Sinh học 12 Bài 6: Đột biến số lượng nhiễm sắc thể
Lý thuyết tổng hợp Sinh học lớp 12 Bài 6: Đột biến số lượng nhiễm sắc thể chọn lọc năm 2021 – 2022 mới nhất gồm tóm tắt lý thuyết và hơn 500 bài tập ôn luyện Sinh học 12. Hy vọng bộ tổng hợp lý thuyết Sinh học lớp 12 sẽ giúp học sinh củng cố kiến thức, ôn tập và đạt điểm cao trong các bài thi trắc nghiệm môn Sinh học 12
Bài 6: Đột biến số lượng nhiễm sắc thể
A. Lý thuyết
Đột biến số lượng nhiễm sắc thể là những biến đổi làm thay đổi số lượng nhiễm sắc thể trong tế bào.
I. ĐỘT BIẾN LỆCH BỘI
1. Khái niệm và các loại
a. Khái niệm: Là đột biến làm thay đổi số lượng NST trong một hay một số cặp tương đồng.
b. Các loại
Loại đột biến lệch bội | Đặc điểm bộ NST trong tế bào | Ký hiệu bộ NST |
Thể không | Tế bào lưỡng bội mất 2 nhiễm sắc thể của một cặp | 2n-2 |
Thể một | Tế bào lưỡng bội mất một cặp nhiễm sắc thể | 2n-1 |
Thể một kép | Trong tế bào lưỡng bội hai cặp nhiễm sắc thể có một chiếc | 2n-1-1 |
Thể ba | Trong tế bào lưỡng bội một cặp nhiễm sắc thể có ba chiếc | 2n+1 |
Thể bốn | Trong tế bào lưỡng bội một cặp nhiễm sắc thể có bốn chiếc | 2n+2 |
Thể bốn kép | Trong tế bào lưỡng bội hai cặp nhiễm sắc thể có bốn chiếc | 2n+2+2 |
… |
2.Cơ chế phát sinh
- Do rối loạn quá trình phân bào.
+ Xảy ra trong giảm phân kết hợp với thụ tinh
+ Hoặc trong nguyên phân, tạo thể khảm.
a. Xảy ra trong giảm phân kết hợp với thụ tinh
- Trong giảm phân: Các tác nhân gây đột biến gây ra sự không phân li của một hay một số cặp nhiễm sắc thể tạo ra các giao tử không bình thường (thừa hay thiếu NST).
- Trong thụ tinh: Sự kết hợp của giao tử không bình thường với giao tử bình thường hoặc giữa các giao tử không bình thường với nhau sẽ tạo ra các đột biến lệch bội.
b. Xảy ra trong nguyên phân (Ở tế bào sinh dưỡng)
- Do sự phân ly không bình thường của các cặp NST trong nguyên phân hình thành tế bào lệch bội.
- Tế bào lệch bội tiếp tục nguyên phân làm cho 1 phần cơ thể có các tế bào bị lệch bội tạo ra thể khảm.
3. Hậu quả
- Thể lệch bội thường không có khả năng sống hoặc sức sống giảm, giảm khả năng sinh sản tùy loài.
- VD: Hội trứng Đao, Siêu nữ 3X (XXX), Toc nơ (XO), Claiphen tơ (XXY) ở người.
4. Ý nghĩa
- Cung cấp nguyên liệu cho tiến hóa và chọn giống.
- Xác định vị trí gen trên NST.
II. ĐỘT BIẾN ĐA BỘI
1. Khái niệm và cơ chế phát sinh thể tự đa bội.
- Khái niệm: Là sự tăng một số nguyên lần bộ NST đơn bội của cùng một loài và lớn hơn 2n. Trong đó 3n, 5n, 7n… gọi là đa bội lẻ; còn 4n, 6n... gọi là đa bội chẵn.
- Cơ chế phát sinh:
+ Do trong quá trình giảm phân, bộ NST của tế bào không phân li, tạo thành giao tử chứa 2n. Qua thụ tinh sự kết hợp của các giao tử 2n này với nhau tạo thành thể tứ bội 4n, hay kết hợp với giao tử bình thường n sẽ tạo thể tam bội 3n.
+ Trong lần nguyên phân đầu tiên của hợp tử, nếu tế bào không phân chia NST thì cũng tạo nên thể tứ bội.
2. Khái niệm và cơ chế phát sinh thể dị đa bội.
- Khái niệm: Là dạng đột biến gia tăng số bộ NST đơn bội của 2 loài khác nhau.
- Cơ chế phát sinh: Cơ chế hình thành thể dị đa bội là lai xa kết hợp với đa bội hóa tạo ra cây song nhị bội gồm 2 bộ NST của 2 loài đem lai.
3. Hậu quả và vai trò của đột biến đa bội
- Đặc điểm của thể đa bội:
+ Tế bào to, cơ quan sinh dưỡng lớn, phát triển khỏe, chống chịu tốt.
+ Thể đa bội lẻ (3n, 5n...) hầu như không có khả năng sinh giao tử bình thường. Các giống cây ăn quả không hạt thường là thể đa bội lẻ (dưa hấu, nho...)
B. Bài tập trắc nghiệm
I/ ĐỘT BIẾN SỐ LƯỢNG NST - ĐỘT BIẾN LỆCH BỘI
Câu 1:Trong tế bào của thể ba nhiễm có hiện tượng nào sau đây?
- Thừa 1 NST ở 2 cặp tương đồng.
- Mối cặp NST đều trở thành có 3 chiếc.
- Thừa 1 NST ở một cặp nào đó.
- Thiếu 1 NST ở tất cả các cặp.
Đáp án:
Trong tế bào của thể ba nhiễm có hiện tượng thừa 1 NST ở 1 cặp nào đó
Đáp án cần chọn là: C
Câu 2:Trong tế bào của thể ba nhiễm kép có hiện tượng nào sau đây?
- Thừa 1 NST ở 2 cặp tương đồng.
- Mối cặp NST đều trở thành có 3 chiếc.
- Thừa 1 NST ở một cặp nào đó.
- Thiếu 1 NST ở tất cả các cặp.
Đáp án:
Trong tế bào của thể ba nhiễm kép có hiện tượng thừa 2 NST ở 2 cặp tương đồng.
Đáp án cần chọn là: A
Câu 3:Thể một nhiễm có bộ nhiễm sắc thể thuộc dạng:
- 2n - 1
- n + 1
- 2n + 1
- n – 1
Đáp án:
Thể một nhiễm: 2n-1
Đáp án cần chọn là: A
Câu 4:Thể ba nhiễm có bộ nhiễm sắc thể thuộc dạng:
- 2n - 1
- n + 1
- 2n + 1
- n – 1
Đáp án:
Thể một nhiễm: 2n+1
Đáp án cần chọn là: C
Câu 5:Trong các ký hiệu về thể lệch bội sau, đâu là kí hiệu của thể bốn?
- 2n + 4
- 2n – 4
- 2n – 2
- 2n + 2
Đáp án:
Thể bốn: 2n+2
Đáp án cần chọn là: D
Câu 6:Thể nào sau đây không phải là thể lệch bội?
- Thể 3 nhiễm trên NST thường.
- Người bị bệnh Đao
- Thể không nhiễm trên NST giới tính
- Người bị bệnh ung thư máu.
Đáp án:
Thể lệch bội là đột biến số lượng NST.
Bệnh Đao là người có 3 NST số 21
Bệnh ung thư máu do mất đoạn ở NST số 21
Đáp án cần chọn là: D
Câu 7:Nội dung nào sau đây đúng về thể lệch bội?
- Thay đổi số lượng nhiễm sắc ở một hay một số cặp nhiễm sắc thể tương đồng.
- Thay đổi cấu trúc nhiễm sắc thể ở nhiều cặp nhiễm sắc thể tương đồng.
- Thay đổi số lượng nhiễm sắc ở tất cả các cặp nhiễm sắc thể tương đồng.
- Thay đổi cấu trúc nhiễm sắc thể ở một hay một số cặp nhiễm sắc thể tương đồng.
Đáp án:
Thể lệch bội là những biến đổi về số lượng NST xảy ra ở một hay một số cặp NST tương đồng.
Đáp án cần chọn là: A
Câu 8:Cơ thể mà trong tế bào sinh dưỡng có một hoặc một số cặp nhiễm sắc thể bị thay đổi về số lượng được gọi là
- thể đa bội.
- đột biến nhiễm sắc thể
- thể dị bội.
- đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể.
Đáp án:
Cơ thể mà trong tế bào sinh dưỡng có một hoặc một số cặp nhiễm sắc thể bị thay đổi về số lượng được gọi là thể dị bội
Đáp án cần chọn là: C
Câu 9:Thể đột biến nào sau đây không phải là thể lệch bội
- Thể ba.
- Thể tam bội.
- Thể một.
- Thể không.
Đáp án:
Thể tam bội không phải thể lệch bội.
Đáp án cần chọn là: B
Câu 10:Đột biến lệch bội xảy ra do
- Một hoặc một số cặp nhiễm sắc thể không phân li trong phân bào.
- Một số cặp nhiễm sắc thể không phân li trong giảm phân.
- Một cặp nhiễm sắc thể không phân li trong nguyên phân.
- Một cặp nhiễm sắc thể không phân li trong giảm phân.
Đáp án:
Một hay một số cặp NST không phân li trong phân bào dẫn tới thay đổi số lượng NST ở một hay một số cặp NST tương đồng.
Đáp án cần chọn là: A
Câu 11:Đột biến lệch bội một cặp NST tương đồng xảy ra do
- Một hoặc một số cặp nhiễm sắc thể không phân li trong phân bào.
- Một số cặp nhiễm sắc thể không phân li trong giảm phân.
- Một cặp nhiễm sắc thể không phân li trong nguyên phân
- Một cặp nhiễm sắc thể không phân li trong phân bào.
Đáp án:
Một hay một số cặp NST không phân li trong phân bào dẫn tới thay đổi số lượng NST ở một hay một số cặp NST tương đồng.
Đáp án cần chọn là: D
Câu 12:Khi nói về đột biến lệch bội, phát biểu nào sau đây không đúng?
- Đột biến lệch bội có thể phát sinh trong nguyên phân hoặc trong giảm phân.
- Đột biến lệch bội chỉ xảy ra ở nhiễm sắc thể thường, không xảy ra ở nhiễm sắc thể giới tính.
- Đột biến lệch bội làm thay đổi số lượng ở một hoặc một số cặp nhiễm sắc thể.
- Đột biến lệch bội xảy ra do rối loạn phân bào làm cho một hoặc một số cặp nhiễm sắc thể không phân li.
Đáp án:
B sai vì: Đột biến lệch bội có thể xảy ra ở nhiễm sắc thể thường hoặc nhiễm sắc thể giới tính.
Đáp án cần chọn là: B
Câu 13:Cho các thông tin sau:
(1) Làm thay đổi hàm lượng ADN ở trong nhân tế bào.
(2) Làm thay đổi chiều dài phân tử ADN.
(3) Không làm thay đổi thành phần và số lượng gen trên NST.
(4) Thường xảy ra ở thực vật mà không gặp ở động vật.
(5) Làm xuất hiện các gen mới trong quần thể.
Trong 5 đặc điểm nói trên, đột biến lệch bội có bao nhiêu đặc điểm?
- 4.
- 3.
- 5.
- 2.
Đáp án:
Các đặc điểm của đột biến lệch bội là: (1), (3)
Đáp án cần chọn là: D
Câu 14:Khi nói về đột biến lệch bội NST, phát biểu nào sau đây sai?
- Đột biến lệch bội chỉ xảy ra ở các cặp NST thường mà không xảy ra ở cặp NST giới tính
- Đột biến lệch bội làm cho một hoặc một số cặp NST tương đồng không phân li trong phân bào
- Đột biến lệch bội giúp xác định vị trí gen trên NST
- Đột biến lệch bội có thể hình thành thể khảm
Đáp án:
A sai vì đột biến lệch bội xảy ra ở các cặp NST thường và cả cặp NST giới tính.VD các hội chứng XXX, XXY, XO
Đáp án cần chọn là: A
Câu 15:Một loài thực vật có bộ NST 2n = 24. Một tế bào sinh dục chín của thể ba nhiễm kép. Số NST trong tế bào là?
- 22
- 23
- 25
- 26
Đáp án:
Ta có: 2n = 24 → n = 12, thể ba nhiễm kép có 2n + 1 +1 = 26 NST
Đáp án cần chọn là: D
Câu 16:Lúa tẻ có bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội 2n = 24. Số lượng nhiễm sắc thể trong tế bào sinh dưỡng của cây lúa tẻ lệch bội thể một kép là:
- 22
- 23
- 26
- 21
Đáp án:
Cây lúa tẻ lệch bội thể một kép có bộ NST là: 2n - 1 – 1
Số lượng nhiễm sắc thể trong tế bào sinh dưỡng của cây lúa tẻ lệch bội thể một kép là
24 -1 – 1 = 22
Đáp án cần chọn là: A
Câu 17:Đậu Hà Lan có bộ NST lưỡng bội 2n = 14. Tế bào sinh dưỡng của thể ba thuộc loài này có bao nhiêu NST?
- 13
- 42
- 15
- 21
Đáp án:
Thể ba 2n+1 có 15 NST trong tế bào sinh dưỡng
Đáp án cần chọn là: C
Câu 18:Ở một loài thực vật có bộ nhiễm sắc thể 2n = 14. Tế bào lá của loài thực vật này thuộc thể một nhiễm sẽ có số nhiễm sắc thể là
- 17
- 15
- 13
- 21
Đáp án:
Thể một nhiễm: 2n-1 = 13
Đáp án cần chọn là: C
Câu 19:Một loài thực vật có bộ NST 2n = 24. Một tế bào sinh dục chín của thể một nhiễm. Số NST trong tế bào là?
- 22
- 23
- 25
- 26
Đáp án:
Ta có: 2n = 24 → n = 12, thể một nhiễm có 2n - 1 = 23 NST
Đáp án cần chọn là: B
Câu 20:Một loài thực vật có bộ NST 2n = 24. Một tế bào sinh dục chín của thể bốn nhiễm kép. Số NST trong tế bào là?
- 20
- 26
- 28
- 32
Đáp án:
Ta có: 2n = 24 → n = 12, thể bốn nhiễm kép có 2n + 2 +2 = 28 NST
Đáp án cần chọn là: C
Câu 21:Một loài thực vật có bộ NST 2n = 24. Một tế bào sinh dục chín của thể ba nhiễm. Tính số NST các cặp NST đều phân li bình thường thì ở kì sau I số nhiễm sắc thể trong tế bào là?
- 25 NST đơn
- 25 NST kép
- 28 NST đơn
- 28 NST kép
Đáp án:
Ta có: 2n = 24 → n = 12, thể ba nhiễm có 2n + 1 = 25 NST
Ở kì sau của giảm phân I NST tồn tại ở trạng thái kép và NST trong tế bào chưa phân li => Số NST trong tế bào là 25 NST kép.
Đáp án cần chọn là: B
Câu 22:Ở một loài thực vật lưỡng bội, trong tế bào sinh dưỡng có 6 nhóm gen liên kết.Thể một của loài này có số nhiễm sắc thể đơn trong mỗi tế bào khi đang ở kì sau của nguyên phân là:
- 11
- 24
- 12
- 22
Đáp án:
Thể một nhiễm có dạng 2n-1 = 11. Ở kỳ sau nguyên phân các NST đơn đang phân ly về 2 cực của tế bào, có tất cả 11.2 = 22 NST đơn.
Đáp án cần chọn là: D
Câu 23:Ở ngô, bộ NST 2n=20. Có thể dự đoán số lượng NST đơn trong một tế bào của thể bốn đang ở kì sau của quá trình nguyên phân là
- 20
- 22
- 80
- 44
Đáp án:
Thể bốn có dạng : 2n+2 = 22 NST, ở kỳ sau của nguyên phân có 44 NST đơn đang phân ly về 2 cực của tế bào.
