Giải Toán lớp 6 Cánh diều Bài 3: Đoạn thẳng
Hoidap.vietjack.com trân trọng giới thiệu: lời giải bài tập Toán lớp 6 Bài 3: Đoạn thẳng sách Cánh diều hay nhất, chi tiết giúp học sinh dễ dàng làm bài tập Toán 6 Bài 3. Mời các bạn đón xem:
Giải bài tập Toán lớp 6 Bài 3: Đoạn thẳng
Trả lời câu hỏi giữa bài
Lời giải:
Sau bài học này, ta sẽ trả lời được:
Độ dài 200 m, 150 m, 100 m lần lượt là độ dài các đoạn thẳng OA, OB, OC.
Lời giải:
Nét vẽ trên trang giấy là hình ảnh của đoạn thẳng AB (Hình 39).
Lời giải:
Hai điểm I và K thuộc đoạn thẳng IK.
Điểm P nằm giữa hai điểm I, K nên điểm P thuộc đoạn thẳng IK.
Điểm Q nằm giữa hai điểm I, K nên điểm Q thuộc đoạn thẳng IK.
Điểm T khác hai điểm I, K và không nằm giữa hai điểm I, K nên điểm T không thuộc đoạn thẳng IK.
Điểm R khác hai điểm I, K và không nằm giữa hai điểm I, K nên điểm R không thuộc đoạn thẳng IK.
Vậy các điểm thuộc đoạn thẳng IK là điểm I, điểm K, điểm P và điểm Q, các điểm không thuộc đoạn thẳng IK là điểm T và điểm R.
Hoạt động 2 trang 85 Toán lớp 6 Tập 2: Thực hiện theo các bước sau ( Hình 42):
Bước 1. Vẽ đoạn thẳng AB, đường thẳng d và điểm C nằm trên d
Bước 2. Đặt compa sao cho một mũi nhọn trùng với điểm A, mũi kia trùng với điểm B của đoạn thẳng AB
Lời giải:
Bước 1. Vẽ đoạn thẳng AB, đường thẳng d và điểm C nằm trên d:
Bước 2. Đặt compa sao cho một mũi nhọn trùng với điểm A, mũi kia trùng với điểm B của đoạn thẳng AB
Bước 3. Giữ độ mở của compa không đổi, rồi đặt compa sao cho một mũi nhọn trùng với điểm C. mũi kia thuộc đường thẳng d, cho ta điểm D. Ta nhận được đoạn thẳng CD.
Hoạt động 5 trang 86 Toán lớp 6 Tập 2: Quan sát Hình 44.
a) Hãy đo độ dài của các đoạn thẳng trong Hình 44.
b) So sánh độ dài của hai đoạn thẳng AB và CD; AB và EG.
Lời giải:
Lời giải:
Sử dụng thước đo độ dài để đo độ dài các đoạn thẳng trên Hình 45, ta được:
AB = 1,5 cm;
AC = 2 cm;
BC = 2,5 cm.
Vì 1,5 < 2 < 2,5 nên AB < AC < BC.
Vậy độ dài các đoạn thẳng theo thứ tự từ nhỏ đến lớn là: AB; AC; BC.
Lời giải:
Gấp đôi giấy để điểm B trùng với điểm A, ta được:
Nếp gấp cắt đoạn thẳng AB tại điểm M
Tiến hành đo độ dài đoạn MA, MB ta được:
MA = 3cm; MB = 3cm.
Suy ra MA = MB = 3 cm.
Vậy MA = MB.
Luyện tập 3 trang 87 Toán lớp 6 Tập 2:
Lời giải:
Ta có một thanh gỗ như sau:
Và một sợi dây:
Để chia thanh gỗ thành hai phần bằng nhau, ta làm như sau:
Đặt một đầu sợi dây vào đầu thanh gỗ kéo căng theo chiều dài thanh gỗ, đánh dấu đầu còn lại của thanh gỗ trên sợi dây và cắt phần dây thừa đi.
Sau đó gập đôi sợi dây lại sao cho hai đầu sợi dây trùng nhau. Đánh dấu điểm gấp điểm đó chính là trung điểm của sợi dây và cũng chính là trung điểm của độ dài thanh gỗ. Tiếp đó căng lại sợi dây theo chiều dài và đánh dấu trên thanh gỗ. Dùng cưa cắt đôi thanh gỗ đó theo dấu vừa đánh ta chia được thanh gỗ thành hai phần bằng nhau.
Bài tập
Lời giải:
Dựa vào hình vẽ, ta thấy:
Hai điểm M và N thuộc đoạn thẳng MN, điểm P nằm giữa hai điểm M và N nên điểm P là điểm thuộc đoạn thẳng MN.
Điểm Q khác hai điểm M và N, không nằm giữa M và N nên điểm Q không thuộc đoạn thẳng MN.
Lời giải:
- Vẽ đoạn thẳng PQ:
Chấm hai điểm P và Q trên giấy, sau đó dùng thước nối hai điểm P với Q ta được đoạn thẳng PQ.
