượng đơn vị tái bản;
5. Nguyên tắc tái bản.
Câu trả lời đúng là:
- 1, 2
- 2,3
- 2, 4
- 3, 5
Đáp án:
Các câu trả lời đúng là 2, 4
1, 3, 5 sai vì đây là các đặc điểm giống nhau trong tái bản ADN ở sinh vật nhân sơ và nhân thực
2 đúng vì ở sinh vật nhân thực quá trình nhân đôi do nhiều loại enzim tham gia hơn so với sinh vật nhân sơ
4 đúng vì SVNT có nhiều đơn vị tái bản, SVNS chỉ có 1 đơn vị tái bản
Đáp án cần chọn là: C
Câu 34:Nhân đôi ADN ở sinh vật nhân thực giống với nhân đôi ADN ở E. coli ở các đặc điểm nào:
1. Chiều tái bản ;
2. Hệ enzim tái bản;
3. Nguyên liệu tái bản;
4. Số lượng đơn vị tái bản;
5. Nguyên tắc tái bản.
Câu trả lời đúng là:
- 1, 2, 5
- 1, 2,3
- 1, 2, 4
- 1, 3, 5
Đáp án:
Các câu trả lời đúng là 1, 3, 5
2 Sai vì ở SVNT có enzim ADN polimerase tham gia tái bản còn SVNS thì không có.
4 Sai vì SVNT có nhiều đơn vị tái bản, SVNS chỉ có 1 đơn vị tái bản
Đáp án cần chọn là: D
Câu 35:Cho một đoạn ADN ở khoảng giữa có một đơn vị sao chép như hình vẽ. O là điểm khởi đầu sao chép, I, II, III, IV chỉ các đoạn mạch đơn của ADN. Đoạn nào có mạch đơn mới được tổng hợp gián đoạn?
- I và III.
- I và II.
- II và III.
- I và IV
Đáp án:
Tính từ điểm khởi đầu là O và đi về 2 phía thì I và IV là đoạn mạch tổng hợp gián đoạn vì chúng có chiều 5'-3'.
Đáp án cần chọn là: D
Câu 36:Cho một đoạn ADN ở khoảng giữa có một đơn vị sao chép như hình vẽ. O là điểm khởi đầu sao chép, I, II, III, IV chỉ các đoạn mạch đơn của ADN. Đoạn nào có mạch đơn mới được tổng hợp liên tục?
- I và III.
- I và II.
- II và III.
- I và IV
Đáp án:
Mạch khuôn ADN (3'-5') có mạch đơn mới được tổng hợp liên tục.
Mạch khuôn (5'-3') có mạch đơn mới được tổng hợp ngắt quãng tạo thành các đoạn Okazaki (gián đoạn)
Đáp án cần chọn là: C
Câu 37:Giả sử trong môi trường chứa vi khuẩn E. coli được bổ sung timin đánh dấu phóng xạ và các loại nucleotit còn lại thì không đánh dấu phóng xạ. Điều gì sẽ xảy ra khi ADN của tế bào nhân đôi một lần?
- Một ADN con chứa phóng xạ, nhưng ADN con kia không có phóng xạ.
- Cả hai ADN con đều không có phóng xạ.
- Tất cả 4 loại nucleotit đều chứa phóng xạ.
- Cả hai ADN con sẽ chứa phóng xạ.
Đáp án:
Theo nguyên tắc bán bảo toàn, sẽ tạo ra 2 ADN, mỗi ADN gồm 1 mạch cũ và 1 mạch mới tổng hợp.
→ ADN trong cả hai tế bào con sẽ chứa phóng xạ
Đáp án cần chọn là: D
Câu 38:Giả sử trong môi trường chứa vi khuẩn E. coli được bổ sung ađênin đánh dấu phóng xạ và các loại nucleotit còn lại thì không đánh dấu phóng xạ. Điều gì sẽ xảy ra khi ADN của tế bào nhân đôi một lần?
- Một ADN con chứa ađênin phóng xạ, nhưng ADN con kia chứa timin phóng xạ.
- Cả hai ADN con sẽ chứa ađênin phóng xạ.
- Cả hai ADN con sẽ chứa timin phóng xạ.
- Tất cả 4 loại nucleotit đều chứa phóng xạ.
Đáp án:
Theo nguyên tắc bán bảo toàn, sẽ tạo ra 2 ADN, mỗi ADN gồm 1 mạch cũ và 1 mạch mới tổng hợp.
→ ADN trong cả hai tế bào con sẽ chứa phóng xạ (ađênin)
Đáp án cần chọn là: B
Câu 39:Một nhà nghiên cứu tiến hành tách chiết, tinh sạch các thành phần nguyên liệu cần thiết cho việc nhân đôi ADN. Khi trộn các thành phần nguyên liệu với nhau rồi đưa vào điều kiện thuận lợi, quá trình tái bản ADN xảy ra. Khi phân tích sản phẩm nhân đôi thấy có những đoạn ADN ngắn khoảng vài trăm cặp nuclêôtit. Vậy trong hỗn hợp thành phần tham gia đã thiếu thành phần nào sau đây?
- Enzim ADN pôlimeraza
- Enzim ligaza
- Các đoạn Okazaki
- Các nuclêôtit
Đáp án:
Khi phân tích sản phẩm nhân đôi thấy có những đoạn ADN ngắn khoảng vài trăm cặp nuclêôtit, các đoạn ngắn đó chính là các đoạn Okazaki → loại C, D.
Enzim ADN pôlimeraza có vai trò tổng hợp mạch bổ sung cho mạch gốc của gen.
Enzim ligaza nối các đoạn Okazaki lại với nhau thành mạch hoàn chỉnh.
Đáp án cần chọn là: B
Câu 40:Các mạch đơn mới được tổng hợp trong quá trình nhân đôi của phân tử ADN hình thành có đặc điểm:
- Chỉ liên kết tạm thời với mạch gốc
- Một mạch được tổng hợp liên tục còn mạch kia gián đoạn
- Theo chiều 3’ đến 5’
- Được nối lại với nhau nhờ enzim nối Hylaza
Đáp án:
Các mạch đơn mới được tổng hợp trong quá trình nhân đôi của phân tử ADN một mạch được tổng hợp liên tục còn mạch kia gián đoạn.
Đáp án cần chọn là: B
Câu 41: Các mạch đơn mới được tổng hợp trong quá trình nhân đôi của phân tử ADN hình thành không có đặc điểm:
- Liên kết bổ sung với mạch gốc
- Một mạch được tổng hợp liên tục còn mạch kia gián đoạn
- Theo chiều 3’ đến 5’
- Được nối lại với nhau nhờ enzim nối lygaza
Đáp án:
Các mạch đơn mới được tổng hợp trong quá trình nhân đôi của phân tử ADN một mạch được tổng hợp liên tục còn mạch kia gián đoạn. Các mạch đơn mới được tổng hợp trong quá trình nhân đôi của phân tử ADN hình thành theo chiều 5’ đến 3’
Đáp án cần chọn là: C
Câu 42:Vì sao trên mạch khuôn 5’-3’, mạch mới lại được tổng hợp ngắt quãng?
- Vì trên gen có các đoạn Okazaki
- Vì gen không liên tục có các đoạn Exon và đoạn Intron xen kẽ nhau
- Vì enzim ADN polymeaza chỉ tổng hợp mạch mới theo chiều 5’-3’
- Vì enzim ADN polymeaza chỉ tổng hợp mạch mới theo chiều 3’-5’
Đáp án:
Trên mạch khuôn 5’-3’ mạch mới được tổng hợp ngắt quãng do enzim ADN polymeaza chỉ tổng hợp mạch mới theo chiều 5’-3’.
Đáp án cần chọn là: C
Câu 43:Nguyên nhân dẫn tới sự tổng hợp gián đoạn trong quá trình nhân đôi của phân tử ADN:
- Trình tự nuclêôtit trên hai mạch đơn là khác nhau, do vậy sự tổng hợp phải xảy ra theo hai chiều ngược nhau mới đảm bảo sự sao chép chính xác.
- Trên một chạc tái bản, quá trình bẻ gãy các liên kết hiđro chỉ theo một hướng, hai mạch đơn của khuôn ADN ngược chiều và sự tổng hợp mạch mới luôn theo chiều 5’- 3’.
- Nguyên tắc bổ sung và nguyên tắc bán bảo tồn luôn được đảm bảo trong trong quá trình nhân đôi, do vậy trên hai mạch khuôn có sự khác nhau về cách thức tổng hợp mạch mới, một mạch tổng hợp gián đoạn, mạch kia tổng hợp liên tục.
- Nguyên tắc bổ sung khiến cho đoạn mạch đơn mới tổng hợp có trình tự đúng và chính xác và được đảm bảo về hai phía ngược nhau.
Đáp án:
Nguyên nhân dẫn tới sự tổng hợp gián đoạn trong quá trình nhân đôi của phân tử AND là do: Trên một chạc tái bản, quá trình bẻ gãy các liên kết hiđro chỉ theo một hướng, hai mạch đơn của khuôn ADN ngược chiều và sự tổng hợp mạch mới luôn theo chiều 5’- 3’.
Đáp án cần chọn là: B
Câu 44:Trong quá trình nhân đôi ADN, vì sao trên mỗi chạc tái bản (chạc chữ Y) có một mạch được tổng hợp liên tục còn mạch kia được tổng hợp gián đoạn?
- Vì enzim ADN polimeraza chỉ tổng hợp mạch mới theo chiều 5’→3’
- Vì enzim ADN polimeraza chỉ tác dụng lên mạch khuôn có chiều 5’→3’
- Vì enzim ADN polimeraza chỉ tác dụng lên mạch khuôn có chiều 3’→5’
- Vì enzim ADN polimeraza chỉ tổng hợp mạch mới theo chiều 3’→5’
Đáp án:
Nguyên nhân là do enzim ADN polimeraza chỉ tổng hợp mạch mới theo chiều 5’→3’ nên trên mạch c có chiều 3’→5’, còn trên mạch 5’→ 3’ thì được tổng hợp gián đoạn.
Đáp án cần chọn là: A
Câu 45:Hệ gen người có kích thước lớn hơn hệ gen E. coli khoảng 1000 lần, trong khi tốc độ sao chép ADN của E. coli nhanh hơn ở người chỉ khoảng 10 lần. Cơ chế nào giúp toàn bộ hệ gen người có thể sao chép hoàn chỉnh nhanh như vậy?
- Người có nhiều loại ADN polymerase hơn E. Coli
- Tốc độ sao chép ADN của các enzym ADN polymerase ở người cao hơn
- Hệ gen người có nhiều điểm khởi đầu sao chép
- Ở người, quá trình sao chép không diễn ra đồng thời với các quá trình phiên mã và dịch mã như ở vi khuẩn E. coli.
Đáp án:
Hệ gen người có nhiều điểm khởi đầu sao chép, các điểm khởi đầu này tạo ra nhiều đơn vị tái bản cùng thực hiện quá trình nhân đôi ADN cùng một lúc làm cho tốc độ sao chép hoàn chỉnh bộ gen người nhanh hơn rất nhiều.
Đáp án cần chọn là: C
Câu 46:Làm thế nào người ta xác định được ADN được nhân đôi theo nguyên tắc nào?
- Dùng phương pháp khuếch đại gen trong ống nghiệm
- Dùng phương pháp nhiễu xạ rơn ghen (tia X)
- Đếm số lượng các đoạn Okazaki của ADN khi nhân đôi.
- Dùng các nucleotit đánh dấu phóng xạ theo dõi kết quả nhân đôi ADN.
Đáp án:
Để xác định được ADN được nhân đôi theo nguyên tắc nào, người ta dùng phương pháp đánh dấu phóng xạ trên các nuclêôtit và theo dõi kết quả nhân đôi ADN.
Đáp án cần chọn là: D
Câu 47:Khi nói về quá trình nhân đôi ADN, xét các kết luận sau đây:
(1) Trên mỗi phân tử ADN của sinh vật nhân sơ chỉ có một điểm khởi đầu nhân đôi ADN.
(2) Enzim ADN-polimeraza làm nhiệm vụ tháo xoắn phân tử ADN và kéo dài mạch mới.
(3) Sự nhân đôi của ADN ti thể diễn ra độc lập với sự nhân đôi của ADN trong nhân tế bào.
(4) Tính theo chiều tháo xoắn, ở mạch khuôn có chiều 5’ - 3’ thì mạch mới được tổng hợp gián đoạn.
(5) Sự nhân đôi ADN diễn ra vào kì trung gian giữa hai lần phân bào.
Có bao nhiêu kết luận đúng?
- 3
- 1
- 2
- 4
Đáp án:
Các nhận xét đúng là: (1), (3), (4), (5).
(2) sai vì DNA polimerase chỉ làm nhiệm vụ kéo dài mạch.
Đáp án cần chọn là: D
Câu 48:Khi nói về quá trình nhân đôi ADN, những phát biểu nào sau đây sai ?
1. Quá trình nhân đôi ADN diễn ra theo nguyên tắc bổ sung và bán bảo toàn
2. Quá trình nhân đôi ADN bao giờ cũng diễn ra đồng thời với quá trình phiên mã
3. Trên cả hai mạch khuôn, ADN pôlimeraza đều di chuyển theo chiều 5’→ 3’ để tổng hợp mạch mới theo chiều 3' → 5’.
4. Trong mỗi phân tử ADN được tạo thành thì một mạch là mới được tổng hợp, còn mạch kia là của ADN ban đầu
5. Enzyme ADN pôlimeraza tự tổng hợp 2 mạch mới bổ sung với 2 mạch khuôn.
- (2)
- (2), (3)
- (2), (5)
- (2), (3), (5)
Đáp án:
Những phát biểu sai là:
(2) – quá trình nhân đôi chỉ xảy ra 1 lần trong mỗi chu kì tế bào. Quá trình phiên mã xảy ra nhiều lần trong 1 chu kì tế bào
(3) ADN pôlimeraza đều di chuyển theo chiều 3’→ 5’ để tổng hợp mạch mới theo chiều 5' → 3’
(5) Enzyme DNA polimerase chỉ tổng hợp và kéo dài 2 mạch mới bổ sung. Quá trình tổng hợp mạch mới cần nhiều enzyme khác hỗ trợ như: DNA primase tổng hợp đoạn RNA mồi, DNA ligase nối các đoạn Okazaki với nhau.