Đáp án cần chọn là: D
Câu 24:Một loài thực vật có bộ NST 2n = 24. Một tế bào sinh dục chín của thể một nhiễm. Tính số NST các cặp NST đều phân li bình thường thì ở kì giữa II số nhiễm sắc thể trong tế bào là?
- 25 NST đơn
- 26 NST kép
- 13 NST đơn
- 12 NST kép
Đáp án:
Ta có: 2n = 24 → n = 12, thể một nhiễm có 2n - 1 = 23 NST
Ở kì giữa II NST tồn tại ở trạng thái kép và NST trong tế bào chưa phân li → Số NST trong tế bào là 12 hoặc 11 NST kép.
Đáp án cần chọn là: D
Câu 25:Một loài thực vật có bộ NST 2n = 24. Một tế bào sinh dục chín của thể không. Tính số NST các cặp NST đều phân li bình thường thì ở kì sau II số nhiễm sắc thể trong tế bào là?
- 22 NST đơn
- 22 NST kép
- 11 NST đơn
- 11 NST kép
Đáp án:
Ta có: 2n = 24 → n = 12, thể không có 2n - 2 = 22 NST
Ở kì sau của giảm phân II NST tồn tại ở trạng thái đơn và NST trong tế bào chưa phân li → Số NST trong tế bào là 22 NST đơn.
Đáp án cần chọn là: A
Câu 26:Một loài thực vật có bộ NST 2n = 24. Một tế bào sinh dục chín của thể bốn nhiễm. Tính số NST các cặp NST đều phân li bình thường thì ở kì giữa II số nhiễm sắc thể trong tế bào là?
- 26 NST đơn
- 26 NST kép
- 13 NST đơn
- 13 NST kép
Đáp án:
Ta có: 2n = 24 → n = 12, thể bốn nhiễm có 2n + 2 = 26 NST
Ở kì sau của giảm giữa II NST tồn tại ở trạng thái kép và NST trong tế bào chưa phân li → Số NST trong tế bào là 13 NST kép.
Đáp án cần chọn là: D
Câu 27:Một tế bào sinh dưỡng của thể một kép đang ở kì sau nguyên phân, người ta đếm được 44 nhiễm sắc thể. Bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội bình thường của loài này là bao nhiêu?
- 22
- 23
- 24
- 46
Đáp án:
Thể một kép 2n-1-1. kì sau nguyên phân, tế bào chưa phân chia, nhưng các NST kép đã tách ra thành 2 NST đơn. Người ta quan sát thấy 44 NST.
Vậy số lượng NST trong tế bào khi chưa nhân đôi là 44/2 = 22
Thể một kép có số lượng NST trong tế bào là 2n -1 -1 = 22
Vậy số lượng NST trong bộ lưỡng bội của loài này là 22+1+1 = 24 (NST)
Đáp án cần chọn là: C
Câu 28:Một tế bào sinh dưỡng của thể ba nhiễm kép đang ở kì sau nguyên phân, người ta đếm được 48 nhiễm sắc thể. Bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội bình thường của loài này là bao nhiêu?
- 22
- 23
- 24
- 46
Đáp án:
Thể ba kép 2n+1+1. Kì sau nguyên phân, tế bào chưa phân chia, nhưng các NST kép đã tách ra thành 2 NST đơn. Người ta quan sát thấy 48 NST.
Vậy số lượng NST trong tế bào khi chưa nhân đôi là 48/2 = 24
Thể ba kép có số lượng NST trong tế bào là 2n +1 +1 = 224
Vậy số lượng NST trong bộ lưỡng bội của loài này là 24-1-1 = 22 (NST)
Đáp án cần chọn là: A
Câu 29:Ở ruồi giấm đực có bộ nhiễm sắc thể được ký hiệu AaBbDdXY. Trong quá trình phát triển phôi sớm, ở lần phân bào thứ 6 người ta thấy ở một số tế bào cặp Dd không phân ly. Thể đột biến có
- Hai dòng tế bào đột biến là 2n+2 và 2n-2.
- Ba dòng tế bào gồm một dòng bình thường 2n và hai dòng đột biến 2n+1 và 2n-1.
- Hai dòng tế bào đột biến là 2n+1 và 2n-1.
- Ba dòng tế bào gồm một dòng bình thường 2n và hai dòng đột biến 2n+2 và 2n-2
Đáp án:
Ở lần phân bào thứ 6, ở 1 số tế bào cặp Dd không phân ly sẽ tạo ra tế bào có kiểu gen DDdd, và 0.
Nhưng do chỉ 1 số tế bào không phân li nên những tế bào phân li bình thường sẽ tạo giao tử n.
Vậy trên thể đột biến có 3 dòng tế bào: dòng bình thường 2n và hai dòng đột biến 2n+2 và 2n-2.
Đáp án cần chọn là: D
Câu 30:Trong một lần nguyên phân của một tế bào ở thể lưỡng bội, một nhiễm sắc thể của cặp số 5 và một nhiễm sắc thể của cặp số 9 không phân li, các nhiễm sắc thể khác phân li bình thường. Kết quả của quá trình này có thể tạo ra các tế bào con có bộ nhiễm sắc thể là:
- 2n + 1 – 1 và 2n – 2 – 1 hoặc 2n + 2 + 1 và 2n – 1 + 1
- 2n + 1 + 1 và 2n – 1 – 1 hoặc 2n + 1 – 1 và 2n – 1 + 1
- 2n + 2 và 2n – 2 hoặc 2n + 1 + 1 và 2n – 1 – 1
- 2n + 1 + 1 và 2n – 2 hoặc 2n +2 và 2n – 1 – 1
Đáp án:
Giả sử : cặp số 5 có 2 chiếc NST là A và a
Cặp số 9 là B và b
1 chiếc của cặp NST só 5 không phân li, tạo ra tế bào con có : Aaa và A ↔ 2n+1 và 2n – 1
1 chiếc của cặp NST số 9 không phân li, tạo ra tế bào con có : Bbb và B ↔ 2n+1 và 2n – 1
→ vậy các tế bào con có thể có bộ NST là :
AaaBbb và AB ↔ 2n +1 +1 và 2n – 1 – 1
Hoặc AaaB và Abbb ↔2n +1 – 1 và 2n – 1 + 1
Đáp án cần chọn là: B
Câu 31:Ở một số loài động vật có vú, cho phép lai (P): ♂ XbY x ♀ XBXb. Trong quá trình giảm phân ở con cái, ở một số tế bào, cặp nhiễm sắc thể giới tính phân li bình thường ở giảm phân I nhưng không phân li ở giảm phân II. Quá trình giảm phân ở con đực xảy ra bình thường. Các giao tử đực và cái kết hợp với nhau tạo thành các hợp tử, biết các giao tử đều có khả năng tạo thành hợp tử. Những hợp tử có kiểu gen nào sau đây có thể được hình thành từ quá trình trên?
- XBXB Xb, XBXBY,XbY
- XbXb, XBXb, XBYY,XbYY
- XBXB Xb, XBXBY, XbXbY, XbXb Xb, XBXb, XBY, XbY, XbXb, Xb, Y
- XBXB Xb, XbXb, XBXbY,XbY
Đáp án:
Ở giới cái XBXb, các tế bào rối loạn phân ly ở GP II cho ra các loại giao tử: XBXB hoặc XbXb hoặc 0
Các tế bào bình thường cho 2 loại giao tử XB, Xb
Khi kết hợp với 2 giao tử: Xb, Y của bố cho ra các loại kiểu gen có thể xuất hiện là XBXB Xb, XBXBY, XbXbY, XbXb Xb, XBXb, XBY, XbY, XbXb, Xb, Y.
Vậy Chọn phù hợp nhất là: C
(Chọn A còn thiếu, Chọn B sai vì không thể tạo ra kiểu gen chứa 2 NST Y,Chọn D sai vì không thể tạo ra XBXbY ( Do rối loạn ở GP II)
Đáp án cần chọn là: C
Câu 32:Một tế bào sinh dưỡng của một loài có bộ NST kí hiệu : AaBbddEe bị rối loạn phân li trong phân bào ở một NST kép trong cặp Bb sẽ tạo ra hai tế bào con có kí hiệu NST là;
- AaBbbddEe và AaBddEe
- AaBbDddEe và AaBbddEe
- AaBbddEe và AaBbddEe
- AaBBbddEe và AaBddEe
Đáp án:
Xảy ra rối loạn trong nguyên phân của cặp Bb có thể xảy ra với NST kép mang alen b hoặc B
TH1 : rối loạn với NST kép mang alen b : tạo ra 2 tế bào con có kiểu gen AaBbbddEe và AaBddEe (đáp án A)
Đáp án cần chọn là: A
Câu 33:Ở một loài thực vật lưỡng bội (2n = 8), các cặp nhiễm sắc thể tương đồng được kí hiệu là Aa, Bb, Dd và Ee. Do đột biến lệch bội đã làm xuất hiện thể một. Kiểu gen có thể có của thể một là
- AaBbEe
- AaBbDEe
- AaBbDddEe
- AaaBbDdEe.
Đáp án:
Thể một: 2n – 1: B
A: thể khuyết nhiễm
C: thể ba
D: thể ba
Đáp án cần chọn là: B
Câu 34:Ở một loài động vật giao phối, xét phép lai ♂ AaBb x ♀ Aabb. Giả sử trong quá trình giảm phân của cơ thể đực, ở một số tế bào, cặp NST mang cặp gen Aa không phân li trong giảm phân I, các sự kiện khác diễn ra bình thường, cơ thể cái giảm phân bình thường. Theo lý thuyết, sự kết hợp ngẫu nhiên giữa các loại giao tử đực và cái trong thụ tinh có thể tạo ra tối đa bao nhiêu loại hợp tử lưỡng bội và bao nhiêu hợp tử lệch bội?
- 12 và 4
- 6 và 8
- 9 và 6
- 4 và 12
Đáp án:
Cặp gen Aa:
- Giới đực cho 2 loại giao tử: các tế bào bình thường cho giao tử bình thường A, a; các tế bào bị rối loạn giảm phân cho 2 loại giao tử Aa, O
- Giới cái cho 2 loại giao tử: A, a
- Vậy có 3 hợp tử bình thường và 4 hợp tử lệch bội: AAa, Aaa, A, a
Cặp gen Bb:
- Giới đực cho 2 loại giao tử: B , b
- Giới cái cho 1 loại giao tử.
- Vậy có 2 hợp tử bình thường.
Vậy khi các giao tử cái và đực kết hợp ngẫu nhiên thì ta có 6 hợp tử bình thường và 8 hợp tử lệch bội.
Đáp án cần chọn là: B
Câu 35:Ở một loài động vật giao phối, xét phép lai ♂ AaBb x ♀ AaBb. Giả sử trong quá trình giảm phân của cơ thể đực, ở một số tế bào, cặp nhiễm sắc thể mang cặp gen Aa không phân li trong giảm phân I, các sự kiện khác diễn ra bình thường, cơ thể cái giảm phân bình thường. Theo lí thuyết, sự kế hợp ngẫu nhiên giữa các loại giao tử đực và cái trong thụ tinh có thể tạo ra tối đa bao nhiêu loại hợp tử lưỡng bội và bao nhiêu loại hợp tử lệch bội?
- 9 và 6
- 12 và 4
- 4 và 12
- 9 và 12
Đáp án:
Phép lai AaBb x AaBb
Xét cặp Aa
Con đực cho 4 loại giao tử, trong đó có giao tử đột biến là Aa, O
Con cái cho 2 loại giao tử A, a
Vậy số kiểu gen bình thường là: 3 và kiểu gen đột biến về cặp này là: 4: AAa, Aaa, A, a
Xét cặp Bb cả 2 bên bố mẹ giảm phân bình thường => 3 kiểu gen
Vậy số hợp tử lưỡng bội là 3x3 = 9
Số loại hợp tử đột biến là 4 x3 = 12
Đáp án cần chọn là: D
Câu 36:Một loài có bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội 2n = 8. Có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
1. Ở loài này có tối đa 6 thể đột biến thể ba
2. Một tế bào của thể đột biến thể ba tiến hành nguyên phân, ở kì sau của nguyên phân mỗi tế bào có 18 nhiễm sắc thể đơn.
3. Ở các thể đột biến lệch bội thể ba của loài này sẽ có tối đa 216 kiểu gen.
4. Một cá thể mang đột biến thể ba tiến hành giảm phân tạo giao tử, tính theo lí thuyết, tỉ lệ giao tử (n) được tạo ra là 1/8
- 1
- 2
- 3
- 4
Đáp án:
2n = 8 ↔ có 4 nhóm gen liên kết
ở loài này có tối đa 4 loại đột biến thể ba 2n + 1
→ (1) sai
1 tế bào thể ba 2n+1 = 9 tiến hành nguyên phân. Kì sau, các NST kép phân li thành 2 NST đơn nhưng tế bào chưa chia đôi
→ trong tế bào có 9 x 2 = 18 NST đơn
→ (2) đúng
Ở thể ba 2n + 1
Nếu một NST xét 1 gen có 2 alen
ở các thể đột biến thể ba có tối đa số loại kiểu gen là :
4x(3x3x3x4) = 432
→ (3) sai
Một cá thể thể ba 2n+1 tiến hành giảm phân tạo giao tử
→ tạo ra ½ giao tử n và ½ giao tử n+1
→ (4) sai
Vậy có 1 kết luận đúng
Đáp án cần chọn là: A
Câu 37:Một loài có bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội 2n = 14. Có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
1. Ở loài này có tối đa 6 thể đột biến thể ba
2. Một tế bào của thể đột biến thể ba tiến hành nguyên phân, ở kì sau của nguyên phân mỗi tế bào có 21 nhiễm sắc thể đơn.
3. Ở các thể đột biến lệch bội thể ba của loài này sẽ có tối đa 216 kiểu gen.
- 1
- 2
- 3
- 4
Đáp án:
2n = 14 ↔ có 7 nhóm gen liên kết
ở loài này có tối đa 7 loại đột biến thể ba 2n + 1
→ (1) sai
1 tế bào thể ba 2n+1 = 15 tiến hành nguyên phân. Kì sau, các NST kép phân li thành 2 NST đơn nhưng tế bào chưa chia đôi
→ trong tế bào có 15 x 2 = 30 NST đơn
→ (2) sai
Ở thể ba 2n + 1
Nếu một NST xét 1 gen có 2 alen
ở các thể đột biến thể ba có tối đa số loại kiểu gen là:
3x3x3x7 = 189
→ (3) sai
Một cá thể thể ba 2n+1 tiến hành giảm phân tạo giao tử
→ tạo ra ½ giao tử n và ½ giao tử n+1
→ (4) đúng
Vậy có 1 kết luận đúng
Đáp án cần chọn là: A
Câu 38:Bộ NST lưỡng bội của loài = 24. Có bao nhiêu trường hợp thể 3 có thể xảy ra?
- 12
- 13
- 24
- 48
Đáp án:
Thể 3 là đột biến có liên quan đến 1 cặp NST: 2n + 1.
- Số trường hợp thể 3 có thể xảy ra = C1n = n = 12
Đáp án cần chọn là: A
Câu 39:Một loài thực vật có bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội 2n = 32. Giả sử đột biến làm phát sinh thể một ở tất cả các cặp NST. Theo lý thuyết, có tối đa bao nhiêu dạng thể một khác nhau thuộc loài này?
- 16
- 32
- 33
- 31
Đáp án:
2n = 32 ↔ có số nhóm gen liên kết là 16
Theo lý thuyết, có tối đa số dạng thể một (2n – 1) khác nhau thuộc loài này là: =16
Đáp án cần chọn là: A
Câu 40:Một loài thực vật có bộ NST 2n=14. Số loại thể ba (2n+1) khác nhau có thể xuất hiện trong quần thể của loài là
- 7
- 15
- 14
- 21
Đáp án:
2n= 14 → có 7 cặp NST nên có 7 dạng thể 3
Đáp án cần chọn là: A
Câu 41:Một loài có 2n=20. Có thể có tối đa bao nhiêu loại thể dị bội có dạng 2n – 1 + 1 + 2?
