Trắc nghiệm Toán 7 Bài 10: Tính chất ba đường trung tuyến của tam giác
Bộ 15 bài tập trắc nghiệm Toán 7 Bài 10: Tính chất ba đường trung tuyến của tam giác có đáp án đầy đủ gồm các câu hỏi trắc nghiệm đầy đủ các mức độ nhận biết, thông hiểu, vận dụng, vận dung cao sách Cánh diều giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm Toán 7 Bài 10.
Trắc nghiệm Toán 7 Bài 10: Tính chất ba đường trung tuyến của tam giác - Cánh diều
Câu 1. Cho ∆ABC. Trên cạnh BC lấy điểm G sao cho BG = 2GC. Lấy điểm D sao cho C là trung điểm của AD. Gọi E là trung điểm BD. Khẳng định nào sau đây sai?
A. G là trọng tâm của ∆ABD;
B. G là trung điểm của AE;
C. Ba điểm A, G, E thẳng hàng;
D. Đường thẳng DG đi qua trung điểm của đoạn thẳng AB.
Đáp án: B
Giải thích:
Ta xét từng đáp án:
Đáp án A:
Ta có GB = 2GC.
Suy ra GB = 2(BC – BG).
Do đó GB = 2BC – 2GB.
Khi đó 3GB = 2BC.
Vậy .
∆ABD có C là trung điểm của AD.
Suy ra BC là đường trung tuyến của ∆ABD.
Mà G ∈ BC và .
Nên G là trọng tâm của ∆ABD.
Do đó đáp án A đúng.
Đáp án B:
Ta có AE là đường trung tuyến của ∆ABD.
Do đó G ∈ AE và .
Suy ra G không là trung điểm của AE.
Do đó đáp án B sai.
Đến đây ta có thể chọn đáp án B.
Đáp án C:
Ở đáp án B, ta đã chứng minh được G ∈ AE.
Nên ba điểm A, G, E thẳng hàng.
Do đó đáp án C đúng.
Đáp án D:
Ta có G là trọng tâm ∆ABD (chứng minh trên).
Suy ra DG là đường trung tuyến của ∆ABD.
Khi đó DG đi qua trung điểm của AB.
Do đó đáp án D đúng.
Vậy ta chọn đáp án B.
Câu 2. Cho ∆ABC cân tại A, có AM là đường trung tuyến. Khẳng định nào sau đây sai?
A. ∆ABM = ∆ACM;
B. AM ⊥ BC;
C. MB = MC;
D. .
Đáp án: D
Giải thích:
Vì AM là đường trung tuyến của ∆ABC nên M là trung điểm BC.
Suy ra MB = MC.
Do đó đáp án C đúng.
Xét ∆ABM và ∆ACM, có:
AB = AC (do ∆ABC cân tại A).
AM là cạnh chung.
MB = MC (chứng minh trên).
Do đó ∆ABM = ∆ACM (c.c.c).
Suy ra đáp án A đúng.
Ta có ∆ABM = ∆ACM (chứng minh trên).
Suy ra và (các cặp góc tương ứng).
Do đó đáp án D sai.
Đến đây ta có thể chọn đáp án D.
Ta có (hai góc kề bù).
Suy ra .
Do đó .
Khi đó .
Suy ra AM ⊥ BC.
Do đó đáp án B đúng.
Vậy ta chọn đáp án D.
Câu 3. Cho ∆ABC có ba đường trung tuyến AX, BY, CZ cắt nhau tại G. Biết GA = GB = GC. Hãy so sánh GX, GY và GZ.
A. GX > GY > GZ;
B. GX = GY = GZ;
C. GX < GY = GZ;
D. GX = GY > GZ.
Đáp án: B
Giải thích:
Vì G là trọng tâm của ∆ABC nên theo tính chất trọng tâm ta có:
, ,
Suy ra
Mà GA = GB = GC.
Suy ra GX = GY = GZ.
Vậy ta chọn đáp án B.
Câu 4. Cho ∆ABC có đường trung tuyến AD. Trên đoạn thẳng AD lấy hai điểm E, G sao cho AG = GE = ED. Trọng tâm của ∆ABC là điểm:
A. B;
B. E;
C. G;
D. D.
Đáp án: B
Giải thích:
Ta có AD = AG + GE + ED = AG + AG + AG = 3AG.
Suy ra AG = GE = ED = .
Ta có AE = AG + GE = .
Mà AD là đường trung tuyến của ∆ABC.
Do đó E là trọng tâm của ∆ABC.
Vậy ta chọn đáp án B.
Câu 5. Cho ∆ABC đều có ba đường trung tuyến AD, BE, CF cắt nhau tại G. Đoạn thẳng BE bằng với đoạn thẳng nào trong các đoạn thẳng sau:
A. AD;
B. CF;
C. AB;
D. Cả A, B đều đúng.
Đáp án: D
Giải thích:
Ta có BE, CF là hai đường trung tuyến của ∆ABC.