Đáp án cần chọn là: D
Câu 49:Điều nào sau đây sai khi nói về quá trình nhân đôi ADN?
- Nhờ enzim ADN polimeraza tháo xoắn nên hai mạch đơn của phân tử ADN tách nhau dần tạo nên chạc hình chữ Y và để lộ ra hai mạch khuôn
- Quá trình nhân đôi ADN dựa vào nguyên tắc bổ sung và nguyên tắc bán bảo toàn
- Từ nguyên tắc nhân đôi ADN, hiện nay người ta đề xuất phương pháp có thể nhân một đoạn ADN nào đó trong ống nghiệm thành vô số bản sao trong thời gian ngắn
- Enzim ADN– polimeraza chỉ tổng hợp mạch mới theo chiều 5’ – 3’, nên trên mạch khuôn 3’ – 5’, mạch bổ sung được tổng hợp liên tục, còn trên mạch khuôn 5’ – 3’, mạch bổ sung được tổng hợp ngắt quãng tạo nên các đoạn ngắn
Đáp án:
Nhận định sai là A
Enzyme ADN polimerase có tác dụng tổng hợp và kéo dài mạch polinuclêôtit mới.
Enzyme tháo xoắn trong nhân đôi DNA là enzyme Gyrase, Helicase.
Đáp án cần chọn là: A
Câu 50:Khi nói về quá trình nhân đôi ADN, phát biểu nào sau đây là sai?
- Nhờ các enzim tháo xoắn, hai mạch đơn của ADN tách nhau dần tạo nên chạc chữ Y
- Quá trình nhân đôi ADN diễn ra theo nguyên tắc bổ sung và nguyên tắc bán bảo tồn
- Enzim ADN polimeraza tổng hợp và kéo dài mạch mới theo chiều 3’ – 5’
- Enzim ligaza (enzim nối) nối các đoạn Okazaki thành mạch đơn hoàn chỉnh
Đáp án:
Phát biểu sai là C.
Enzyme ADN polimeraza tổng hợp và kéo dài mạch mới theo chiều 5’ – 3’.
Đáp án cần chọn là: C
Câu 51:Khi nói về các hoạt động diễn ra trong quá trình nhân đôi ADN, có bao nhiêu phát biểu sau đây sai?
(1) Trong mỗi chạc chữ Y chỉ có 1 mạch làm khuôn.
(2) Trong mỗi chạc chữ Y đều có 2 mạch làm khuôn.
(3) Trong mỗi chạc chữ Y, ADN polimeraza chỉ tổng hợp mạch mới trên mạch khuôn có chiều 5’- 3’.
(4) Quá trình nhân đôi ADN diễn ra ở pha S của kì trung gian của chu kì tế bào.
- 1
- 4
- 2
- 3
Đáp án:
Các phát biểu sai là: (1),(3).
Ý (1) sai vì: cả 2 mạch đều được sử dụng làm khuôn.
Ý (3) sai vì: ADN polimerase tổng hợp mạch mới trên cả 2 mạch theo chiều 5’ – 3’.
Đáp án cần chọn là: C
Câu 52:Phát biểu nào dưới đây không đúng?
- Trong một chạc chữ Y, mạch mới thứ nhất được tổng hợp từ 5’ → 3’, mạch mới thứ hai được tổng hợp từ 3’ → 5’
- Các đoạn Okazaki sau khi tổng hợp sẽ gắn lại với nhau thành một mạch liên tục dưới tác dụng của enzim ligase
- Hai ADN mới được tổng hợp từ ADN mẹ theo nguyên tắc bán bảo toàn
- Mạch liên tục được tổng hợp khi enzim ADN-polimerase di chuyển theo chiều của các enzim tháo xoắn.
Đáp án:
Phát biểu không đúng là A
Vì ADN chỉ tổng hợp được theo chiều từ 5’- 3’nên cả hai mạch đều được tồng hợp theo chiều 5’ – 3’.
Đáp án cần chọn là: A
Câu 53:Quá trình tự nhân đôi của ADN nhân có các đặc điểm:
(1) Diễn ra ở trong nhân, tại kì trung gian của quá trình phân bào.
(2) Diễn ra theo nguyên tắc bổ sung và nguyên tắc bán bảo toàn.
(3) Cả hai mạch đơn đều làm khuôn để tổng hợp mạch mới.
(4) Đoạn okazaki được tổng hợp theo chiều 5’ → 3’
(5) Khi một phân tử ADN tự nhân đôi 2 mạch mới được tổng hợp đều được kéo dài liên tục với sự
phát triển của chạc chữ Y.
(6) Qua một lần nhân đôi tạo ra hai ADN con có cấu trúc giống ADN mẹ.
(7) Enzim nối chỉ tác động vào 1 mạch khuôn trong 1 đơn vị tái bản
Phương án đúng là:
- 1, 2, 4, 5, 6, 7
- 1, 2, 3, 4, 6
- 1, 2, 3, 4, 7
- 1, 3, 4, 5, 6
Đáp án:
Các đáp án đúng: (1), (2), (3), (4), (6).
Quá trình nhân đôi ADN diễn ra trong nhân ở pha S của kỳ trung gian.
Hai mạch mới được tổng hợp theo nguyên tắc bổ sung và nguyên tắc bán bảo toàn (trong hai mạch mới được tổng hợp thì có một mạch của phân tử ADN ban đầu)
Mạch mới và các đoạn okazaki đều được tổng hợp theo chiều từ 5’ → 3’
Trong 2 mạch ADN, một mạch được tổng hợp liên tục, một mạch được tổng hợp gián đoạn.
Đáp án cần chọn là: B
Câu 54:Quá trình nhân đôi ADN không có thành phần nào sau đây tham gia?
- Các nuclêôtit tự do
- Enzyme ligaza
- Axit amin
- ADN polimeraza
Đáp án:
Trong quá trình nhan đôi ADN không có sự tham gia của axit amin
Đáp án cần chọn là: C
IV. CÁC DẠNG BÀI TẬP VỀ QUÁ TRÌNH NHÂN ĐÔI ADN
Câu 1:Một phân tử ADN “mẹ” tự nhân đôi k lần liên tiếp thì số ADN “con, cháu” có thể là:
- k.
- 2k.
- 2k.
- k2.
Đáp án:
Công thức tính số ADN con tạo ra sau k lần nhân đôi là 2k
Đáp án cần chọn là: C
Câu 2:Một phân tử ADN “mẹ” tự nhân đôi n lần liên tiếp thì số ADN con được tạo ra là:
- n.
- n2
- 2n.
- 2n
Đáp án:
Công thức tính số ADN con tạo ra sau k lần nhân đôi là 2n
Đáp án cần chọn là: D
Câu 3:Một phân tử ADN “mẹ” tự sao 3 lần liên tiếp thì số phân tử ADN được tạo ra là:
- 6
- 7
- 8
- 9
Đáp án:
Công thức tính số ADN con tạo ra sau k lần nhân đôi là 2k = 23 = 8
Đáp án cần chọn là: C
Câu 4:Một phân tử ADN “mẹ” tự sao 5 lần liên tiếp thì số phân tử ADN được tạo ra là:
- 23.
- 10.
- 32.
- 16.
Đáp án:
Công thức tính số ADN con tạo ra sau k lần nhân đôi là 2k = 25 = 32
Đáp án cần chọn là: C
Câu 5:Cho 4 phân tử ADN “mẹ” tự sao k lần liên tiếp thì số phân tử ADN được tạo ra là
- 2k
- 2k/4
- 4.2k
- k.24
Đáp án:
Công thức tính số ADN con tạo ra sau k lần nhân đôi từ 4 phân tử ban đầu là 4.2k
Đáp án cần chọn là: C
Câu 6:Cho 3 phân tử ADN “mẹ” tự sao k lần liên tiếp thì số phân tử ADN được tạo ra là:
- 3k.
- 3.2k.
- 2k/3.
- k.23.
Đáp án:
Công thức tính số ADN con tạo ra sau k lần nhân đôi từ 3 phân tử ban đầu là 3.2k
Đáp án cần chọn là: B
Câu 7:Một phân tử ADN sau k lần nhân đôi thì số chuỗi polinucleotit có nguyên liệu hòan toàn từ môi trường được tổng hợp là:
- 2 . (2k -1).
- 2. (2k – 1)
- 2k – 1
- 2. 2k
Đáp án:
Một phân tử ADN sau k lần nhân đôi thì số chuỗi polinucleotit có nguyên liệu hòan toàn từ môi trường được tổng hợp là: 2. (2k – 1)
Đáp án cần chọn là: B
Câu 8:Hai phân tử ADN sau k lần nhân đôi thì số chuỗi polinucleotit có nguyên liệu hoàn toàn từ môi trường được tổng hợp là:
- 2 . 2 . (2k -1).
- 2. 2. (2k – 1)
- 2. 2k – 1
- 2. 2k
Đáp án:
Hai phân tử ADN sau k lần nhân đôi thì số chuỗi polinucleotit có nguyên liệu hòan toàn từ môi trường được tổng hợp là: 2. 2. (2k – 1)
Đáp án cần chọn là: B
Câu 9:Có một số phân tử ADN thực hiện tái bản 5 lần. nếu môi trường nội bào cung cấp nguyên liệu để tổng hợp 62 mạch polinucleotit mới thì số phân tử ADN đã tham gia quá trình tái bản nói trên là:
- 2
- 3
- 1
- 4
Đáp án:
Gọi số phân tử tham gia tái bản là x
Sau 5 lần tái bản tạo ra: x.25 phân tử con
Số mạch polinu tổng hợp từ môi trường là x.25.2 – x.2 = 2x.(25 – 1) = 62
Giải ra, x = 1
Đáp án cần chọn là: C
Chú ý
Công thức tính số polinucleotit tổng hợp từ môi trường từ x phân tử ADN ban đầu sau k lần tái bản là 2. x. (2k – 1)
Câu 10:Có một số phân tử ADN thực hiện tái bản 3 lần. Nếu môi trường nội bào cung cấp nguyên liệu để tổng hợp 42 mạch polinucleotit mới thì số phân tử ADN đã tham gia quá trình tái bản nói trên là:
- 2
- 3
- 1
- 4
Đáp án:
Gọi số phân tử tham gia tái bản là x
Sau 3 lần tái bản tạo ra: x.23 phân tử con
Số mạch polinu tổng hợp từ môi trường là x.23.2 – x.2 = 2x. (23 – 1) = 42
Giải ra, x = 3
Đáp án cần chọn là: B
Chú ý
Công thức tính số polinucleotit tổng hợp từ môi trường từ x phân tử ADN ban đầu sau k lần tái bản là 2. x. (2k – 1)
Câu 11:Một phân tử ADN mạch kép nhân đôi một số lần liên tiếp đã tạo ra được 30 mạch pôlinuclêôtit mới. Có bao nhiêu phân tử cấu tạo hoàn toàn từ nguyên liệu của môi trường nội bào.
- 15
- 14
- 13
- 16
Đáp án:
1 phân tử ADN tạo ra 30 mạch pôlinuclêôtit mới, cùng với 2 mạch của ADN ban đầu
→ Số ADN được tạo thành là (30 + 2)/2 = 16
1 phân tử ADN ban đầu nhân đôi bao nhiêu lần cũng luôn tạo ra chỉ hai ADN chứa mạch pôlinuclêôtit cũ.
→ Số phân tử ADN cấu tạo hoàn toàn từ nguyên liệu của môi trường là 16 – 2 = 14
Đáp án cần chọn là: B
Câu 12:Một phân tử ADN mạch kép nhân đôi một số lần liên tiếp đã tạo ra được 34 mạch pôlinuclêôtit mới. Có bao nhiêu phân tử cấu tạo hoàn toàn từ nguyên liệu của môi trường nội bào.
- 15.
- 14
- 13
- 16
Đáp án:
1 phân tử ADN tạo ra 34 mạch pôlinuclêôtit mới, cùng với 2 mạch của ADN ban đầu
→ Số ADN được tạo thành là (34 + 2)/2 = 18
1 phân tử ADN ban đầu nhân đôi bao nhiêu lần cũng luôn tạo ra chỉ hai ADN chứa mạch pôlinuclêôtit cũ.
→ Số phân tử ADN cấu tạo hoàn toàn từ nguyên liệu của môi trường là 18 – 2 = 16
Đáp án cần chọn là: D
Câu 13:Ở một sinh vật nhân thực, xét 6 phân tử ADN tự nhân đôi một số lần bằng nhau đã tổng hợp được 180 mạch pôlinuclêôtit mới lấy nguyên liệu hoàn toàn từ môi trường nội bào. Hỏi mỗi phân tử ADN ban đầu đã nhân đôi mấy lần?
- 3
- 5
- 4
- 6
Đáp án:
Số mạch đơn sau một số lần nhân đôi là: 180+12 = 192 mạch.
Ta có số lần nhân đôi là 6×2×2k=192→k=46×2×2k=192→k=4
Đáp án cần chọn là: C
Chú ý
Công thức tính số mạch con tạo ra từ n ADN mẹ sau k lần nhân đôi là: n . 2. 2k
Câu 14:Ở một sinh vật nhân thực, xét 7 phân tử ADN tự nhân đôi một số lần bằng nhau đã tổng hợp được 434 mạch pôlinuclêôtit mới lấy nguyên liệu hoàn toàn từ môi trường nội bào. Hỏi mỗi phân tử ADN ban đầu đã nhân đôi mấy lần?
- 3
- 5
- 4
- 6
Đáp án:
Số mạch đơn sau một số lần nhân đôi là: 434 + 7.2 = 448 mạch.