- 1540
- 120
- 720
- 240
Đáp án:
Dạng 2n-1+1+2 là dạng đột biến lệch bội xảy ra ở 3 cặp NST tương đồng khác nhau nên ta có:
n = 10 loại thể đột biến 2n-1
n-1 = 9 loại thể đột biến 2n + 1 (Không xảy ra ở cặp NST đã có đột biến 2n-1)
n-2 = 8 loại thể đột biến 2n + 2 (Không xảy ra ở cặp NST đã có đột biến 2n-1 và 2n+1)
vậy có tối đa: 10x9x8 = 720 loại thể dị bội có dạng 2n – 1 + 1 + 2
Đáp án cần chọn là: C
Câu 42:Bộ NST lưỡng bội của loài = 24. Có bao nhiêu trường hợp thể 1 kép có thể xảy ra?
- 12
- 24
- 48
- 66
Đáp án:
Thể 1 kép là đột biến có liên quan đến 2 cặp NST: 2n – 1 – 1.
- Số trường hợp thể 1 kép có thể xảy ra = C2n = 66
Đáp án cần chọn là: D
Câu 43:Bộ NST lưỡng bội của loài = 24. Có bao nhiêu trường hợp đồng thời xảy ra cả 3 đột biến: thể 0, thể 1 và thể 3?
- 220
- 2024
- 1320
- 1728
Đáp án:
Liên quan đến 3 NST → Số trường hợp đồng thời xảy ra cả 3 đột biến: thể 0, thể 1 và thể 3:
Aan=n!(n−a)! = 12!(12−3)! = 1320
Đáp án cần chọn là: C
Câu 44:Một loài thực vật có bộ NST lưỡng bội là 2n = 14. Số loại thể một kép (2n-1-1) tối đa có thể có ở loài này là
- 7.
- 42.
- 14.
- 21
Đáp án:
Số cặp NST bằng 7, vậy số thể một kép tối đa là C72 = 21
Đáp án cần chọn là: D
Câu 45:Một loài sinh vật có bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội 2n = 14. Nếu xảy ra đột biến lệch bội thì số loại thể một tối đa có thể được tạo ra trong loài này là
- 7
- 15
- 8
- 14
Đáp án:
2n = 14 → n=7
Số loại thể một tối đa là =7
Đáp án cần chọn là: A
Câu 46:Ở một loài động vật giao phối, xét phép lai ♂ AaBbdd x♀AaBbDd. Giả sử trong quá trình giảm phân của cơ thể đực, ở một số tế bào có hiện tượng cặp nhiễm sắc thể mang cặp gen Aa không phân li trong giảm phân I, ở một số tế bào khác có hiện tượng NST mang gen B không phân li trong giảm phân II, các sự kiện khác diễn ra bình thường. Quá trình giảm phân ở cơ thể cái diễn ra bình thường. Theo lí thuyết, sự kết hợp ngẫu nhiên giữa các loại giao tử đực và cái trong thụ tinh có thể tạo ra tối đa bao nhiêu loại hợp tử thừa nhiễm sắc thể?
- 24
- 36
- 48
- 18
Đáp án:
P: ♂ AaBbdd x ♀AaBbDd
Cơ thể đực, 1 số tế bào, cặp gen Aa không phân li trong giảm phân I
→ tạo ra giao tử : Aa, 0
Cơ thể cái giảm phân bình thường
→ hợp tử : AAa, Aaa, A, a
Vậy số loại hợp tử thừa NST ở TH này là: 2 x 3 x 2 = 12
Cơ thể đực, 1 số tế bào khác, gen B không phân li giảm phân II
→ tạo ra giao tử: bb, BB, 0
Cơ thể cái giảm phân bình thường
→ hợp tử : Bbb, bbb, BBB, BBb, B, b
Vậy số loại hợp tử thừa NST ở Th này là: 3 x 4 x 2 = 24
Vậy có 36 loại hợp tử thừa NST
Đáp án cần chọn là: B
Câu 47:Cho phép lai (P): ♀AaBbDd x ♂AaBbDd. Biết rằng: 8% số tế bào sinh tinh có cặp nhiễm sắc thể mang cặp gen Bb không phân ly trong giảm phân I, các cặp nhiễm sắc thể khác phân ly bình thường, giảm phân II bình thường, các tế bào sinh tinh khác giảm phân bình thường; 20% số tế bào sinh trứng có cặp nhiễm sắc thể mang cặp gen Dd không phân ly trong giảm phân I, các cặp nhiễm sắc thể khác phân ly bình thường, giảm phân II bình thường; 16% số tế bào sinh trứng có cặp nhiễm sắc thể mang cặp gen Aa không phân ly trong giảm phân I, các cặp nhiễm sắc thể khác phân ly bình thường, giảm phân II bình thường, các tế bào sinh trứng khác giảm phân bình thường; các giao tử có sức sống và khả năng thụ tinh ngang nhau. Số loại kiểu gen đột biến tối đa có thể thu được ở F1 là
- 320
- 108
- 204
- 343
Đáp án:
Xét cặp Aa:
- Giới đực cho 2 loại giao tử bình thường: A, a
- Giới cái có 16% số tế bào không phân ly cặp Aa trong GPI tạo ra 2 loại giao tử đột biến: Aa, 0; các tế bào bình thường cho 2 loại giao tử: A, a
Vậy có 3 KG bình thường và 4 KG đột biến.
Xét tương tự với cặp Bb và Dd cũng có 3 KG bình thường và 4 KG đột biến.
Nhưng theo lý thuyết giao tử đực và giao tử cái chỉ được mang tối đa 1 đột biến nên không thể có giao tử mang 2 đột biến cặp gen Aa và cặp gen Dd, và ở F1 cũng không có cá thể mang 3 đột biến.
Vậy ở F1 có số kiểu gen đột biến là: 73 −33 −43−3×4×4=204
Đáp án cần chọn là: C
Câu 48:Thực hiện phép lai sau: ♀ AABb x ♂ AaBb, biết ở cơ thể đực có một số tế bào rối loạn phân li trong giảm phân của cặp nhiễm sắc thể mang cặp gen Aa. Cho rằng tất cả các loại tinh trùng đều có khả năng thụ tinh và các hợp tử được tạo thành đều có khả năng sống sót. Theo lý thuyết, ở đời con có bao nhiêu loại kiểu gen lưỡng bội và bao nhiêu loại kiểu gen lệch bội ?
- 0 kiểu gen lưỡng bội và 12 kiểu gen lệch bội.
- 6 kiểu gen lưỡng bội và 12 kiểu gen lệch bội.
- 6 kiểu gen lưỡng bội và 9 kiểu gen lệch bội.
- 6 kiểu gen lưỡng bội và 6 kiểu gen lệch bội.
Đáp án:
Số kiểu gen lưỡng bội là 2 x 3 = 6
Cơ thể đực, cặp Aa rối loạn phân li trong giảm phân cho các giao tử Aa, AA, aa, 0
Cơ thể cái cho giao tử A
Vậy đời con cho các kiểu gen : AAA, AAa, Aaa, A
Số kiểu gen đột biến ở đời con là 4 x 3 = 12
Đáp án cần chọn là: B
Câu 49:Cho biết trong quá trình giảm phân của cơ thể đực có một số tế bào có cặp NST mang cặp gen Dd không phân li trong giảm phân 1, giảm phân 2 diễn ra bình thường, các tế bào khác giảm phân bình thường, cơ thể cái giảm phân bình thường. Ở đời con của phép lai ♂ AaBbDd X ♀ AabbDd, sẽ có tối đa bao nhiêu loại kiểu gen đột biến?
- 16
- 24
- 12
- 8
Đáp án:
Aa x Aa cho F1 có 3 loại kiểu gen
Bb x bb cho F1 có 2 loại kiểu gen
Dd x Dd:
- Cơ thể đực:
Một số tế bào, cặp gen Dd không phân li ở giảm phân I cho 2 loại giao tử: Dd, 0
Các tế bào khác bình thường: D, d
- Cơ thể cái bình thường, cho: D, d
Vậy Dd x Dd cho số loại kiểu gen đột biến là 2 x 2 = 4
Vậy phép lai trên cho số kiểu gen đột biến là: 3 x 2 x 4 = 24
Đáp án cần chọn là: B
Câu 50:Trong quá trình giảm phân của cơ thể đực có kiểu gen AaBb, ở một số tế bào, cặp nhiễm sắc thể mang cặp gen Aa không phân li trong giảm phân I, cặp nhiễm sắc thể mang cặp gen Bb phân li bình thường; giảm phân II diễn ra bình thường. Ở cơ thể cái có kiểu gen AABb, cặp gen Bb không phân li trong giảm phân I, cặp AA phân ly bình thường. Theo lí thuyết, phép lai: ♀AABb × ♂AaBb cho đời con có tối đa bao nhiêu loại kiểu gen?
- 12
- 8
- 14
- 6
Đáp án:
Xét có thể đực có kiểu gen AaBb có một số tế bào không phân li
→ Nhóm tế bào không phân li tạo ra số kiểu gen là: AaB, Aab, B, b
→ Nhóm tế bào giảm phân bình thường thì tạo ra số giao tử là: AB, Ab, aB, ab.
Xét cơ thể cía cặp Bb không phân li trong giảm phân I thì tạo ra giao tử: ABb và Bb
→ Số kiểu gen được tạo ra là: 7 x 2 = 14 (kiểu gen)
Đáp án cần chọn là: C
Câu 51:Trong quá trình giảm phân của cơ thể đực có kiểu gen AaBb, ở một số tế bào, cặp nhiễm sắc thể mang cặp gen Aa không phân li trong giảm phân I, cặp nhiễm sắc thể mang cặp gen Bb phân li bình thường; giảm phân II diễn ra bình thường. Ở cơ thể cái có kiểu gen AABb, cặp gen Bb không phân li trong giảm phân II, cặp AA phân ly bình thường. Theo lí thuyết, phép lai: ♀AABb × ♂AaBb cho đời con có tối đa bao nhiêu loại kiểu gen?
- 12
- 8
- 14
- 16
Đáp án:
Xét có thể đực có kiểu gen AaBb có một số tế bào không phân li Aa
→ Nhóm tế bào không phân li trong giảm phân I tạo ra số kiểu gen là: AaB, Aab, B, b
→ Nhóm tế bào giảm phân bình thường thì tạo ra số giao tử là: AB, Ab, aB, ab.
Xét cơ thể cái cặp Bb không phân li trong giảm phân II thì tạo ra giao tử: ABB và Abb
→ Số kiểu gen được tạo ra là: 8 x 2 = 16 (kiểu gen).
Đáp án cần chọn là: D
Câu 52:Thực hiện phép lai giữa hai cơ thể cùng loài có bộ NST 2n=18. Biết rằng trong giảm phân 1 có 1/5 số tế bào sinh tinh không phân ly ở cặp NST số 3, 1/3 số tế bào sinh trứng không phân ly ở cặp NST số 7. Các tinh trùng thiếu NST sinh ra đều chết. Theo lý thuyết, tỷ lệ hợp tử chứa 19 NST ở đời F1 là:
- 5/15
- 6/16
- 2/9
- 2/7
Đáp án:
2n = 18
Cơ thể đực: 1/5 số tế bào sinh tinh không phân li cặp NST số 3 trong giảm phân I
→ tạo ra 1/10 giao tử n + 1 và 1/10 giao tử n – 1
Các tế bào khác phân li bình thường, tạo 4/5 giao tử n
Tinh trùng thiếu NST đều bị chết
→ cơ thể đực cho: 4/5 giao tử n và 1/10 giao tử n+1 ↔ 8/9 n : 1/9 (n+1)
Cơ thể cái : 1/3 số tế bào sinh trứng không phân li cặp NST số 7
→ tạo ra 1/6 giao tử n+1, 1/6 giao tử n-1
Các tế bào khác giảm phân bình thường, tạo 2/3 giao tử n
Vậy tỉ lệ loại hợp tử chứa 19 NST (2n+1) là : 8/9 x 1/6 + 1/9 x 2/3 = 2/9
Đáp án cần chọn là: C
Câu 53:Thực hiện phép lai giữa hai cơ thể cùng loài có bộ NST 2n=18. Biết rằng trong giảm phân 1 có 2/5 số tế bào sinh tinh không phân ly ở cặp NST số 3, 1/4 số tế bào sinh trứng không phân ly ở cặp NST số 7. Các tinh trùng thiếu NST sinh ra đều chết. Theo lý thuyết, tỷ lệ hợp tử chứa 19 NST ở đời F1 là:
- 3/32
- 3/16
- 2/9.
- 9/32.
Đáp án:
2n = 18
Cơ thể đực: 2/5 số tế bào sinh tinh không phân li cặp NST số 3 trong giảm phân I
→ tạo ra 1/5 giao tử n + 1 và 1/5 giao tử n – 1
Các tế bào khác phân li bình thường, tạo 3/5 giao tử n
Tinh trùng thiếu NST đều bị chết
→ cơ thể đực cho: 3/5 giao tử n và 1/5 giao tử n+1 ↔ 3/4 n: 1/4 (n+1)
Cơ thể cái: 1/4 số tế bào sinh trứng không phân li cặp NST số 7
→ tạo ra 1/8 giao tử n+1, 1/8 giao tử n-1
Các tế bào khác giảm phân bình thường, tạo 3/4 giao tử n
Vậy tỉ lệ loại hợp tử chứa 19 NST (2n+1) là: 3/4 x 1/8 + 1/4 x 3/4 = 9/32
Đáp án cần chọn là: D
Câu 54:Cho biết trong quá trình giảm phân của cơ thể đực có 12% số tế bào có cặp nhiễm sắc thể mang cặp gen Dd không phân li trong giảm phân I, giảm phân II diễn ra bình thường, các tế bào khác giảm phân bình thường. Trong quá trình giảm phân của cơ thể cái có 24% số tế bào có cặp nhiễm sắc thể mang cặp gen Bb không phân li trong giảm phân I, giảm phân II diễn ra bình thường, các tế bào khác giảm phân bình thường. Cho phép lai P: ♂ AabbDd x ♀AaBbdd, theo lí thuyết nhận định nào sau đây KHÔNG ĐÚNG về đời con?
- Hợp tử 2n chiếm 66,88%.
- Hợp tử (2n + 1) chiếm 15,12%.
- Trong tổng số hợp tử đột biến, hợp tử ( 2n -1) chiếm 55,56%.
- Số loại kiểu gen tối đa của hợp tử là 48.
Đáp án:
Cặp Aa, ở cả 2 giới đều giảm phân bình thường nên cho 3 hợp tử bình thường : AA, Aa , aa
Cặp Bb:
- Giới đực bình thường: cho giao tử b
- Giới cái : 24% tế bào không phân ly tạo: 0,12 Aa , 0,12O; Các tế bào bình thường cho 0,76 giao tử bình thường.
Vậy có 2 loại hợp tử bình thường chiếm tỷ lệ 0,76 ; 2 loại hợp tử đột biến chiếm 0,24.
Cặp Dd:
- Giới cái bình thường: cho giao tử d
- Giới đực: 12% tế bào không phân ly tạo 0,06 Dd và 0,06 O ; các tế bào bình thường cho 0,88 giao tử bình thường .
Vậy có 2 loại hợp tử đột biến chiếm 12% và 2 loại hợp tử bình thường chiếm 88%.
Xét các phương án:
A. Hợp tử 2n ( bình thường) chiếm : 1 × 0,76 × 0,88 = 0,6688 →A đúng.
B. Hợp tử 2n+ 1 chiếm tỷ lệ: 0,76 × 0,06 + 0,88 × 0,12 = 0,1512 → B đúng.
C. Tỷ lệ hợp tử đột biến là: 1- 0,76×0,88=0,3312 ; tỷ lệ 2n - 1 là : 0,76 × 0,06+0,88 × 0,12=0,1512 , vậy tỷ lệ cần tìm là: 0,1512 : 0,3312 = 0,4565→ C sai.