Nên E, F lần lượt là trung điểm của AC và AB
Suy ra CE = và BF = .
Mà AB = AC (do ∆ABC đều).
Do đó .
Khi đó ta có CE = BF.
Xét ∆BCE và ∆CBF, có:
BC là cạnh chung.
CE = BF (chứng minh trên).
(do ∆ABC đều).
Do đó ∆BCE = ∆CBF (c.g.c).
Suy ra BE = CF (hai cạnh tương ứng).
Chứng minh tương tự, ta được AD = BE.
Suy ra BE = AD = CF.
Do đó đáp án A, B đều đúng.
Đáp án C sai vì:
Xét ∆ABD và ∆ACD, có:
AD là cạnh chung.
BD = CD (AD là đường trung tuyến của ∆ABC).
AB = AC (∆ABC đều).
Do đó ∆ABD = ∆ACD (c.c.c).
Suy ra (cặp góc tương ứng).
Mà (hai góc kề bù).
Do đó .
Khi đó ta có AD ⊥ BC.
Do đó đoạn thẳng AD là đường vuông góc kẻ từ điểm A đến đường thẳng BC và AB là một đường xiên kẻ từ điểm A đến đường thẳng BC.
Suy ra AD < AB.
Do đó đáp án C sai.
Vậy ta chọn đáp án D.
Câu 6. Cho ∆ABC có hai đường trung tuyến BE và CF cắt nhau tại G. Biết BE = CF. Khẳng định nào sau đây đúng nhất?
A. ∆BCG cân tại G;
B. ∆ABC cân tại A;
C. AG ⊥ BC;
D. Cả A, B, C đều đúng.
Đáp án: D
Giải thích:
Ta xét đáp án A:
Vì ∆ABC có hai đường trung tuyến BE và CF cắt nhau tại G nên G là trọng tâm tam giác ABC.
Do đó và (tính chất trọng tâm của tam giác)
Mà (do BE = CF).
Suy ra BG = CG.
Khi đó ta có ∆BCG cân tại G.
Do đó đáp án A đúng.
Ta xét đáp án B:
Xét ∆BFC và ∆CEB, có:
CF = BE (giả thiết).
(do ∆BCG cân tại G).
BC là cạnh chung.
Do đó ∆BFC = ∆CEB (c.g.c).
Suy ra (cặp góc tương ứng).
Khi đó ta có ∆ABC cân tại A.
Do đó đáp án B đúng.
Ta xét đáp án C:
Gọi D là giao điểm của AG và BC.
Ta suy ra D là trung điểm BC.
Do đó DB = DC.
Xét ∆ABD và ∆ACD, có:
AD là cạnh chung.
AB = AC (do ∆ABC cân tại A).
BD = CD (chứng minh trên)
Do đó ∆ABD = ∆ACD (c.c.c).
Suy ra (cặp góc tương ứng).
Mà (hai góc kề bù).
Suy ra .
Khi đó AD ⊥ BC hay AG ⊥ BC.
Do đó đáp án C đúng.
Vậy ta chọn đáp án D.
Câu 7. Cho ∆ABC, đường trung tuyến AD. Trên tia đối của tia DA lấy điểm K sao cho . Qua B vẽ một đường thẳng song song với CK, cắt AC tại M. Gọi G là giao điểm của BM và AD. Khẳng định nào sau đây đúng?
A. ;
B. MA < MC;
C. ∆BDG = ∆CDK;
D. BG > CK.
Đáp án: C
Giải thích:
∆ABC có đường trung tuyến AD nên D là trumg điểm của BC
Do đó DB = DC.
Xét ∆BDG và ∆CDK, có:
BD = CD (chứng minh trên)
(hai góc đối đỉnh).
(hai góc so le trong của BM // CK).
Do đó ∆BDG = ∆CDK (g.c.g).
Suy ra đáp án C đúng.
Ta có ∆BDG = ∆CDK (chứng minh trên).
Suy ra BG = CK và DG = DK = .
Do đó đáp án A, D sai.
∆ABC có điểm G nằm trên đường trung tuyến AD.
Mà .
Nên G là trọng tâm của ∆ABC.
Lại có đường thẳng BM đi qua điểm G
Suy ra BM là đường trung tuyến của ∆ABC.
Khi đó M là trung điểm AC.
Suy ra MA = MC.
Do đó đáp án B sai.
Vậy ta chọn đáp án C.
Câu 8. Cho ∆ABC có hai đường trung tuyến BM, CN cắt nhau tại G.
So sánh tổng BM + CN và .