Ta có số lần nhân đôi là 7×2×2k=448→k=57×2×2k=448→k=5
Đáp án cần chọn là: B
Chú ý
Công thức tính số mạch polinuclêôtit tạo ra từ n ADN mẹ sau k lần nhân đôi là: n . 2. 2k
Câu 15:Hai gen M và N đều có cấu trúc mạch kép, tự nhân đôi một số lần liên tiếp tạo ra một số gen con. Số mạch đơn được cấu tạo hoàn toàn từ nguyên liệu môi trường trong các gen con là 44. Số lần tự nhân đôi của các gen M, N lần lượt là:
- 3 và 4 hoặc 4 và 3
- 4 và 5 hoặc 5 và 4
- 2 và 5 hoặc 5 và 2
- 2 và 4 hoặc 4 và 2
Đáp án:
Số mạch trong hai gen M và N là: 44 + 2 + 2 = 48 mạch đơn
Số gen con được tạo ra từ hai gen M và N là: 48 : 2 = 24
Gọi x là số lần nhân đôi của M và y là số lần nhân đôi của N thì ta có:
2x + 2y = 24 => x = 4 và y = 3 hoặc x = 3 và y = 4
Đáp án cần chọn là: A
Câu 16:Có 8 phân tử ADN tự nhân đôi một số lần bằng nhau tạo ra các phân tử ADN con, trong các phân tử ADN con đó có 112 mạch polinucleotit được xây dựng hoàn toàn từ các nguyên liệu của môi trường nội bào. Số lần tự nhân đôi của mỗi phân tử ADN trên là:
- 5
- 4
- 6
- 3
Đáp án:
Gọi n là số lần nhân đôi của các ADN.
Ta có 8×2×(2n -1) = 112
→ n=3
Đáp án cần chọn là: D
Câu 17:Người ta chuyển một số phân tử ADN của vi khuẩn E.coli chỉ chứa N15 sang môi trường chỉ có N14. Tất cả các ADN nói trên đều thực hiện tái bản 5 lần liên tiếp tạo được 512 phân tử ADN. Số phân tử ADN còn chứa N15 là:
- 16
- 5
- 32
- 10
Đáp án:
Ban đầu có n phân tử chỉ chứa N15
Chuyển sang môi trường N14, nhân đôi 5 lần
→ tạo ra n.25 = 512 phân tử ADN
→ n = 16
Theo qui tắc bán bảo toàn
→ 16 phân tử chỉ chứa N15 tạo ra 32 phân tử chứa 1 mạch N14, 1 mạch N15. Và 480 phân tử chỉ chứa N14
Đáp án cần chọn là: C
Câu 18:Hai phân tử ADN chứa đoạn N15 có đánh dấu phóng xạ. Trong đó ADN thứ nhất được tái bản 3 lần, ADN thứ 2 được tái bản 4 lần đều trong môi trường chứa N14. Số phân tử ADN con chứa N15 chiếm tỷ lệ:
- 8,33%
- 75%
- 12,5%
- 16,7%
Đáp án:
Số phân tử ADN được tạo ra từ sự nhân đôi của 2 phân tử ADN ban đầu là: 23+24 = 24 phân tử.
Trong các phân tử ADN con có 1 mạch của phân tử ADN mẹ, một mạch được tổng hợp mới, số mạch có N15 là 2.2 = 4; vậy có 4 phân tử ADN con chứa N15 và chiếm tỷ lệ là: 4/24 =16,7%
Đáp án cần chọn là: D
Câu 19:Ba gen chứa N15 cùng nhân đôi một số lần như nhau trong môi trường chứa N14 tạo ra 90 chuỗi polinuclêôtit chứa N14. Số lần nhân đôi của mỗi gen là:
- 4
- 6
- 7
- 5
Đáp án:
Một phân tử ADN nhân đôi sẽ tạo ra số chuỗi polinuclêôtit mới là: 90 : 3 = 30
Số phân tử ADN con được tạo ra khi một gen nhân đôi là: (30 + 2) : 2 = 16
Số lần nhân đôi của một gen là: 2 x = 16 → x = 4.
Đáp án cần chọn là: A
Câu 20:Phân tử ADN ở vùng nhân của vi khuẩn E.coli chỉ chứa N15 phóng xạ. Nếu chuyển những vi khuẩn E.coli này sang môi trường chỉ có N14 thì mỗi tế bào vi khuẩn E.coli này sau 5 lần nhân đôi sẽ tạo ra bao nhiêu phân tử ADN ở vùng nhân hoàn toàn chứa N14?
- 32
- 16
- 8
- 30
Đáp án:
Số phân tử ADN được tạo ra sau 5 lần nhân đôi là 25= 32 nhưng có 2 phân tử mang mạch cũ của phân tử ADN mẹ.
Số phân tử ADN ở vùng nhân hoàn toàn chứa N14 là: 32-2= 30.
Đáp án cần chọn là: D
Câu 21:Cho 1 vi khuẩn( vi khuẩn này không chứa plasmid và ADN của nó được cấu tạo từ N15) vào môi trường nuôi chỉ có N14. Sau nhiều thế hệ sinh sản, người ta thu lấy toàn bộ các vi khuẩn, phá màng tế bào của chúng và tiến hành phân tích phóng xạ thu được 2 loại phân tử ADN trong đó loại ADN chỉ có N14 có số lượng nhiều gấp 15 lần loại phân tử N15. Phân tử ADN của vi khuẩn nói trên đã nhân đôi bao nhiêu lần?
- 4 lần
- 15 lần
- 16 lần
- 5 lần
Đáp án:
1 vi khuẩn được tạo từ N15 vào môi trường N14.
Sau n thế hệ sinh sản, tạo ra 2n tế bào con
Phá màng, lấy ADN phân tích.
Theo nguyên tắc bán bảo toàn: có 2 phân tử ADN, mỗi phân tử chứa 1 mạch ADN N15 của vi khuẩn ban đầu
Vậy số phân tử ADN N14 là 2n – 2
Theo bài ra, ta có: 2n – 2 = 15 x 2
Giải ra, ta được n = 5
Đáp án cần chọn là: D
Câu 22:Có 8 phân tử ADN của một vi khuẩn chỉ chứa N15 nếu chuyển nó sang môi trường chỉ có N14 thì sau 6 lần phân đôi liên tiếp có tối đa bao nhiêu vi khuẩn con còn chứa N15?
- 0
- 16
- 504
- 496
Đáp án:
8 phân tử chỉ chứa N15, nhân đôi 6 lần liên tiếp trong môi trường N14
Theo nguyên tắc bán bảo toàn, có 16 phân tử chứa N15 – mỗi phân tử chứa 1 mạch cũ của 8 phân tử ban đầu.
Đáp án cần chọn là: B
Câu 23:Giả sử có một phân tử ADN ở vi khuẩn Ecoli chỉ chứa N15 phóng xạ. Nếu chuyển Ecoli này sang môi trường chỉ có N14 thì sau 3 lần nhân đôi sẽ có bao nhiêu phân tử ADN còn chứa N15?
- 6
- 1
- 2
- 8
Đáp án:
1 phân tử ADN chỉ chứa N15 có 2 mạch, khi nhân đôi các mạch mới đều chỉ chứa N14 vậy sau 3 lần nhân đôi chỉ có 2 phân tử ADN có chứa N15
Đáp án cần chọn là: C
Câu 24:Phân tử ADN vùng nhân ở vi khuẩn E.coli được đánh dấu bằng N15 ở cả hai mạch đơn. Nếu chuyển E.coli này sang nuôi cấy trong môi trường chỉ có N14 thì sau 4 lần nhân đôi, trong số các phân tử ADN có bao nhiêu phân tử ADN chứa hoàn toàn N14?
- 10
- 16
- 14
- 12
Đáp án:
Từ 1 phân tử ADN sau 4 lần nhân đôi sẽ tạo ra 24=16 phân tử nhưng chỉ có 14 phân tử ADN chứa hoàn toàn N14.
Đáp án cần chọn là: C
Câu 25:Từ một phân tử ADN ban đầu được đánh dấu 15N trên cả hai mạch đơn, qua một số lần nhân đôi trong môi trường chỉ chứa 14N đã tạo nên tổng số 16 phân tử ADN. Trong các phân tử ADN được tạo ra, có bao nhiêu phân tử ADN chứa cả 14N và 15N?
- 4
- 2
- 16
- 8
Đáp án:
1 phân tử được đánh dấu 15N trên 2 mạch đơn, qua 1 số lần nhân đôi trong môi trường chỉ chứa 14N đã tạo nên tổng số 16 phân tử ADN con.
Theo nguyên tắc bán bảo toàn, trong 16 phân tử ADN con, có 2 phân tử ADN mà mỗi phân tử chứa 1 mạch của phân tử ban đầu.
→ có 2 phân tử ADN có chứa cả 14N và 15N.
Đáp án cần chọn là: B
Câu 26:Phân tử ADN của một vi khuẩn chỉ chứa N15 nếu chuyển nó sang môi trường chỉ có N14 thì sau 10 lần phân đôi liên tiếp có tối đa bao nhiêu vi khuẩn con có chứa N14?
- 1023
- 1024
- 2046
- 1022
Đáp án:
Số phân tử ADN tạo thành sau 10 lần nhân đôi liên tiếp là 210 =1024.
Nhưng trong số các phân tử này có 2 phân tử ADN mà trong phân tử có một mạch chứa N14, mạch kia chứa N15, số ADN còn lại chứa toàn N14.
Vậy số vi khuẩn tối đa chứa N14 là 1024.
Đáp án cần chọn là: B
Câu 27:Nếu nuôi cấy một tế bào E.Coli có một phân tử ADN ở vùng nhân chỉ chứa N15 phóng xạ chưa nhân đôi trong môi trường chỉ có N14, quá trình phân chia của vi khuẩn tạo ra 512 tế bào con. Số phân tử ADN ở vùng nhân của các E.coli có chứa N14 phóng xạ được tạo ra trong quá trình trên là:
- 2
- 512
- 256
- 510
Đáp án:
Nếu nuôi cấy trong môi trường chỉ có N14 → Phân chia nhân tạo ra 512 tế bào → 512 phân tử ADN → trong đó có hai phân tử chứa một mạch là N14 và 1 mạch N15
→ Vậy có tất cả 512 phân tử .
Đáp án cần chọn là: B
Câu 28:Xét một phân tử ADN vùng nhân của vi khuẩnE. Colichứa N15. Nuôi cấy vi khuẩn trong môitrường N14, sau 3 thế hệ trong môi trường nuôi cấy có
- 2 phân tử ADN có chứa N14.
- 6 phân tử ADN chỉ chứa N14
- 1 phân tử ADN chỉ chứa N15.
- 8 phân tử ADN chỉ chứa N15.
Đáp án:
Sau 3 thế hệ trong môi trường nuôi cấy có: 2 phân tử ADN có chứa N15 và 23−223−2 = 6 phân tử chỉ chứa N14
Đáp án cần chọn là: B
Câu 29:Người ta nuôi cấy 8 vi khuẩn E. coli có ADN vùng nhân chỉ chứa N15 trong môi trường chỉ có N14. Sau ba thế hệ (tương đương 60 phút nuôi cấy), người ta đưa toàn bộ vi khuẩn được tạo thành sang nuôi cấy trong môi trường chỉ có N15. Sau một thời gian nuôi cấy tiếp đã tạo ra trong tất cả các vi khuẩn tổng cộng 1936 mạch đơn ADN vùng nhân chứa N15. Tổng tế bào vi khuẩn thu được ở thời điểm này là:
- 1024
- 970
- 512
- 2048
Đáp án:
8 vi khuẩn N15 trong môi trường N14 trong 3 thế hệ
→ 8 × 23 = 64 vi khuẩn con
Trong đó có:
16 vi khuẩn có 2 mạch N15 và N14
48 vi khuẩn 2 mạch đều là N14
64 vi khuẩn trên nuôi trong môi trường N15 trong m thế hệ
→ 64 × 2m vi khuẩn con
Trong tất cả các vi khuẩn con, số mạch N14 là: 16 + 48×2 = 112
→ Số mạch chứa N15 là: 64 × 2m× 2 – 112 = 1936
→ m = 4
Tổng số vi khuẩn con được tạo ra là 64 × 24 = 1024.
Đáp án cần chọn là: A
Câu 30:Người ta cho 6 vi khuẩn E coli có ADN vùng nhân đánh dấu N15 nuôi trong môi trường N14 trong thời gian 1 giờ, trong thời gian nuôi cấy này, thời gian thế hệ của vi khuẩn là 20 phút, sau đó người ta tách toàn bộ vi khuẩn con chuyển sang nuôi môi trường N15. Sau một thời gian nuôi cấy người ta thu được tất cả 1200 mạch đơn ADN chứa N15. Tổng số phân tử ADN kép vùng nhân thu được cuối cùng là: Chọn câu trả lời đúng:
- 822
- 601
- 642
- 832
Đáp án:
6 vi khuẩn N15 trong môi trường N14 trong 3 thế hệ
→ 6 x 23 = 48 vi khuẩn con → Tạo ra 48.2 = 96 (mạch đơn ADN). Trong đó có 12 mạch ADN chứa và N15 và có 96 – 12 = 84 mạch ADN chứa N14
Sau đó chuyển các phân tử AND sang môi trường N15 nuôi cấy, khi đấy số mạch đơn N14 không thay đổi và có tất cả 1200 + 84 = 1284 (mạch đơn ADN)
Vậy tổng số phân tử ADN kép là 1284: 2 = 642 (phân tử)
Đáp án cần chọn là: C
Câu 31:Người ta nuôi một tế bào vi khuẩn E.coli chỉ chứa N14 trong môi trường chứa N14 (lần thứ 1). Sau hai thế hệ người ta chuyển sang môi trường nuôi cấy có chứa N15 (lần thứ 2) để cho mỗi tế bào nhân đôi 2 lần. Sau đó lại chuyển các tế bào đã được tạo ra sang nuôi cấy trong môi trường có N14 (lần thứ 3) đế chủng nhân đôi 1 lần nữa. Tính số tế bào chứa cả N14 và N15?