D. Số kiểu gen tối đa của hợp tử là: 3× 4× 4= 48 → D đúng.
Đáp án cần chọn là: C
Câu 55:Cho biết trong quá trình giảm phân của cơ thể đực có 12% số tế bào có cặp nhiễm sắc thể mang cặp gen Dd không phân li trong giảm phân I, giảm phân II diễn ra bình thường, các tế bào khác giảm phân bình thường. Trong quá trình giảm phân của cơ thể cái có 24% số tế bào có cặp nhiễm sắc thể mang cặp gen Bb không phân li trong giảm phân I, giảm phân II diễn ra bình thường, các tế bào khác giảm phân bình thường. Cho phép lai P: ♂ AabbDd x ♀AaBbdd, theo lí thuyết nhận định nào sau đây KHÔNG ĐÚNG về đời con?
- Hợp tử 2n chiếm 66,88%.
- Hợp tử (2n + 1) chiếm 15,12%
- Trong tổng số hợp tử đột biến, hợp tử (2n -1) chiếm 45,65%
- Số loại kiểu gen tối đa của hợp tử là 24.
Đáp án:
Cặp Aa, ở cả 2 giới đều giảm phân bình thường nên cho 3 hợp tử bình thường: AA, Aa , aa
Cặp Bb:
- Giới đực bình thường: cho giao tử b
- Giới cái: 24% tế bào không phân ly tạo: 0,12 Aa, 0,12O; Các tế bào bình thường cho 0,76 giao tử bình thường.
Vậy có 2 loại hợp tử bình thường chiếm tỷ lệ 0,76; 2 loại hợp tử đột biến chiếm 0,24.
Cặp Dd:
- Giới cái bình thường: cho giao tử d
- Giới đực: 12% tế bào không phân ly tạo 0,06 Dd và 0,06 O; các tế bào bình thường cho 0,88 giao tử bình thường.
Vậy có 2 loại hợp tử đột biến chiếm 12% và 2 loại hợp tử bình thường chiếm 88%.
Xét các phương án:
A. Hợp tử 2n (bình thường) chiếm : 1 × 0,76 × 0,88 = 0,6688 → A đúng.
B. Hợp tử 2n+ 1 chiếm tỷ lệ: 0,76 × 0,06 + 0,88 × 0,12 = 0,1512 → B đúng.
C. Tỷ lệ hợp tử đột biến là: 1- 0,76×0,88=0,3312; tỷ lệ 2n - 1 là: 0,76 × 0,06+0,88 × 0,12=0,1512, vậy tỷ lệ cần tìm là: 0,1512 : 0,3312 = 0,4565→ C đúng.
D. Số kiểu gen tối đa của hợp tử là: 3× 4× 4= 48 → D sai.
Đáp án cần chọn là: D
Câu 56:Đậu Hà lan có bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội 2n = 14. Tế bào sinh dưỡng của đậu Hà lan chứa 15 nhiễm sắc thể, có thể tìm thấy ở
- thể một
- thể không
- thể ba
- thể bốn
Đáp án:
Tế bào sinh dưỡng có 15NST = 2n +1
Đây là thể ba
Đáp án cần chọn là: C
Câu 57:Một tế bào có bộ NST lưỡng bội 2n =48. Quan sát một tế bào sinh dưỡng của loài dưới kính hiển vi người ta thấy có 46 NST. Đột biến này thuộc dạng
- Thể khuyết nhiễm
- Thể một kép
- Thể khuyết nhiễm hoặc thể một kép
- Thể một nhiễm
Đáp án:
Có 46 NST = 2n -1 -1 (một kép) hoặc 2n – 2 (thể không, khuyết nhiễm)
Đáp án cần chọn là: C
Câu 58:Một tế bào của thể đột biến thuộc thể ba nguyên phân liên tiếp 5 lần đã lấy ở môi trường nội bào 279 NST. Loài này có thể có nhiều nhất bao nhiêu loại thể một khác nhau ?
- 5
- 10
- 8
- 4
Đáp án:
Ta có: (2n + 1)(25 – 1) = 279 → 2n = 8 → n = 4
Số loại thể một có ở loài này là=4
Đáp án cần chọn là: D
Câu 59:Một loài động vật có bộ NST 2n=12. Khi quan sát quá trình giảm phân của 2000 tế bào sinh tinh ở một cá thể, người ta thấy 40 tế bào có cặp NST số 3 không phân li trong giảm phân 1, các sự kiện khác trong giảm phân diễn ra bình thường; các tế bào còn lại giảm phân bình thường. Loại giao tử có 6 NST chiếm tỉ lệ
- 49%
- 2%
- 49,5%
- 98%
Đáp án:
Tỷ lệ tế bào có đột biến : 40/2000 = 2% → tạo 2% giao tử đột biến có 5 hoặc 7 NST
Tỷ lệ giao tử có 6 NST (giao tử bình thường) là 98%
Đáp án cần chọn là: D
II/ ĐỘT BIẾN SỐ LƯỢNG NST - ĐỘT BIẾN ĐA BỘI
Câu 1:Đặc điểm của thể đa bội là
- Cơ quan sinh dưỡng bình thường.
- Cơ quan sinh dưỡng to.
- Dễ bị thoái hóa giống.
- Tốc độ sinh trưởng phát triển chậm.
Đáp án:
Thể đa bội có đặc điểm là cơ quan sinh dưỡng to.
Đáp án cần chọn là: B
Câu 2:Đặc điểm của thể đa bội là
- Tốc độ sinh trưởng phát triển nhanh.
- Cơ quan sinh dưỡng to.
- Khá phổ biến ở thực vật.
- Tất cả các đặc điểm trên
Đáp án:
Thể đa bội có đặc điểm là cơ quan sinh dưỡng to, tốc độ sinh trưởng phát triển nhanh và phổ biến ở thực vật
Đáp án cần chọn là: D
Câu 3:Sự khác biệt dễ nhận thấy của dạng đột biến chuối nhà 3n từ chuối rừng 2n là
- chuối nhà có hạt, chuối rừng không hạt
- chuối rừng có hạt, chuối nhà không hạt
- chuối nhà sinh sản hữu tính
- chuối nhà không có hoa.
Đáp án:
Chuối nhà không có hạt (3n), chuối rừng có hạt (2n).
Đáp án cần chọn là: B
Câu 4:Nội dung nào sau đây đúng về thể đa bội?
- Thay đổi số lượng nhiễm sắc ở một hay một số cặp nhiễm sắc thể tương đồng.
- Thay đổi cấu trúc ở tất cả các cặp nhiễm sắc thể tương đồng.
- Thay đổi số lượng nhiễm sắc ở tất cả các cặp nhiễm sắc thể tương đồng
- Thay đổi cấu trúc ở một số cặp nhiễm sắc thể tương đồng.
Đáp án:
Thể đa bội là có số bộ NST Thay đổi số lượng nhiễm sắc ở tất cả các cặp nhiễm sắc thể tương đồng.
Đáp án cần chọn là: C
Câu 5:Nội dung nào sau đây không đúng về thể đa bội?
- Thay đổi số lượng ở một hay một số cặp nhiễm sắc thể tương đồng.
- Thay đổi số lượng ở tất cả các cặp nhiễm sắc thể tương đồng.
- Thay đổi số lượng ở tất cả các cặp nhiễm sắc thể tương đồng lên một số lần
- Thay đổi số lượng ở tất cả nhiễm sắc thể trong tế bào lên một bội số như nhau.
Đáp án:
Thể đa bội là có số bộ NST thay đổi số lượng nhiễm sắc ở tất cả các cặp nhiễm sắc thể tương đồng
Đáp án cần chọn là: A
Câu 6:Khi nói về đặc điểm của đột biến đa bội, phát biểu nào sau đây không đúng?
- Những giống cây ăn quả không hạt như nho, thường là tự đa bội lẻ
- Hiện tượng tự đa bội khá phổ biến ở động vật trong khi ở thực vật là tương đối hiếm
- Quá trình tổng hợp chất hữu cơ trong tế bào bội xảy ra mạnh mẽ hơn so với trong tế bào lưỡng bôi
- Khi thể tự đa bội (3n, 5n..) hầu như không có khả năng sinh giao tử bình thường
Đáp án:
Phát biểu sai là B, vì ở động vật rất hiếm có thể đa bội.
Đáp án cần chọn là: B
Câu 7:Khi nói về đặc điểm của đột biến đa bội, phát biểu nào sau đây không đúng?
- Gồm hai loại là: tự đa bội và dị đa bội
- Hiện tượng tự đa bội khá phổ biến ở thực vật trong khi ở động vật là tương đối hiếm
- Quá trình tổng hợp chất hữ cơ trong tế bào bội xảy ra chậm chạp hơn so với trong tế bào lưỡng bội
- Khi thể đa bội lẻ (3n, 5n...) hầu như không có khả năng sinh giao tử bình thường
Đáp án:
Phát biểu sai là C, vì quá trình tổng hợp chất hữu cơ trong tế bào bội xảy ra mạnh mẽ hơn so với trong tế bào lưỡng bôi
Đáp án cần chọn là: C
Câu 8:Sự không phân li của toàn bộ bộ NST vào giai đoạn sớm của hợp tử trong lần nguyên phân đầu tiên sẽ tạo ra:
- Thể tứ bội
- Thể tam bội.
- Thể khảm
- Thể đa nhiễm
Đáp án:
Sự không li của toàn bộ NST vào giai đoạn sớm của hợp tử trong lần nguyên phân đầu tiên sẽ tạo ra thể tứ bội.
Đáp án cần chọn là: A
Câu 9:Cho hai cây lưỡng bội có kiểu gen Bb và bb lai với nhau, ở đời con thu được một cây tứ bội có kiểu gen BBbb. Đột biến tứ bội này xảy ra ở
- Lần giảm phân 2 của cơ thể Bb và giảm phân 1 hoặc 2 của bb
- Lần giảm phân 1 của cơ thể Bb và giảm phân 1 hoặc 2 của bb
- Lần giảm phân 1 hoặc giảm phân 2 của cả bố và mẹ
- Lần giảm phân 2 của cơ thể Bb và giảm phân 2 của bb
Đáp án:
Cây tứ bội có kiểu gen BBbb => nhận BB từ cơ thể Bb và cơ thể bb cho bb.
Cơ thể Bb bị rối loạn ở GP II tạo giao tử BB, còn cơ thể bb rối loạn ở GP I hoặc GP II tạo giao tử bb
Đáp án cần chọn là: A
Câu 10:Đặc điểm chỉ có ở thể dị đa bội mà không có ở thể tự đa bội là:
- Không có khả năng sinh sản hữu tính (bị bất thụ)
- Tế bào sinh dưỡng mang bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội của hai loài khác nhau.
- Hàm lượng ADN ở trong tế bào sinh dưỡng tăng lên so với dạng lưỡng bội.
- Bộ nhiễm sắc thể tồn tại theo từng cặp tương đồng.
Đáp án:
Đặc điểm chỉ có ở thể dị đa bội mà không có ở thể tự đa bội là: B
Ở thể dị đa bội, cơ thể mang bộ NST của 2 loài khác nhau do đây là kết quả của quá trình lai xa và đa bội hóa
Đáp án cần chọn là: B
Câu 11:Khi nói về thể dị đa bội, phát biểu nào sau đây không đúng?
- Thể dị đa bội có vai trò quan trọng trong quá trình hình thành loài mới.
- Thể dị đa bội được hình thành do lai xa kết hợp với đa bội hóa
- Thể dị đa bội thường gặp ở thực vật, ít gặp ở động vật.
- Thể dị đa bội không thể sinh trưởng, phát triển và sinh sản hữu tính bình thường.
Đáp án:
Phát biểu sai là D, thể dị đa bội mang bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội của 2 loài sinh vật nên có thể sinh trưởng, phát triển và sinh sản hữu tính bình thường.
Đáp án cần chọn là: D
Câu 12:Đột biến đa bội tạo khả năng khắc phục tính bất thụ của cơ thể lai xa. Cơ sở khoa học của điều đó là: Đột biến đa bội làm cho
- Các nhiễm sắc thể được tồn tại theo từng cặp tương đồng.
- Các nhiễm sắc thể trượt dễ hơn trên thoi vô sắc.
- Tế bào cây lai có kích thước lớn hơn dạng lưỡng bội.
- Cây gia tăng sức sống và khả năng sinh trưởng.
Đáp án:
Đột biến đa bội làm cho: các nhiễm sắc thể được tồn tại theo từng cặp tương đồng.
→ trong giảm phân, các NST kép kết cặp và có khả năng phân li
→ có khả năng ra giao tử hữu thụ.
Đáp án cần chọn là: A
Câu 13:Đột biến đa bội tạo khả năng khắc phục tính bất thụ của cơ thể lai xa. Cơ sở khoa học của điều đó là: Đột biến đa bội không làm cho
- Các nhiễm sắc thể được tồn tại theo từng cặp tương đồng
- Các nhiễm sắc thể trượt dễ hơn trên thoi vô sắc, không gặp trở ngại khi phân li.
- Trong giảm phân, các NST có khả năng kết cặp và phân li.
- Giao tử cây tạo ra là hữu thụ
Đáp án:
Đột biến đa bội làm cho: các nhiễm sắc thể được tồn tại theo từng cặp tương đồng.
→ trong giảm phân, các NST kép kết cặp và có khả năng phân li
→ có khả năng ra giao tử hữu thụ.
→ B sai
Đáp án cần chọn là: B
Câu 14:Trên một cây hầu hết các cành có lá bình thường, duy nhất một cành có lá to. Cắt một đoạn cành lá to này đem trồng, người ta thu được cây có tất cả lá đều to. Giả thuyết nào sau đây giải thích đúng hiện tượng trên:
- Cây lá to được hình thành do đột biến đa bội.
- Cây lá to được hình thành do đột biến gen.
- Cây lá to được hình thành do đột biến lệch bội.
- Cây lá to được hình thành do đột biến cấu trúc
Đáp án:
Giả thuyết giải thích đúng là: cây lá to được hình thành do đột biến đa bội.
Đột biến đa bội thường làm các cơ quan sinh dưỡng trở nên to hơn so với bình thường
Có thể ở trên cây đang xét, ở mầm sinh trưởng của cành, đã xảy ra sự không phân li của tất cả các cặp NST trong quá trình nguyên phân (đột biến tự đa bội) → dẫn đến hình thành thể khảm, khiến cành mọc lên lá to hơn bình thường
Đáp án cần chọn là: A
Câu 15:Trên một cây hầu hết các cành có lá bình thường, người ta thí nghiệm bọc chất gây đột biến đa bội lên một số cành của cây, làm thế nào để xác định được cành nào có thể mang đột biến đa bội?
- Cành mọc lên có lá to hơn hẳn so với cây gốc.
- Cành mọc lên có lá bé hơn hẳn so với cây gốc
- Cành mọc lên có lá màu khác hẳn so với cây gốc.
- Cành mọc lên có lá xanh đậm hơn hẳn so với cây gốc
Đáp án:
Đột biến đa bội thường làm các cơ quan sinh dưỡng trở nên to hơn so với bình thường
Có thể ở trên cây đang xét, ở mầm sinh trưởng của cành, đã xảy ra sự không phân li của tất cả các cặp NST trong quá trình nguyên phân (đột biến tự đa bội) → dẫn đến hình thành thể khảm, khiến cành mọc lên lá to hơn bình thường
Đáp án cần chọn là: A
Câu 16:Dưới đây là một số đặc điểm của đột biến gen và đột biến nhiễm sắc thể:
1. Xảy ra ở cấp độ phân tử và thường có tính thuận nghịch.
2. Đa số là có hại và thường được biểu hiện ngay thành kiểu hình.