A. ;
B. ;
C. ;
D. Không thể so sánh được.
Đáp án: A
Giải thích:
∆ABC có hai đường trung tuyến BM và CN cắt nhau tại G.
Suy ra G là trọng tâm của ∆ABC.
Do đó , .
Khi đó , .
Xét tam giác BGC, theo bất đẳng thức trong tam giác ta có:
BG + CG > BC
Do đó
Hay
Do đó ta chọn đáp án A.
Câu 9. Cho ∆ABC có hai đường trung tuyến BD, CE cắt nhau tại G. Trên tia đối của tia DB, lấy điểm M sao cho DM = DG. Trên tia đối của tia EG lấy điểm N sao cho EN = EG. Khẳng định nào sau đây đúng nhất?
A. BG = GM;
B. MN = BC;
C. MN // BC;
D. Cả A, B, C đều đúng.
Đáp án: D
Giải thích:
Ta xét đáp án A:
Ta có DM = DG. Suy ra GM = 2GD.
Lại có G là giao điểm của hai trung tuyến BD và CE.
Suy ra G là trọng tâm của ∆ABC.
Do đó (tính chất trọng tâm)
Nên GB = 2GD.
Khi đó ta có BG = 2GD = GM.
Do đó đáp án A đúng.
Ta xét đáp án B:
Chứng minh tương tự đáp án A, ta được CG = GN.
Xét ∆GMN và ∆GBC, có:
GM = GB (chứng minh trên).
CG = GN (chứng minh trên).
(hai góc đối đỉnh).
Do đó ∆GMN = ∆GBC (c.g.c).
Suy ra MN = BC (cặp cạnh tương ứng).
Do đó đáp án B đúng.
Ta xét đáp án C:
Ta có ∆GMN = ∆GBC (chứng minh trên).
Suy ra (cặp góc tương ứng).
Mà hai góc này ở vị trí so le trong.
Ta suy ra MN // BC.
Do đó đáp án C đúng.
Vậy ta chọn đáp án D.
Câu 10. Cho ∆ABC cân tại A có hai đường trung tuyến BD và CE cắt nhau tại G. Khẳng định nào sau đây đúng nhất?
A. BD = CE;
B. ∆GBC cân;
C. GD + GE > ;
D. Cả A, B, C đều đúng.
Đáp án: D
Giải thích:
Ta xét từng đáp án:
Đáp án A:
Ta có ∆ABC cân tại A nên AB = AC.
Mà AB = 2AE (E là trung điểm AB) và AC = 2AD (D là trung điểm AC).
Suy ra 2AE = 2AD hay AE = AD.
Xét ∆ADB và ∆AEC, có:
AB = AC (∆ABC cân tại A).
AE = AD (chứng minh trên).
là góc chung.
Do đó ∆ADB = ∆AEC (c.g.c).
Suy ra BD = CE (cặp cạnh tương ứng).
Do đó đáp án A đúng.
Đáp án B:
Ta có G là trọng tâm của ∆ABC nên và .
Mà BD = CE (chứng minh trên).
Suy ra .
Do đó BG = CG.
Vậy ∆GBC cân tại G.
Do đó đáp án B đúng.
Đáp án C:
Vì G là trọng tâm tam giác ABC nên:
Do đó .
Mặt khác: BG + CG > BC (bất đẳng thức trong tam giác GCB).
Suy ra (điều phải chứng minh).
Do đó đáp án C đúng.
Vậy ta chọn đáp án D.
Câu 11. Cho ∆ABC, D là trung điểm của AC. Trên cạnh BD lấy điểm E sao cho BE = 2ED. Lấy điểm F thuộc tia đối của tia DE sao cho BF = 2BE. Gọi K là trung điểm của CF và G là giao điểm của EK với AC. Khẳng định nào sau đây đúng nhất?
A. G là trọng tâm của ∆EFC;
B. ;
C. ;
D. Cả A, B, C đều đúng.
Đáp án: D
Giải thích:
Ta có BF = 2BE (giả thiết). Suy ra BE = EF.
Mà BE = 2ED nên EF = 2ED.
Do đó ED = DF.
Suy ra D là trung điểm của EF.
Khi đó CD là đường trung tuyến của ∆CEF.
Vì K là trung điểm CF (giả thiết).
Nên EK cũng là đường trung tuyến của ∆CEF.
∆CEF có hai đường trung tuyến CD và EK cắt nhau tại G.
Khi đó G là trọng tâm của ∆CEF.
Do đó đáp án A đúng.
Vì G là trọng tâm của ∆CEF nên và (tính chất trọng tâm)
Do đó đáp án C đúng.
Ta có
Suy ra .
Do đó đáp án B đúng.
Vậy ta chọn đáp án D.