- 8
- 12
- 4
- 24
Đáp án:
Lần 1: 1 tế bào chỉ chứa N14 trong môi trường N14
→ Sau 2 thế hệ, tạo ra: 22 tế bào chỉ chứa N14
Lần 2: 4 tế bào chỉ chứa N14 trong môi trường N15
→ sau 2 lần nhân đôi, tạo: 42 = 16 tế bào.
Trong đó có: 4 x 2 = 8 tế bào chứa N14 và N15.
8 tế bào chỉ chứa N15.
Lần 3: 16 tế bào trên trong môi trường N14
Nhân đôi 1 lần
8 tế bào chứa N14 và N15 → cho 8 tế bào con N14 và 8 tế bào con N14 và N15.
8 tế bào chứa N15 → cho 16 tế bào con N14 và N15.
→ tổng có 24 tế bào chứa cả N14 và N15
Đáp án cần chọn là: D
Câu 32:Người ta nuôi một tế bào vi khuẩn E.coli chỉ có N14. Nuôi trong môi trường chứa N14 (lần thứ 1). Sau một thế hệ người ta chuyển sang môi trường nuôi cấy có chứa N15 (lần thứ 2) để cho mỗi tế bào nhân đôi 2 lần. Sau đó lại chuyển các tế bào đã được tạo ra sang nuôi cấy trong môi trường có N14 (lần thứ 3) để chúng nhân đôi 1 lần nữa. số phân tử ADN chỉ chứa N14; chỉ chứa N15; chứa cả N14 và N15 ở lần thứ 3 lần lượt là:
- 2 phân tử, 0 phân tử và 6 phân tử
- 4 phân tử, 0 phân tử và 12 phân tử
- 2 phân tử, 0 phân tử và 14 phân tử
- 4 phân tử, 0 phân tử và 4 phân tử
Đáp án:
1 TB Vi khuẩn (1 phân tử ADN) chứa N14 sau 1 thế hệ tạo được 2 TB vi khuẩn (2 phân tử ADN) như vậy có 4 mạch chứa N14.
2 TB vi khuẩn nhân đôi 2 lần trong môi trường có N15 tạo 8 phân tử ADN (gồm 16 mạch) trong đó có 4 mạch N14 và 12 mạch N15
8 TB vi khuẩn nhân đôi 1 lần trong môi trường có N14 tạo 16 phân tử ADN (gồm 32 mạch) trong đó có 12 mạch N15 và 20 mạch N14
Vậy trong 16 phân tử ADN có 12 phân tử ADN có N14 và N15 và 4 phân tử ADN cả 2 mạch là N14.
Đáp án cần chọn là: B
Câu 33:Người ta nuôi một tế bào vi khuẩn E.coli trong môi trường chứa N14. Sau 1 thế hệ, người ta chuyển sang môi trường nuôi cấy có chứa N15 để cho mỗi tế bào phân chia 2 lần. Sau đó lại chuyển các tế bào đã được tạo ra sang nuôi cấy trong môi trường N14 để chúng phân chia 2 lần nữa. Biết rằng quá trình phân chia tế bào diễn ra bình thường. Số phân tử ADN chứa N14 + N15 được tạo ra ở lần phân chia cuối cùng là:
- 12
- 20
- 32
- 0
Đáp án:
Sau 1 thế hệ nuôi ở môi trường N14 cho 2 tế bào đều là N14
Chuyển sang N15, phân chia 2 lần cho 4 tế bào chỉ chứa N15 (kí hiệu là N15 + N15) và 4 tế bào hỗn hợp (N14 + N15)
Chuyển lại về môi trường N14, lần phân chia cuối cùng, số phân tử ADN chứa N14 + N15 là: 4 x 2 + 4 = 12.
Đáp án cần chọn là: A
Câu 34:Một ADN tự sao k lần liền cần số nuclêôtit tự do là:
- N × (2k -1).
- N × (2k -1).
- N × (k/2 -1).
- N × (k -1).
Đáp án:
Một ADN tự sao k lần liền cần số nuclêôtit tự do là: Nmt = N × (2k -1)
Đáp án cần chọn là: A
Câu 35:Một ADN tự sao x lần liền cần số nuclêôtit tự do là:
- N × (x/2 -1).
- N × (x -1).
- N × (2x -1).
- N × (2x -1).
Đáp án:
Một ADN tự sao x lần liền cần số nuclêôtit tự do là: Nmt = N × (2x -1)
Đáp án cần chọn là: C
Câu 36:Số liên kết hydro được hình thành sau k lần nhân đôi của một gen là:
- H × 2k.
- H × (2k -1).
- 2H × (2k – 1)
- H × 2k – 1
Đáp án:
Tổng số liên kết hidro được hình thành sau k lần nhân đôi là: 2H × (2k -1).
Đáp án cần chọn là: C
Câu 37:Số liên kết hydro được hình thành sau x lần nhân đôi của một gen là:
- 2H× (2x – 1)
- H× (2x -1)
- H× 2x
- H× 2x– 1
Đáp án:
Tổng số liên kết hidro được hình thành sau k lần nhân đôi là: 2H× (2x -1).
Đáp án cần chọn là: A
Câu 38:Một gen dài 5100 Å, có số liên kết hidro là 3900. Gen trên nhân đôi 2 lần đã lấy từ môi trường số nucleotide từng loại là:
- A=T=1800; G=X=2700
- A=T=900; G=X=600
- A=T=600; G=X=900
- A=T=1200; G=X=1800
Đáp án:
Gen có chiều dài là 5100Å → N= (5100 : 3,4) × 2= 3000 nuclêôtit
Gen có số liên kết hidro là 3900.
Ta có hệ phương trình
Gen nhân đôi 2 lần thì lấy ở môi trường số nucleotide các loại là
AMT =TMT = A × (22-1) = 1800
GMT =XMT = G × ( 22-1) = 2700
Đáp án cần chọn là: A
Câu 39:Một gen dài 3400 Å, có số liên kết hidro là 2600. Gen trên nhân đôi 2 lần đã lấy từ môi trường số nucleotide từng loại là:
- A=T=1800; G=X=2700
- A=T=900; G=X=600
- A=T=600; G=X=900
- A=T=1200; G=X=1800
Đáp án:
Gen có chiều dài là 3400Å → N= (3400: 3,4) × 2= 2000 nuclêôtit
Gen có số liên kết hidro là 2600.
Ta có hệ phương trình
Gen nhân đôi 2 lần thì lấy ở môi trường số nucleotide các loại là
AMT =TMT = A × (22-1) = 1200
GMT =XMT = G × (22-1) = 1800
Đáp án cần chọn là: D
Câu 40:Một gen dài 5100 Å có 3900 liên kết hydrô nhân đôi 3 lần liên tiếp. Số nuclêôtit tự do mỗi loại môi trường nội bào cung cấp cho lần nhân đôi cuối cùng là:
- A = T = 2400; G = X = 3600
- A = T = 3600; G = X = 2400
- A = T = 4200; G = X = 6300
- A = T = 6300; G = X = 4200
Đáp án:
Một gen dài 5100 Å → Gen đó có 3000 nuclêôtit
Gen có 3900 liên kết hidro → Gen đó có G = 900, A = 600
Sau khi kết thúc quá trình nhân đôi thì sẽ tạo ra 8 phân tử ADN con, vậy ở lần nhân đôi cuối cùng sẽ có 4 phân tử ADN tham gia để tạo thêm 4 phân tử ADN con mới.
Số lượng nuclêôtit tự do mỗi loại môi trường nội bào cung cấp cho lần nhân đôi cuối cùng là
A= T = 600 x 4 = 2400
G= X = 900 x 4 = 3600
Đáp án cần chọn là: A
Câu 41:Một mạch đơn của gen gồm 60 A, 30 T, 120 G, 80 X tự sao một lần sẽ cần:
- A=T=180;G=X=120.
- A=T=120; G=X=180
- A=T=90; G=x=200.
- A=T=200; G=x=90
Đáp án:
Số nuclêôtit của gen ban đầu:
A = T1 + A1 = 30 + 60 = 90
G = X1 + G1 = 120 + 80 = 200
ADN tự sao 1 lần → cần A = T = 90 nu và G = X = 200 nu
Đáp án cần chọn là: C
Chú ý
Số nucleotide mỗi loại cần cho gen tái bản k lần là A = T = A. (2k – 1); G = X = G. (2k – 1)
Câu 42:Một mạch đơn của gen gồm 50 A, 70 T, 150 G, 30 X tự sao một lần sẽ cần:
- A=T=180;G=X=120.
- A=T=90; G=X=200.
- A=T=120; G=X=180.
- A=T=200; G=X=90
Đáp án:
Số nuclêôtit của gen ban đầu:
A = T1 + A1 = 50 + 70 = 120
G = X1 + G1 = 30 + 150 = 180
ADN tự sao 1 lần → cần A = T = 1200 nu và G = X = 180 nu
Đáp án cần chọn là: C
Chú ý
Số nucleotide mỗi loại cần cho gen tái bản k lần là A = T = A. (2k – 1) ; G = X = G. (2k – 1)
Câu 43:Một gen ở sinh vật nhân sơ có số lượng các loại nuclêôtit trên một mạch là: A = 70, G=100, X= 90, G= 80. Gen này nhân đôi 1 lần, số nuclêôtit loại X mà môi trường cung cấp là:
- 100
- 190
- 90
- 180
Đáp án:
Theo nguyên tắc bổ sung, G1 = X2
Số nu loại X có trên cả 2 mạch là: X = X1 + X2 = X1 + G1 = 190
Gen nhân đôi 1 lần, môi trường cần cung cấp số nu loại X là 190.
Đáp án cần chọn là: B
Câu 44:Trên 1 mạch đơn của gen có có số nu loại A = 60, G=120, X= 80, T=30. Khi gen nhân đôi liên tiếp 3 lần, môi trường cung cấp số nuclêôtit mỗi loại là:
- A = T = 630, G = X = 1400
- A = T = 180,G = X = 400
- A = T = 90, G = X=200
- A = T = 270, G = X = 600
Đáp án:
Trên cả 2 mạch: A = T = 60 + 30 = 90, G = X = 120 + 80 = 200.
Nhân đôi 3 lần: môi trường cung cấp: A = T = 90 x (23 – 1) = 630, G = X = 200 x 7 = 1400.
Đáp án cần chọn là: A
Câu 45:Gen dài 510 nm và có tỉ lệ A=1/3 số nuclêôtit của gen, khi tự nhân đôi hai lần liên tiếp sẽ có tổng số liên kết hydro được hình thành là?
- 14000.
- 21000.
- 105000.
- 24000.
Đáp án:
N = 5100 : 3,4 × 2 = 3000 nuclêôtit.
A = 3000 × 1 : 3 = 1000 → G = 1500 - 1000 = 500 nuclêôtit.
Số liên kết H của gen là: 2 × 1000 + 3 × 500 = 3500
Tổng số liên kết H được hình thành sau 2 lần nhân đôi là: 3500 × 2 × (22 – 1) = 21000
Đáp án cần chọn là: B
Câu 46:Gen dài 510 nm và có tỉ lệ A=1/3 số nuclêôtit của gen, khi tự nhân đôi 4 lần liên tiếp sẽ có số liên kết hydro được hình thành là:
- 14000.
- 21000.
- 105000.
- 24000.
Đáp án:
N = 5100 : 3,4 × 2 = 3000 (nucleotide)
A = 3000 × 1: 3 = 1000 → G = 1500 - 1000 = 500 (nu)
Số liên kết H của gen là: 2.1000 + 3.500 = 3500
Số liên kết H được hình thành sau 2 lần nhân đôi là: 3500. 2. (2^4 – 1) = 105000
Đáp án cần chọn là: C
Câu 47:Một gen có 3000 nuclêôtit, có hiệu số nuclêôtit loại G với loại nuclêôtit khác chiếm 10% tổng số nuclêôtit của gen. Tính số liên kết hidro được hình thành khi gen nhân đôi 3 lần?
- 54600
- 27300
- 57600
- 31200
Đáp án:
Ta có G = X và A = T nên ta có
%G – % A = 10% và %G + % A = 50% → G = 30 % và A = 20%
Số nuclêôtit loại G trong gen đó là 30% × 3000 = 900nu, số nucleotide loại A là 600 nu
Số liên kết H trong gen là: 2.600 + 3.900 = 3900
Số liên kết H được hình thành khi gen nhân đôi 3 lần: 2 × 3900 × (23 - 1) = 54600
Đáp án cần chọn là: A
Câu 48:Một gen có 3600 nuclêôtit, có hiệu số nuclêôtit loại G với loại nuclêôtit khác chiếm 10% tổng số nuclêôtit của gen. Tính số liên kết hidro được hình thành khi gen nhân đôi 4 lần?
- 70200
- 74880
- 37440
- 140400
Đáp án:
Ta có G = X và A = T nên ta có
%G – % A = 10% và %G + % A = 50% → G = 30 % và A = 20%
Số nuclêôtit loại G trong gen đó là 0.30 x 3600 = 1080
Số liên kết H trong gen là : 3600 + 1080 = 4680
Số liên kết H được hình thành khi gen nhân đôi 4 lần: 2 × 4680 × (24 - 1) = 140400
Đáp án cần chọn là: D
Câu 49:Hai gen I và II đều dài 3060 Å. Gen I có A = 20% và bằng 2/3 số G của gen II. Cả 2 gen đều nhân đôi một số lần, môi trường cung cấp tất cả 2160 Nu tự do loại X. Số lần nhân đôi của gen I và II là:
- 1 và 2
- 1 và 3
- 2 và 3
- 3 và 1
Đáp án:
Gen dài 3060Å ↔ có tổng số nu là: 2A + 2G = 3060 : 3,4 × 2 = 1800 nuclêôtit
Gen I có AI = 20% → Gen I có AI = TI = 360
→ Vậy GI = XI = 540
Gen II có GII = 3/2 AI → Gen II có GII = XII = 3/2 × 360 = 540
→ Vậy AII = TII = 360
Gen I nhân đôi a lượt, gen II nhân đôi b lượt
Số loại nu X môi trường cung cấp là: 540(2a – 1) + 540(2b - 1) = 2160
Do a,b là số nguyên dương
→ Vậy a = 1 và b = 2 hoặc ngược lại.