3. Xảy ra một cách ngẫu nhiên.
4. Đa số đột biến ở trạng thái lặn nên khó phát hiện.
Có bao nhiêu điểm khác biệt giữa đột biến gen và đột biến nhiễm sắc thể?
- 1
- 2
- 3
- 4
Đáp án:
Điểm khác biệt giữa đột biến gen và đột biến nhiễm sắc thể là: (1),(2),(4)
(1) và (4) là đặc điểm của đột biến gen, còn (2) là của đột biến NST
Đáp án cần chọn là: C
Câu 17:Dưới đây là một số đặc điểm của đột biến gen và đột biến nhiễm sắc thể:
1. Xảy ra ở cấp độ phân tử và thường có tính thuận nghịch.
2. Đa số là có hại và thường được biểu hiện ngay thành kiểu hình.
3. Xảy ra một cách ngẫu nhiên, dưới sự tác động của tác nhân gây đột biến.
4. Đa số đột biến ở trạng thái lặn nên khó phát hiện.
Có bao nhiêu điểm giống nhau giữa đột biến gen và đột biến nhiễm sắc thể?
- 1
- 3
- 2
- 4
Đáp án:
Điểm khác biệt giữa đột biến gen và đột biến nhiễm sắc thể là: (1), (2), (4)
(1) và (4) là đặc điểm của đột biến gen, còn (2) là của đột biến NST, (3) là đặc điểm giống nhau giữa đột biến gen và đột biến nhiễm sắc thể
Đáp án cần chọn là: A
Câu 18:Khi nói về điểm khác nhau giữa đột biến gen và đột biến nhiễm sắc thể, phát biểu nào sau đây sai?
- Đột biến gen có tính thuận nghịch, đột biến NST không có tính thuận nghịch
- Đột biến gen xảy ra ở cấp phân tử, đột biến NST xảy ra ở cấp tế bào
- Đột biến gen hầu hết có hại, đột biến NST hầu hết đều có lợi
- Đột biến gen xảy ra với tần số cao hơn và phổ biến hơn đột biến NST
Đáp án:
Phát biểu sai về sự khác nhau giữa đột biến gen và đột biến NST là C, đột biến gen đa số là trung tính, có thể có lợi, có hại. Đột biến NST đa số có hại
Đáp án cần chọn là: C
Câu 19:Đột biến được ứng dụng để cấy gen của NST loài này sang NST loài khác là:
- Lặp đoạn NST.
- Đột biến dị bội thể.
- Chuyển đoạn trên một NST.
- Đột biến đa bội thể
Đáp án:
Người ta sử dụng đột biến dị bội thể để ứng dụng cấy gen của NST loài này sang loài khác
Đáp án cần chọn là: B
Câu 20:Đột biến được ứng dụng để tạo giống mang NST của hai loài khác nhau là:
- Đột biến dị bội thể.
- Lặp đoạn NST.
- Chuyển đoạn trên một NST.
- Đột biến đa bội thể.
Đáp án:
Người ta sử dụng đột biến dị bội thể để ứng dụng tạo giống mang NST của hai loài khác nhau
Đáp án cần chọn là: A
Câu 21:Loài cải củ có 2n = 18. Thể đơn bội của loài có số NST trong tế bào là:
- 18
- 27
- 9
- 36
Đáp án:
Thể đơn bội có n NST → Số NST trong tế bào là 9
Đáp án cần chọn là: C
Câu 22:Loài ruồi giấm có 2n = 8. Thể đơn bội của loài có số NST trong tế bào là:
- 8
- 4
- 16
- 32
Đáp án:
Thể đơn bội có n NST → Số NST trong tế bào là 4
Đáp án cần chọn là: B
Câu 23:Loài ruồi giấm có 2n = 8. Số NST trong tế bào sinh dưỡng của thể tam bội là:
- 8
- 16
- 24
- 32
Đáp án:
Thể tam bội có 3n NST → Số NST trong tế bào là 24
Đáp án cần chọn là: C
Câu 24:Một loài thực vật có 2n = 24. Số NST trong tế bào sinh dưỡng của thể tứ bội là:
- 36
- 24
- 48
- 6
Đáp án:
Thể tứ bội có 4n NST → Số NST trong tế bào là 48
Đáp án cần chọn là: C
Câu 25:Loài cải củ có 2n = 18. Số NST trong tế bào sinh dưỡng của thể tam bội là:
- 9
- 18
- 27
- 36
Đáp án:
Thể tam bội có 3n NST → Số NST trong tế bào là 27
Đáp án cần chọn là: C
Câu 26:Loài cải củ có 2n = 18. Số NST trong tế bào sinh dưỡng của thể tứ bội là:
- 36
- 27
- 18
- 9
Đáp án:
Thể tứ bội có 4n NST → Số NST trong tế bào là 36
Đáp án cần chọn là: A
Câu 27:Ở một loài thực vật lưỡng bội có 6 nhóm gen liên kết. Xét ba thể đột biến số lượng NST là thể một, thể ba và thể tam bội. Số lượng NST có trong mỗi tế bào sinh dưỡng của mỗi thể đột biến khi các tế bào đang ở kì sau của nguyên phân theo thứ tự thể một, thể ba và thể tam bội là
- 22, 26, 36.
- 10, 14, 18.
- 11, 13, 18.
- 5, 7, 15.
Đáp án:
Có 6 nhóm gen liên kết hay 2n = 12 , thể 1 là 2n-1 =11 , thể ba: 2n+1 = 13 , tam bội: 3n = 18.
Ở kỳ sau của nguyên phân các NST đã nhân đôi và tách ra phân ly về 2 phía nên số lượng NST lần lượt là: 22, 26, 36
Đáp án cần chọn là: A
Câu 28:Ở một loài thực vật lưỡng bội có 6 nhóm gen liên kết. Xét ba thể đột biến số lượng NST là thể không, thể ba và thể tứ bội. Số lượng NST có trong mỗi tế bào sinh dưỡng của mỗi thể đột biến khi các tế bào đang ở kì cuối của nguyên phân theo thứ tự thể không, thể ba và thể tứ bội là
- 22, 26, 36.
- 10, 13, 24.
- 11, 13, 18.
- 5, 7, 15.
Đáp án:
Có 6 nhóm gen liên kết hay 2n = 12, thể không là 2n-2 =10, thể ba: 2n+1 = 13, tứ bội: 4n = 24.
Ở kỳ cuối của nguyên phân các NST đã nhân đôi và tách ra phân ly về 2 phía nên số lượng NST lần lượt là: 10, 13, 24
Đáp án cần chọn là: B
Câu 29:Một loài thực vật có bộ NST là 2n = 16, một loài thực vật khác có bộ NST là 2n = 18. Theo lí thuyết, giao tử được tạo ra từ quá trình giảm phân bình thường ở thể song nhị bội được hình thành từ hai loài trên có số lượng NST là :
- 16
- 15
- 17
- 18
Đáp án:
Thể song nhị bội 2nA + 2nB = 18 + 16 = 34
Giao tử của thể song nhị bội là : nA + nB = 17
Đáp án cần chọn là: C
Câu 30:Một loài thực vật có bộ NST là 2n = 18, một loài thực vật khác có bộ NST là 2n = 24. Theo lí thuyết, giao tử được tạo ra từ quá trình giảm phân bình thường ở thể song nhị bội được hình thành từ hai loài trên có số lượng NST là:
- 24
- 21
- 42
- 18
Đáp án:
Thể song nhị bội 2nA + 2nB = 18 + 24 = 42
Giao tử của thể song nhị bội là : nA + nB = 21
Đáp án cần chọn là: B
Câu 31:Bộ NST của thể song nhị bội được hình thành từ hai loài thực vật (loài thứ nhất có bộ NST 2n = 24, loài thứ hai có bộ NST 2n = 26) gồm bao nhiêu cặp tương đồng?
- 50
- 13
- 25
- 12
Đáp án:
Thể song nhị bội có bộ NST 2nA + 2nB
→ Loài trên có số cặp tương đồng là: 12 + 13 = 25 cặp
Đáp án cần chọn là: C
Câu 32:Bộ NST của 1 loài thực vật có 5 cặp (kí hiệu I, II, III, IV, V). Khảo sát 1 quần thể loài này phát hiện thấy 3 thể đột biến (kí hiệu a,b,c). Phân tích tế bào 3 thể đột biến đó thu được kết quả:
Tên của các thể đột biến a,b,c lần lượt là:
- Thể 3, thể 4, thể 1.
- Tam bội, thể 1, thể 3.
- Thể 3, thể 1, thể 0.
- Tam bội, thể 3, thể 1.
Đáp án:
Thể a: Tất cả các cặp NST đều có 3 chiếc → tam bội
Thể b: Ở 1 cặp NST có 3 chiếc NST → Thể ba
Thể c: Ở 1 cặp NST có 1 chiếc NST → Thể một
Tên gọi của 3 thể đột biến là: a: tam bội, b: thể ba, c thể một.
Đáp án cần chọn là: D
Câu 33:Bộ NST của 1 loài thực vật có 5 cặp (kí hiệu I, II, III, IV, V). Khảo sát 1 quần thể loài này phát hiện thấy 3 thể đột biến (kí hiệu a, b, c). Phân tích tế bào 3 thể đột biến đó thu được kết quả:
Thể đột biến |
Số lượng NST đếm được ở từng cặp |
||||
I |
II |
III |
IV |
V |
|
a |
3 |
3 |
3 |
3 |
3 |
b |
2 |
2 |
2 |
4 |
2 |
c |
0 |
2 |
2 |
2 |
2 |
Tên của các thể đột biến a, b, c lần lượt là
- Thể 3, thể 4, thể 1.
- Tam bội, thể 1, thể 3
- Thể 3, thể 1, thể 0.
- Tam bội, thể 4, thể 0.
Đáp án:
Thể a: Tất cả các cặp NST đều có 3 chiếc → tam bội
Thể b: Ở 1 cặp NST có 4 chiếc NST → Thể bốn
Thể c: Ở 1 cặp NST có 1 chiếc NST → Thể không
Tên gọi của 3 thể đột biến là: a: tam bội, b: thể bốn, c thể không.
Đáp án cần chọn là: D
Câu 34:Cơ thể mang kiểu gen Aaa giảm phân bình thường có thể tạo ra các loại giao tử nào sau đây?
- AA, Aa, aa
- AAa, Aa, a.
- A, Aa, aa, a.
- AA, A, Aa, a
Đáp án:
Quá trình giảm phân với thể lệch bội khi các NST xếp thành 2 hàng trên mặt phẳng thoi phân bào ở kì giữa giảm phân một → NST A có thể đi với a hoặc a đi với a → tạo 4 loại giao tử A, Aa, aa, a.
Đáp án cần chọn là: C
Câu 35:Cơ thể mang kiểu gen AAa giảm phân bình thường có thể tạo ra các loại giao tử nào sau đây?
- AA, Aa, aa.
- AAa, Aa, a
- A, Aa, aa, a.
- AA, A, Aa, a.
Đáp án:
Quá trình giảm phân với thể lệch bội khi các NST xếp thành 2 hàng trên mặt phẳng thoi phân bào ở kì giữa giảm phân một → NST A có thể đi với A hoặc đi với a → tạo 4 loại giao tử AA, Aa, A, a.
Đáp án cần chọn là: D
Câu 36:Một cặp NST tương đồng được quy ước là Aa. Nếu cặp NST này không phân li ở kì sau của giảm phân I thì sẽ tạo ra các loại giao tử nào?
- AA, Aa, A, a
- Aa, O
- AA, O
- Aa, a
Đáp án:
Giảm phân I nhân đôi và không phân li sẽ tạo tế bào AAaa và 0
Giảm phân II bình thường, tế bào AAaa sẽ cho giao tử Aa và tế bào 0 sẽ cho giao tử 0
Đáp án cần chọn là: B
Câu 37:Trong một tế bào sinh tinh, có hai cặp nhiễm sắc thể được kí hiệu là Aa và Bb. Khi tế bào này giảm phân, cặp Aa phân li bình thường, cặp Bb không phân li trong giảm phân I, giảm phân II diễn ra bình thường. Các loại giao tử có thể được tạo ra từ quá trình giảm phân của tế bào trên là
- ABB và abb hoặc AAB và aab
- Abb và B hoặc ABB và b
- ABb và a hoặc aBb và A
- ABb và A hoặc aBb và a
Đáp án:
Cặp Aa giảm phân bình thường tạo giao tử A, a
Cặp Bb giảm phân có rối loạn ở GP I, GP II bình thường tạo giao tử Bb và O
Vậy tế bào này giảm phân hình thành giao tử ABb và a hoặc aBb và A.
Đáp án cần chọn là: C
Câu 38:Thể tứ bội có kiểu gen AAaa giảm phân cho các loại giao tử với tỉ lệ nào sau đây?
- 1AA: 1aa.
- 1AA: 2Aa: 1aa.
- 1Aa.
- 1AA: 4Aa: 1aa.
Đáp án:
AAaa giảm phân → 1/6AA:4/6Aa:1/6aa
Đáp án cần chọn là: D
Câu 39:Ở lúa nước có 2n = 24, thể được tạo ra do sự phân li không bình thường của NST trong quá trình giảm phân là:
- Giao tử chứa 11 NST
- Giao tử chứa 24 NST.
- Giao tử chứa 13 NST.
- Tất cả đều đúng
Đáp án:
GP I rối loạn : 1 cặp NST không phân li → giao tử tạo thành n+1 = 13 và n-1 = 11
GP I rối loạn: các cặp NST không phân li → tạo giao tử 2n =24
Đáp án cần chọn là: D
Câu 40:Ở lúa nước có 2n = 24, thể được tạo ra do sự phân li không bình thường của tất cả NST trong quá trình giảm phân là:
- Giao tử chứa 25 NST.
- Giao tử chứa 48 NST.
- Giao tử chứa 13 NST.
- Tất cả đều đúng.
Đáp án:
GP I rối loạn: 1 cặp NST không phân li → giao tử tạo thành n+1 = 13 và n-1 = 11
GP I rối loạn: n cặp NST không phân li → tạo giao tử đa bội 4n =48
Đáp án cần chọn là: B
Câu 41:Cho P: AAaa x aa. Biết A: cao > a thấp. Xác định tỉ lệ cá thể có kiểu gen aaa?
- 1/6
- 1/5
- 1/36
- 1/4
Đáp án:
P: AAaa x aa
G:1/6AA:4/6Aa:1/6aa × a
Tỷ lệ cá thể con có kiểu gen aaa là: 1/6aa × 1a = 1/6
Đáp án cần chọn là: A
Câu 42:Cho P: AAaa x aa. Biết A: cao > a thấp. Xác định tỉ lệ cá thể có kiểu gen Aaa?
- 1/6
- 2/3
- 1/36
- 1/4
Đáp án:
P: AAaa x aa
G: 1/6AA:4/6Aa:1/6aa× a
Tỷ lệ cá thể con có kiểu gen Aaa là: 4/6aa × 1a = 4/6 = 2/3
Đáp án cần chọn là: B
Câu 43:Cho P: AAaa x aa. Biết A: cao > a thấp. Xác định tỉ lệ kiểu hình thân cao ở đời con?
- 1/6
- 5/6
- 5/36
- 1/4
Đáp án:
P: AAaa x aa
G: 1/6AA:4/6Aa:1/6aa× a
Tỷ lệ kiểu hình thân thấp = Tỷ lệ cá thể con có kiểu gen aaa là: 1/6aa × 1a = 1/6
Tỷ lệ kiểu hình thân cao = 1 – 1/6 = 5/6.
Đáp án cần chọn là: B
Câu 44:Cho P: AAaa x aa. Biết A: cao > a thấp. Xác định tỉ lệ kiểu hình thân thấp ở đời con?
