Sinh học lớp 12 Bài 5: Nhiễm sắc thể và đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể

Lý thuyết tổng hợp Sinh học lớp 12 Bài 5: Nhiễm sắc thể và đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể chọn lọc năm 2021 – 2022 mới nhất gồm tóm tắt lý thuyết và hơn 500 bài tập ôn luyện Sinh 12. Hy vọng bộ tổng hợp lý thuyết Sinh học 12 sẽ giúp học sinh củng cố kiến thức, ôn tập và đạt điểm cao trong các bài thi trắc nghiệm môn Sinh lớp 12.

930
  Tải tài liệu

Bài 5: Nhiễm sắc thể và đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể

A. Lý thuyết

I. HÌNH THÁI VÀ CẤU TRÚC CỦA NHIỄM SẮC THỂ

1. Hình thái của nhiễm sắc thểLý thuyết Sinh học 12 Bài 5: Nhiễm sắc thể và đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể | Lý thuyết Sinh học 12 đầy đủ, chi tiết nhất

Hình thái NST ở kì giữa

Lý thuyết Sinh học 12 Bài 5: Nhiễm sắc thể và đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể | Lý thuyết Sinh học 12 đầy đủ, chi tiết nhất

- NST là 1cấu trúc gồm phân tử ADN và liên kết với các loại prôtêin khác nhau (chủ yếu prôtein histôn)

- Mỗi nhiễm sắc thể chứa: Tâm động, vùng đầu mút

- Mỗi loài có một bộ NST đặc trưng về số lượng, hình thái và cấu trúc.

- Có 2 loại NST: NST thường và NST giới tính.

2. Cấu trúc siêu hiển vi của NST.Lý thuyết Sinh học 12 Bài 5: Nhiễm sắc thể và đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể | Lý thuyết Sinh học 12 đầy đủ, chi tiết nhất

Ở sinh vật nhân thực: NST được cấu tạo từ chất nhiễm sắc gồm ADN và prôtêin:

- Đơn vị cấu trúc cơ bản của NST là nucleoxôm.

- (ADN + prôtêin) → Nuclêôxôm (8 phân tử prôtêin histôn được quấn quanh bởi một đoạn phân tử ADN dài khoảng 146 cặp nuclêôtit, quấn 1 ¾ vòng) → Sợi cơ bản (khoảng 11 nm) →Sợi nhiễm sắc (25 – 30 nm) → Ống siêu xoắn (300 nm) → Crômatit (700 nm) → NST.

II. ĐỘT BIẾN CẤU TRÚC NHIỄM SẮC THỂ.

1. Khái niệm.

- Đột biến cấu trúc NST là những biến đổi trong cấu trúc của NST, thực chất là sắp xếp lại trình tự các gen, làm thay đổi hình dạng và cấu trúc của NST.

Lý thuyết Sinh học 12 Bài 5: Nhiễm sắc thể và đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể | Lý thuyết Sinh học 12 đầy đủ, chi tiết nhất

2. Các dạng đột biến cấu trúc NST.

a. Mất đoạn

Lý thuyết Sinh học 12 Bài 5: Nhiễm sắc thể và đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể | Lý thuyết Sinh học 12 đầy đủ, chi tiết nhất

- Là đột biến làm mất đi một đoạn nào đó của NST

- Làm giảm số lượng gen trên NST, mất cân bằng gen.

- Thường gây chết hoặc giảm sức sống.

b. Lặp đoạn

Lý thuyết Sinh học 12 Bài 5: Nhiễm sắc thể và đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể | Lý thuyết Sinh học 12 đầy đủ, chi tiết nhất

- Là đột biến làm cho một đoạn của NST có thể lặp lại một hay nhiều lần.

- Làm tăng số lượng gen trên NST, mất cân bằng gen.

- Làm tăng hoặc giảm cường độ biểu hiện của tính trạng, không gây hậu quả nghiêm trọng, tạo nên các gen mới trong quá trình tiến hóa.

c. Đảo đoạn

Lý thuyết Sinh học 12 Bài 5: Nhiễm sắc thể và đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể | Lý thuyết Sinh học 12 đầy đủ, chi tiết nhất

- Là đột biến trong đó một đoạn NST đứt ra và đảo ngược 180o và nối lại.

- Làm thay đổi trình tự phân bố của các gen trên NST.

- Có thể ảnh hưởng đến sức sống, giảm khả năng sinh sản của thể đột biến, tạo nguồn nguyên liệu cho tiến hóa.

d. Chuyển đoạn

Lý thuyết Sinh học 12 Bài 5: Nhiễm sắc thể và đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể | Lý thuyết Sinh học 12 đầy đủ, chi tiết nhất

- Là đột biến dẫn đến sự trao đổi đoạn trong một NST hoặc giữa các NST không tương đồng.

- Một số gen trên NST thể này chuyển sang NST khác dẫn đến làm thay đổi nhóm gen liên kết.

- Chuyển đoạn lớn thường gây chết hoặc làm mất khả năng sinh sản.

Hỏi đáp VietJack

B. Bài tập trắc nghiệm

Câu 1:NST ở sinh vật nhân thực có bản chất là?

  1. ADN
  2. Prôtêin
  3. Lipit
  4. ARN

Đáp án:

Ở sinh vật nhân thực NST có bản chất là ADN

Đáp án cần chọn là: A

Câu 2:Nhiễm sắc thể ở sinh vật nhân thực được cấu tạo từ chất nhiễm sắc có thành phần chủ yếu gồm

  1. ARN và prôtêin loại histon.
  2. ADN và prôtêin loại histon.
  3. ARN và pôlipeptit.
  4. lipit và pôlisaccarit.

Đáp án:

Nhiễm sắc thể ở sinh vật nhân thực được cấu tạo từ chất nhiễm sắc có thành phần chủ yếu gồm ADN và prôtêin loại histon

Đáp án cần chọn là: B

Câu 3:Ở sinh vật nhân thực, nhiễm sắc thể được cấu trúc bởi 2 thành phần chủ yếu là:

  1. ARN và protein
  2. ADN và protein histon
  3. ADN và tARN
  4. ADN và mARN

Đáp án:

Ở sinh vật nhân thực, nhiễm sắc thể được cấu trúc bởi 2 thành phần chủ yếu là ADN và protein histon.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 4:Đột biến cấu trúc NST là?

  1. Đột biến điểm
  2. Sự biến mất hoặc tăng thêm NST
  3. Sắp xếp lại các gen, hay giảm hoặc tăng số lượng gen trên NST
  4. Cả ba ý trên.

Đáp án:

Đột biến cấu trúc NST là sự thay đổi trong cấu trúc của từng NST → Sắp xếp lại các gen, hay giảm hoặc tăng số lượng gen trên NST dẫn đến thay đổi hình dạng và cấu trúc của NST.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 5:Đột biến cấu trúc NST là?

  1. Sự thay đổi trong cấu trúc NST.
  2. Sự biến mất hoặc tăng thêm số lượng gen trên NST.
  3. Sắp xếp lại các gen trên NST.
  4. Cả ba ý trên.

Đáp án:

Đột biến cấu trúc NST là sự thay đổi trong cấu trúc của từng NST → Sắp xếp lại các gen, hay giảm hoặc tăng số lượng gen trên NST dẫn đến thay đổi hình dạng và cấu trúc của NST.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 6:Có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng với đột biến đảo đoạn nhiễm sắc thể?

1. Làm thay đổi trình tự phân bố gen trên nhiễm sắc thể.

2. Làm giảm hoặc tăng số lượng gen trên nhiễm sắc thể.

3. Làm thay đổi thành phần gen trong nhóm gen liên kết.

4. Có thể làm giảm khả năng sinh sản của thể đột biến.

5. Có thể làm gen trên nhiễm sắc thể hoạt động mạnh lên

  1. 4
  2. 2
  3. 5
  4. 3

Đáp án:

Các phát biểu đúng với đột biến đảo đoạn NST là: (1),(4),(5).

Đột biến đảo đoạn không làm thay đổi số lượng gen và thành phần gen trong nhóm liên kết nên (2),(3) sai

Đáp án cần chọn là: D

Câu 7:Cho biết một số hệ quả của các dạng đột biến NST như sau:

(1) Làm thay đổi trình tự phân bố của các gen trên NST.

(2) Có thể làm thay đổi chiều dài của phân tử ADN cấu trúc nên NST đó.

(3) Làm cho một gen nào đó đang hoạt động có thể ngừng hoạt động.

(4) Làm thay đổi thành phần nhóm gen liên kết.

(5) Làm giảm hoặc gia tăng số lượng gen trên NST.

(6) Có thể làm giảm khả năng sinh sản của thể đột biến.

Có bao nhiêu hệ quả là đúng đối với đột biến đảo đoạn NST?

  1. 4
  2. 2
  3. 3
  4. 6

Đáp án:

Các phát biểu đúng với đột biến đảo đoạn NST là: (1), (3), (6)

Đột biến đảo đoạn làm thay đổi trình tự sắp xếp của các gen trên NST mà không làm thay đổi chiều dài của phân tử ADN cấu trúc nên NST đó, có thể không làm thay đổi thành phần nhóm gen liên kết.

-> (2), (4), (5) sai

Đáp án cần chọn là: C

Câu 8:Các phát biểu nào sau đây đúng với đột biến đảo đoạn nhiễm sắc thể?

(1) Làm thay đổi trình tự phân bố gen trên nhiễm sắc thể

(2) Làm giảm hoặc tăng số lượng gen trên nhiễm sắc thể

(3) Làm thay đổi thành phần gen trong nhóm gen liên kết

(4) Có thể làm giảm khả năng sinh sản của thể đột biến

  1. (1), (4)
  2. (2), (4)
  3. (1), (2)
  4. (2), (3)

Đáp án:

Các phát biểu đúng là: (1), (4).

2 sai, đảo đoạn là sự đứt ra của 1 đoạn NST, quay ngược 180o rồi nối lại, do đó số lượng gen trên NST không thay đổi

3 sai, đảo đoạn không làm thay đổi thành phần gen trong nhóm gen liên kết

Đáp án cần chọn là: A

Câu 9:Trong các dạng đột biến sau, có bao nhiêu dạng đột biến có thể làm thay đổi hình thái của NST?

1. Mất đoạn

2. Lặp đoạn NST

3. Đột biến gen

4. Đảo đoạn ngoài tâm động

5. Chuyển đoạn không tương hỗ

6. Đột biến lệch bội

  1. 4
  2. 3
  3. 2
  4. 1

Đáp án:

Các đột biến làm thay đổi hình thái NST: (1), (2), (5).