Đáp án cần chọn là: A
Chú ý
Vì hai gen này có số nuclêôtit G bằng nhau nên có thể xảy ra hai trường hợp đều thỏa mãn:
- Gen I nhân đôi 1 lần, gen II nhân đôi 2 lần.
- Gen I nhân đôi 2 lần, gen II nhân đôi 1 lần
Câu 50:Hai gen I và II đều dài 3060 Å. Gen I có A = 20% và bằng 2/3 số G của gen II. Cả 2 gen đều nhân đôi một số lần, môi trường cung cấp tất cả 5400 Nu tự do loại X. Số lần nhân đôi của gen I và II là:
- 1 và 2
- 1 và 3
- 2 và 3
- 3 và 1
Đáp án:
Gen dài 3060 Å ↔ có tổng số nu là: 2A + 2G = 3060 : 3,4 × 2 = 1800 nuclêôtit
Gen I có AI = 20% → Gen I có AI = TI = 360 → Vậy GI = XI = 540
Gen II có GII = 3/2 AI → Gen II có GII = XII = 3/2 x 360 = 540 → Vậy AII = TII = 360
Gen I nhân đôi a lượt, gen II nhân đôi b lượt
Số loại nu X môi trường cung cấp là: 540. (2a – 1) + 540. (2b - 1) = 5400
→ 2a +2b = 12
Do a,b là số nguyên dương
→ Vậy a = 2 và b = 3 hoặc ngược lại.
Đáp án cần chọn là: C
Chú ý
Vì hai gen này có số nuclêôtit G bằng nhau nên có thể xảy ra hai trường hợp đều thỏa mãn:
- Gen I nhân đôi 1 lần, gen II nhân đôi 2 lần.
- Gen I nhân đôi 2 lần, gen II nhân đôi 1 lần
Câu 51:Một gen dài 5100Å thực hiện quá trình tự nhân đôi một số lần. Môi trường nội bào đã cung cấp tổng số nuclêôtit tự do cho các thế hệ của quá trình tự sao nói trên là 93000. Số lần tự sao của gen nói trên là:
- 5 lần
- 6 lần
- 3 lần
- 4 lần
Đáp án:
Một gen có5100Å → 3000 nuclêôtit
Tổng số gen con được tạo ra trong quá trình nhân đôi là: 93000 : 3000 = 31
Tổng số lượng phân tử ADN được tạo ra sau khi quá trình nhân đôi là: 31 + 1 = 32 = 25
Vậy gen đó nhân đôi 5 lần.
Đáp án cần chọn là: A
Câu 52:ADN dài 5100 Å tự sao 5 lần liền cần số nuclêôtit tự do là:
- 51000
- 93000
- 46500
- 96000
Đáp án:
Tổng số nucleotide: N = L : 3,4 x 2 = 3000 nucleotide
Số nucleotide cần cho gen tự sao 5 lần là 3000 × (25 – 1) = 93000
Đáp án cần chọn là: B
Câu 53:ADN dài 2550 Å tự sao 5 lần liền cần số nuclêôtit tự do là:
- 51000.
- 93000.
- 46500.
- 96000.
Đáp án:
Tổng số nucleotide: N = L : 3,4 x 2 = 1500 nucleotide
Số nucleotide cần cho gen tự sao 5 lần là 1500. (25 – 1) = 46500 nucleotide
Đáp án cần chọn là: C
Câu 54:Một gen tự nhân đôi tạo thành 2 gen con đã hình thành nên 3800 liên kết hidro, trong đó số liên kết hiđrô giữa các cặp GX nhiều hơn số liên kết trong các cặp AT là 1000. Chiều dài của gen là:
- 5100Å
- 3000Å
- 2550Å
- 2550Å
Đáp án:
2 x (2A + 3G) = 3800; 2 x (3G – 2A) = 1000 → A = 350; G = 400.
→ Số nu trên 1 mạch gen: A + G = 350 + 400 = 750.
→ Chiều dài gen: 750 x 3,4 = 2550 Å.
Đáp án cần chọn là: C
Câu 55:Số liên kết hydro bị hủy trong lần nhân đôi thứ k của một gen là:
- H× (2k -1).
- H× 2k – 1.
- H× 2k – 1.
- H× 2k.
Đáp án:
Số liên kết H bị phá vỡ là trong lần nhân đôi thứ k là: H = H× 2k – 1
Đáp án cần chọn là: C
Chú ý
Nếu không nhớ công thức, ta có thể tính nhanh tổng số liên kết hidro của các phân tử ADN sau k-1 lần nhân đôi = H × 2k-1 (với 2k-1 là số phân tử ADN tạo thành sau k-1 lần nhân đôi)
→ Số liên kết H bị phá vỡ là trong lần nhân đôi thứ k là: H = H× 2k – 1
Câu 56:Số liên kết hydro bị hủy trong lần nhân đôi thứ x của một gen là:
- H× (2x -1)
- H× 2x – 1.
- H× 2x.
- H× 2x– 1.
Đáp án:
Số liên kết H bị phá vỡ là trong lần nhân đôi thứ x là: H = H× 2x– 1
Đáp án cần chọn là: D
Chú ý
Nếu không nhớ công thức, ta có thể tính nhanh tổng số liên kết hidro của các phân tử ADN sau k-1 lần nhân đôi = H × 2k-1 (với 2k-1 là số phân tử ADN tạo thành sau k-1 lần nhân đôi)
→ Số liên kết H bị phá vỡ là trong lần nhân đôi thứ k là: H = H× 2k– 1
Câu 57:Tổng số liên kết hydro bị phá vỡ sau k lần nhân đôi của một gen là:
- H× 2k.
- H× (2k -1).
- H× 2k – 1
- H× 2k – 1
Đáp án:
Tổng số liên kết hidro bị phá vỡ sau k lần nhân đôi là: H× (2k -1).
Đáp án cần chọn là: B
Chú ý
Nếu không nhớ công thức, ta có thể thử nhanh trong 3 lần nhân đôi.
Gen có số liên kết hidro là H:
Sau 1 lần nhân đôi, Số gen tham gia là 1, số liên kết hidro bị phá vỡ: H . 1 = 1H
Sau 2 lần nhân đôi, Số gen tham gia là 2, tổng số liên kết hidro bị phá vỡ: H. (1+2) = 3H
Sau 3 lần nhân đôi, Số gen tham gia là 4, tổng số liên kết hidro bị phá vỡ: H. (1+2+4) = 7H =(23-1).H
Sau k lần nhân đôi, tổng số liên kết hidro bị phá vỡ: (2k-1).H
Câu 58:Số liên kết hydro bị phá vỡ sau x lần nhân đôi của một gen là:
- H× 2x.
- H× 2x – 1
- H× (2x -1).
- H× 2x– 1
Đáp án:
Tổng số liên kết hidro bị phá vỡ sau x lần nhân đôi là: H× (2x -1).
Đáp án cần chọn là: C
Chú ý
Nếu không nhớ công thức, ta có thể thử nhanh trong 3 lần nhân đôi.
Gen có số liên kết hidro là H:
Sau 1 lần nhân đôi, Số gen tham gia là 1, số liên kết hidro bị phá vỡ: H . 1 = 1H
Sau 2 lần nhân đôi, Số gen tham gia là 2, tổng số liên kết hidro bị phá vỡ: H. (1+2) = 3H
Sau 3 lần nhân đôi, Số gen tham gia là 4, tổng số liên kết hidro bị phá vỡ: H. (1+2+4) = 7H =(23-1).H
Sau x lần nhân đôi, tổng số liên kết hidro bị phá vỡ: (2x-1).H
Câu 59:Gen dài 510 nm và có tỉ lệ A/G=2, khi tự nhân đôi hai lần liên tiếp sẽ có số liên kết hydro bị hủy là:
- 10500.
- 51000.
- 15000.
- 50100.
Đáp án:
N = 5100 : 3,4 × 2 = 3000
A = 3000 : 2 : 3 × 2 = 1000
G = A : 2 = 500
Số liên kết H bị hủy là: 1000 × 2 × (22 – 1) + 500 × 3 × (22 – 1) = 10500
Đáp án cần chọn là: A
Câu 60:Gen dài 510 nm và có tỉ lệ A/G=2, khi tự nhân đôi ba lần liên tiếp sẽ có số liên kết hydro bị hủy là:
- 49000.
- 24500.
- 28000.
- 10500.
Đáp án:
N = 5100 : 3,4 × 2 = 3000 nu
A = 3000 : 2 : 3 × 2 = 1000 nu
G = A: 2 = 500 nu
Số liên kết H bị hủy là: 1000. 2. (23 – 1) + 500. 3. (23 – 1) = 24500
Đáp án cần chọn là: B
Câu 61:Một gen có 3600 nuclêôtit, có hiệu số nuclêôtit loại G với loại nuclêôtit khác chiếm 10% tổng số nuclêôtit của gen. Số liên kết hiđrô bị phá vỡ khi gen nhân đôi 4 lần là
- 74880
- 4680
- 70200
- 57600
Đáp án:
Ta có G = X và A = T nên ta có
%G – % A = 10% và %G + % A = 50% → G = 30 % và A = 20%
Số nuclêôtit loại G trong gen đó là 0.30 x 3600 = 1080
Số liên kết H trong một gen là: 3600 + 1080 = 4680
Số liên kêt H bị phá vỡ khi gen nhân đôi 4 lần là: 4680 x (24 - 1) = 70200
Đáp án cần chọn là: C
Câu 62:Số liên kết cộng hóa trị giữa các nuclêôtit bị phá vỡ sau 1 lần nhân đôi của một gen có N nuclêôtit là:
- N.
- N-2.
- (N-2) ×( 2k - 1)
- 0
Đáp án:
Liên kết cộng hóa trị giữa các nucleotit trong 1 mạch thì không bị phá vỡ.
Đáp án cần chọn là: D
Câu 63:Số liên kết cộng hóa trị giữa các nuclêôtit bị phá vỡ sau 1 lần nhân đôi của một gen có N nuclêôtit là:
- (N-2) ×( 21 - 1)
- N-2.
- 0
- N.
Đáp án:
Liên kết cộng hóa trị giữa các nucleotit trong 1 mạch thì không bị phá vỡ.
Đáp án cần chọn là: C
Câu 64:Một gen có 450 nuclêôtit loại X và có số nuclêôtit loại A chiếm 30% tổng số nuclêôtit của gen. Tổng số liên kết hóa trị được hình thành giữa hai mạch khi gen nhân đôi liên tiếp 5 lần là:
- 69688
- 2700
- 138438
- 674
Đáp án:
%X = 50% - %A = 50% - 30% = 20%
N = X : 0,2 = 450 : 0,2 = 2250
Tổng số liên kết hóa trị được hình thành là (2250 – 2) × (25 -1) = 69688
Đáp án cần chọn là: A
Câu 65:Một gen có 450 nuclêôtit loại X và có số nuclêôtit loại A chiếm 20% tổng số nuclêôtit của gen. Tổng số liên kết hóa trị được hình thành giữa các nuclêôtit ở hai mạch khi gen nhân đôi liên tiếp 3 lần là:
- 11984
- 4494
- 10486
- 20986
Đáp án:
%X = 50% - %A = 50% - 20% = 30%
N = X : 0,3 = 450 : 0,3 = 1500
Tổng số liên kết hóa trị được hình thành là (1500 – 2). (23 -1) = 10486
Đáp án cần chọn là: C
Câu 66:Một plasmid có 104 cặp nuclêôtit tiến hành tự nhân đôi 3 lần, số liên kết cộng hoá trị được hình thành giữa các nuclêôtit của ADN là:
- 160000
- 159984
- 139986
- 140000
Đáp án:
Plasmid là ADN dạng kép, vòng.
104 cặp nu → có 104 liên kết cộng hóa trị giữa các nu
Gen tự nhân đôi 3 lần, tổng số liên kết cộng hóa trị được hình thành là:
10000 x (2+22+23) = 10000 x (24 – 2) = 140000.
Đáp án cần chọn là: D
Câu 67:Trên mạch 1 của một gen có T = 400 nuclêôtit và chiếm 25% số nuclêôtit của mạch. Gen này nhân đôi liên tiếp 3 lần, số liên kết hóa trị được hình thành trong cả quá trình nhân đôi của gen là:
- 25600
- 22400
- 25568
- 22386
Đáp án:
Mạch 1 có T1 = 400, chiếm 25% số nu của mạch, ta có
Tổng số nu của mạch là: 400 : 0,25 = 1600
Tổng số nu của cả gen là: 1600 × 2 = 3200
Tổng số liên kết photphodieste của gen là: 3200 – 2 = 3198
Gen nhân đôi 3 lần, tổng số liên kết hóa trị được hình thành trong cả quá trình nhân đôi của gen là:
(1 + 2 + 22) x 3198 = (23 – 1)x3198 = 22386
Đáp án cần chọn là: D
Câu 68:Trên một đơn vị tái bản của ADN có a đoạn Okazaki. Số đoạn mồi cần được cung cấp cho đơn vị tái bản này là bao nhiêu ?
- a
- a +1
- a +2
- 2a
Đáp án:
Số đoạn mồi cần cung cấp cho 1 đơn vị này tái bản = số đoạn Okazaki + 2
Đáp án cần chọn là: C
Câu 69:Trên một đơn vị tái bản của ADN có m đoạn Okazaki. Số đoạn mồi cần được cung cấp cho đơn vị tái bản này là bao nhiêu?
- m
- 2m
- m + 1
- m + 2
Đáp án:
Số đoạn mồi cần cung cấp cho 1 đơn vị này tái bản = số đoạn Okazaki + 2
Đáp án cần chọn là: D
Câu 70:Một phân tử ADN của vi khuẩn thực hiện nhân đôi, người ta đếm được tổng số 50 phân đoạn Okazaki. Số đoạn mồi cần được tổng hợp là bao nhiêu ?