Câu 12. Cho hình vẽ sau:
Biết AM = 3 cm. Độ dài đoạn thẳng GM là:
A. 1 cm;
B. 2 cm;
C. 3 cm;
D. 4,5 cm.
Đáp án: A
Giải thích:
Trên hình vẽ, hai đường trung tuyến BN và CP cắt nhau tại G
Nên G là trọng tâm tam giác ABC
Do đó (tính chất trọng tâm)
Suy ra
Mà AM = 3 cm
Nên GM = 1 cm.
Vậy ta chọn phương án A.
Câu 13. Cho ∆ABC có G là trọng tâm như hình bên.
Tìm x, biết AG = 4x + 6 và AM = 9x.
A. x = 4;
B. x = 1;
C. x = 2;
D. x = 3.
Đáp án: D
Giải thích:
Ta có G là trọng tâm của ∆ABC.
Suy ra .
Do đó
4x + 6 = 2.3x
4x + 6 = 6x
4x – 6x = –6
–2x = –6.
x = –6 : (–2)
x = 3.
Câu 14. Cho ∆ABC có AD, BE, CF là ba đường trung tuyến và trọng tâm G. Đẳng thức nào sau đây đúng?
A. ;
B. ;
C. AD + BE + CF < AB + BC + AC;
D. Đáp án A, C đúng.
Đáp án: D
Giải thích:
Ta xét đáp án A, B:
Vì G là trọng tâm của ∆ABC nên ta có và .
∆GBC có GB + GC > BC (bất đẳng thức tam giác).
Suy ra .
Do đó .
Khi đó (1).
Chứng minh tương tự ta được:
+) (2).
+) (3).
Lấy (1) + (2) + (3) vế theo vế, ta được:
Suy ra .
Do đó .
Vậy đáp án A đúng, đáp án B sai.
Ta xét đáp án C:
Trên tia AD, lấy điểm A’ sao cho DA’ = DA.
Xét ∆ADB và ∆A’DC, có:
DA = DA’.
BD = CD (do AD là đường trung tuyến của ∆ABC).
(hai góc đối đỉnh).
Do đó ∆ADB = ∆A’DC (c.g.c).
Suy ra AB = A’C (cặp cạnh tương ứng).
Áp dụng bất đẳng thức tam giác cho ∆AA’C, ta được: AA’ < AC + A’C.
Suy ra AA’ < AC + AB hay 2AD < AC + AB (4).
Chứng minh tương tự, ta được:
+) 2BE < AB + BC (5).
+) 2CF < AC + BC (6).
Lấy (4) + (5) + (6) vế theo vế, ta được: 2AD + 2BE + 2CF < 2AC + 2AB + 2BC.
Suy ra 2(AD + BE + CF) < 2(AB + AC + BC).
Do đó AD + BE + CF < AB + AC + BC.
Vậy đáp án C đúng.
Vậy ta chọn đáp án D.
Câu 15. Cho ∆ABC, hai đường trung tuyến BM và CN cắt nhau tại G. Trên tia GB và GC lấy các điểm F và E sao cho G là trung điểm của FM, đồng thời là trung điểm của EN. Khẳng định nào sau đây sai?
A. GF = FB;
B. E là trung điểm GC;
C. NG > EC;
D. AD, BE, CF đồng quy tại một điểm.
Đáp án: C
Giải thích:
Do ∆ABC có hai đường trung tuyến BM và CN cắt nhau tại G nên G là trọng tâm của ∆ABC
Suy ra
Mà G là trung điểm của FM nên GM = GF
Do đó
Suy ra F là trung điểm của GB.
Nên GF = FB. Do đó A đúng.
Chứng minh tương tự ta có E là trung điểm của GC. Do đó B đúng.
Ta có: GN = GE = EC nên C là sai.
Vì F, E lần lượt là trung điểm của GB và GC (chứng minh trên)
Nên CF, BE là hai đường trung tuyến của ∆GBC.
Mà ∆GBC còn có GD là đường trung tuyến thứ ba (D là trung điểm BC).
Khi đó GD, BE, CF đồng quy tại trọng tâm của ∆GBC.
Hay AD, BE, CF đồng quy tại một điểm.
Do đó đáp án D đúng.
Vậy ta chọn đáp án C.
Các câu hỏi trắc nghiệm Toán 7 sách Cánh diều có đáp án, chọn lọc khác:
Bài viết liên quan
- Trắc nghiệm Toán 7 Bài 8: Đường vuông góc và đường xiên
- Trắc nghiệm Toán 7 Bài 9: Đường trung trực của một đoạn thẳng
- Trắc nghiệm Toán 7 Bài 11: Tính chất ba đường phân giác của tam giác
- Trắc nghiệm Toán 7 Bài 12: Tính chất ba đường trung trực của tam giác
- Trắc nghiệm Toán 7 Bài 13: Tính chất ba đường cao của tam giác