Các đột biến này làm NST mất hoặc thêm các đoạn NST → làm thay đổi hình thái của NST theo hướng ngắn đi hoặc dài ra

Đáp án cần chọn là: B

Câu 10:Dạng đột biến cấu trúc NST nào sau đây có thể làm cho 2 alen khác nhau của một gen cùng nằm trên 1 NST đơn?

  1. Mất đoạn
  2. Đảo đoạn
  3. Chuyển đoạn
  4. Lặp đoạn

Đáp án:

Chuyển đoạn có thể dẫn đến 2 alen của cùng 1 gen nằm trên 1 NST đơn

Đáp án cần chọn là: C

Câu 11:Dạng đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể nào sau đây làm tăng số lượng gen trên một nhiễm sắc thể, tạo điều kiện cho đột biến gen, tạo nên gen mới cung cấp nguyên liệu cho quá trình tiến hoá

  1. Đảo đoạn 
  2. Chuyển đoạn. 
  3. Mất đoạn. 
  4. Lặp đoạn.

Đáp án:

Đột biến lặp đoạn làm tăng số lượng gen trên một nhiễm sắc thể, tạo điều kiện cho đột biến gen, tạo nên gen mới cung cấp nguyên liệu cho quá trình tiến hoá.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 12:Loại đột biến nào sau đây thường không làm thay đổi số lượng và thành phần gen trên một NST?

  1. Đảo đoạn NST.                                                          
  2. Mất đoạn NST.
  3. Lặp đoạn NST.                                                           
  4. Chuyển đoạn giữa hai NST khác nhau.

Đáp án:

Đột biến đảo đoạn NST thường không làm thay đổi số lượng và thành phần gen trên một NST

Đáp án cần chọn là: A

Câu 13:Sự trao đổi chéo không cân giữa các cromatit trong một cặp NST kép tương đồng là nguyên nhân dẫn đến:

  1. Hoán vị gen
  2. Đột biến chuyển đoạn.
  3. Đột biến lặp đoạn và mất đoạn
  4. Đột biến đảo đoạn

Đáp án:

Sự trao đổi chéo không cân giữa các cromatit trong một cặp NST kép tương đồng là nguyên nhân dẫn đến đột biến lặp đoạn và mất đoạn

NHIỄM SẮC THỂ VÀ ĐỘT BIẾN CẤU TRÚC NST

Đáp án cần chọn là: C

Câu 14:Sự đứt gãy của một đoạn NST và nối lại vào chính NST đó là nguyên nhân dẫn đến:

  1. Hoán vị gen.
  2. Đột biến chuyển đoạn hoặc đảo đoạn
  3. Đột biến lặp đoạn và mất đoạn.
  4. Đột biến đảo đoạn

Đáp án:

Đột biến đảo đoạn NST là đột biến mà đoạn NST bị đứt ra, quay 180o rồi nối lại vào vị trí cũ.

Đột biến chuyển đoạn trên 1 NST là đoạn NST bị đứt gắn lại vào NST đó nhưng ở vị trí khác so với ban đầu.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 15:Sự trao đổi chéo không cân giữa 2 cromatit của cặp NST kép tương đồng xảy ra trong giảm phân I dẫn đến kết quả nào sau đây?

  1. Mất đoạn và lặp đoạn
  2. Hoán vị gen
  3. Mất đoạn và đảo đoạn
  4. Mất đoạn và chuyển đoạn

Đáp án:

Sự trao đổi chéo không cân giữa 2 cromatit của cặp NST kép tương đồng xảy ra trong giảm phân I dẫn đến đột biến mất đoạn và lặp đoạn

Đáp án cần chọn là: A

Câu 16:Ở kì đầu của giảm phân 1, sự tiếp hợp và trao đổi chéo không cân giữa các đoạn crômatit cùng nguồn gốc trong cặp NST tương đồng sẽ dẫn tới dạng đột biến

  1. mất cặp và thêm cặp nuclêôtit
  2. đảo đoạn NST
  3. chuyển đoạn NST
  4. mất đoạn và lặp đoạn NST

Đáp án:

Sự trao đổi chéo không cân giữa các cromatit cùng nguồn trong cặp tương đồng dẫn tới 1 chiếc bị mất đoạn; 1 chiếc bị lặp đoạn.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 17:Cơ chế phát sinh đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể là

  1. Làm đứt gãy nhiễm sắc thể, làm ảnh hưởng tới quá trình tự nhân đôi ADN, tiếp hợp hoặc trao đổi chéo không đều giữa các crômatít
  2. Làm đứt gãy nhiễm sắc thể, làm ảnh hưởng tới quá trình tự nhân đôi ADN
  3. Tiếp hợp hoặc trao đổi chéo không đều giữa các crômatít
  4. Làm đứt gãy nhiễm sắc thể dẫn đến rối loạn trao đổi chéo

Đáp án:

Cơ chế phát sinh đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể là làm đứt gãy nhiễm sắc thể, làm ảnh hưởng tới quá trình tự nhân đôi ADN, tiếp hợp hoặc trao đổi chéo không đều giữa các crômatít.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 18:Cơ chế phát sinh đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể là sự đứt gãy nhiễm sắc thể gây ảnh hưởng tới quá trình

  1. Nhân đôi NST.
  2. Tiếp hợp hoặc trao đổi chéo không đều giữa các crômatít
  3. Rối loạn trao đổi chéo.
  4. Cả 3 ý trên

Đáp án:

Cơ chế phát sinh đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể là làm đứt gãy nhiễm sắc thể, làm ảnh hưởng tới quá trình tự nhân đôi ADN, tiếp hợp hoặc trao đổi chéo không đều giữa các crômatít.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 19:Khi nói về đột biến lặp đoạn NST, phát biểu nào sau đây không đúng?

  1. Làm thay đổi số lượng gen xảy ra trong cùng một cặp NST
  2. Làm tăng số lượng gen trên NST
  3. Có thể xảy ra ở NST thường hoặc NST giới tính
  4. Làm cho gen từ nhóm liên kết này chuyển sang nhóm liên kết khác

Đáp án:

Đột biến lặp đoạn NST không thể làm cho gen từ nhóm liên kết này chuyển sang nhóm gen liên kết khác

Đáp án cần chọn là: D

Câu 20:Khi nói về đột biến lặp đoạn NST, phát biểu nào sau đây sai?

  1. Đột biến lặp đoạn làm tăng số lượng gen trên 1 NST
  2. Đột biến lặp đoạn luôn có lợi cho thể đột biến
  3. Đột biến lặp đoạn có thể làm cho 2 alen của 1 gen cùng nằm trên 1 NST
  4. Đột biến lặp đoạn có thể dẫn đến lặp gen, tạo điều kiện cho đột biến gen, tạo ra các gen mới

Đáp án:

Phát biểu sai là B, đột biến lặp đoạn thường gây hại cho sinh vật vì làm mất cân bằng hệ gen

Đáp án cần chọn là: B

Câu 21:Một NST bị đột biến có kích thước ngắn hơn bình thường. kiểu đột biến gây nên NST bất thường này có thể là

  1. Mất đoạn NST hoặc đảo đoạn NST
  2. Mất đoạn NST hoặc chuyển đoạn không tương hỗ giữa các NST
  3. Chuyển đoạn trên cùng NST hoặc mất đoạn NST
  4. Đảo đoạn NST hoặc chuyển đoạn tương hỗ giữa các NST

Đáp án:

Một NST bị đột biến có kích thước ngắn hơn bình thường, kiểu đột biến có thể tạo ra NST này là mất đoạn NST hoặc chuyển đoạn không tương hỗ giữa các NST

Đáp án cần chọn là: B

Câu 22:Loại đột biến nào sau đây không làm thay đổi độ dài của phân tử ADN?

  1. Đột biến chuyển đoạn nhiễm sắc thể.
  2. Đột biến mất đoạn nhiễm sắc thể.
  3. Đột biến đảo đoạn nhiễm sắc thể.
  4. Đột biến lặp đoạn nhiễm sắc thể.

Đáp án:

Loại đột biến không làm thay đổi độ dài của phân tử ADN là: đột biến đảo đoạn nhiễm sắc thể.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 23:Dạng đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể có thể làm thay đổi nhóm gen liên kết là

  1. đảo đoạn.
  2. chuyển đoạn.  
  3. lặp đoạn.
  4. mất đoạn.

Đáp án:

Dạng đột biến chuyển đoạn nhiễm sắc thể có thể làm thay đổi nhóm gen liên kết.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 24:Cho sơ đồ mô tả cơ chế của một dạng đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể :

NHIỄM SẮC THỂ VÀ ĐỘT BIẾN CẤU TRÚC NST

Một học sinh khi quan sát sơ đồ đã đưa ra các kết luận sau:

1. Sơ đồ trên mô tả hiện tượng trao đổi chéo không cân giữa các nhiễm sắc thể trong cặp NST tương đồng.

2. Đột biến này có vai trò quan trọng trong quá trình hình thành loài mới.

3. Đột biến này có thể làm thay đổi hình dạng và kích thước NST

4. Đột biến này làm thay đổi nhóm liên kết gen.

5. Cá thể mang đột biến này thường bị giảm khả năng sinh sản.

Có bao nhiêu kết luận đúng về trường hợp đột biến trên?

  1. 4
  2. 2
  3. 3
  4. 5

Đáp án:

Sơ đồ trên mô tả hiện tượng chuyển đoạn không tương hỗ giữa các NST.

→ Đột biến này có thể làm thay đổi hình dạng và kích thước NST.

→ Thay đổi nhóm gen liên kết ( cd và 45 → c5 và 4de)

→ Có thể giảm khả năng sinh sản.

→ Có thể hình thành loài mới.

Các kết luận đúng là : 2, 3, 4, 5

Đáp án cần chọn là: A

Câu 25:Cho sơ đồ mô tả cơ chế của một dạng đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể :

NHIỄM SẮC THỂ VÀ ĐỘT BIẾN CẤU TRÚC NST

Một học sinh khi quan sát sơ đồ đã đưa ra các kết luận sau:

1. Sơ đồ trên mô tả hiện tượng trao đổi chéo không cân giữa các nhiễm sắc thể trong cặp NST tương đồng.

2. Đột biến này có vai trò quan trọng trong quá trình hình thành loài mới.

3. Đột biến này có thể làm thay đổi hình dạng và kích thước NST

4. Đột biến này không làm thay đổi nhóm liên kết gen.

5. Cá thể mang đột biến này thường bị giảm khả năng sinh sản.

Có bao nhiêu kết luận sai về trường hợp đột biến trên?

  1. 4
  2. 2
  3. 3
  4. 5

Đáp án:

Sơ đồ trên mô tả hiện tượng chuyển đoạn không tương hỗ giữa các NST.

→ Đột biến này có thể làm thay đổi hình dạng và kích thước NST.