- 50
- 51
- 52
- Không xác định
Đáp án:
Vi khuẩn chỉ có một đơn vị tái bản.
Số đoạn mồi = số đoạn Okazaki + 2 = 50 +2 = 52
Đáp án cần chọn là: C
Câu 71:Trên một đơn vị tái bản có 30 đoạn okazaki. Số đoạn mồi cung cấp cho đơn vị tái bản này khi nó tự nhân đôi một lần là
- 30
- 31
- 32
- 29
Đáp án:
Số đoạn mồi = số đoạn okazaki + 2 = 32
Đáp án cần chọn là: C
Câu 72:Đoạn giữa của 1 phân tử ADN ở một loài động vật khi thực hiện quá trình nhân đôi đã tạo ra 5 đơn vị tái bản. Các đơn vị tái bản này lần lượt có 14, 16, 22, 18 và 24 đoạn Okazaki, số đoạn ARN mồi đã được tổng hợp để thực hiện quá trình nhân đôi ADN đoạn giữa trên là:
- 110
- 99
- 94
- 104
Đáp án:
5 đơn vị tái bản ↔ có 10 chạc chữ Y
Mỗi chạc chữ Y có 1 mạch liên tục và 1 mạch gián đoạn
Xét đơn vị tái bản 1:
- có 14 đoạn Okazaki ↔ có 14 đoạn mồi
- có 2 mạch liên tục ↔ có 2 đoạn mồi
Vậy ta có thể tính số đoạn ARN mồi đã được tổng hợp để thực hiện quá trình nhân đôi ADN đoạn giữa trên là: 14 + 16 + 22 + 18 + 24 + 2 x 5 = 104
Đáp án cần chọn là: D
Câu 73:Đoạn giữa của 1 phân tử ADN ở một loài động vật khi thực hiện quá trình nhân đôi đã tạo ra 4 đơn vị tái bản. Các đơn vị tái bản này lần lượt có 18, 24, 28 và 32 đoạn Okazaki, số đoạn ARN mồi đã được tổng hợp để thực hiện quá trình nhân đôi ADN đoạn giữa trên là:
- 110
- 99
- 94
- 104
Đáp án:
4 đơn vị tái bản ↔ có 8 chạc chữ Y
Mỗi chạc chữ Y có 1 mạch liên tục và 1 mạch gián đoạn
Xét đơn vị tái bản 1:
- có 18 đoạn Okazaki ↔ có 18 đoạn mồi
- có 2 mạch liên tục ↔ có 2 đoạn mồi
Vậy ta có thể tính số đoạn ARN mồi đã được tổng hợp để thực hiện quá trình nhân đôi ADN đoạn giữa trên là: 18 + 24 + 28 + 32 + 2 x 4 = 110
Đáp án cần chọn là: A
Câu 74:Trong quá trình nhân đôi của một phân tử ADN ở sinh vật nhân thực có 8 đơn vị tái bản giống nhau. Trên mỗi chạc chữ Y của một đơn vị tái bản, người ta thấy có 14 đoạn Okazaki. Tính đến thời điểm quan sát, số đoạn ARN mồi đã được tổng hợp cho quá trình nhân đôi ADN là
- 128.
- 112.
- 120.
- 240
Đáp án:
Số đoạn mồi = 8 × (14 × 2 + 2) = 240
Đáp án cần chọn là: D
Câu 75:Một phân tử ADN trong 1 lần nhân đôi xác định được có 4 đơn vị tái bản với tổng số 50 phân đoạn Okazaki. Nếu trong quá trình nhân đôi tổng hợp 870 đoạn ARN mồi thì phân tử ADN nhân đôi bao nhiêu lần?
- 6
- 3
- 8
- 4
Đáp án:
4 đơn vị tái bản với tổng 50 đoạn Okazaki
→ số đoạn mồi cần cho 1 phân tử ADN nhân đôi 1 lần là : 50 + 4×2 = 58
Giả sử phân tử ADN đề bài nhân đôi n lần
→ số đoạn mồi cần là 58 × (2n – 1) = 870
→ n = 4
Đáp án cần chọn là: D
Câu 76:Một phân tử ADN trong 1 lần nhân đôi xác định được có 4 đơn vị tái bản với tổng số 50 phân đoạn Okazaki. Nếu trong quá trình nhân đôi tổng hợp 3654 đoạn ARN mồi thì phân tử ADN nhân đôi bao nhiêu lần?
- 6
- 3
- 8
- 4
Đáp án:
4 đơn vị tái bản với tổng 50 đoạn Okazaki
→ số đoạn mồi cần cho 1 phân tử ADN nhân đôi 1 lần là : 50 + 4x2 = 58
Giả sử phân tử ADN đề bài nhân đôi n lần
→ số đoạn mồi cần là 58 x (2^n – 1) = 3654
→ n = 6
Đáp án cần chọn là: A
Câu 77:Một đoạn ADN dài 272 nm, trên mạch đơn thứ hai của đoạn ADN có A2 = 2T2 = 3G2 = 4X2. ADN này nhân đôi liên tiếp 2 lần, môi trường nội bào đã cung cấp số nucleôtit loại A là:
- 1728
- 1152
- 2160
- 3456
Đáp án:
Số nucleotit của gen là: N=1600
Ta có N/2 = A2 + T2 +G2 +X2 = 800 ↔ 4X2 + 2X2 +4/3X2 +X2 =800 →X2 =25/3X2=800 →X2 = 96
A=A2 + T2 = 6X2 =576
ADN này nhân đôi liên tiếp 2 lần, môi trường nội bào đã cung cấp số nucleôtit loại A là: Amt = A×(22 – 1)=1728
Đáp án cần chọn là: A
Câu 78:Một phân tử ADN mạch kép có tỷ lệ=5/3, khi phân tử này nhân đôi liên tiếp 3 lần, tỷ lệ các loại nucleotit môi trường nội bào cung cấp cho quá trình nhân đôi của gen là
- A = T= 18,75%; G = X = 31,25%
- A + T = 31,25%; G + X = 18,75%
- A + T= 18,75%, G + X = 31,25%
- A = T = 31,25%; G = X = 18,75%.
Đáp án:
Ta có: =5/3=A/T→A=T+31,25%; G=X=18,75%
Khi gen nhân đôi 3 lần thì tỷ lệ các loại nucleotit môi trường nội bào cung cấp cho quá trình nhân đôi của gen là: A = T = 31,25%; G = X = 18,75%.
Đáp án cần chọn là: D
V. Trắc nghiệm tổng hợp
Câu 1: Trong quá trình nhân đôi ADN, trên một mạch khuôn, mạch ADN mới được tổng hợp liên tục, còn trên mạch khuôn còn lại, mạch mới được tổng hợp ngắt quãng theo từng đoạn. Hiện tượng này xảy ra do:
A. mạch mới luôn luôn được tổng hợp theo chiều tháo xoắn của ADN
B. mạch mới luôn luôn được tổng hợp theo chiều 3’ → 5’
C. mạch mới luôn luôn được tổng hợp theo chiều 5’ → 3’
D. mạch mới luôn luôn được tổng hợp theo hướng ngược chiều tháo xoắn của ADN
Đáp án: C
Câu 2: Tính thoái hóa của mã di truyền là hiện tượng nhiều bộ ba khác nhau cùng mã hóa cho một loại axit amin. Những mã di truyền nào sau đây không có tính thoái hóa?
A. 5’AUG3’, 5’UGG3’
B. 5’XAG3’, 5’AUG3’
C. 5’UUU3’, 5’AUG3’
D. 5’UXG3’. 5’AGX3’
Đáp án: A
AUG- mã mở đầu và UGG- Triptophan là 2 bộ ba duy nhất không có tính thoái hóa. Tức là 1 bộ ba chỉ mã hóa cho 1 axitamin và axitamin đó được mã hóa bởi 1 bộ ba duy nhất.
Câu 3: Vùng nhân của vi khuẩn Helicobacter pylori có một phân tử ADN và ADN chỉ chứa N14. Đưa một vi khuẩn Helicobacter pylori vào trong môi trường dinh dưỡng chỉ chứa N15 phóng xạ và vi khuẩn sinh sản theo hình thức phân đôi tạo ra 16 vi khuẩn con. Khẳng định nào sau đây đúng?
A. Trong 16 phân tử ADN con được tạo ra ở vùng nhân, có 15 mạch được tổng hợp liên tục, 15 mạch được tổng hợp gián đoạn.
B. Trong 16 phân tử ADN con được tạo ra ở vùng nhân, có 16 mạch được tổng hợp liên tục, 16 mạch được tổng hợp gián đoạn.
C. Trong quá trình nhận đôi ADN, enzim nối ligaza chỉ tác động lên một trong hai mạch đơn mới được tổng hợp từ một phân tử mẹ ADN.
D. Tất cả phân tử ADN ở vùng nhân của các vi khuẩn con đều có những đơn phân chứa N15.
Đáp án: D
Vì trong môi trường N15 nên các mạch đơn mới được tổng hợp có nguyên liệu hoàn toàn là N15. Theo nguyến tắc bán bảo tồn, trong số 16 phân tử ADN con mới được tạo ra sẽ có 14 phân tử hoàn toàn chứa N15 và 2 phân tử mà trong mỗi phân tử đó có chứa 1 mạch N14 và 1 mạch N15.
Do đó trong vùng nhân của tất cả vi khuẩn con đều có chứa ít nhất một mạch mà đơn phân chứa toàn N15.
Câu 4: Tính đặc hiệu của mã di truyền được thể hiện như thế nào?
A. Mọi loài sinh vật đều có chung một bộ mã di truyền
B. Mỗi axit amin thường được mã hóa bởi nhiều bộ ba.
C. Mỗi bộ ba chỉ mã hóa cho một loại axit amin
D. Mã di truyền được dọc theo cụm nối tiếp, không gối nhau.
Đáp án: C
Câu 5: Khi nói về quá trình nhân đôi ADN, phát biểu nào sau đây sai?
A. Enzim ADN polimeraza tổng hợp và kéo dài mạch mới theo chiều 3’ → 5’
B. Enzim ligaza (enzim nối) nối các đoạn Okazaki thành mạch đơn hoàn chỉnh
C. Quá trình nhân đôi ADN diễn ra theo nguyên tắc bổ sung và nguyên tắc bán bảo tồn
D. Nhờ các enzim tháo xoắn, hai mạch đơn của ADN tách nhau dần tạo nên chạc chữ Y
Đáp án: A
Enzyme polimeraza chỉ bám vào được đầu 3’OH nên mạch mới được tổng hợp theo chiều 5’-3’.
Câu 6: Các bộ ba trên mARN có vai trò quy định tín hiệu kết thúc quá trình dịch mã là:
A. 3’UAG5’ ; 3’UAA5’ ; 3’UGA5’
B. 3’GAU5’ ; 3’AAU5’ ; 3’AGU5’
C. 3’UAG5’ ; 3’UAA5’ ; 3’AGU5’
D. 3’GAU5’; 3’AAU5’ ; 3’AUG5’
Đáp án: B
Câu 7: Sự nhân đôi ADN ở sinh vật nhân thực khác với sự nhân đôi của ADN ở E. coli về (1) Chiều tổng hợp. (2) Các enzim tham gia. (3) Thành phần tham gia. (4) Số lượng các đơn vị nhân đôi. (5) Nguyên tắc nhân đôi.
Phương án đúng là :
A. (1) và (2)
B. (2), (3) và (4)
C. (2) và (4)
D. (2), (3) và (5)
Đáp án: C
Câu 8: Ở cấp độ phân tử, thông tin di truyền được truyền từ tế bào mẹ sang tế bào con nhờ cơ chế
A. giảm phân và thụ tinh
B. nhân đôi ADN
C. phiên mã
D. dịch mã
Đáp án: B
Câu 9: Từ 3 loại nicleotit khác nhau sẽ tạo được nhiều nhất bao nhiêu loại bộ mã khác nhau?
A. 27
B. 48
C. 16
D. 9
Đáp án: A
Số bộ ba khác nhau tạo từ 3 nucleotit khác nhau là: 3.3.3 = 27
Câu 10: Enzim ADN polimeraza có vai trò gì trong quá trình tái bản ADN?
A. Sử dụng đồng thười cả 2 mạch khuôn để tổng hợp ADN mới.
B. Lắp ráp nucleotit tự do theo nguyên tắc bổ sung với mỗi mạch khuôn của ADN theo chiều 5’ → 3’
C. Sử dụng một mạch khuôn để tổng hợp mạch mới theo chiều 3’ → 5’
D. Chỉ xúc tác tháo xoắn ADN mà không tổng hợp mạch mới
Đáp án: B
Câu 11: Một gen ở sinh vậy nhân sơ có số lượng các loại nucleotit trên một mạch là A = 70; G = 100; X = 90; T = 80. Gen này nhân đôi một lần, số nucleotit loại X mà môi trường nội bào cần cung cấp cho quá trình này là:
A. 100 B. 190
C. 90 D. 180
Đáp án: B
- Số Nu loại X trong 1 gen là X = X1 + X2 = X1 + G1 = 190 Nu
- Số Nu loại X môi trường cung cấp cho 1 lần nhân đôi là
Xcc = X.(2 – 1)= 190 Nu
Câu 12: Một gen dài 5100Ao, số nucleotit loại A của gen bằng 2/3 số lượng một loại nucleotit khác. Gen này thực hiện tái bản liên tiếp 4 lần. Số nucleotit mỗi loại mà môi trường nội bào cung cấp cho quá trình tái bản trên là:
A. A=T= 9000; G=X=13500
B. A=T= 2400; G=X=3600
C. A=T=9600; G=X=14400
D. A=T=18000; G=X=27000
Đáp án: A
Số Nu của gen là:
N = = 3000 Nu
A = 2/3 G
A + G = N/2 = 1500 Nu
A = 600 Nu
G = 900 Nu
Số nu mỗi loại môi trường cung cấp cho gen nhân đôi 4 lần là:
Acc = A*(24 - 1) = 9000 Nu
Gcc = G*(24 - 1) = 13500 Nu
Câu 13: Dựa vào đâu để phân loại gen cấu trúc và gen điều hòa?