- Vì điểm I thuộc đoạn thẳng PQ nên điểm I nằm giữa hai điểm P và Q. Do đó ta có hình vẽ sau:
- Vì điểm K không thuộc đoạn thẳng PQ nên có thể lấy điểm K, sao cho:
+) K thuộc đường thẳng PQ nhưng khác P và Q và không nằm giữa P và Q:
+) K không thuộc đường thẳng PQ:
Bài 3 trang 88 Toán lớp 6 Tập 2: Phát biểu đầy đủ các khẳng định sau đây:
a) Nếu điểm C là trung điểm của đoạn thẳng PQ thì điểm nằm giữa hai điểm hai đoạn thẳng bằng nhau.
b) Nếu điểm G nằm giữa hai điểm I, K và GI = GK thì điểm là trung điểm của đoạn thẳng .
Lời giải:
a) Nếu điểm C là trung điểm của đoạn thẳng PQ thì điểm C nằm giữa hai điểm P, Q và hai đoạn thẳng PC, QC bằng nhau.
b) Nếu điểm G nằm giữa hai điểm I, K và GI = GK thì điểm G là trung điểm của đoạn thẳng IK.
Bài 4 trang 88 Toán lớp 6 Tập 2: Quan sát Hình 50.
a) Điểm I thuộc những đoạn thẳng nào?
b) Điểm I là trung điểm của những đoạn thẳng nào?
c) Điểm A không thuộc những đoạn thẳng nào?
Lời giải:
a) Quan sát Hình 50, ta có:
Trong ba điểm thẳng hàng A, I, B điểm I nằm giữa hai điểm A và B nên I thuộc đoạn thẳng AB.
Trong ba điểm thẳng hàng C, I, D điểm I nằm giữa hai điểm C và D nên I thuộc đoạn thẳng CD.
b) Ta có I nằm giữa hai điểm A và B, IA = IB = 3cm nên I là trung điểm của đoạn thẳng AB.
Ta có I nằm giữa hai điểm C và D, IC = ID = 4cm nên I là trung điểm của đoạn thẳng CD.
Vậy I là trung điểm của đoạn thẳng AB và đoạn thẳng CD.
c) Điểm A khác hai điểm I, C và không nằm giữa hai điểm I và C nên điểm A không thuộc đoạn thẳng IC.
Điểm A khác hai điểm I, D và không nằm giữa hai điểm I và D nên điểm A không thuộc đoạn thẳng ID.
Điểm A khác hai điểm C, D và không nằm giữa hai điểm C và D nên điểm A không thuộc đoạn thẳng CD.
Điểm A khác hai điểm I, B và không nằm giữa hai điểm I và B nên điểm A không thuộc đoạn thẳng IB.
Vậy điểm A không thuộc các đoạn thẳng IC, ID, CD và IB.
Bài 5 trang 88 Toán lớp 6 Tập 2: Trong Hình 51, biết AB = 4cm, BC = 7cm, CD = 3cm, AD = 9cm.
a) Tính độ dài đường gấp khúc ABCD.
b) So sánh độ dài đường gấp khúc ABCD và độ dài đoạn thẳng AD.
Lời giải:
a) Độ dài đường gấp khúc ABCD bằng độ dài đoạn AB cộng độ dài đoạn BC cộng độ dài đoạn CD và bằng: 4 + 7 + 3 = 14 (cm).
Vậy độ dài đường gấp khúc ABCD bằng 14 cm.
b) Vì 14 > 9 nên độ dài đường gấp khúc ABCD lớn hơn độ dài đoạn thẳng AD.
Vậy độ dài đường gấp khúc ABCD lớn hơn độ dài đoạn thẳng AD.
Lời giải:
+) Bập bênh: Điểm tựa của bập bênh chính là trung điểm của thanh ngồi.
Điểm đặt trục M của cân sẽ là trung điểm của đoạn thẳng AB.
Tìm tòi và mở rộng (trang 88)
Tìm tòi và mở rộng trang 88 Toán lớp 6 Tập 2:
Với ba điểm phân biệt A, B, M, ta có ba đoạn thẳng MA, MB, AB và MA + MB ≥ AB.
Lời giải:
Đặt điểm A là vị trí nhà Bình, B là vị trí nhà Cường, C là vị trí nhà Long, D là vị trí trường học.
Do quãng đường từ nhà Bình đến trường lần lượt đi qua nhà bạn Cường và nhà bạn Long nên điểm B nằm giữa điểm A và điểm C. Khi đó, ta có:
AB + BC = AC
200 + 300 = AC
AC = 500.
Vì B nằm giữa A và D nên ta có AB + BD = AD
Mà AB = 200, AD = 1 200
Suy ra 200 + BD = 1 200
BD = 1 200 – 200
BD = 1 000.
Suy ra quãng đường từ nhà Cường đến trường là 1 000 m.
Ta lại có C nằm giữa A và D nên AC + CD = AD.
Mà AC = 500 m, AD = 1 200 m.
Suy ra 500 + CD = 1 200
CD = 1 200 – 500
CD = 700 m.
Suy ra quãng đường từ nhà Long đến trường là 700 m.
Vậy quãng đường từ nhà Cường đến trường là 1 000 m và quãng đường từ nhà Long đến trường là 700 m.