→ Thay đổi nhóm gen liên kết (cd và 45 → c5 và 4de)

→ Có thể giảm khả năng sinh sản.

→ Có thể hình thành loài mới.

Các kết luận sai là : 1, 4.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 26:Quan sát hình vẽ sau:

NHIỄM SẮC THỂ VÀ ĐỘT BIẾN CẤU TRÚC NST

Biết các chữ các in hoa kí hiệu cho các gen trên nhiễm sắc thể. Nhận định nào dưới đây đúng khi nói về dạng đột biến cấc trúc nhiễm sắc thể của hình trên ?

  1. Dạng đột biến này giúp nhà chọn giống loại bỏ gen không mong muốn. 
  2. Hình vẽ mô tả dạng đột biến đảo đoạn nhiễm sắc thể. 
  3. Dạng đột biến này không làm thay đổi trình tự gen trên nhiễm sắc thể. 
  4. Dạng đột biến này làm dẫn đến lặp gen tạo điều kiện cho đột biến gen.

Đáp án:

Thứ tự trên đoạn NST ban đầu: D – E – F

Đột biến đảo đoạn tạo thành: F – E – D

A sai, không dùng để loại bỏ gen

B đúng

C sai, làm thay đổi trình tự gen

D sai

Đáp án cần chọn là: B

Câu 27:Một NST có trình tự các gen là ABCDE.FGH bị đột biến tạo ra NST mới có trình tự gen là ABCHGF.ED. Dạng đột biến này

  1. được vận dụng để loại bỏ những gen không mong muốn ở một sổ giống cây trồng.
  2. có thể làm thay đổi trạng thái hoạt động của gen.
  3. được vận dụng để làm tăng số lượng alen của một gen nào đó trên NST.
  4. làm gia tăng số lượng nhiễm sắc thể trong bộ nhiễm sắc thể của loài.

Đáp án:

Đột biến đã xảy ra là đột biến đảo đoạn DE.FGH

Dạng đột biến này có thể làm thay đổi trạng thái hoạt động của gen.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 28:Một nhiễm sắc thể có các đoạn khác nhau sắp xếp theo trình tự ABCDEG.HKM đã bị đột biến. Nhiễm sắc thể đột biến có trình tự ABCDCDEG.HKM. Dạng đột biến này

  1. Thường làm thay đổi số nhóm gen liên kết của loài
  2. Thường làm tăng hoặc giảm cường độ biểu hiện của tính trạng
  3. Thường làm xuất hiện nhiều gen mới trong quần thể
  4. Thường gây chết cho cơ thể mang nhiễm sắc thể đột biến

Đáp án:

NST đột biến này bị lặp đoạn gen CD đây là đột biến lặp đoạn. Dạng đột biến này thường làm tăng hoặc giảm cường độ biểu hiện của tính trạng.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 29:Một nhiễm sắc thể có các đoạn khác nhau sắp xếp theo trình tự ABCDEG.HKM đã bị đột biến. Nhiễm sắc thể đột biến có trình tự AB.HKM. Dạng đột biến này

  1. Thường làm thay đổi số nhóm gen liên kết của loài
  2. Thường làm tăng hoặc giảm cường độ biểu hiện của tính trạng
  3. Thường làm xuất hiện nhiều gen mới trong quần thể
  4. Thường gây chết cho cơ thể mang nhiễm sắc thể đột biến

Đáp án:

NST đột biến này bị mất đoạn gen CDEG đây là đột biến mất đoạn. Dạng đột biến này thường gây chết cho cơ thể mang nhiễm sắc thể đột biến.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 30:Hình vẽ dưới đây mô tả cơ chế phát sinh một dạng đột biến cấu trúc NST. Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về dạng đột biến đó?

NHIỄM SẮC THỂ VÀ ĐỘT BIẾN CẤU TRÚC NST

  1. Cơ chế phát sinh đột biến là do sự trao đổi chéo trong cặp NST tương đồng.
  2. Đột biến này đã làm thay đổi nhóm gen liên kết trên NST.
  3. Sức sinh sản của thể đột biến thuộc dạng này không bị ảnh hưởng.
  4. Đột biến này không làm thay đổi kích thước NST.

Đáp án:

Đây là hiện tượng chuyển đoạn không tương hỗ, làm thay đổi số gen, hình thái, nhóm gen liên kết.

A sai, TĐC là chuyển đoạn tương hỗ

B đúng

C sai, sức sống, sinh sản của thể đột biến bị ảnh hưởng

D sai.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 31:ở một loài sinh sản hữu tính có bộ NST lưõng bội 2n=6 và mỗi gen quy định một tính trạng. Trên ba cặp nhiễm sắc thể, xét các căp gen đươc kí hiệuNHIỄM SẮC THỂ VÀ ĐỘT BIẾN CẤU TRÚC NST. Giả sử có một thể đột biến cấu trúc NST có kiểu genNHIỄM SẮC THỂ VÀ ĐỘT BIẾN CẤU TRÚC NSTtheo thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây là đúng?

(1) Thể đột biến phát sinh do sự tiếp hợp và trao đổi chéo giữa 2 cromatit thuộc 2 cặp NST không tương đồng.

(2) Mức độ biểu hiện của gen Q có thể được tăng cường.

(3) Hình thái của các NST có thể không bị thay đổi.

(4) Thể đột biến có thể sẽ làm giảm sự biểu hiện của gen

  1. 3
  2. 1
  3. 2
  4. 4

Đáp án:

Đây là đột biến chuyển đoạn trên 1 NST (aedb → adbe)

(1) sai,

(2) sai, đột biến không ảnh hưởng tới gen Q

(3) đúng.

(4) đúng.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 32:Ở người, mất đoạn NST số 22 gây ra

  1. Bệnh ung thư máu
  2. Bệnh thiếu máu
  3. Bệnh máu khó đông
  4. Bệnh Đao

Đáp án:

Đột biến mất đoạn NST số 22 gây bệnh ung thư máu

Đáp án cần chọn là: A

Câu 33:Ở người, mất đoạn NST số 5 gây ra

  1. Bệnh ung thư máu   
  2. Bệnh thiếu máu
  3. Bệnh máu khó đông  
  4. Hội chứng tiếng mèo kêu

Đáp án:

Đột biến mất đoạn NST số 5 gây hội chứng tiếng mèo kêu

Đáp án cần chọn là: D

Câu 34:Bệnh nào sau đây ở người đo đột biến NST gây nên?

  1. Ung thư máu ác tính.
  2. Máu khó đông
  3. Mù màu
  4. Bạch tạng

Đáp án:

Bệnh ở người đo đột biến NST gây nên là Ung thư máu ác tính (mất đoạn NST).

Đáp án cần chọn là: A

Câu 35:Ở người, mất đoạn nhiễm sắc thể số 21 sẽ gây nên bệnh

  1. ung thư máu.
  2. máu khó đông.
  3. hồng cầu hình lưỡi liềm.
  4. đao.

Đáp án:

Mất đoạn NST số 21 gây bẹnh ung thư máu ác tính.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 36:Ở lúa mạch, sự gia tăng hoạt tính của enzim amilaza xảy ra do

  1. Có một đột biến đảo doạn NST
  2. Có một đột biến lặp đoạn NST
  3. Có một đột biến chuyển đoạn NST
  4. Có một đột biến mất đoạn NST

Đáp án:

Sự gia tăng hoạt tính của enzyme amilaza xảy ra do đột biến lặp đoạn NST

Đáp án cần chọn là: B

Câu 37:Dạng đột biến nào được ứng dụng để loại khỏi nhiễm sắc thể những gen không mong muốn ở một số giống cây trồng?

  1. Đột biến gen
  2. Mất đoạn nhỏ.
  3. Chuyển đoạn nhỏ
  4. Đột biến lệch bội.

Đáp án:

Sử dụng dạng đột biến mất đoạn nhỏ để loại bỏ những gen không mong muốn ở một số cây trồng.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 38:Đột biến được ứng dụng để loại khỏi NST những gen không mong muốn là

  1. đột biến mất đoạn NST.
  2. đột biến đảo đoạn NST.
  3. đột biến chuyển đoạn NST.
  4. đột biến lặp đoạn NST.

Đáp án:

Đột biến được ứng dụng để loại khỏi NST những gen không mong muốn là mất đoạn NST.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 39:Dạng đột biến nhiễm sắc thể nào làm tăng hoặc giảm cường độ biểu hiện tính trạng?

  1. Lặp đoạn
  2. Chuyển đoạn
  3. Mất đoạn
  4. Đảo đoạn

Đáp án:

Lặp đoạn làm tăng hoặc giảm cường độ biểu hiện của tính trạng.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 40:Dạng đột biến nào sau đây thường gây chết hoặc làm giảm sức sống

  1. Chuyển đoạn nhỏ
  2. Mất đoạn
  3. Đảo đoạn
  4. Lặp đoạn

Đáp án:

Đột biến mất đoạn thường gây chết hoặc giảm sức sống.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 41:Để chọn tạo các giống cây trồng lấy thân, rễ, lá có năng suất cao, trong chọn giống người ta thường sử dụng phương pháp gây đột biến

  1. Mất đoạn
  2. Chuyển đoạn
  3. Dị bội
  4. Đa bội

Đáp án:

Để chọn tạo các giống cây trồng lấy thân, rễ, lá có năng suất cao, trong chọn giống người ta thường sử dụng phương pháp gây đột biến đa bội.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 42:Một nhóm tế bào sinh tinh của người tiến hành giảm phân tạo giao tử. Trong quá trình giảm phân xảy ra đột biến chuyển đoạn giữa NST số 13 và NST số 18. Trong các loại tinh trùng đột biến, tỉ lệ loại tinh trùng mang 1 NST đột biến chuyển đoạn là bao nhiêu?

  1. 1/4
  2. 1/3
  3. 2/3
  4. 1/2

Đáp án:

Trong quá trình giảm phân xảy ra đột biến chuyển đoạn ở NST số 13 và NST số 18. Mỗi NST sau giảm phân cho 1 giao tử đột biến và 1 giao tử mang NST bình thường.

-> sẽ tạo ra 4 loại giao tử có tỷ lệ ngang nhau (1 loại giao tử bình thường, 1 loại giao tử mang 2 NST đột biến, 2 loại giao tử mang 1 NST đột biến).

Vậy tỷ lệ loại tinh trùng mang 1 NST đột biến chuyển đoạn là 2/3.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 43:Một tế bào sinh tinh của người tiến hành giảm phân tạo giao tử. Trong quá trình giảm phân xảy ra đột biến chuyển đoạn giữa NST số 13 và NST số 18. Trong các loại tinh trùng đột biến, tỉ lệ loại tinh trùng mang 2 NST đột biến chuyển đoạn là bao nhiêu?