- 1/6
- 1/5
- 1/36
- 1/4
Đáp án:
P: AAaa x aa
G: 1/6AA:4/6Aa:1/6aa× a
Tỷ lệ kiểu hình thân thấp = Tỷ lệ cá thể con có kiểu gen aaa là: 1/6aa × 1a = 1/6
Đáp án cần chọn là: A
Câu 45:Cho P: Aaa x aa. Biết A: cao > a thấp. Xác định tỉ lệ kiểu hình thân thấp ở đời con?
- 1/6
- 5/6
- 1/2
- 3/4
Đáp án:
P: Aaa x aa
G: 2/6Aa:1/6aa:1/6A:2/6a× a
Tỷ lệ kiểu hình thân thấp = Tỷ lệ cá thể con có kiểu gen aaa là: (1/6 + 2/6)aa × 1a = 3/6 = 1/2
Đáp án cần chọn là: C
Câu 46:Phép lai có thể tạo ra con lai mang kiểu gen AAAa, nếu bố mẹ xảy ra giảm phân bình thường là:
- P : AAAa x AAAa.
- P : AAaa x AAa.
- P: AAAa x AAaa
- Tất cả các phép lai trên.
Đáp án:
Con có kiểu gen AAAa → Bố mẹ cho giao tử AA và Aa
Kiểu gen AAAa có thể cho giao tử AA và Aa
Kiểu gen AAaa có thể cho giao tử AA và Aa và aa
Kiểu gen AAa có thể cho giao tử A, a, AA và Aa
→ Các phép lai trên bố mẹ đều có thể cho giao tử cho con
Đáp án cần chọn là: D
Câu 47:Phép lai có thể tạo ra con lai mang kiểu gen AAaa, nếu bố mẹ xảy ra giảm phân bình thường là:
- P: Aaaa x AAAa.
- P: Aaaa x AAA.
- P: AAAa x AAaa.
- Cả A và C.
Đáp án:
Con có kiểu gen AAaa → Bố mẹ cho giao tử Aa và Aa hoặc AA và aa
Kiểu gen AAAa có thể cho giao tử AA và Aa
Kiểu gen AAaa có thể cho giao tử AA và Aa và aa
Kiểu gen Aaaa có thể cho giao tử Aa, aa, A, a.
Kiểu gen AAA có thể cho giao tử AA và A
→ Các phép lai trên bố mẹ đều có thể cho giao tử cho con → Đáp án D
Đáp án cần chọn là: D
Câu 48:Cho các phép lai sau:
(1) 4n x 4n → 4n.
(2) 4n x 2n → 3n.
(3) 2n x 2n → 4n.
(4) 3n x 3n → 6n.
Có bao nhiêu phép lai đời con có thể được hình thành do đa bội hóa?
- 3
- 1
- 2
- 4
Đáp án:
Khi đa bội hóa, con sinh ra sẽ có số bộ NST gấp đôi bố mẹ.
Phép lai đời con có thể được hình thành do đa bội hóa là: (3),(4)
Đáp án cần chọn là: C
Câu 49:Cho các phép lai sau:
(1) 4n x 4n → 8n.
(2) 4n x 2n → 3n.
(3) 2n x 2n → 4n.
(4) 3n x 3n → 6n.
Có bao nhiêu phép lai đời con có thể được hình thành do đa bội hóa?
- 3
- 1
- 2
- 4
Đáp án:
Khi đa bội hóa, con sinh ra sẽ có số bộ NST gấp đôi bố mẹ.
Phép lai đời con có thể được hình thành do đa bội hóa là: (1), (3), (4)
Đáp án cần chọn là: A
Câu 50:Nếu cho rằng chuối nhà 3n có nguồn gốc từ chuối rừng 2n thì cơ chế hình thành chuối nhà được giải thích bằng chuỗi các sự kiện sau:
1. Thụ tinh giữa giao tử n và giao tử 2n.
2. Tế bào 2n nguyên phân bất thường cho cá thể 3n.
3. Cơ thể 3n giảm phân bất thường cho giao tử 2n.
4. Hợp tử 3n phát triển thành thể tam bội.
5. Cơ thể 2n giảm phân bất thường cho giao tử 2n.
Chuỗi sự kiện đúng là
- 5 → 1 → 4.
- 4 → 3 → 1.
- 3 → 1 → 2.
- 1 → 2 → 4.
Đáp án:
Chuỗi sự kiện hình thành chuối nhà 3n từ chuối rừng là: 5→ 1→4
Đáp án cần chọn là: A
Câu 51:Chuối nhà 3n có nguồn gốc từ chuối rừng 2n, cơ chế hình thành chuối nhà được giải thích bằng chuỗi các sự kiện sau:
1. Cơ thể 2n bị rối loạn giảm phân cho giao tử 2n.
2. Tế bào 2n bị rối loạn nguyên phân cho cá thể 3n.
3. Thụ tinh giữa giao tử n và giao tử 2n.
4. Cơ thể 3n phát triển bất thường.
5. Hợp tử 3n phát triển thành thể tam bội.
Chuỗi sự kiện đúng là
- 5 → 1 → 4.
- 4 → 3 → 1.
- 3 → 1 → 2
- 1 → 3 → 5.
Đáp án:
Chuỗi sự kiện hình thành chuối nhà 3n từ chuối rừng là: 1→ 3→5
Đáp án cần chọn là: D
Câu 52:Bằng phương pháp tế bào học, người ta xác định được trong các tế bào sinh dưỡng của một cây đều có 40 nhiễm sắc thể và khẳng định cây này là thể tứ bội (4n). Cơ sở khoa học của khẳng định trên là
- Số nhiễm sắc thể trong tế bào là bội số của 4 nên bộ nhiễm sắc thể 1n = 10 và 4n = 40
- Các nhiễm sắc thể tồn tại thành cặp tương đồng gồm 2 chiếc có hình dạng, kích thước giống nhau
- Các nhiễm sắc thể tồn tại thành từng nhóm, mỗi nhóm gồm 4 nhiễm sắc thể.
- Cây này sinh trưởng nhanh, phát triển mạnh và có khả năng chống chịu tốt.
Đáp án:
Cây trên là thể tứ bội khi các cặp NST tồn tại thành từng nhóm, mỗi nhóm gồm 4 NST giống nhau về hình dạng và kích thước.
Đáp án cần chọn là: C
Câu 53:Bằng phương pháp tế bào học, người ta xác định được trong các tế bào sinh dưỡng của một cây đều có 40 nhiễm sắc thể. Trường hợp nào thì cây này là thể tứ bội?
- Số nhiễm sắc thể của các cặp tương đồng đều là số chẵn.
- Các nhiễm sắc thể tồn tại thành cặp tương đồng gồm 2 chiếc có hình dạng, kích thước giống nhau.
- Số lượng nhiễm sắc thể trong tế bào là bội của 4.
- Các nhiễm sắc thể tồn tại thành từng nhóm, mỗi nhóm gồm 4 nhiễm sắc thể.
Đáp án:
Cây trên là thể tứ bội khi các cặp NST tồn tại thành từng nhóm, mỗi nhóm gồm 4 NST giống nhau về hình dạng và kích thước.
Đáp án cần chọn là: D
Câu 54:Ở 1 loài thực vật, cho các cây thể ba và cây lưỡng bội giao phấn ngẫu nhiên. Biết các cây thể ba có khả năng giảm phân hình thành giao tử, trong đó hạt phấn (n+1) không có khả năng thụ tinh nhưng noãn (n+1) vẫn có khả năng thụ tinh bình thường. Trong các phép lai sau có bao nhiêu phép lai có thể cho ra 6 loại kiểu gen ở đời con?
- 4
- 2
- 3
- 5
Đáp án:
Vậy có 5 phép lai tạo ra 6 kiểu gen.
Đáp án cần chọn là: D
Câu 55:Ở 1 loài thực vật, cho các cây thể ba và cây lưỡng bội giao phấn ngẫu nhiên. Biết các cây thể ba có khả năng giảm phân hình thành giao tử, trong đó hạt phấn (n+1) không có khả năng thụ tinh nhưng noãn (n+1) vẫn có khả năng thụ tinh bình thường. Trong các phép lai sau có bao nhiêu phép lai chỉ có thể cho ra 3 loại kiểu gen ở đời con?
(1) ♀ Aa x ♂ Aaa (4) ♀ AAa x ♂ Aa |
(2) ♀ Aaa x ♂ Aaa (5) ♀ AAa x ♂ AAa |
(3) ♀AAa x ♂ Aaa (6) ♀Aaa x ♂ Aa |
- 4
- 1
- 3
- 5
Đáp án:
Ta có bảng:
Phép lai |
Giao tử |
Số kiểu gen |
(1) ♀ Aa x ♂ Aaa |
(A:a)×(1A:2a) |
3 |
(2) ♀ Aaa x ♂ Aaa |
(Aa,aa,a,A) ×(A:a) |
6 |
(3) ♀AAa x ♂ Aaa |
(AA,Aa,A,a)×(A:a) |
6 |
(4) ♀ AAa x ♂ Aa |
(AA,Aa,A,a)×(A:a) |
6 |
(5) ♀ AAa x ♂ AAa |
(AA,Aa,A,a)×(A:a) |
6 |
(6) ♀Aaa x ♂ Aa |
(Aa,aa,a,A) ×(A:a) |
6 |
Vậy có 1 phép lai tạo ra 3 kiểu gen.
Đáp án cần chọn là: B
Câu 56:Một hợp tử có bộ NST 2n=24 thực hiện liên tiếp quá trình nguyên phân .Trong lần nguyên phân thứ 5 của hợp tử có 1 tế bào không phân li ở 1 cặp NST và 1 tế bào không phân li ở toàn bộ các cặp NST, các lần phân bào tiếp theo diễn ra bình thường. Kết thúc phân bào môi trường cung cấp 98280 NST đơn. Số tế bào bị đột biến của phôi nói trên chiếm tỉ lệ là bao nhiêu?
- 9.68%
- 9.38%
- 6.45%
- 14.28%
Đáp án:
1 hợp tử nguyên phân 4 lần tạo ra 24=16 tế bào.
Trong lần phân chia thứ 5, 14 tế bào phân chia bình thường
1 tế bào không phân ly 1 cặp NST tạo ra 2 tế bào lệch bội ,
1 tế bào không phân ly ở tất cả các cặp tạo 1 tế bào tứ bội
Vậy kết thúc lần phân bào 5 thu được 31 tế bào trong đó có 3 tế bào đột biến, các tế bào này phân chia x lần tiếp theo.
Tỷ lệ tế bào đột biến là:==0.0968=9.68%
Đáp án cần chọn là: A
Câu 57:Hai tế bào dưới đây là cùng của một cơ thể lưỡng bội có kiểu gen AaBb đang thực hiện giảm phân.
Xét các khẳng định sau đây:
- Sau phân bào, số tế bào con sinh ra từ tế bào 1 nhiều hơn số tế bào con sinh ra từ tế bào 2
- Tế bào 1 đang ở kì giữa của giảm phân I, tế bào 2 đang ở kì giữa của nguyên phân.
- Nếu giảm phân bình thường thì các tế bào con của tế bào 1 sẽ có kiểu gen là Ab và aB.
- Nếu giảm phân bình thường thì số NST trong mỗi tế bào con của hai tế bào đều bằng nhau.
- Nếu 2 chromatide chứa gen a của tế bào 2 không tách nhau ra thì sẽ tạo ra các tế bào con bị đột biến lệch bội.
- Nếu 2 NST kép chứa gen A và a của tế bào cùng di chuyển về một cực của tế bào thì sẽ tạo ra các tế bào con có kiểu gen là AaB và Aab hoặc Aab và aaB.
Có bao nhiêu khẳng định đúng?
- 3
- 5
- 4
- 2
Đáp án:
Hình (1) tế bào trong kì giữa giảm phân I, Hình (2) tế bào trong kì giữa giảm phân II
Các khẳng định đúng là: (1), ( 4), (5)
(2) Sai vì tế bào 2 đang ở kỳ giữa giảm phân 2.
(3) Nếu giảm phân bình thường TB 1 cho các tế bào có kiểu gen:là Ab và aB. hoặc AB và ab .
(6) Nếu A, a cùng đi về 1 phía sẽ tạo ra giao tử mang Aa và 0.
Đáp án cần chọn là: A
Câu 58:Chất cônxixin thường được dùng để gây đột biến đa bội ở thực vật, do cônxixin có khả năng
- kích thích cơ quan sinh dưỡng phát triển
- tăng cường sự trao đổi chất ở tế bào
- tăng cường quá trình sinh tổng hợp chất hữu cơ
- cản trở sự hình thành thoi phân bào làm cho nhiễm sắc thể không phân li
Đáp án:
Cônxixin được ứng dụng gây đột biến đa bội do chất này cản trở sự hình thành thoi phân bào làm cho nhiễm sắc thể không phân li.
Đáp án cần chọn là: D
Câu 59:Ở một loài thực vật (2n = 8), các cặp nhiễm sắc thể được kí hiệu lần lượt là I, II, III, IV. Khi phân tích bộ nhiễm sắc thể của các thể đột biến người thu được kết quả như sau:
Số lượng NST của từng cặp |
||||
Thể đột biến |
I |
II |
III |
IV |
A |
4 |
4 |
4 |
4 |
B |
3 |
3 |
3 |
3 |
C |
2 |
4 |
2 |
2 |
D |
1 |
2 |
2 |
2 |
Phát biểu nào sau đây đúng?
- Thể đột biến B hình thành giao tử chứa n nhiễm sắc thể với xác suất 50%.
- Thể đột biến A có thể được hình thành qua nguyên phân hoặc giảm phân.
- Thể đột biến B được hình thành qua phân bào nguyên phân.
- Thể đột biến C và D được hình thành do rối loạn phân bào của một bên bố hoặc mẹ.
Đáp án:
2n = 8 → Có 4 cặp NST, mỗi cặp có 2 NST
Thể đột biến A: 4 cặp mỗi cặp đều có 4 NST → 4n → A có thể được hình thành qua nguyên phân khi conxixin tác động gây đột biến đa bội 2n→ 4n; hoặc qua giảm phân khi tất cả các cặp NST rối loạn giảm phân 2 → B đúng
Thể đột biến B: mỗi cặp có 3 chiếc NST → tam bội 3n = 12 hình thành giao tử chiếm n NST với xác suất 1/3 và được hình thành qua thụ tinh giữa 2n và 4n → A và C sai
Thể đột biến C có cặp NST số 2 có 4 chiếc, xảy ra đột biến lệch bội 2n+2 hình thành qua nguyên phân → D sai
Thể đột biến D có cặp NST số 1 có 1 chiếc, xảy ra đột biến lệch bội 2n – 1 hình thành qua nguyên phân → D sai
Đáp án cần chọn là: B
Câu 60:Dùng cônsixin gây đột biến hợp tử có kiểu gen Aa để tạo thể tứ bội, kiểu gen của thể tứ bội này là:
- AAAa
- AAAA
- AAaa
- Aaaa
Đáp án:
Aa khi tứ bội hoá sẽ được kiểu gen AAaa
Đáp án cần chọn là: C
III/ Bài tập trắc nghiệm tổng hợp
Câu 1: Dạng đột biến số lượng NST gây ra hội chững Đao là
A. thể một ở cặp NST 23, có 45 NST.
B. thể ba ở cặp NST 21, có 47 NST.
C. thể một ở cặp NST 21, có 45 NST.
D. thể ba ở cặp NST 23, có 47 NST.
Đáp án:
Đáp án: B
Câu 2: Ở cà độc dược có 12 cặp NST tương đồng trong tế bào sinh dưỡng. Có nhiều nhất bao nhiêu trường hợp đột biến dạng thể một đơn?
A. 12 B. 24
C. 15 D. 13
Đáp án: A
Câu 3: Đặc điểm khác nhau cơ bản giữa thể tự đa bội và thể dị đa bội có bộ NST với số lượng bằng nhau trong tế bào là
A. số lượng NST
B. nguồn gốc NST
C. hình dạng NST
D. kích thước NST
Đáp án:
Đáp án: B
Câu 4: Đặc điểm nào dưới đây không đúng đối với thể đột biến đa bội?
