Các lớp 6A, 6B, 6C, 6D, 6E có số học sinh tương ứng là 40, 45, 39, 44, 42
Lời giải Bài 5 trang 40 Toán 6 sách Cánh diều hay nhất, chi tiết sẽ giúp học sinh dễ dàng làm bài tập Toán 6.
Bài 5 trang 40 Toán lớp 6 Tập 1: Các lớp 6A, 6B, 6C, 6D, 6E có số học sinh tương ứng là 40, 45, 39, 44, 42. Hỏi:
a) Lớp nào có thể xếp thành 3 hàng với số học sinh ở mỗi hàng là như nhau?
b) Lớp nào có thể xếp thành 9 hàng với số học sinh ở mỗi hàng là như nhau?
c) Có thể xếp tất cả học sinh của năm lớp đó thành 3 hàng với số học sinh ở mỗi hàng là như nhau được không?
d) Có thể xếp tất cả học sinh của năm lớp đó thành 9 hàng với số học sinh ở mỗi hàng là như nhau được không?
Lời giải:
a) Để số học sinh của một lớp có thể xếp thành ba hàng với số học sinh ở mỗi hàng là như nhau thì tổng số học sinh của lớp đó phải là số chia hết cho 3.
Trong các số 40; 45; 39; 44; 42 thì:
+ Số 45 chia hết cho 3 (vì 45 có tổng các chữ số là 4 + 5 = 9 chia hết cho 3)
+ Số 39 chia hết cho 3 (vì 39 có tổng các chữ số là 3 + 9 = 12 chia hết cho 3)
+ Số 42 chia hết cho 3 (vì 42 có tổng các chữ số là 4 + 2 = 6 chia hết cho 3)
Vậy các lớp 6B, 6C; 6E có thể xếp thành 3 hàng với số học sinh ở mỗi hàng là như nhau.
b) Để số học sinh của một lớp có thể xếp thành chín hàng với số học sinh ở mỗi hàng là như nhau thì tổng số học sinh của lớp đó phải là số chia hết cho 9.
Trong các số 40; 45; 39; 44; 42 thì chỉ có số 45 chia hết cho 9 (vì 45 có tổng các chữ số là 4 + 5 = 9 chia hết cho 9).
Vậy chỉ có lớp 6B có thể xếp thành 9 hàng với số học sinh ở mỗi hàng là như nhau.
c) Tổng số học sinh của cả 5 lớp 6A, 6B, 6C, 6D, 6E là:
40 + 45 + 39 + 44 + 42 = 210 (học sinh)
Ta có số 210 là số chia hết cho 3 (vì tổng các chữ số của số 210 là 2 + 1 + 0 = 3 chia hết cho 3)
Do đó tổng số học sinh của cả 5 lớp là số chia hết cho 3.
Vậy ta có thể xếp tất cả học sinh của 5 lớp đó thành 3 hàng với số học sinh ở mỗi hàng là như nhau.
d) Ta có số 210 là số không chia hết cho 9 (vì tổng các chữ số của số 210 là 2 + 1 + 0 = 3 không chia hết cho 9)
Do đó tổng số học sinh của cả 5 lớp là số không chia hết cho 9.
Vậy ta không thể xếp tất cả học sinh của 5 lớp đó thành 9 hàng với số học sinh ở mỗi hàng là như nhau.
Xem thêm các bài giải sách giáo khoa Toán lớp 6 bộ sách Cánh Diều hay, chi tiết khác:
Hoạt động 1 trang 38 Toán lớp 6 Tập 1: a) Thực hiện phép tính 123 : 3 và nêu quan hệ chia hết của 123 với 3...
Luyện tập 1 trang 38 Toán lớp 6 Tập 1: Viết một số có hai chữ số sao cho: a) Số đó chia hết cho 3 và 5; b) Số đó chia hết cho cả ba số 2, 3, 5...
Hoạt động 2 trang 39 Toán lớp 6 Tập 1: a) Thực hiện phép tính 135 : 9 và nêu quan hệ chia hết của 135 với 9...
Luyện tập 2 trang 39 Toán lớp 6 Tập 1: Viết một số có hai chữ số sao cho: a) Số đó chia hết cho 2 và 9; b) Số đó chia hết cho cả ba số 2, 5, 9...
Bài 1 trang 39 Toán lớp 6 Tập 1: Cho các số 104, 627, 3 114, 5 123, 6 831 và 72 102. Trong các số đó: a) Số nào chia hết cho 3? Vì sao?...
Bài 2 trang 39 Toán lớp 6 Tập 1: Trong các số 2, 3, 5, 9, số nào là ước của n với: a) n = 4 536; b) n = 3 240; c) n = 9 805?...
Bài viết liên quan
- Giải Toán lớp 6 Cánh diều Bài 10: Số nguyên tố. Hợp số
- Giải Toán lớp 6 Cánh diều Bài 11: Phân tích một số ra thừa số nguyên tố
- Giải Toán lớp 6 Cánh diều Bài 12: Ước chung và ước chung lớn nhất
- Giải Toán lớp 6 Cánh diều Bài 13: Bội chung và bội chung nhỏ nhất
- Giải Toán lớp 6 Cánh diều Bài tập cuối chương 1