  1. 1/4
  2. 1/3
  3. 2/3
  4. 1/2

Đáp án:

Trong quá trình giảm phân xảy ra đột biến chuyển đoạn giữa NST số 13 và NST số 18 sẽ tạo ra 4 loại giao tử có tỷ lệ ngang nhau (1 loại giao tử bình thường, 1 loại giao tử mang 2 NST đột biến, 2 loại giao tử mang 1 NST đột biến).

Vậy tỷ lệ loại tinh trùng mang 2 NST đột biến chuyển đoạn là 1/3.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 44:Khi nói về đột biến chuyển đoạn NST, phát biểu nào sau đây không đúng?

  1. Đột biến chuyển đoạn NST làm thay đổi nhóm liên kết gen
  2. Đột biến chuyển đoạn NST có thể làm giảm số lượng NST trong tế bào
  3. Đột biến chuyển đoạn NST có thể làm thay đổi mức độ biểu hiện của gen
  4. Đột biến chuyển đoạn NST thường làm tăng sức sống cho sinh vật do các gen có lợi được chuyển về nằm trên cùng một NST nên chúng có cơ hội di truyền cùng nhau

Đáp án:

Đột biến chuyển đoạn cũng như đột biến câu trúc nói chung thường làm giảm sức sống của sinh vật do chúng làm xáo trộn, mất cân bằng của hệ gen tương đối nghiêm trọng

Đáp án cần chọn là: D

Câu 45:Khi nói về đột biến lặp đoạn NST, phát biểu nào sau đây đúng?

  1. Đột biến lặp đoạn NST làm thay đổi nhóm liên kết gen.
  2. Đột biến lặp đoạn NST có thể làm giảm số lượng NST trong tế bào
  3. Đột biến lặp đoạn NST không thể làm thay đổi mức độ biểu hiện của gen
  4. Đột biến lặp đoạn NST thường làm tăng sức sống cho sinh vật do các gen có lợi được gấp đôi trong tế bào.

Đáp án:

Đột biến lặp đoạn NST thường làm tăng sức sống cho sinh vật do các gen có lợi được gấp đôi trong tế bào.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 46:Có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng khi nói về đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể?

(1) Sự trao đổi chéo không cân giữa hai nhiễm sắc thể cùng cặp tương đồng dẫn đến hiện tượng lặp đoạn và mất đoạn nhiễm sắc thể.

(2) Đột biến mất đoạn có thể không làm thay đổi hình thái của nhiễm sắc thể.

(3) Đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể cũng có thể dẫn đến ung thư.

(4) Thường có lợi cho thể đột biến

  1. 4
  2. 2
  3. 3
  4. 1

Đáp án:

Các phát biểu đúng là (1),(2),(3)

Ý (4) sai vì đột biến cấu trúc NST thường gây hại cho thể đột biến

Đáp án cần chọn là: C

Câu 47:Khi nói về đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể, phát biểu nào sau đây là sai?

  1. Thường gây chết cho thể đột biến là đột biến mất đoạn lớn, đột biến chuyển đoạn lớn
  2. Đột biến chuyển đoạn có thể không làm thay đổi số lượng và thành phần gen của một nhiễm sắc thể.
  3. Đột biến đảo đoạn làm cho gen từ nhóm liên kết này chuyển qua nhóm liên kết khác
  4. Có thể làm thay đổi mức độ hoạt động của một gen nào đó là đột biến chuyển đoạn hoặc đảo đoạn nhiễm sắc thể

Đáp án:

Các phát biểu đúng là A, B, D đúng

Đột biến đảo đoạn là dạng đột biến làm cho một đoạn NST nào đó đứt ra rồi đảo ngược lại 1800 và nối lại → C sai

Đáp án cần chọn là: C

Câu 48:Khi nói về đột biến cấu trúc NST, phát biểu nào dưới đây là không chính xác?

  1. Quá trình trao đổi chéo không cân xảy ra giữa các crômatit không chị em trong cặp NST tương đồng làm xuất hiện đột biến lặp đoạn NST.
  2. Đột biến đảo đoạn NST có thể làm xuất hiện loài mới
  3. Trong một số trường hợp, đột biến mất đoạn nhỏ cho sinh vật vì nó giúp loại bỏ gen có hại cho quần thể.
  4. Có thể sử dụng đột biến lặp đoạn NST để xây dựng bản đồ gen.

Đáp án:

Khi nói về đột biến cấu trúc NST ý không đúng là: có thể sử dụng để lập bản đồ gen

Đáp án cần chọn là: D

Câu 49:Khi nói về đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể, phát biểu nào sau đây đúng?

  1. Đột biến đảo đoạn làm cho gen từ nhóm gen liên kết này chuyển sang nhóm gen liên kết khác
  2. Đột biến mất đoạn thường không làm thay đổi số lượng gen trên nhiễm sắc thể
  3. Đôt biến cấu trúc nhiễm sắc thể chỉ xảy ra ở nhiễm sắc thể thường và không xảy ra ở nhiễm sắc thể giới tính
  4. Đột biến lặp đoạn có thể làm cho 2 gen alen nằm trên cùng một nhiễm sắc thể

Đáp án:

Phát biểu đúng là: D

A sai, đột biến đảo đoạn chỉ làm thay đổi trình tự các gen trên 1 NST không làm gen từ nhóm gen liên kết này chuyển sang nhóm gen liên kết khác

B sai, đột biến mất đoạn thường làm giảm số lượng gen trên 1 NST

C sai, đột biến cấu trúc NST xảy ra ở cả NST thường và NST giới tính

Đáp án cần chọn là: D

Câu 50:Trong các phát biểu sau, có bao nhiêu phát biểu đúng khi nói về đột biến cấu trúc NST?

(1) Đột biến mất dọạn luôn đi kèm với đột biến lặp đoạn NST.

(2) Đột biến chuyển đoạn diễn ra do sự trao đổi các đoạn NST giữa các crômatit trong cặp tương đồng.

(3) Đột biến chuyển đoạn có thể không làm thay đổi số lượng gen trên một NST

(4) Đột biến mất đoạn có thể làm mất một hoặc một số gen tren NST

(5) Đột biến cấu trúc chỉ diễn ra trên NST thường mà không dien ra trên NST giới tính

  1. 3
  2. 2
  3. 1
  4. 4

Đáp án:

Phát biểu đúng là: (3),(4)

(1) sai, có thể đoạn bị mất sẽ bị enzyme phân giải mà không nối vào NST khác

(2) ĐB chuyển đoạn do sự trao đổi đoạn trong 1 NST hoặc giữa các NST không tương đồng

Đáp án cần chọn là: B

Câu 51:Phát biểu nào sau đây sai khi nói về đột biến cấu trúc NST?

  1. Đột biến cấu trúc NST có thể phát sinh do sự trao đổi chéo giữa hai crômatit trong một cặp NST.
  2. Đột biến cấu trúc NST góp phần tạo nguồn nguyên liệu cho tiến hóa.
  3. Đột biến cấu trúc NST gồm bốn dạng là mất đoạn, lặp đoạn, đảo đoạn và chuyển đoạn.
  4. Đột biến cấu trúc NST luôn gây chết hoặc làm mất khả năng sinh sản của sinh vật.

Đáp án:

Đột biến cấu trúc NST có thể làm thay đổi mức độ hoạt động của gen, không gây chết hay làm mất khả năng sinh sản của sinh vật.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 52:Khi nói về đột biến cấu trúc NST, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

(1) Đột biến chuyển đoạn giữa hai NST tương đồng làm thay đổi nhóm gen liên kết.

(2) Đột biến đảo đoạn và chuyển đoạn trong một NST chỉ làm thay đổi trật tự sắp xếp các gen trên NST, không làm thay đổi số lượng và thành phần gen trong nhóm gen liên kết.

(3) Đột biến chuyển đoạn chỉ xảy ra trong một NST hoặc giữa hai NST không tương đồng.

(4) Chuyển đoạn giữa hai NST không tương đồng làm thay đổi hình thái của NST.

  1. 3
  2. 2
  3. 1
  4. 4.

Đáp án:

Các phát biểu đúng là: (2),(3),(4)

Ý (1) sai, đột biến chuyển đoạn giữa hai NST tương đồng không làm thay đổi nhóm gen liên kết.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 53: Khi nói về đột biến cấu trúc NST, phát biểu nào sau đây đúng?

  1. Chuyển đoan tương hỗ làm thay đổi số lượng gen trong tế bào.
  2. Mất đoạn thường làm giảm sức sống của thế đột biến.
  3. Lặp đoạn luôn làm tăng cường sự biểu hiện của gen.
  4. Đảo đoạn làm mất cân bằng hệ gen.

Đáp án:

Phát biểu đúng về đột biến cấu trúc NST là: B

A sai, chuyển đoạn tương hỗ không làm thay đổi số lượng gen

C sai, lặp đoạn làm thay đổi mức độ hoạt động của gen (có thể tăng cường hoặc giảm)

D sai, đảo đoạn không làm mất cân bằng hệ gen.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 54:Khi nói về đột biến NST, phát biểu nào sau đây sai?

  1. Lặp đoạn NST dẫn đến lặp gen, tạo điều kiện cho đột biến gen, tạo nên các gen mới cho tiến hóa.
  2. Thể đột biến mang NST bị đảo đoạn có thể bị giảm khả năng sinh sản
  3. Có thể gây đột biến mất đoạn nhỏ chứa tâm động để loại khỏi NST những gen không mong muốn.
  4. Có thể dùng các dòng côn trùng mang chuyển đoạn làm công cụ phòng trừ sâu hại bằng biện pháp di truyền.

Đáp án:

A, B, D đều là những ý đúng.

Câu C sai, đột biến mất đoạn nhỏ chứa tâm động là mất luôn cả NST, không dùng để loại khỏi NST những gen không mong muốn.

Khi không có tâm động, đoạn NST đó sẽ bị phân giải

Đáp án cần chọn là: C

Câu 55:Xét các phát biểu sau:

1 – Đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể luôn biểu hiện thành kiểu hình.

2 – Đột biến lặp đoạn (lặp gen) làm thay đổi nhóm gen liên kết.

3 – Đột biến chuyển đoạn không tương hỗ không làm thay đổi nhóm gen liên kết.

4 – Các đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể thường có xu hướng làm giảm khả năng sinh sản của sinh vật.

Số nhận định đúng là

  1. 1
  2. 4
  3. 3
  4. 2

Đáp án:

Các nhận định đúng là : 4

1- sai.