A. Dựa vào cấu trúc của gen
B. Dựa vào sự biểu hiện kiểu hình của gen
C. Dựa vào kiểu tác động của gen
D. Dựa vào chức năng sản phẩm của gen
Đáp án: D
Câu 14: Một phân tử ADN có cấu trúc xoắn kép, giả sử phân tử ADN này có tỉ lệ thì tỉ lệ nucleotit loại G của phân tử ADN này là:
A. 10% B. 40%
C. 20% D. 25%
Đáp án: B
⇒ A= 10% N
⇒ G= 40% N
Câu 15: Nguyên tắc bán bảo tồn được thể hiện trong cơ chế nhân đôi ADN có nghĩa là:
A. trong 2 phân tử ADN mới được hình thành, mỗi phân tử gồm có 1 mạch là của ADN ban đầu và 1 mạch mới tổng hợp.
B. sự nhân đôi xảy ra trên 2 mạch của phân tử ADN theo 2 hướng và ngược chiều nhau.
C. trong 2 phân tử ADN mới được hình thành, 1 phân tử giống với phân tử ADN mẹ còn phân tử kia có cấu trúc thay đổi.
D. 2 phân tử ADN mới được hình thành hoàn toàn giống nhau và giống với ADN mẹ ban đầu.
Đáp án: A
Câu 16: Điều nào dưới đây là đúng để giải thích vì sao trên mỗi chạc chữ Y chỉ có một mạch của phân tử ADN được tổng hợp liên tục còn một mạch được tổng hợp gián đoạn?
A. Do 2 mạch khuôn có cấu trúc ngược chiều nhưng enzim ADN polimeraza chỉ xúc tác tổng hợp mạch mới theo chiều 5’ → 3’.
B. Sự liên kết các nucleotit trên 2 mạch diễn ra không đồng thời.
C. Do giữa 2 mạch có nhiều liên kết bổ sung khác nhau.
D. Do 2 mạch khuôn có cấu trúc ngược chiều nhưng enzim ADN polimeraza chỉ xúc tác tổng hợp mạch mới theo chiều 3’ → 5’.
Đáp án: A
Câu 17: Người ta sử dụng một chuỗi polinucleotit có làm khuôn để tổng hợp nhân tạo một chuỗi polinucleotit bổ sung có chiều dài bằng chiều dài của chuỗi khuôn đó. Tính theo lí thuyết, tỉ lệ các loại nucleotit tự do cần cung cấp cho quá trình tổng hợp này là:
A. A+G=80%; T+X=20%
B. A+G=20%; T+X=80%
C. A+G=25%; T+X=75%
D. A+G= 75%; T+X=25%
Đáp án: B
Câu 18: Một gen gồm 150 vòng xoắn và có 3900 liên kết hidro, nhân đôi liên tiếp 3 lần. Số nucleotit tự do mỗi loại mà môi trường nội bào cần cung cấp cho quá trình này là:
A. A = T = 4200; G = X = 6300
B. A = T = 5600; G = X = 1600
C. A = T = 2100; G = X = 600
D. A = T = 4200; G = X = 1200
Đáp án: A
- Mỗi chu kì xoắn gồm 20 nu
Số Nu của gen đó là N = 150 x 20 = 3000 Nu
Ta có: 2A + 3G = 3900
2A + 2G = 3000
A = 600 Nu
G = 900 Nu
- Số Nu mỗi loại môi trường cung cấp cho gen đó sau 3 lần nhân đôi là:
Acc = A.(23 – 1) = 4200 Nu
Gcc = G.23 - 1) = 6300 Nu
Câu 19: Có 8 phân tử ADN tự sao liên tiếp một số lần bằng nhau đã tổng hợp được 112 mạch nucleotit mới lấy nguyên liệu hoàn toàn từ môi trường nội bào. Số lần nhân đôi của mỗi phân tử ADN trên là:
A. 6 B. 3
C. 4 D. 5
Đáp án: B
Giải thích :
Số phân tử ADN con được tạo ra sau k lần nhân đôi liên tiếp là 8 x 2k tức là có 2 x 8 x 2k mạch. Trong đó có 8 x 2 mạch của ADN mẹ ban đầu không phải từ nguyên liệu của môi trường nội bào → Tổng số mạch đơn mới lấy nguyên liệu hoàn toàn từ môi trường nội bào là: 8 x 2 x 2k – 2 x 8 = 112 → k = 3.
Hãy áp dụng công thức 2 x a x (2k – 1) = số mạch đơn mới (a: số phân tử ADN thực hiện nhân đôi k lần).
Câu 20: Một gen ở sinh vật nhân thực có 3900 liên kết hidro và có 900 nucleotit loại guanine. Mạch 1 của gen có số nucleotit loại adenine chiếm 30% và số nucleotit loại guanine chiếm 10% tổng số nucleotit của mạch. Số nucleotit mỗi loại ở mạch 1 của gen này là:
A. A=450; T=150; G=150; X=750
B. A=750; T=150; G=150; X=150
C. A=450; T=150; G=750; X=150
D. A=150; T=450; G=750; X=150
Đáp án: A
Có: 2A + 3G = 3900
G = 900 Nu
A = 600 Nu ⇒ N=3000 Nu
A1 = 30% x N/2= 450 Nu
T1 = A2 = A – A1= 150 Nu
G1 = 10% x N/2 = 150 Nu
X1 = G2 = G – G1 = 750 Nu
Câu 21: Hai phân tử ADN chứa đoạn N15 có đánh dấu phóng xạ, trong đó ADN thứ nhất được tái bản 3 lần, ADN thứ 2 được tái bản 4 lần đều trong môi trường chứa N14. Số phân tử ADN con chứa N15 chiếm tỉ lệ:
A. 8.33% B. 75%
C. 12.5% D. 16.7%
Đáp án: D
Sau 3 lần tái bản AND thứ nhất tao được 23 = 8 phân tử AND con trong đó có 6 phân tử chứa N14 và 2 phân tử chứa N15
Sau 2 lần tái bản AND thứ hai tạo được 24 = 16 phân tử AND con trong đó có 14 phân tử chứa N14 và 2 phân tử chứa N15
Vậy số phân tử AND con chứa N15 chiếm tỷ lệ: 2/24 x 100% = 16.7%
Câu 22: Phân tử ADN ở vùng nhân của E.coli có tổng số liên kết hiđro là 3450 liên kết. Trên mạch 1 có số lượng nuclêôtit loại G bằng loại X và số X gấp 3 lần nuclêôtit loại A trên mạch đó. Số lượng nuclêôtit loại A trên mạch 2 gấp 5 lần số lượng A trên mạch 1. Xác định phương án trả lời sai:
A. Khi phân tử ADN nhân đôi 2 lần đã lấy từ môi trường 2070 nuclêôtit loại A và 2070 nu loại X
B. Số lượng liên kết hóa trị giữa các nuclêôtit trong phân tử ADN trên là 2758
C. Phân tử ADN có A = T = G = X = 690
D. Mạch 2 có số lượng các loại nu A = 575; T = 115; G = 345; X = 345
Đáp án: B
Ta có G1 = X1 = 3A1 → G=X= 6A1; A2 = 5A1 →A = T = 6A1 → A=T=G=X
H= 2A + 3G = 3450 → 12A1 + 18A1 = 3450 =115 → N = 24A1 = 2760 nucleotit , A=T=G=X = 690 → C đúng
Ta có A2 = 5A1 = 575 ; T2 = A1 = 115; G2 =X2 = G1 = X1 = 3A1 = 345 → D đúng
Số liên kết hóa trị là N (vì là ADN vòng) → B sai
Khi gen nhân đôi 2 lần số nucleotit loại Xmt = Amt = A (22 – 1) = 2070 → A đúng
Câu 23: Hình nào dưới đây mô tả cấu trúc không gian của 1 đoạn ADN
Đáp án: A
Câu 24: Từ 4 loại nuclêôtit A, U, G, X sẽ có tối đa bao nhiêu kiểu tổ hợp các bộ ba mà mỗi bộ ba có 2 nuclêôtit loại G và 1 loại nuclêôtit khác?
A. 9 B. 3 C. 8 D. 6
Đáp án: A
Các bộ ba có 2G, 1 nu khác
+ 2G, 1U = 3
+ 2G, 1A = 3
+ 2G, 1X = 9
→ tổng = 9 bộ ba
Câu 25: Các bộ ba trên mARN có vai trò qui định tín hiệu kết thúc quá trình dịch mã là
A. UAG; UAA; UGA.
B. UAA; UAU; UGA.
C. UAA; UAG; UGU.
D. UAG; AUG; AGU.
Đáp án: A
Câu 26: Khi nói về mã di truyền, phát biểu nào sau đây đúng?
A. Với bốn loại nuclêotit có thể tạo ra tối đa 64 cođon mã hóa các axit amin.
B. Anticođon của axit amin mêtiônin là 5’AUG3’.
C. Mỗi cođon chỉ mã hóa cho một loại axit amin gọi là tính thoái hóa của mã di truyền.
D. Với ba loại nuclêôtit A, U, G có thể tạo ra tối đa 24 cođon mã hóa các axit amin.
Đáp án: D
A. Với bốn loại nuclêotit có thể tạo ra tối đa 64 cođon mã hóa các axit amin. → sai, chỉ có 61 codon mã hóa aa.
B. Anticođon của axit amin mêtiônin là 5’AUG3’. → sai, anticodon của metionin là 3’UAX5’
C. Mỗi cođon chỉ mã hóa cho một loại axit amin gọi là tính thoái hóa của mã di truyền. → sai, mỗi codon mã hóa 1 aa gọi là tính đặc hiệu.
D. Với ba loại nuclêôtit A, U, G có thể tạo ra tối đa 24 cođon mã hóa các axit amin. → đúng, vì 3 codon kết thúc không quy định aa.
Câu 27: Một gen có chiều dài 408nm và số nuclêôtit loại A chiếm 20% tổng số nuclêôtit của gen. Trên mạch 1 của gen có 200T và số nuclêôtit loại G chiếm 15% tổng số nuclêôtit của mạch. Có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
A. 2. B. 3. C. 1. D. 4.
Đáp án: A
Gen dài 408nm → có tổng số 2400 nu.
Agen chiếm 20% → A = 20% x 2400 = 480; Ggen = 30% x 2400 = 720.
Câu 28: Trong mạch 2 của gen có số nucleotit loại T bằng số nucleotit loại A; số nucleotit loại X gấp 2 lần số nucleotit loại T; số nucleotit loại G gấp 3 lần số nucleotit loại A. Có bao nhiêu nhận định sai trong các nhận định sau?
I. Số liên kết hiđrô của gen không thể là 4254.
II. Nếu tổng liên kết hiđrô là 5700 thi khi gen nhân đôi 3 lần, số nuclêotit loại A mà môi trường cung cấp là 2100.
III. Tỉ lệ số liên kết hiđrô và số nucleotit của gen luôn là 24/19.
IV. Gen nhân đôi k lần liên tiếp thì số nucleotit loại G do môi trường cung cấp gấp 2,5 số nuclêotit loại A do môi trường cung cấp.
A. 3 B. 2 C. 4 D. 1
Đáp án: A
Mạch 2 có A2 = T2 ; G2 = 3A2 ; X2 = 2T2
Ta có A=T=A2 + T2 = 2T2
G=X=G2 + X2 = 3A2 + 2T2 = 5T2
→A/G= 2/5
I sai, nếu H = 2A + 3G = 4T2 + 15T2 = 4254 → T2 =223,9 → Loại, vì T2 phải là số nguyên.
II sai, nếu H = 2A + 3G = 4T2 + 15T2 =5700 → T2 =300 → A=T=600
Khi gen nhân đôi 3 lần môi trường cung cấp : Amt = A× (23 -1) = 4200
III sai. H = 2A + 3G = 4T2 + 15T2 = 19T2
N=2A +2G = 4T2 + 10T2 = 14T2
→ Tỷ lệ H/N = 19/14
IV đúng, vì G/A = 2,5
Câu 29: Trong quá trình nhân đôi của một phân tử ADN ở sinh vật nhân thực có 8 đơn vị tái bản giống nhau. Trên mỗi chạc chữ Y của một đơn vị tái bản, người ta thấy có 14 đoạn Okazaki. Tính đến thời điểm quan sát, số đoạn ARN mồi đã được tổng hợp cho quá trình nhân đôi ADN là
A. 128. B. 112. C. 120. D. 240.
Đáp án: D
Xét với một chạc chữ Y
Mạch được tổng hợp liên tục có 1 đoạn mồi để khởi đầu , 0 đoạn okazaki
Mạch được tổng hợp gián đoạn có: số đoạn mồi = số đoạn okazaki
Trong một đơn vị tái bản thì có hai chạc chữ Y nên số đoạn mồi xuất hiện trong một chạc chữ Y là
Số đoạn mồi = Số đoạn okazaki + 2
⇒ Số đoạn mồi = 8× (14×2 +2)=240
Câu 30: Vùng mã hoá của một gen ở sinh vật nhân thực có 51 đoạn exon và intron xen kẽ. Số đoạn exon và intron của gen đó lần lượt là
A. 25 ; 26. B. 27 ; 24.
C. 24 ; 27. D. 26 ; 25.
Đáp án: D
Các đoạn intron và exon xen kẽ nhau, ở 1 đầu là exon nên exon = intron +1
⇒ Các đoạn không mã hóa gen intron nằm giữa các đoạn mã hóa gen exon
→ có 26 đoạn exon , 25 đoạn intron
Câu 31: Một gen có 1600 cặp nucleotit và số nu loại G chiếm 30% tổng số nucleotit của gen. Mạch 1 của gen có 310 nucleotit loại T và số nucleotit loại X chiếm 20%. Có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
(1) Mạch 1 của gen có G/X = 1/2
(2) Mạch 1 của gen có (A+X)/(T+G) = 13/19
(3) Mạch 2 của gen có A/X = 1/2
(4) Mạch 2 của gen có (A+T)/(G+X)=2/3
(5) Tổng số liên kết hidro giữa các nucleotit có trong gen là 4160
(6) Nếu gen nhân đôi liên tiếp 5 đợt, số nucleotit loại A cần cung cấp là 29760
A. 4 B. 2 C. 3 D. 5
Đáp án: C
Số nucleotit trên gen: N = 1600 × 2 = 3200. Số nu mỗi mạch là 1600
Số nu từng loại: G = X = 30% × 3200 = 960
A = T = (3200 – 960x2) : 2 = 640
→ Số liên kết hidro: H = 2A+3G = 2x640 + 3x960 = 4160 → (5) đúng
Nếu gen nhân đôi 5 đợt, số nucleotit loại A cần cung cấp là: A × (25 – 1) = 640 × (25 – 1) = 19840
→ (6) sai
+ Mạch 1: T = 310; × = 20% × 1600 = 320
→ A = 640 – 310 = 330
G = 960 – 320 = 640
→G/X = 640/320 = 2/1 → (1) sai
(A+X) / (T+G) = (330+320) / (310+640) = 13/19 → (2) đúng
+ Mạch 2: A2 = T1 = 310; T2 = A1 = 330
G2 = X1 = 320; X2 = G1 = 640
→ A/X = 310/640 = 31/64 → (3) sai
(A+T) / (G+X) = 2/3 → (4) đúng
Câu 32: Cho các phát biểu sau:
I. Gen là một đoạn ADN mang thông tin mã hóa cho một sản phẩm xác định, sản phẩm đó có thể là phân tử ARN hoặc chuỗi pôlipeptit.