A. Sinh tổng hợp các chất mạnh
B. Cơ quan sinh dưỡng lớn, chống chịu tốt
C. Thường gặp ở thực vật
D. Không có khả năng sinh giao tử bình thường
Đáp án: D
Câu 5: Sự không phân li của một cặp NST tương đồng ở một nhóm tế bào sinh dưỡng của một cơ thể khi tiến hành nguyên phân sẽ dẫn đến kết quả
A. tất cả các tế bào của cơ thể đều mang đột biến
B. chỉ có cơ quan sinh dục mang tế bào đột biến
C. tất cả các tế bào sinh dưỡng đều mang đột biến, còn tế bào sinh dục thì không
D. cơ thể sẽ có 2 dòng tế bào: dòng bình thường và dòng mang đột biến
Đáp án:
Đáp án: D
Câu 6: Bộ NST lưỡng bội của một loài thực vật là 48. Khi quan sát NST trong tế bào sinh dưỡng, người ta thấy có 47 NST. Đột biến trên thuộc dạng
B. đột biến tự đa bội
C. đột biến dị đa bội
D. thể tam nhiễm
Đáp án:
Đáp án: A
Câu 7: Trường hợp nào dưới đây không thuộc dạng đột biến lệch bội?
A. Tế bào sinh dưỡng có một cặp NST gồm 4 chiếc
B. Trong tế bào sinh dưỡng thì mỗi cặp NST đều chứa 3 chiếc.
C. Tế bào sinh dưỡng thiếu 1 NST trong bộ NST
D. Tế bào sinh dục thừa 1 NST
Đáp án:
Đáp án: B
Câu 8: Những cơ thể mang đột biến nào sau đây là thể đột biến?
(1) Đột biến gen lặn trên NST giới tính. (2) Đột biến gen trội. (3) Đột biến dị đa bội. (4) Đột biến gen lặn trên NST thường. (5) Đột biến đa bội. (6) Đột biến cấu trúc NST.
Phương án đúng là:
A. (1), (2), (3) và (5)
B. (1), (2) và (3)
C. (1), (2), (3) và (4)
D. (1), (2), (3), (5) và (6)
Đáp án:
Đáp án: D
Câu 9: Trong trường hợp xảy ra rối loạn phân bào giảm phân I, các loại giao tử được tạo ra từ cơ thể mang kiểu gen XY là
A. XX, XY và O
B. XX, Y và O
C. XY và O
D. X, YY và O
Đáp án:
Đáp án: C
Câu 10: Một loài sinh vậy có NST giới tính ở giới cái và giới đực tương ứng là XX và XY. Trong quá trình tạo giao tử, một trong hai bên bố hoặc mẹ xảy ra sự không phân li ở lần phân bào I của cặp NST giới tính.Con của chúng không có những kiểu gen nào sau đây?
A. XXX, XO B. XXX, XXY
C. XXY, XO D. XXX, XX
Đáp án:
Đáp án: D
Giải thích :
Cặp NST giới tính bị rối loạn phân li trong giảm phân I:
- Xảy ra với cặp XX cho giao tử chứa XX và O kết hợp với NST từ bố (Y và X) → không cho hợp tử XX.
- Xảy ra với cặp XY cho các loại giao tử O và XY kết hợp với giao tử bình thường X của mẹ cũng không cho hợp tử chứa XX.
Câu 11: Khi xử lí các dạng lưỡng bội có kiểu gen AA, Aa, aa bằng tác nhân consixin, có thể tạo ra được các dạng tứ bội nào sau đây?
(1) AAAA. (2) AAAa. (3) AAaa. (4) Aaaa. (5) aaaa.
Phương án đúng là:
A. (1), (2) và (3)
B. (1), (3) và (5)
C. (1), (2) và (4)
D. (1), (4) và (5)
Đáp án:Đáp án: B
Xử lý bằng consixin khiến cho thoi phân bào không được hình thành, sẽ tạo ra cơ thể có kiểu gen: AAAA, Aaaa, aaaa.
Câu 12: Ở mộ loài thực vật, cặp NST số 1 chứa cặp gen Aa, cặp NST số 3 chứa cặp gen bb. Nếu ở tất cả các tế bào, cặp NST số 1 không phân li trong giảm phân II, cặp NST số 3 phân li bình thường thì cơ thể có kiểu gen Aabb giảm phân sẽ tạo ra các loại giao tử có kiểu gen
A. AAb, aab, b
B. Aab, b, Ab, ab
C. AAbb
D. Abb, abb, Ab, ab
Đáp án:Đáp án: A
Giải thích :
Ở tất cả các tế bào, cặp NST số 1 không phân li trong giảm phân II cho giao tử chứa NST là AA, aa, O; cặp NST số 3 phân li bình thường cho giao tử chứa b → Các loại giao tử tạo ra là: (AA, aa, O)(b) = AAb, aab, b.
Câu 13: Ở một loài thực vật, alen A quy định quả đỏ, a quy định quả vàng. Ở thể tam nhiễm, hạt phấn (n+1) không cạnh tranh được với hạt phấn n, còn các loại tế bào noãn đều có khả năng thụ tinh. Phép lai nào dưới đây cho tỉ lệ ở đời con là 2 cây quả đỏ : 1 cây quả vàng?
A. Mẹ Aaa x Bố AA
B. Mẹ Aa x Bố Aaa
C. Mẹ AAa x Bố AA
D. Mẹ Aa x Bố AAA
Đáp án: B
Giải thích :
Đời con có cây quả vàng nên cây bố và mẹ đều phải cho giao tử chỉ chứa a → cây quả vàng ở F1 = 1/3 = 1/2 x 2/3 → Đáp án B.
Câu 14: Cơ thể tứ bội được tạo thành không phải do
A. sự thụ tinh của 2 giao tử 2n thuộc 2 cá thể khác nhau
B. sự tạo thành giao tử 2n từ thể lưỡng bội và sự thụ tinh của hai giao tử này
C. NST ở hợp tử nhân đôi nhưng không phân li
D. NST ở tế bào sinh dưỡng nhân đôi nhưng không phân li
Đáp án:Đáp án: D
Câu 15: Cơ chế phát sinh các giao tử (n-1) và (n+1) là do
A. một cặp NST tương đồng không phân li ở kì sau của giảm phân
B. một cặp NST tương đồng không được nhân đôi
C. thoi phân bào không được hình thành
D. cặp NST tương đồng không xếp song song ở kì giữa I của giảm phân
Đáp án:Đáp án: A
Câu 16: Ở một loài thực vật (2n=22), cho lai 2 cây lưỡng bội với nhau được các hợp tử F1. Một trong số các hợp tử này nguyên phân liên tiếp 4 đợt. Ở kì giữa của lần nguyên phân thứ tư, người ta đếm được trong các tế bào có 336 cromatit. Hợp tử này là dạng bột biến
A. thể bốn B. thể ba
C. thể không D. thể một
Đáp án:Đáp án: D
Giải thích :
Gọi bộ NST trong tế bào là a → số cromatit ở kì giữa trong 1 tế bào là 2a. Ở kì giữa lần nguyên phân thứ 4 có 23 = 8 tế bào phân chia → 2a x 8 = 336 → a = 21 = 2n – 1.
Câu 17: Phương pháp nào sau đây có thể tạo ra cây tam bội mang kiểu gen Aaa?
A. Tác động consixin trong quá trình nguyên phân của cây Aa
C. Gây đột biến đa bội trong qúa trình giảm phân của bố hoặc mẹ trong phép lai Aa x Aa.
D. Gây đột biến đa bội trong qúa trình giảm phân của một bên bố hoặc mẹ trong phép lai Aa x Aa.
Đáp án:Đáp án: D
Câu 18: Một hợp tử của một loài nguyên phân bình thường 3 đợt, môi trường đã cung cấp nguyên liệu tương đương với 147 NST đơn. Biết rằng loài nói trên có bộ NST lưỡng bội 2n = 14. Cơ chế đã tạo ra hợp tử nói trên là
A. không hình thành thoi phân bào trong quá trình nguyên phân
B. không hình thành thoi phân bào trong giảm phân ở tế bào sinh giao tử của cả bố và mẹ
D. một cặp NST nào đó đã không phân li trong giảm phân
Đáp án:Đáp án: C
Số NST trong hợp tử là 147 : (23 - 1) = 21
⇒ Bộ NST của cơ thể đó là 3n = 21
⇒ Nguyên nhân hình thành: không hình thành thoi phân bào ở tế bào sinh giao tử của bố hoặc của mẹ khi giảm phân ⇒ Tạo giao tử 2n kếy hợp với giao tử n bình thường tạo cơ thể tam bội 3n
Câu 19: Gen D có 540 nucleotit loại G, gen d có 450 G. F1 có kiểu gen Dd lai với nhau, F2 thấy xuất hiện loại hợp tử chứa 1440 nucleotit loại X. Hợp tử đó có kí hiệu bộ gen là
A. DDD B. Ddd
C. DDdd D. Dddd
Đáp án:Đáp án: B
Giải thích :
Loại hợp tử chứa 1440 nucleotit loại X = 540 + 450 x 2 → hợp tử chứa 1 gen D và 2 gen d → Kiểu gen của hợp tử là Ddd.
Câu 20: Giao phấn cây cà chua lưỡng bội thuần chủng có quả đỏ với cây cà chua lưỡng bội quả vàng thu được F1 đều có quả đỏ. Xử lí consixin để tứ bội hóa các cây F1 rồi chọn hai cây F1 để giao phấn với nhau. Ở F2 thu được 253 cây quả đỏ và 23 cây quả vàng. Phát biểu nào sau đây là đúng về hai cây F1 nói trên?
A. Một cây là 4n và cây còn lại là 2n do tứ bội hóa không thành công
B. Cả 2 cây F1 đều là 4n do tứ bội hóa đều thành công
C. Cả 2 cây F2 đều là 2n do tứ bội hóa không thành công
D. Có 1 cây là 4n và 1 cây là 3n
Đáp án:Đáp án: A
Câu 22: Một loài thực vật có 2n = 14. Khi quan sát tế bào của một số cá thể trong quần thể thu được kết quả sau:
Cá thể | Cặp nhiễm sắc thể | ||||||
Cặp 1 | Cặp 2 | Cặp 3 | Cặp 4 | Cặp 5 | Cặp 6 | Cặp 7 | |
Cá thể 1 | 2 | 2 | 3 | 3 | 2 | 2 | 2 |
Cá thể 2 | 1 | 2 | 2 | 2 | 2 | 2 | 2 |
Cá thể 3 | 2 | 2 | 2 | 2 | 2 | 2 | 2 |
Cá thể 4 | 3 | 3 | 3 | 3 | 3 | 3 | 3 |
Trong các phát biểu sau số nhận định đúng?
(1) Cá thể 1: là thể ba kép (2n+1+1) vì có 2 cặp đều thừa 1 NST.
(2) Cá thể 2: là thể một (2n - 1) vì có 1 cặp thiếu 1 NST.
(3) Cá thể 3: là thể lưỡng bội bình thường (2n)
(4) Cá thể 4: là thể tam bội (3n)
A. 4 B. 1 C. 2 D. 3
Đáp án:Đáp án: A
Cá thể 1 ở cặp số 4 có 3 chiếc → cá thể 1 bị đột biến dạng thể ba (2n+1)
Cá thể 2 cặp số 1 có 1 chiếc → cá thể 2 là dạng đột biến thể một (2n-1)
Cá thể 3 ở tất cả các cặp đều có 2 chiếc → cá thể 2 là dạng lưỡng bội bình thường.
Cá thể 4 ở tất cả các cặp đều có 3 chiếc → cá thể 3 là dạng tam bội
Câu 23: Ở một loài thực vật lưỡng bội (2n = 8), các cặp nhiễm sắc thể tương đồng được kí hiệu là Aa, Bb, Dd và Ee. Do đột biến lệch bội đã làm xuất hiện thể một. Thể một này có bộ nhiễm sắc thể nào trong các bộ nhiễm sắc thể sau đây?
A. AaBbEe.
B. AaBbDdEe.
C. AaBbDEe.
D. AaaBbDdEe
Đáp án:Đáp án: C
Đột biến thế một nhiễm có 7 NST
Câu 24: Một loài thực vật lưỡng bội có 12 nhóm gen liên kết. Giả sử có 6 thể đột biến của loài này được kí hiệu từ I đến VI với số lượng nhiễm sắc thể (NST) ở kì giữa trong mỗi tế bào sinh dưỡng như sau:
Thể đột biến | I | II | III | IV | V | VI |
Số lượng NST trong một tế bào sinh dưỡng | 48 | 84 | 72 | 36 | 60 | 25 |
Trong các thể đột biến trên có bao nhiêu thể đa bội lẻ?
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Đáp án:Đáp án: C
Câu 25: Số lượng nhiếm sắc thể lưỡng bội của một loài 2n=12. Đột biến có thể tạo ra tối đa bao nhiêu loại thể ba ở loài này?
A. 11
B. 13
C. 6
D. 18
Đáp án: C
Câu 26: Dùng cônsixin xử lí hợp tử có kiểu gen AaBb, sau đó cho phát triển thành cây hoàn chỉnh thì có thể tạo ra được thể tứ bội có kiểu gen .
A. AaaaBBbb.
B. AAAaBBbb.
C. AAaaBBbb.
D. AAaaBbbb.
Đáp án:Đáp án: C
Câu 27: Ở một loài sinh vật có 2n = 24. Số nhiễm sắc thể trong tế bào của thể tam bội ở loài này là
A. 36
B. 34
C. 23
D. 25
Đáp án:Đáp án: A
Ở một loài sinh vật có 2n = 24. Số nhiễm sắc thể trong tế bào của thể tam bội ở loài này là 36
Câu 28: Cà độc dược có 2n = 24. Có một thể đột biến, trong đó ở cặp NST số 1 có 1 chiếc bị mất đoạn, ở một chiếc của cặp NST số 3 bị đảo 1 đoạn. Khi giảm phân nếu các NST phân li bình thường thì trong số các loại giao tử được tạo ra, giao tử mang NST đột biến có tỉ lệ
A. 12,5%
B. 50%
C. 25%
D. 75%
Đáp án:Đáp án: D
Câu 29: Ở 1 loài, hợp tử bình thường nguyên phân 3 lần không xảy ra đột biến, số nhiễm sắc thể chứa trong các tế bào con bằng 624. Có 1 tế bào sinh dưỡng của loài trên chứa 77 nhiễm sắc thể. Cơ thể mang tế bào sinh dưỡng đó có thể là:
A. Thể ba nhiễm.
B. Thể đa bội chẵn.
C. Thể đa bội lẻ.
D. Thể một nhiễm.
Đáp án:Đáp án: D
Số TB con tạo ra sau nguyên phân = 23 = 8
Số NST trong mỗi TB con = 624/8 = 78 → bộ NST của loài 2n = 78
Có 1 tế bào sinh dưỡng của loài trên chứa 77 nhiễm sắc thể. Cơ thể mang tế bào sinh dưỡng đó có thể là: thể một nhiễm.
Câu 30: Thể tứ bội có kiểu gen AAaa giảm phân bình thường cho các loại giao tử 2n là
A. AAA, aaa.
B. Aaa, Aa, aa.
C. AA, aa.
D. AA, Aa, aa.
Đáp án:Đáp án: D
Câu 31: Trong tế bào sinh dưỡng bình thường của Cà Độc Dược có 24 NST ở trạng thái chưa nhân đội. Nếu xảy ra đột biến số lượng NST dạng thể ba thì tối đa có bao nhiêu dạng thể ba ở loài này?