2 – sai, đột biến lặp đoạn không làm thay đổi nhóm gen liên kết

3 sai, chuyển đoạn không tương hỗ làm thay đổi nhóm gen liên kết.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 56:Nhiều bệnh ung thư xuất hiện là do gen tiền ung thư hoạt động quá mức dẫn đến tổng hợp nên quá nhiều sản phẩm và kích thích tế bào phân chia liên tục. Có bao nhiêu đột biến trong số các đột biến dưới đây có thể làm cho một gen bình thường (gen tiền ung thư) trở thành gen ung thư?

1. Đột biến lặp đoạn NST;

2. Đột biến đảo đoạn NST;

3. Đột biến chuyển đoạn NST;

4. Đột biến mất đoạn NST;

5. Đột biến gen xuất hiện ở vùng điều hòa của gen tiền ung thư.

  1. 3
  2. 4
  3. 5
  4. 0

Đáp án:

Cả 5 đột biến trên đều có nguy cơ làm cho một gen bình thường trở thành gen ung thư

Đáp án cần chọn là: C

Câu 57:Nhiều bệnh ung thư xuất hiện là do gen tiền ung thư hoạt động quá mức dẫn đến tổng hợp nên quá nhiều sản phẩm và kích thích tế bào phân chia liên tục. Có bao nhiêu đột biến trong số các đột biến dưới đây có thể làm cho một gen bình thường (gen tiền ung thư) trở thành gen ung thư?

1. Đột biến lặp đoạn NST;

2. Đột biến đảo đoạn NST;

3. Đột biến chuyển đoạn NST;

4. Đột biến mất đoạn NST;

5. Đột biến gen xuất hiện giữa vùng cấu trúc của gen tiền ung thư.

6. Đột biến làm gen tiền ung thư không phiên mã được

  1. 3
  2. 4
  3. 5
  4. 0

Đáp án:

Các đột biến có nguy cơ làm cho một gen bình thường trở thành gen ung thư là: 1, 2, 3, 4.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 58:Sơ đồ sau đây minh họa cho các dạng đột biến cấu trúc NST nào?

(1): ABCD*EFGH →ABGFE*DCH               (2): ABCD*EFGH → AD*EFGBCH

  1. (1) đảo đoạn chứa tâm động – (2) chuyển đoạn trong một nhiễm sắc thể
  2. (1) và (2) đều đảo đoạn chứa tâm động
  3. (1) chuyển đoạn không chứa tâm động (2) chuyển đoạn trong một NST
  4. (1) đảo đoạn chứa tâm động – (2) đảo đoạn không chứa tâm động

Đáp án:

(1)Đoạn CD*EFG → GFE*DC (đoạn đứt có chứa tâm động)

→ Đoạn NST đã bị đứt ra và đảo ngược 180o  

(2) Đoạn BC bị di chuyển sang vị trí khác trong cùng NST

→ Đột biến chuyển đoạn trên 1 NST

Đáp án cần chọn là: A

Câu 59:Sơ đồ sau đây minh họa cho các dạng đột biến cấu trúc NST nào?

(1): ABCD*EFGH → ABCFE*DGH (2): ABCD*EFGH →ADCB*EFGH

  1. 1) đảo đoạn chứa tâm động – (2) chuyển đoạn trong một nhiễm sắc thể
  2. (1) và (2) đều đảo đoạn chứa tâm động
  3. (1) chuyển đoạn không chứa tâm động (2) chuyển đoạn trong một NST
  4. (1) đảo đoạn chứa tâm động – (2) đảo đoạn không chứa tâm động

Đáp án:

1. Đoạn D*EF → FE*D (đoạn đứt có chứa tâm động)

→ Đoạn NST đã bị đứt ra và đảo ngược 180o  

2. Đoạn BCD → DCB ( đoạn đứt không chứa tâm động)

→ Đột biến đảo đoạn không chứa tâm động

Đáp án cần chọn là: D

Câu 60:Ở một loài thực vật, trên nhiễm sắc thể số 1 có trình tự các gen ABCDEGHIK. Sau đột biến nhiễm sắc thể có trình tự ABHGEDCIK. Đây là dạng đột biến

  1. đảo đoạn nhiễm sắc thể
  2. mất đoạn nhiễm sắc thể.
  3. lặp đoạn nhiễm sắc thể.
  4. chuyển đoạn nhiễm sắc thể.

Đáp án:

Trước đột biến: ABCDEGHIK

Sau đột biến:   ABHGEDCIK

Đây là đột biến đảo đoạn NST.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 61:Một loài sinh vật có bộ NST lưỡng bội 2n = 20. Trong một tế bào sinh dưỡng của một cá thể có tổng số NST là 19, nhưng hàm lượng ADN không thay đổi so với tế bào lưỡng bội bình thường. Tế bào đó đã xảy ra hiện tượng

  1. chuyển đoạn NST. 
  2. sát nhập hai NST với nhau.
  3. lặp đoạn NST.
  4. mất NST.

Đáp án:

Thể đột biến có 19NST = 2n – 1; thể một, nhưng hàm lượng ADN không đổi nên đây là đột biến sát nhập hai NST với nhau.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 62:Ở một loài động vật người ta đã phát hiện 4 nòi có trình tự các gen trên NST số III như sau:

1. ABCDEFGHI            2. HEFBAGCDI           

3. ABFEDCGHI            4. ABFEHGCDI

Cho biết nòi 1 là nòi gốc, mỗi nòi còn lại đều được phát sinh do 1 đột biến đảo đoạn. Trình tự đúng sự phát sinh các nòi trên là:

  1. 1 → 3 → 2 → 4
  2. 1 → 3 → 4 → 2
  3. 1 → 4 → 2 → 3
  4. 1 → 2 → 4 → 3

Đáp án:

Đoạn CDEF bị đảo → Đoạn DCGH bị đảo → ABFEH bị đảo

→ 1 → 3 → 4 → 2

Đáp án cần chọn là: B

Câu 63:Ở một loài động vật người ta đã phát hiện 4 nòi có trình tự các gen trên NST số III như sau:

1. ABCDEFGHI            2. ABFEDCGHI

3. HEFBAGCDI.           4. ABFEHGCDI

Cho biết nòi 1 là nòi gốc, mỗi nòi còn lại đều được phát sinh do 1 đột biến đảo đoạn. Trình tự đúng sự phát sinh các nòi trên là:

  1. 1 → 3 → 2 → 4    
  2. 1 → 3 → 4 → 2
  3. 1 → 4 → 2 → 3
  4. 1 → 2 → 4 → 3

Đáp án:

Đoạn CDEF bị đảo → Đoạn DCGH bị đảo → ABFEH bị đảo

→ 1 → 2 → 4 → 3

Đáp án cần chọn là: D

Câu 64:Có bốn dòng ruồi giấm thu thập được từ bốn vùng địa lý khác nhau. Trong đó dòng số 3 là dòng gốc, từ đó phát sinh các dòng còn lại. Phân tích trật tự gen trên nhiễm sắc thể số 3, người ta thu được kết quả sau (kí hiệu * là tâm động của NST):

Dòng 1: DCBEIH*GFK

Dòng 2: BCDEFG*HIK
Dòng 3: BCDH*GFEIK

Dòng 4: BCDEIH*GFK

Trong các kết luận sau, có bao nhiêu kết luận đúng?

I. Đột biến của các dòng 1, 2, 4 là dạng đột biến chuyển đoạn.
II. Từ dòng gốc là dòng 3 đã xuất hiện các dòng đột biến còn lại theo trình tự dòng là 3 → 2 → 4 → 1.
III. Từ dòng 3 → dòng 2 đo đảo đoạn EFG*H → H*GFE.
 IV. Từ dòng 2 → dòng 4 do đảo đoạn BCD → DCB.

  1. 2
  2. 1
  3. 3
  4. 4

Đáp án:

I sai, đột biến đảo đoạn

II đúng, dòng 3 đảo đoạn H*GFE → EFG*H thành dòng 2  đảo đoạn FG*HI → dòng 4 đảo đoạn BCD → dòng 1

III sai. phải là đảo H*GFE→ EFG*H .

IV đúng.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 65:Cà độc dược có 2n = 24. Có một thể đột biến trong đó cặp NST số 1 có 1 chiếc bị mất đoạn, một chiếc NST số 3 bị đảo 1 đoạn khi giảm phân nếu các NST phân li bình thường thì trong số các loại giao tử được tạo ra giao tử không mang NST đột biến có tỉ lệ ?

  1. 0.25
  2. 0.5
  3. 0.75
  4. 1

Đáp án:

NST sô 1 giảm phân cho tế bào bình thường chiếm tỉ lệ: 0,5

NST sô 3 giảm phân cho tế bào bình thường chiếm tỉ lệ: 0,5

Số giao tử không mang bộ NST bị đột biến là: 0,5 × 0,5 = 0,25

Đáp án cần chọn là: A

Câu 66:Xét 3 cặp NST tương đồng, mỗi cặp đều có 1 NST bình thường và 1 NST đột biến đảo đoạn. Cá thể mang 3 cặp NST nói trên giảm phân bình thường và không có trao đổi đoạn NST sẽ cho tỉ lệ giao tử mang cả 3 NST đột biến chiếm tỉ lệ;

  1. 1/4
  2. 1/2
  3. 1/8
  4. 3/4

Đáp án:

Tỷ lệ giao tử mang cả 3 NST đột biến là:NHIỄM SẮC THỂ VÀ ĐỘT BIẾN CẤU TRÚC NST=1/8  

Đáp án cần chọn là: C

Câu 67:Một thể đột biến chuyển đoạn không tương hỗ giữa cặp NST số 1 và số 3, cặp NST số 5 bị mất một đoạn các cặp NST khác bình thường. Trong cơ quan sinh sản thấy 1200 tế bào bước vào vùng chín thực hiện giảm phân tạo tinh trùng. Số giao tử không mang NST đột biến là

  1. 0,125
  2. 600
  3. 150
  4. 4200

Đáp án:

NST sô 1 giảm phân cho tế bào bình thường chiếm tỉ lệ: 0,5

NST sô 3 giảm phân cho tế bào bình thường chiếm tỉ lệ: 0,5

NST sô 5 giảm phân cho tế bào bình thường chiếm tỉ lệ: 0,5

Số giao tử mang bộ NST bình thường chiếm tỉ lệ: 0,5 × 0,5 × 0,5 = 0,125

1200 tế bào bước vào vùng chin thực hiện giảm phân tạo 4800 tinh trùng

Vậy số giao tử không mang NST đột biến là: 1200∗0,125= 150

Đáp án cần chọn là: C

Câu 68:Ở ruồi giấm 2n = 8 có một thể đột biến, trong đó ở cặp NST số 1 có một chiếc bị mất đoạn, một chiếc của NST số 3 bị đảo 1 đoạn, ở NST số 4 bị lặp đoạn. Khi giảm phân nếu các cặp NST phân li bình thường thì trong số các loại giao tử được tạo ra giao tử mang 2 NST bị đột biến chiếm tỷ lệ?