II. Một đột biến điểm xảy ra trong vùng mã hóa của gen có thể không ảnh hưởng gì đến chuỗi pôlypeptit mà gen đó tổng hợp.
III. Có ba bộ ba làm tín hiệu kết thúc quá trình dịch mã là 5’UAA3’; 5’UAG3’ và 3’UGA5’.
IV. Gen bị đột biến sẽ tạo alen mới, cung cấp nguyên liệu cho quá trình tiến hóa.
Trong các phát biểu trên, có mấy phát biểu sai?
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Đáp án: A
Câu 33: Một phân tử ADN mạch kép thẳng của sinh vật nhân sơ có chiều dài 4080 . Trên mạch 1 của gen có A1 = 260 nucleotit, T1 = 220 nucleotit. Gen này thực hiện tự sao một số lần sau khi kết thúc đã tạo ra tất cả 128 chuỗi polinucleotit. Cho các phát biểu sau:
I. Tổng số nucleotit trên phân tử ADN đó là 2400 nucleotit.
II. Số nucleotit từng loại của gen trên là A = T = 720 nucleotit; G = X = 480 nucleotit.
III. Môi trường cung cấp nguyên liệu tương đương với 63 phân tử ADN.
IV. Số nucleotit từng loại môi trường cung cấp là A = T = 30240; G = X = 43360.
Số kết luận đúng là
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Đáp án: B
Phân tử ADN mạch kép thẳng của sinh vật nhân sơ có chiều dài 4080 . Nên tổng số nucleotit của phân tử ADN là: → 2A + 2G = 2400 (1)
Có A1 = 260 nucleotit, T1 = 220 nucleotit → A gen = A1 + T1 = 260 + 220 = 480 nucleotit. (2)
Từ (1) và (2) ta giải ra:
Gọi k là số lần nhân đôi của gen.
Sau k lần nhân đôi sẽ tạo ra 2k phân tử ADN con. Số chuỗi polinucleotit tạo ra sau k lần nhân đôi là: 2.2k
Ta có: 2.2k = 128 → k = 6.
Xét các phát biểu của đề bài:
I đúng.
II sai.
III k = 6 thì số phân tử ADN con tạo ra sau 6 lần nhân đôi là: 26 = 64.
Môi trường cung cấp nguyên liệu tương đương với: 64 - 1 = 63 phân tử ADN → 3 đúng.
IV Số nucleotit từng loại môi trường cung cấp là:
A môi trường = T môi trường = 480.(26 - 1) = 30240
G môi trường = X môi trường = 720.(26 - 1) = 45360 ⇒ Sai
Câu 34: Một mạch đơn của phân tử ADN có trình tự các nuclêôtit như sau: ....ATGXATGGXXGX....
Trong quá trình nhân đôi ADN mới được hình thành từ đoạn mạch này sẽ có trình tự
A. ...TAXGTAXXGGXG....
B. ...ATGXATGGXXGX....
C. ...UAXGUAXXGGXG....
D. ...ATGXGTAXXGGXT....
Đáp án: A
Câu 35: Quá trình tự nhân đôi của ADN có các đặc điểm:
I. Ở sinh vật nhân thực diễn ra ở trong nhân, tại pha G1 của kỳ trung gian
II. Diễn ra theo nguyên tắc bổ sung và nguyên tắc bán bảo toàn.
III. Đoạn okazaki được tổng hợp theo chiều 5’ ⇒ 3’.
IV. Khi một phân tử ADN tự nhân đôi 2 mạch mới được tổng hợp đều được kéo dài liên tục với sự phát triển của chạc chữ Y
Số phương án đúng là:
A. 2. B. 3. C. 1. D. 4.
Đáp án: A
I sai, ADN nhân đôi diễn ra ở pha S
II đúng
III đúng, đây là chiều tổng hợp của phân tử ADN mới
IV sai, 1 mạch tổng hợp liên tục, 1 mạch tổng hợp gián đoạn
Câu 36: Khi nói về cơ chế di truyền ở cấp độ phân tử, phát biểu nào sau đây đúng?
I. Trong tái bản ADN, sự kết cặp của các nucleotit theo nguyên tắc bổ sung xảy ra ở tất cả các nucleotit trên mỗi mạch đơn.
II. Quá trình nhân đôi ADN là cơ chế truyền thông tin di truyền từ tế bào mẹ sang tế bào con.
III. Quá trình nhân đôi ADN ở sinh vật nhân sơ và sinh vật nhân thực đều diễn ra theo nguyên tắc bổ sung và bán bảo toàn.
IV. Các gen nằm trong nhân một tế bào có số lần nhân đôi bằng nhau và số lần phiên mã thường khác nhau.
A. 4. B. 1. C. 2. D. 3.
Đáp án: A
Câu 37: Người ta chuyển một số vi khuẩn E.coli mang các phân tử ADN vùng nhân chỉ chứa N15 sang môi trường chỉ có N14. Các vi khuẩn nói trên đều thực hiện nhân đôi 2 lần liên tiếp tạo được 20 phân tử ADN vùng nhân chỉ chứa N14. Sau đó chuyển các vi khuẩn này về môi trường chỉ chứa N15 và cho chúng nhân đôi tiếp 3 lần nữa. Có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Ban đầu có 10 phân tử ADN.
II. Sau khi kết thúc quá trình trên đã tạo ra 580 mạch polinucleotit chỉ chứa N15.
III. Sau khi kết thúc quá trình trên đã tạo ra 156 phân tử ADN chỉ chứa N15.
IV. Sau khi kết thúc quá trình trên có 60 phân tử ADN chứa cả hai loại N14 và N15.
A. 1. B. 4. C. 3. D. 2.
Đáp án: C
I. đúng. Vì khi nhân đôi 2 lần thì số phân tử ADN hoàn toàn mới là = k.(22 – 2) = 20→ k = 20 : 2 = 10.
II. đúng. Vì khi kết thúc quá trình nhân đôi (2 lần + 3 lần) thì tạo ra số phân tử ADN = 10 × 25 = 320 phân tử. Trong đó, số mạch phân tử có chứa N14 = 10 × (23 – 2) = 60 → Số mạch polinucleotit chỉ chứa N15 sau khi kết thúc quá trình trên = 2×320 – 60 = 580.
III sai. Vì số phân tử ADN chỉ chứa N15 = 320 – 60 = 260.
IV. đúng. Vì quá trình nhân đôi diễn ra theo nguyên tắc bán bảo tồn cho nên số phân tử ADN chứa cả hai loại N14 và N15 = số phân tử ADN có N14 = 60
Câu 38: Bộ ba GUU chỉ mã hóa cho axit amin valin, đây là ví dụ chứng minh:
A. Mã di truyền có tính phổ biến.
B. Mã di truyền có tính đặc hiệu.
C. Mã di truyền có tính thoái hóa.
D. Mã di truyền là mã bộ ba.
Đáp án: B
Câu 39: Người ta chuyển một số vi khuẩn E.coli mang các phân tử ADN vùng nhân chỉ chứa N15 sang môi trường chỉ có N14. Các vi khuẩn nói trên đều thực hiện phân đôi 3 lần liên tiếp tạo ra 12 phân tử ADN vùng nhân chỉ chứa N14. Sau đó chuyển các vi khuẩn này về môi trường chỉ chứa N15 và cho chúng nhân đôi tiếp 2 lần nữa. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Số phân tử ADN ban đầu là 2.
II. Số mạch polinucleotit chỉ chứa N15 sau khi kết thúc quá trình trên là 100.
III. Số phân tử ADN chỉ chứa N15 sau khi kết thúc quá trình trên là 36.
IV. Số phân tử ADN chứa cả hai loại N14 và N15 sau khi kết thúc quá trình trên là 28.
A. 1. B. 2. C. 4. D. 3.
Đáp án: C
I. đúng. Vì khi nhân đôi 3 lần thì số phân tử ADN hoàn toàn mới là = k.(23 - 2) = 12 → k = 12 : 6 = 2
II. đúng. Vì khi kết thúc quá trình nhân đôi (3 lần + 2 lần) thì tạo ra số phân tử ADN = 2 x 25 = 64 phân tử. Trong đó, số mạch phân tử có chứa N14 = 2 x (24 - 2) = 28
→ Số mạch polinucleotit chỉ chứa N15 sau khi kết thúc quá trình trên = 2×2×25 – 28 = 100.
III. đúng. Vì số phân tử ADN chỉ chứa N15 = 2 x (25 + 2 - 2) = 36
IV. đúng. Vì quá trình nhân đôi diễn ra theo nguyên tắc bán bảo tồn cho nên số phân tử ADN chứa cả hai loại N14 và N15 = số phân tử ADN có N14 = 2 x (24 - 2) = 28
Câu 40: Phân tử ADN ở vùng nhân của vi khuẩn lao có 3900 liên kết hiđrô, có số lượng nuclêôtit loại A bằng 2/3 số nuclêôtit loại G. Cho các phát biểu sau:
1. Phân tử ADN có 600 nuclêôtit loại A .
2. Phân tử ADN có 600 nuclêôtit loại X.
3. Khi phân tử ADN này nhân đôi liên tiếp 2 lần đã lấy từ môi trường 9000 nuclêôtit.
4. Số liên kết hóa trị giữa các nuclêôtit trong ADN là 2998.
Số phát biểu sai là
A. 1 B. 4 C. 3 D. 2
Đáp án: A
Câu 41: Người ta nuôi một tế bào vi khuẩn E.coli trong môi trường chứa N14 (lần thứ 1). Sau một thế hệ người ta chuyển sang môi trường nuôi cấy có chứa N15 (lần thứ 2) để cho mỗi tế bào nhân đôi 2 lần. Sau đó lại chuyển các tế bào đã được tạo ra sang nuôi cấy trong môi trường có N14 (lần thứ 3) để chúng nhân đôi 1 lần nữa. Tính số tế bào chứa cả N14 và N15:
A. 12. B. 4. C. 2. D. 8.
Đáp án: A
Sau 1 thế hệ nuôi ở môi trường N14 cho 2 tế bào đều là N14
Chuyển sang N15 phân chia 2 lần cho 4 tế bào chỉ chứa N15 và 4 tế bào chứa hỗn hợp N14 và N15
Chuyển lại về môi trường N14 lần phân chia cuối cùng số phân tử AND chứa cả N14 và N15 là
4 × 2 + 4 = 12.
Câu 42: Trên một mạch đơn của gen có tỉ lệ các loại nuclêôtit G,T,X lần lượt là 20%, 15%, 40%. Số nucleotit loại A của mạch trên là 400 nucleotiit. Hãy xác định tổng số nucleotit của gen
A. 800 B. 1600 C. 3200 D. 5100
Đáp án: C
%A = 100% - 20%-15%-40% = 25%; A = 25%N/2 = 400 → N = 3200
Câu 43: Trong các đặc điểm nêu dưới đây, có bao nhiêu đặc điểm có ở quá trình nhân đôi của ADN ở sinh vật nhân thực và có ở quá trình nhân đôi ADN của sinh vật nhân sơ?
I. Có sự hình thành các đoạn Okazaki.
II. Nuclêôtit tự do được liên kết vào đầu 3' của mạch mới.
III. Trên mỗi phân tử ADN có nhiều điểm khởi đầu quá trình tái bản.
IV. Diễn ra theo nguyên tắc bổ sung và nguyên tắc bán bảo tồn.
V. Enzim ADN pôlimeraza không làm nhiệm vụ tháo xoắn phân tử ADN.
A. 4. B. 5. C. 3. D. 2.
Đáp án: A
Câu 44: Gen là một đoạn phân tử ADN có chức năng
A. cấu tạo nên cơ thể.
B. cấu tạo nên protein.
C. mang thông tin quy định cấu trúc một chuỗi pôlipeptit hoặc một loại ARN.
D. mang thông tin quy định cấu trúc nên NST.
Đáp án: C
Câu 45: Trong quá trình nhân đôi ADN, quá trình nào sau đây không xảy ra?
A. A của môi trường liên kết với T mạch gốc.
B. T của môi trường liên kết với A mạch gốc.
C. U của môi trường liên kết với A mạch gốc.
D. G của môi trường liên kết với X mạch gốc.
Đáp án: C