A. 12.
B. 25.
C. 13.
D. 72
Đáp án:Đáp án: A
Trong tế bào sinh dưỡng bình thường của Cà Độc Dược có 24 NST ở trạng thái chưa nhân đội. → 2n =24
Nếu xảy ra đột biến số lượng NST dạng thể ba thì tối đa có số dạng thể ba ở loài này = n = 12
Câu 32: Một loài có bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội 2n = 8. Có bao nhiêu phát biểu sau đây sai?
(1) Ở loài này có tối đa 4 thể đột biến thể ba
(2) Một tế bào của thể đột biến thể ba tiến hành nguyên phân, ở kì sau của nguyên phân mỗi tế bào có 18 nhiễm sắc thể đơn.
(3) Ở các thể đột biến lệch bội thể ba của loài này sẽ có tối đa 432 kiểu gen.
A. 1
B. 0
C. 2
D. 3
Đáp án:Đáp án: A
(1) Ở loài này có tối đa 4 thể đột biến thể ba → đúng
(2) Một tế bào của thể đột biến thể ba tiến hành nguyên phân, ở kì sau của nguyên phân mỗi tế bào có 18 nhiễm sắc thể đơn. → đúng
(3) Ở các thể đột biến lệch bội thể ba của loài này sẽ có tối đa 432 kiểu gen. → đúng, Ở thể ba 2n + 1
Nếu một NST xét 1 gen có 2 alen ở các thể đột biến thể ba có tối đa số loại kiểu gen là: C14 × 4 × 33 =432
(4) Một cá thể mang đột biến thể ba tiến hành giảm phân bình thường tạo giao tử n và ( n+1) , tính theo lí thuyết, tỉ lệ giao tử (n) được tạo ra là 1/8 → sai, một cá thể thể ba 2n+1 tiến hành giảm phân tạo giao tử
→ tạo ra 1/2 giao tử n và 1/2 giao tử n+1
Câu 33: Gen A có 540 Guanin và gen a có 450 Guanin. Cho hai cá thể F1 đều có kiểu gen Aa lai với nhau, đời F2 thấy xuất hiện loại hợp tử chứa 1440 Xytôzin. Kiểu gen của loại hợp tử F2 nêu trên là
A. AAaa.
B. AAa.
C. Aaa.
D.Aaaa.
Đáp án:Đáp án: C
Ta có A=T; G=X
Hợp tử có 1440X = 1440G = 540 + 450 x 2 hợp tử là Aaa
Câu 34: Một loài thực vật lưỡng bội có 12 nhóm gen liên kết. Do đột biến, ở một quần thể thuộc loài này đã xuất hiện hai thể đột biến khác nhau là thể bốn và thể tứ bội. số lượng nhiễm sắc thể có trong một tế bào sinh dưỡng của thể bốn và thể tứ bội này lần lượt là
A. 28 và 48.
B. 14 và 24.
C. 26 và 48.
D. 16 và 24.
Đáp án:Đáp án: C
Thể bốn : 2n+2 = 26
Thể tứ bội : 4n = 48
Câu 35: Trong quá trình giảm phân của cơ thể đực, ở một số tế bào có cặp NST mang cặp gen Bb không phân li trong giảm phân I, giảm phân II bình thuờng; các tế bào còn lại giảm phân bình thường. Cơ thể cái giảm phân bình thường. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau về phép lai P: ♂AaBbDd x ♀AaBbdd là đúng?
I. Có tối đa 24 loại kiểu gen đột biến.
II. Cơ thể đực có thể tạo ra tối đa 16 loại giao tử
III. Thể ba có thể có kiểu gen là AabbbDd.
IV. Thể một có thể có kiểu gen là aabdd.
A. 2
B. 1
C. 3
D. 4
Đáp án:Đáp án: C
Cặp Aa: Aa x Aa → AA:2Aa:1aa
Cặp Bb:
+ giới đực: Bb, O, b, B
+ giới cái: B, b
Số kiểu gen bình thường: 3 (BB, Bb,bb); kiểu gen đột biến: 4 (BBb, Bbb, B, b)
Cặp Dd: Dd x dd → 1Dd:1dd
Xét các phát biểu:
I đúng, có 3 x 4 x 2= 24 KG đột biến
II đúng, cơ thể đực có thể tạo 2 x 4 x 2= 16 giao tử
III sai, không thể tạo ra hợp tử chứa bbb
IV đúng,
Câu 36: Một loài thực vật có bộ NST 2n = 16; một loài thực vật khác có bộ NST 2n = 18. Theo lí thuyết, giao tử được tạo ra từ quá trình giảm phân bình thường ở thể song nhị bội được hình thành từ hai loài trên có số lượng NST là
A. 15 B.16 C. 18 D.17
Đáp án:Đáp án: D
Cây song nhị bội thể có bộ NST lưỡng bội của cả 2 loài,
Giao tử tạo ra có n1 + n2 = 8 + 9 = 17 NST
Câu 37: Nghiên cứu ở một loài thực vật nguời ta thấy cây dùng làm bố khi giảm phân không xảy ra đột biến và trao đổi chéo có thể cho tối đa 28 loại giao tử. Lai 2 cây của loài này với nhau thu được một hợp tử F1. Hợp tử nguyên phân liên tiếp 4 đợt tạo ra các tế bào mới với tổng số 384 nhiễm sắc thể ở trạng thái chưa nhân đôi. Hợp tử thuộc dạng
A. Thể lệch bội. B. Thể ba nhiễm.
C. Thể tứ bội. D. Thể tam bội.
Đáp án:Đáp án: D
Cơ thể cho tối đa 28 loại giao tử → có 8 cặp NST. → 2n = 16
Một hợp tử nguyên phân liên tiếp 4 lần cho 24 = 16 tế bào
Số NST trong mỗi tế bào là 384 ÷ 16 = 24 → thể tam bội
Câu 38: Nghiên cứu một loài thực vật, phát hiện thấy tối đa 120 kiểu thể ba kép (2n + 1 + 1 ) khác nhau có thể xuất hiện trong quần thể của loài. Bộ NST lưỡng bội của loài đó là
A. 240 B. 32 C. 120 D. 16
Đáp án:Đáp án: B
Nghiên cứu thực vật phát hiện ra 120 thể ba kép ( 2n+1+1) khác nhau có thể xuất hiện trong quần thể.
Gọi n là bộ NST đơn bội của loài.
Số thể ba kép tối đa có thể xuất hiện trong quần thể là: n(n-1): 2 = 120 → n = 16
Bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội của loài 2n = 32.
Câu 39: Một loài thực vật, xét 4 cặp gen trội lặn hoàn toàn là Aa, Bb, Dd, Ee nằm trên 4 cặp NST khác nhau, mỗi gen quy định một tính trạng và alen lặn là alen đột biến. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Có tối đa 216 kiểu gen ở các đột biến lệch bội thể một.
III. Giả sử trong loài có các đột biến thể ba ở các cặp NST khác nhau thì sẽ có tối đa 112 kiểu gen quy định kiểu hình có 4 tính trạng trội.
IV. Giả sử trong loài có các đột biến thể một ở các cặp NST khác nhau thì sẽ có tối đa 112 kiểu gen quy định kiểu hình có 3 tính trạng trội.
A. 4 B. 1. C. 2 D. 3
Đáp án:Đáp án: A
- Số kiểu gen lệch bội thể một là
- Số kiểu gen quy định kiểu hình có 4 tính trạng trội khi có thể một:
+ Ở các thể lưỡng bội có số kiểu gen là 24 = 16
+ Ở các hể một có số kiểu gen là
Tổng số kiểu gen là 16 + 32 = 48.
- Số kiểu gen quy định kiểu hình có 4 tính trạng trội khi có thể ba:
+ Ở các thể lưỡng bội có số kiểu gen là 24 = 16
+ Ở các thể một có số kiểu gen là
Tổng số kiểu gen là 16 + 96 = 112.
- Số kiểu gen quy định kiểu hình có 3 tính trạng trội khi có thể một:
+ Ở các thể lưỡng bội có số kiểu gen là
+ Ở các thể một có số kiểu gen là
Tổng số kiểu gen là 32 + 80 = 112.
Câu 40: Trong hình thành loài nhờ cơ chế lai xa và đa bội hóa, lúa mì Triticum monococcum (hệ gen AA, 2n = 14) lai với lúa mì hoang dại Aegilops speltoides (hệ gen BB, 2n = 14) được con lai (hệ gen AB, 2n = 14), bị bất thụ; gấp đôi bộ NST của lúa lai tạo lúa mì Triticum dicoccum (hệ gen AABB, 4n = 28), cho dạng lúa mì này lai với lúa mì hoang dại Aegilops squarrosa (hệ gen DD, 2n = 14) được con lai có hệ gen ABD với 3n = 21, bất thụ; gấp đôi số lượng NST của con lai tạo dạng lúa mì Triticum aestivum (lúa mì hiện nay) có hệ gen AABBDD với 6n = 42. Lúa mì hiện nay được gọi là
A. thể song nhị bội.
B. thể tam bội.
Đáp án: A
Loài lúa mì trồng lục bội (T.aestivum) là kết quả của sự lai xa và đa bội hóa của ba loại lúa mì lưỡng bội: Loài lúa mì (T. monococcum), lúa mì hoang dại Aegilops speltoides, lúa mì hoang dại Aegilops squarrosa. Do đó bộ NST của con lai dạng lúa mì Triticum aestivum (lúa mì hiện nay) mang bộ NST của cả 3 loài lúa mì trên → Gọi là thể song nhị bội
Câu 41: Ở một loài loài (2n = 46), Một trong số các hợp tử này nguyên phân liên tiếp 5 đợt ở kì giữa của lần nguyên phân thứ 5, người ta đếm được trong các tế bào con có 1504 cromatit. Hợp tử này là dạng đột biến nào?
A. Thể bốn. B. Thể ba.
C. Thể không. D. Thể một.
Đáp án:Đáp án: B
Kì giữa của lần nguyên phân thứ 5 tức là đã qua 4 đợt nguyên phân do đó có 24=16 tế bào con đang nguyên phân
Kì giữa NST ở dạng kép thì mỗi NST có 2 cromatit dính nhau ở tâm động.
→ số NST trong 1 tế bào = 1504/(16× 2) = 47 NST
→ Hợp tử thuộc dạng 2n+1
Câu 42: Ở một loài động vật giao phối, xét phép lai P: ♂AaBb × ♀ AaBb Giả sử trong quá trình giảm phân của cơ thể đực, ở một số tế bào, cặp nhiễm sắc thể mang cặp gen Aa không phân li trong giảm phân I, các sự kiện khác diễn ra bình thường; cơ thể cái giảm phân bình thường. Theo lí thuyết, sự kết hợp ngẫu nhiên giữa các loại giao tử đực và cái trong thụ tinh có thể tạo ra tối đa bao nhiêu loại hợp tử lưỡng bội và bao nhiêu loại hợp tử lệch bội thể ba?
A. 3 và 6 B. 12 và 4
C. 9 và 6 D. 9 và 12
Đáp án:Đáp án: C
P: ♂AaBb × ♀ AaBb
quá trình giảm phân của cơ thể đực, ở một số tế bào, cặp nhiễm sắc thể mang cặp gen Aa không phân li trong giảm phân I, các sự kiện khác diễn ra bình thường-> kg: Aa, 0, A, a
Cơ thể cái giảm phân bình thường Aa tạo G A,a
Loại hợp tử lưỡng bội (bình thường tạo ra) 9 loại
Loại hợp tử lệch bội thể ba (2n+1): (AAa,AAa) x (BB: Bb:bb) 6 loại
Câu 43: Đậu Hà Lan có bộ NST 2n = 14. Tế bào sinh dưỡng của đậu Hà Lan có chứa 16 NST có thể được tìm thấy ở
A. thể một hoặc thể bốn kép.
C. thể một hoặc thể ba.
D. thể bốn hoặc thể ba kép.
Đáp án:Đáp án: D
Ở đậu Hà Lan 2n =14. tế bào sinh dưỡng chứa 2n=16 NST. Dạng 2n+2 hoặc 2n +1 +1.
Các dạng đột biến có thể gặp là thể ba kép hoặc thể bốn.
Câu 44: Ở một loài thực vật có 2n = 24 NST. Trong loài xuất hiện một thể đột biến đa bội có 36 NST. Theo lí thuyết, phát biểu nào sau đây sai?
A. Thể đột biến này có thể trở thành loài mới.
B. Thể đột biến này là thể tam bội.
C. Thể đột biến này được phát sinh do rối loạn nguyên phân của hợp tử.
D. Thể đột biến này thường sinh trưởng nhanh hơn dạng lưỡng bội.
Đáp án:Đáp án: C
n =12 → 36 =3n (thể tam bội)
A đúng, nếu thể tam bội cách ly sinh sản với thể lưỡng bội.
B đúng.
C sai, thể này được hình thành do kết hợp giữa giao tử n và 2n
D đúng, cơ quan sinh dưỡng phát triển mạnh.
Câu 45: Một loài thực vật có bộ nhiễm sắc thể 2n = 14, gồm 7 cặp (kí hiệu I → VII), trên mỗi cặp nhiễm sắc thể xét một cặp gen có 2 alen. Biết mỗi gen quy định một tính trạng, tính trạng trội là trội hoàn toàn. Khi khảo sát một quần thể của loài này, người ta phát hiện 4 dạng đột biến (kí hiệu A, B, C, D). Phân tích bộ NST của các dạng đột biến thu được kết quả sau:
Dạng đột biến | Số lượng nhiễm sắc thể đếm được ở từng cặp | ||||||
I | II | III | IV | V | VI | VII | |
A | 3 | 3 | 3 | 3 | 3 | 3 | 3 |
B | 1 | 2 | 2 | 2 | 2 | 2 | 2 |
C | 3 | 2 | 2 | 2 | 2 | 2 | 2 |
D | 2 | 2 | 2 | 2 | 4 | 2 | 2 |
Trong các kết luận sau, có bao nhiêu kết luận đúng?
I. Đột biến dạng A giảm phân tạo giao tử bình thường chiếm tỉ lệ 0,78125%.
II. Đột biến dạng D có tối đa 25.515 kiểu gen.
III. Đột biến dạng C có tối đa 192 kiểu gen quy định kiểu hình trội về tất cả các tính trạng.
IV. Đột biến dạng B có 256 kiểu gen quy định kiểu hình mang 1 tính trạng lặn
A. 3 B. 2 C. 1 D. 4
Đáp án:Đáp án: C
Dạng đột biến | Số lượng nhiễm sắc thể đếm được ở từng cặp | KL | ||||||
I | II | III | IV | V | VI | VII | ||
A | 3 | 3 | 3 | 3 | 3 | 3 | 3 | Tam bội (3n) |
B | 1 | 2 | 2 | 2 | 2 | 2 | 2 | Thể một (2n – 1) |
C | 3 | 2 | 2 | 2 | 2 | 2 | 2 | Thể ba (2n + 1) |
D | 2 | 2 | 2 | 2 | 4 | 2 | 2 | Thể bốn (2n + 2) |
Xét 1 cặp gen có 2 alen, số kiểu gen
Số kiểu gen tối đa | KG quy định KH trội | KG quy định KH lặn | ||||
Thể lưỡng bội | Tam bội | Tứ bội | Thể lưỡng bội | Tam bội | Đơn bội | |
3 | 4 | 5 | 2 | 3 | 1 | 1 |
I sai. Dạng 3n giảm phân tạo giao tử bình thường chiếm 1/2
II đúng. Số kiểu gen của thể bốn: (coi như cặp NST mang đột biến là thể tứ bội)
III sai, dạng C: 2n +1
Số kiểu gen quy định kiểu hình trội về tất cả các tính trạng: kiểu gen.
IV sai.
Nếu cặp NST đột biến mang gen quy định tính trạng lặn sẽ có:
Nếu cặp NST đột biến không mang gen quy định tính trạng lặn sẽ có:
Đột biến dạng B có 1792 kiểu gen quy định kiểu hình mang 1 tính trạng lặn