  1. 0,375
  2. 0.5
  3. 0,75
  4. 1

Đáp án:

NST sô 1 giảm phân cho tế bào bình thường chiếm tỉ lệ: 0,5

NST sô 3 giảm phân cho tế bào bình thường chiếm tỉ lệ: 0,5

NST sô 4 giảm phân cho tế bào bình thường chiếm tỉ lệ: 0,5

Vậy số giao tử mang 2 NST đột biến là: 0,5 × 0,5 × C23 = 0,75.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 69:Ở người, có sự chuyển đoạn tương hỗ xảy ra ở NST số 13 và NST số 18. Tế bào giảm phân sinh giao tử sẽ có tối đa bao nhiêu loại giao tử đột biến khác nhau có thể có?

  1. 4
  2. 5
  3. 6
  4. 7

Đáp án:

Quy ước cặp NST số 18 là A và a; cặp NST số 13 là B và b, chuyển đoạn giữa cặp 18 và 13:

Giả sử A chuyển đoạn với B tạo ra 2 NST mới là : AB và BA

Ở kì trước I của giảm phân NST có dạng:  AABaa BBAbb

Ở kì giữa I của giảm phân NST có 2 khả năng

Trên: AAB BBA      Hoặc      AAB bb

Dưới: aa bb            aa BBA    

Ở kỳ cuối I sẽ có 4 khả năng: AABBBA,  AABbb,  aa bb;   aa BBA    

Ở kỳ cuối II  sẽ có: : AABBBA →AB, ABA,  ABB,  ABBA,    

                               AABbb    → Ab, ABb

                               aa bb       → ab

                               aa BBA    →  aB, aBA

Kết quả: Tạo ra 4 giao tử bình thường: AB; Ab; aB; ab

              Và 5 giao tử đột biến: AB BA; AB B; AB b; ABA; aBA 

Tương tự với các kiểu khác: A chuyển đoạn với b, a với B, a với b

→ Vậy số loại giao tử đột biến tối đa được tao ra là 5 loại

Đáp án cần chọn là: B

Câu 70:Trong các mức cấu trúc siêu hiển vi của nhiễm sắc thể ở sinh vật nhân thực, sợi chất nhiễmsắc có đường kính

  1. 700nm.
  2. 30nm.
  3. 11nm.
  4. 300nm

Đáp án:

Sợi chất nhiễmsắc có đường kính 30nm.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 71:Trong cấu trúc siêu hiển vi của nhiễm sắc thể, sợi cơ bản có đường kính:

  1. 30nm
  2. 11nm
  3. 300nm.
  4. 700nm

Đáp án:

Trong cấu trúc siêu hiển vi của nhiễm sắc thể, sợi cơ bản có đường kính 11nm.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 72:Sắp xếp nào sau đây đúng với thứ tự tăng dần đường kính của nhiễm sắc thể?

  1. Sợi cơ bản → sợi nhiễm sắc → crômatit.
  2. Sợi cơ bản → crômatit → sợi nhiễm sắc.
  3. Crômatit → sợi cơ bản → sợi nhiễm sắc.
  4. Sợi nhiễm sắc → sợi cơ bản → crômatit.

Đáp án:

NHIỄM SẮC THỂ VÀ ĐỘT BIẾN CẤU TRÚC NST

Thứ tự tăng dần về đường kính của NST là: Sợi cơ bản → sợi nhiễm sắc → crômatit.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 73:Đột biến mất đoạn có bao nhiêu đặc điểm trong các đặc điểm sau đây?

(1). Làm thay đổi hàm lượng ADN ở trong nhân tế bào.

(2). Làm thay đổi chiều dài của phân tử ADN.

(3). Không phải là biến dị di truyền.

(4). Làm xuất hiện các alen mới trong quần thể.

  1. 3
  2. 2
  3. 1
  4. 4

Đáp án:

Đột biến mất đoạn có đặc điểm: 1,2

Ý (3) sai

Ý (4) sai, đây là đặc điểm của đột biến gen.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 74:Cà độc dược có bộ NST 2n = 24. Giả sử một thể đột biến của loài này chứa cặp NST số 2 có một chiếc bị mất đoạn nhỏ không chứa tâm động, cặp NST số 5 có một chiếc bị đảo đoạn. Biết không phát sinh đột biến mới, thể đột biến này giảm phân bình thường và không xảy ra trao đổi chéo. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng về thể đột biến này?

I. Giao tử bình thường tạo ra từ thể đột biến này chiếm tỉ lệ 1/4.

II. Sự hoạt động của các gen trên NST bị đảo của cặp số 5 có thể bị thay đổi.

III. Giao tử chứa NST bị mất đoạn chiếm tỉ lệ 1/3 trong số giao tử đột biến.

IV. Các gen còn lại trên NST mất đoạn của cặp số 2 nhân đôi với số lần khác nhau.

  1. 1
  2. 3
  3. 4
  4. 2

Đáp án:

Ta biểu thị cặp NST tương đồng như sau: Alen trội biểu thị cho NST bình thường, alen lặn biểu thị cho NST bị đột biến → 2 cặp NST tương đồng đang xét đến là AaBb.

- Giao tử không mang đột biến là giao tử AB, chiếm tỷ lệ 1/4 → (I) Đúng.

- Do đảo đoạn làm thay đổi vị trí gen trên NST nên sự hoạt động của các gen trên NST bị đảo của cặp số 5 có thể bị thay đổi, một gen nào đó vốn đang hoạt động nay chuyển đến vị trí mới có thể không hoạt động hoặc tăng giảm mức độ hoạt động (SGK trang 25). (II) Đúng.

- Giao tử mang đột biến là các giao tử Ab, aB và ab → Giao tử chứa NST bị mất đoạn là giao tử a gồm aB và ab chiếm tỷ lệ 2/3 giao tử đột biến → (III) Sai.

- Các gen trên cùng NST luôn nhân đôi cùng nhau → (IV) Sai.

Vậy có 2 nội dung đúng.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 75:Một loài thực vật có bộ NST 2n = 24. Giả sử có 1 thể đột biến của loài này chỉ bị đột biến mất đoạn nhỏ không chứa tâm động ở 1 NST thuộc cặp số 5. Cho biết không phát sinh đột biến mới, thể đột biến này giảm phân bình thường và không xảy ra trao đổi chéo. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng về thể đột biến này?

I. Giao tử được tạo ra từ thể đột biến này có 12 NST.

II. Mức độ biểu hiện của tất cả các gen trên NST số 5 đều tăng lên.

III. Trong tổng số giao tử được tạo ra, có 50% số giao tử không mang NST đột biến.

IV. Tất cả các gen còn lại trên NST số 5 đều không có khả năng nhân đôi.

  1. 1
  2. 3
  3. 4
  4. 2

Đáp án:

I – đúng

II- sai, không thể khẳng định mức độ biểu hiện của tất cả các gen trên NST số 5 không tăng lên

III – đúng

IV- sai, NST số 5 vẫn có khả năng nhân đôi

Đáp án cần chọn là: D

Câu 76: Cấu trúc của một nucleoxom gồm

A. một đoạn phân tử ADN quấn 11/4 vòng quanh khối cầu gồm 8 phân tử histon.

B. phân tử ADN quấn 7/4 vòng quanh khối cầu gồm 8 phan tử histon.

C. phân tử histon được quấn quanh bởi 1 đoạn ADN dài 146 nucleotit.

D. 8 phân tử histon được quấn quanh bởi 7/4 vòng xoắn ADN dài 146 cặp nucleotit

Đáp án: D

Câu 77: Trong cấu trúc siêu hiển vi của NST nhân thực, sợi cơ bản có đường kính bằng

A. 2nm        B. 11nm

C. 20nm        D. 30nm

 

Đáp án: B

Câu 78: Cho các cấu trúc sau:

(1) Cromatit. (2) Sợi cơ bản. (3) ADN xoắn kép. (4) Sợi nhiễm sắc.

(5) Vùng xếp cuộn. (6) NST ở kì giữa. (7) Nucleoxom.

Trong cấu trúc siêu hiển vi của NST nhân thực thì trình tự nào sau đây là đúng?

A. (2) – (7) – (3) – (4) – (5) – (1) – (6)

B. (3) – (7) – (2) – (4) – (5) – (1) – (6)

C. (6) – (7) – (2) – (4) – (5) – (1) – (3)

D. (3) – (1) – (2) – (4) – (5) – (7) – (6)

Đáp án: B

Câu 79: Quan sát nhiều tế bào sinh dưỡng của một châu chấu có kiểu hình bình thường dưới kính hiển vi vào kì giữa, người ta thấy các tế bào chỉ có 23NST. Kết luận nào sau đây đúng nhất về cá thể châu chấu nói trên?A. Đó là châu chấu đực do ở châu chấu đực, cặp NST giới tính chỉ có một chiếc.

B. Đó là châu chấu đực do NST giới tính chỉ có một chiếc.

C. Đó là châu chấu đực do bị đột biến làm mấy đi một NST.

D. Có thể là châu chấu đực hoặc cái do đột biến làm mất đi 1 NST.

Đáp án: A

Do ở chấu chấu đực, NST giới tính của nó chỉ có 1 NST là OX.

Châu chấu có cơ chế xác định giới tính dựa vào số lượng nst X. Có 1 NST X là con đực, có 2 NST X là con cái.

Câu 80: Phát biểu nào sau đây không đúng khi nói về NST trong tế bào sinh dưỡng của các loài?

A. Mỗi loài có bộ NST đặc trưng về số lượng, hình thái và cấu trúc.

B. NST thường bao giờ cũng tồn tạo thành từng cặp tương đồng và có số lượng nhiều hơn NST giới tính.C. NST giới tính chỉ có một cặp có thể tương đồng hoặc không tương đồng, ở một số loài NST giới tính chỉ có một chiếc.

D. Cặp NST giới tính ở giới cái bao giờ cũng gồm 2 chiếc có thể tương đồng hoặc không tương đồng.

Đáp án: D

Câu 81: Trong đột biến cấu trúc NST, dạng đột biến nào không làm thay đổi số lượng gen trên NST?

A. Mất đoạn        B. Lặp đoạn

C. Đào đoạn        D. Chuyển đoạn

Đáp án: C

Câu 82: Cơ chế phát sinh đột biến cấu trúc NST là

A. làm đứt gãy NST, tiếp hợp hoặc trao đổi chéo không đều giữa các cromatit.

B. quá trình tổng hợp protein hinfht hành thoi phân bào bị ức chế ở kì đầu của phân bào.C. rối loạn quá trình nhân đôi của ADN trong quá trình phân bào.

D. làm đứt gãy NST dẫn đến rối loạn sự tiếp hợp trong giảm phân I.

Đáp án: A

Câu 83: Đột biến cấu trúc NST có thể xuất hiện gen mới trong nhóm gen liên kết là

A. mất đoạn        B. đảo đoạn

C. lặp đoạn        D. chuyển đoạn

Đáp án: D

Câu 84: Tế bào sinh dưỡng của một loài A có bộ NST 2n = 20. Trong tế bào sinh dưỡng ở một cá thể của loài này có tổng số NST là 19 và hàm lượng ADN không đổi. Tế bào đó đã xảy ra hiện tượng

A. mất NST

B. dung hợp 2 NST với nhau

C. chuyển đoạn NST

D. lặp đoạn NST

Đáp án: B

Câu 85: Cho hai NST có cấu trúc và trình tự các gen ABCDE*FGH và MNOPQ*R (dấu * biểu hiện cho tâm động). Đột biến tạo ra NST có cấu trúc MNOCDE*FGH và ABPQ*R thuộc đạng dột biến

A. đảo đoạn ngoài tâm động

B. đảo đoạn có tâm động

C. chuyển đoạn không tương hỗ

D. chuyển đoạn tương hỗ

Đáp án: D

Câu 86: Quá trình giảm phân của một cơ thể mang đột biến chuyển đoạn tương hỗ giữa 2 NST, tính theo lí thuyết tr lệ loại giao tử mang NST bị đột biến chuyển đoạn là

A. 1/4        B. 1/2

C. 1/3        D. 3/4

Đáp án: D

Giải thích :

Cơ thể mang đột biến cấu trúc NST ở một cặp nào đó sẽ có 1 NST bị đột biến và 1 NST bình thường → khi cặp này phân li trong giảm phân sẽ cho ra 1 giao tử mang NST bình thường và 1 giao tử mang NST đột biến với tỉ lệ như nhau = 1/2.

Đột biến chuyển đoạn tương hỗ xảy ra ở 2 cặp NST

→ Tỉ lệ giao tử bình thường là 1/2 x 1/2 = 1/4

→ Tỉ lệ giao tử mang NST bị đột biến (đột biến cặp này không đột biến ở cặp kia hoặc ngược lại, hoặc đột biến ở cả 2 cặp) = 1 – 1/4 = 3/4.

Câu 87: Người ta có thể sử dụng dạng đột biến cấu trúc nào sau đây để loại bỏ những gen không mong muốn ra khỏi NST trong chọn giống cây trồng?

A. Đột biến chuyển đoạn NST

B. Đột biến mất đoạn NST

C. Đột biến đảo đoạn NST

D. Đột biến lặp đoạn NST

Đáp án: B

Câu 88: Khi nói về đột biến cấu trúc NST, phát biểu nào sau đây không đúng?

A. Đột biến mất đoạn có thể không gây chết sinh vật.B. Đột biến lặp đoạn làm gia tăng số lượng gen, có thể xảy ra trên NST thường và NST giới tính.

C. Do đột biến chuyển đoạn gây chết sinh vật nên có thể sử dụng các dòng côn trùng mang đột biến chuyển đoạn làm công cụ phòng trừ sâu hại bằng biện pháp di truyền.

D. Đột biến đảo đoạn không làm thay đổi số lượng và thành phần gen của một NST.

Đáp án: C

A đúng vì mất đoạn nhỏ NST không làm mất gen trên NST.

B đúng vì lặp đoạn làm tăng lượng gen trên NST.

C sai vì đột biến chuyển đoạn làm giảm khả năng sinh sản nên có thể sử dụng các dòng côn trùng mang đột biến chuyển đoạn làm công cụ phòng trừ sâu hại bằng biện pháp di truyền.

D đúng vì đột biến đảo đoạn không làm thay đổi số lượng và thành phần kiểu gen trong quần thể.

Câu 89: Khi nói về vai trò của đột biến cấu trúc NST đối với tiến hóa và chọn giống, phát biểu nào sau đây không đúng?

A. Có thể dùng đột biến chuyển đoạn tạo các dòng côn trùng giảm khả năng sinh sản.

B. Dùng đột biến mất đoạn nhỏ để loại bỏ những gen không mong muốn ra khỏi cơ thể động vật.

C. Đột biến đảo đoạn góp phần tạo nên các nòi trong loài.

D. Đột biến lặp đoạn tạo điều kiện cho đột biến gen phát sinh alen mới.

Đáp án: B

Dùng đột biến mất đoạn nhỏ chủ yếu dùng cho thực vật, ít dùng cho động vật. Vì động vật có tổ chức cao, khi tác động đột biến thường gây hại lớn cho sinh vật.

Câu 90: Một loài thực vật có bộ NST 2n = 24. Giả sử có 1 thể đột biến của loài này chỉ bị đột biến mất đoạn nhỏ không chứa tâm động ở 1 NST thuộc cặp số 5. Cho biết không phát sinh đột biến mới, thể đột biến này giảm phân bình thường và không xảy ra trao đổi chéo. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng về thể đột biến này?

I. Giao tử được tạo ra từ thể đột biến này có 12 NST.

II. Mức độ biểu hiện của tất cả các gen trên NST số 5 đều tăng lên.

III. Trong tổng số giao tử được tạo ra, có 50% số giao tử không mang NST đột biến.

IV. Tất cả các gen còn lại trên NST số 5 đều không có khả năng nhân đôi.

A. 1     B. 3     C. 4     D. 2

Đáp án: D

I – đúng

II- sai, không thể khẳng định mức độ biểu hiện của tất cả các gen trên NST số 5 không tăng lên

III – đúng

IV- sai, NST số 5 vẫn có khả năng nhân đôi

Câu 91: Ở một loài sinh sản hữu tính có bộ NST lưõng bội 2n=6 và mỗi gen quy định một tính trạng. Trên ba cặp nhiễm sắc thể, xét các căp gen đươc kí hiệu Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 1 (có đáp án): Gen, mã di truyền và quá trình nhân đôi ADN . Giả sử có một thể đột biến cấu trúc NST có kiểu gen Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 1 (có đáp án): Gen, mã di truyền và quá trình nhân đôi ADN theo thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây là đúng?

(1) Thể đột biến phát sinh do sự tiếp hợp và trao đổi chéo giữa 2 cromatit thuộc 2 cặp NST không tương đồng.

(2) Mức độ biểu hiện của gen Q có thể được tăng cường.

 

(3) Hình thái của các NST có thể không bị thay đổi.

(4) Thể đột biến có thể sẽ làm giảm sự biểu hiện của gen

A. 3     B. 1     C. 2     D. 4

Đáp án: B

Đây là đột biến chuyển đoạn trên 1 NST (aedb → adbe)

(1) sai,

(2) sai, đột biến không ảnh hưởng tới gen Q

(3) sai, hình thái của NST sẽ bị thay đổi

(4) đúng.

Câu 92: Tìm số phát biểu đúng

I. Đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể về bản chất có sự sắp xếp lại trong khối gen chỉ trong một nhiễm sắc thể

II. Đột biến thêm một cặp nucleotit là dễ xảy ra nhất.III. Hóa chất 5_Brom Uraxin có cấu trúc tương tự nucleotit loại T dẫn tới dạng đột biến thay thế 1 cặp A-T bằng 1 cặp G-X.

IV. Xét ở cấp độ phân tử phần lớn các đột biến điểm là có hại.

A. 1.     B. 3.     C. 4.     D. 2.

Đáp án: A

(1) Đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể về bản chất có sự sắp xếp lại trong khối gen chỉ trong một nhiễm sắc thể: sai, đột biến chuyển đoạn NST gây ra sự sắp xếp lại gen trên 2 NST khác nhau.

(2) Đột biến thêm một cặp nucleotit là dễ xảy ra nhất: sai.

(3) Hóa chất 5_Brom Uraxin có cấu trúc tương tự nucleotit loại T dẫn tới dạng đột biến thay thế 1 cặp A-T bằng 1 cặp G-X: đúng.

(4) Xét ở cấp độ phân tử phần lớn các đột biến điểm là có hại: sai, xét ở cấp phân tử, phần lớn đột biến gen là trung tính.

Câu 93: Khi nói về đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

I. Đột biến mất 1 đoạn nhiễm sắc thể luôn dẫn tới làm mất các gen tương ứng nên luôn gây hại cho thể đột biến.

II. Đột biến lặp đoạn nhiễm sắc thể luôn dẫn tới làm tăng số lượng bản sao của các gen ở vị trí lặp đoạn.

III. Đột biến chuyển đoạn nhiễm sắc thể có thể sẽ làm tăng hàm lượng ADN ở trong nhân tế bào.

IV. Đột biến đảo đoạn nhiễm sắc thể không làm thay đổi số lượng gen trong tế bào nên không gây hại cho thể đột biến.

A. 1.     B. 2.     C. 3.     D. 4.

Đáp án: B

- Phát biểu I sai vì có thể đoạn bị mất gen là đoạn mang những gen quy định các tính trạng không tốt. Trong trường hợp này thì mất đoạn có thể có lợi cho thể đột biến.

- Phát biểu IV sai vì đột biến đảo đoạn làm thay đổi trình tự gen trên NST → có thể gây hại cho thể đột biến.

Câu 94: Tế bào sinh tinh của một loài động vật có trình tự các gen như sau:

+ Trên cặp NST tương đồng số 1: NST thứ nhất là ABCDE và NST thứ hai là abcde.

+ Trên cặp NST tương đồng số 2: NST thứ nhất là FGHIK và NST thứ hai là fghik.

Loại tinh trùng có kiểu gen ABCde và Fghik xuất hiện do cơ chế :

A. Chuyển đoạn không tương hỗ.

B. Phân li độc lập của các NST.

C. Trao đổi chéo.

D. Đảo đoạn.

 Đáp án: C

Do trên các cặp NST twong đồng nên đó phải là do trao đổi chéo

Câu 95: Khi nói về đột biến mất đoạn nhiễm sắc thể, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

I.Đột biến mất đoạn luôn dẫn tới làm giảm số lượng gen trên nhiễm sắc thể.

II.Mất đoạn nhỏ được sử dụng để loại bỏ gen có hại ra khỏi kiểu gen của giống.

III.Sử dụng đột biến mất đoạn để xác định vị trí của gen trên nhiễm sắc thể.

IV.Đột biến mất đoạn thường gây hại cho thể đột biến nên không phải là nguyên liệu của tiến hóa.

A. 1.     B. 3.     C. 4.     D. 2.

Đáp án: B

IV sai. Vì đột biến mất đoạn mặc dù hầu hết có hại nhưng vẫn có thể có lợi nên vẫn là nguyên liệu của tiến hóa.

Câu 96: Một NST bị đột biến, có kích thước ngắn hơn bình thường. Kiểu đột biến gây nên NST bất thường này chỉ có thể là

A. Mất đoạn NST hoặc đảo đoạn NST.

B. Chuyển đoạn trên cùng NST hoặc mất đoạn NST

C. Đảo đoạn NST hoặc chuyển đoạn NST.

D. Mất đoạn NST hoặc chuyển đoạn không tương hỗ giữa các NST

Đáp án: D

Dạng đột biến như chuyển đoạn trên 1 NST hoặc đảo đoạn thì không làm thay đổi số lượng gen trên NST.

Đột biến lặp đoạn làm tăng gen → chiều dài NST dài hơn.

Đột biến làm cho nhiễm sắc thể ngắn hơn bình thường có thể là dạng đột biến mất đoạn NST hoặc chuyển đoạn không tương hỗ giữa các NST.

Câu 97: Khi nói về đột biến cấu trúc NST, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

I. Đột biến chuyển đoạn giữa hai NST tương đồng làm thay đổi nhóm gen liên kết.

II. Đột biến đảo đoạn và chuyển đoạn trong một NST chỉ làm thay đổi trật tự sắp xếp các gen trên NST, không làm thay đổi số lượng và thành phần gen trong nhóm gen liên kết.

III. Đột biến chuyển đoạn chỉ xảy ra trong một NST hoặc giữa hai NST không tương đồng.

IV. Chuyển đoạn giữa hai NST không tương đồng làm thay đổi hình thái của NST.

A. 3.     B. 2.     C. 1.     D. 4.

Đáp án: A

Câu 98: Trên cặp nhiễm sắc thể số 1 của người, xét 7 gen được sắp xếp theo trình tự ABCDEGH. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

I. Nếu gen A nhân đôi 3 lần thì gen H cũng nhân đôi 3 lần.II. Nếu gen B phiên mã 40 lần thì gen E phiên mã 40 lần.

III. Nếu đột biến đảo đoạn BCDE thì có thể sẽ làm giảm lượng protein do gen B tổng hợp.

IV. Nếu đột biến mất một cặp nucleotit ở gen C thì sẽ làm thay đổi toàn bộ các bộ ba từ gen C đến gen H.

A. 2     B. 3     C. 1     D. 4

Đáp án: A

I-đúng. Vì các gen trên một NST thì có số lần nhân đôi bằng

II-sai. Vì các gen khác nhau thì thường có số lần nhân đôi khác nhau.

III-đúng. Vì đảo đoạn sẽ làm thay đổi vị trí của gen dẫn tới làm thay đổi mức độ hoạt động của gen trên đoạn bị đảo. Khi đảo đoạn BCDE thì vị trí của gen B bị thay đổi. Do đó, có thể sẽ làm cho mức độ hoạt động phiên mã của gen B sẽ thay đổi (giảm hoạt động, dẫn tới làm giảm sản phẩm).

IV- sai. Vì đột biến mất 1 cặp nucleotit của gen C thì chỉ ảnh hưởng đến gen C mà không ảnh hưởng đến cấu trúc của các gen khác.

Câu 99: Dạng đột biến nào sau đây thường gây chết hoặc làm giảm sức sống?

A. Mất đoạn     B. Lặp đoạn

C. Chuyển đoạn nhỏ     D. Đảo đoạn

Đáp án: A

Câu 100: Đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể gồm có các dạng cơ bản là

A. Thay đoạn, lặp đoạn, đảo đoạn và chuyển đoạn.

B. Chuyển đoạn, lặp đoạn, thêm đoạn và chuyển đoạn.

C. Lặp đoạn, mất đoạn, đảo đoạn và chuyển đoạn.

D. Thêm đoạn, lặp đoạn, đảo đoạn và chuyển đoạn.

Đáp án: C

Câu 101: Mỗi loài đều có một bộ nhiễm sắc thể đặc trưng về

A. Hình dạng, cấu trúc và cách sắp xếp.

B. Hình thái, số lượng và cấu trúc.

C. Thành phần, số lượng và cấu trúc.

D. Số lượng, cấu trúc và cách sắp xếp.

Đáp án: B

Câu 102: Dạng đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể có ý nghĩa trong công nghiệp sản xuất bia là

A. Đột biến mất đoạn.

B. Đột biến đảo đoạn,

C. Đột biến lặp đoạn.

D. Đột biến chuyển đoạn.

Đáp án: C

Câu 103: Cho các phát biều sau:

I. Ở người gen tổng hợp một loại mARN được lặp lại tới 200 lần là biều hiện của điều hòa sau dịch mã.

II. Ung thư là bệnh do đột biến gen hoặc đột biến NST gây nên, không chịu ảnh hưởng của môi trường.III. Trong chu kì tế bào, thời điểm dễ xảy ra đột biến gen nhất là pha S.

IV. Dạng đột biến thay thế có thể tự phát sinh tự phát trong tể bào.

Số phát biểu đúng là:

A. 1.     B. 2.     C. 3.     D. 4.

Đáp án: B

Nội dung I sai. Đây là điều hòa trước phiên mã. Điều hòa sau dịch mã là biến đổi protein tạo thành.

Nội dung II sai. Ung thư là bệnh do đột biến gen gây nên. Tất cả những nhân tố có thể gây đột biến gen đều có khả năng gây ra bệnh ung thư. Những tác nhân vật lý, hóa học của môi trường như tia phóng xạ, tia cực tím, hóa chất độc hại,... đều có thể gây ung thư.

Nội dung III đúng. Pha S là pha nhân đôi của ADN, dễ xảy ra bắt cặp nhầm và dễ chịu tác động của các tác nhân gây đột biến, do đó dễ bị đột biến nhất.

Nội dung IV đúng. Trong nhân đôi có thể có sự bắt cặp nhầm dễ dẫn đến đột biến thay thế.

Câu 104: NST ở sinh vật nhân sơ được cấu tạo gồm: một phân tử ADN vòng kép

A. Liên kết với prôtêin phi histôn.

B. Liên kết với prôtêin histôn.

C. Không liên kết với prôtêin histôn.

D. Không liên kết với prôtêin phi histôn.

Đáp án: C

Câu 105: Dạng đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể có thể làm thay đổi vị trí của các gen giữa 2 nhiễm sắc thể là

A. Đột biến mất đoạn.

B. Đột biến đảo đoạn,

 

C. Đột biến lặp đoạn.

D. Đột biến chuyển đoạn.

Đáp án: D

Câu 106: Thứ tự cấu trúc siêu hiển vi của nhiễm sắc thể từ đơn giản đến phức tạp là

A. Nuclêôxôm, sợi chất nhiễm sắc, sợi cơ bản, siêu xoắn, crômatit.

B. Sợi chất nhiễm sắc, nuclêôxôm, sợi cơ bản, siêu xoắn, crômatit.

C. Nuclêôxôm, sợi cơ bản, sợi chất nhiễm sắc, siêu xoắn, crômatit

D. Sợi chất nhiễm sắc, sợi cơ bản, nuclêôxôm, siêu xoắn, crômatit.

Đáp án: A

Câu 107: Dạng đột biến lặp đoạn nhiễm sắc thể thường gây nên hậu quả là

A. Thường làm thay đổi cường độ biểu hiện của tính trạng.

B. Thường làm giảm khả năng sinh sản.

C. Thường gây chết đối với thể đột biến.

D. Thường không ảnh hưởng đến sức sống.

Đáp án: A

Câu 108: Tìm số phát biểu đúng:

I. Đảo đoạn có thể làm mất cân bằng trong hệ gen

II. Đột biến lặp đoạn có thể tạo gen mới trong tiến hoá

III. Đột biến mất đoạn làm mất cân bằng trong hệ gen

IV. Đảo đoạn giữ vững mức độ hoạt động của gen

A. 2     B. 3     C. 4     D. 5

Đáp án: B

Câu 109: Nhiễm sắc thể được cấu tạo từ các thành phần cơ bản là

A. ADN và prôtêin phi histon.

B. ADN, ARN và prôtêin histon.

C. ADN và prôtêin histon.

D. ADN, ARN và prôtêin phi histon.

Đáp án: C

Câu 110: Mức xoắn 1 của NST là:

A. Sợi cơ bản, đường kính 11nm

B. Sợi chất nhiễm sắc, đường kính 30nm

C. Siêu xoắn, đường kính 300nm

D. crômatic, đường kính 700nm

Đáp án: A

Câu 111: Đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể là những biến đổi về

A. Mặt hình thái, số lượng và cấu trúc của nhiễm sắc thể, làm hỏng các gen có trên nhiễm sắc thể.B. Cấu trúc nhiễm sắc thể dẫn đến sự sắp xếp lại các gen và làm thay đổi hình dạng của nhiễm sắc thể.

C. Mặt số lượng nhiễm sắc thể, làm thay đổi thành phần và số lượng các gen trên nhiễm sắc thể.

D. Cấu trúc nhiễm sắc thể nhưng không làm thay đổi thành phần và trật tự sắp xếp các gen trên nhiễm sắc thể.

Đáp án: B

Câu 112: Một nuclêôxôm được cấu tạo từ các thành phần cơ bản là

A. 9 phân tử prôtêin histon và đoạn ADN chứa khoảng 146 cặp nuclêôtit.

B. 8 phân tử prôtêin histon và đoạn ADN chứa khoảng 140 cặp nuclêôtit.

C. 8 phân tử prôtêin histon và đoạn ADN chứa khoảng 146 cặp nuclêôtit.

D. 9 phân tử prôtêin histon và đoạn ADN chứa khoảng 140 cặp nuclêôtit.

Đáp án: C

Câu 113: Cho nhiễm sắc thể có cấu trúc và trình tự các gen là ABCDE*FGH (dấu* biểu hiện cho tâm động). Đột biến tạo ra nhiễm sắc thể có cấu trúc ABCF*EDGH thuộc loại

A. Đảo đoạn ngoài tâm động.

B. Đảo đoạn mang tâm động

C. Chuyển đoạn trên một nhiễm sắc thể.

D. Lặp đoạn.

Đáp án: B

Câu 114: Trong một quần thể thực vật, trên nhiễm sắc thể số II các gen phân bố theo trình tự là ABCDEFGH, do đột biến đảo đoạn NST, người ta phát hiện thấy các gen phân bố theo các trình tự khác nhau là

1. ABCDEFGH.     2. AGCEFBDH

3. ABCGFEDH.     4. AGCBFEDH

Mối liên hệ trong quá trình phát sinh các dạng đột biến đảo đoạn ở trên:

A. 1 → 3 → 4 → 2

B. 1 → 4 → 3 → 2

C. 1 ← 3 ← 4 → 2

D. 1 → 2 → 3 → 4

Đáp án: A

Bài viết liên quan

930
  Tải tài liệu