Trắc nghiệm Toán 7 Bài 2: Phân tích và xử lí dữ liệu
Bộ 15 bài tập trắc nghiệm Toán 7 Bài 2: Phân tích và xử lí dữ liệu có đáp án đầy đủ gồm các câu hỏi trắc nghiệm đầy đủ các mức độ nhận biết, thông hiểu, vận dụng, vận dung cao sách Cánh diều giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm Toán 7 Bài 2.
Trắc nghiệm Toán 7 Bài 2: Phân tích và xử lí dữ liệu - Cánh diều
Câu 1. Cho biểu đồ nhiệt độ trung bình hàng tháng ở một tỉnh trong một năm:
Khoảng thời gian nóng nhất năm là:
A. Từ tháng 10 đến tháng 12;
B. Từ tháng 4 đến tháng 7;
C. Từ tháng 1 đến tháng 3;
D. Từ tháng 7 đến tháng 10.
Đáp án: B
Giải thích:
Câu 2. Bạn Minh ghi chép điểm Toán của các bạn trong tổ 1 của lớp 7A trong bảng dưới.
Điểm |
4 |
5 |
6 |
7 |
8 |
9 |
Số bạn |
1 |
2 |
3 |
1 |
4 |
1 |
Hãy cho biết có bao nhiêu bạn được trên 7 điểm?
A. 2;
B. 3;
C. 4;
D. 5.
Đáp án: D
Giải thích:
Dựa vào bảng trên ta thấy:
Số bạn được 8 điểm là 4;
Số bạn được 9 điểm là 1.
Tổng số bạn được trên 7 điểm là 4 + 1 = 5.
Câu 3. Cho biểu đồ biểu diễn kết quả học tập của học sinh khối 7.
Số học sinh học lực Trung bình ít hơn số học sinh học lực Khá bao nhiêu?
A. 88 học sinh;
B. 90 học sinh;
C. 92 học sinh;
D. 94 học sinh.
Đáp án: A
Giải thích:
Số học sinh Khá là 140 và số học sinh Trung bình là 52.
Số học sinh học lực Trung bình ít hơn số lượng học sinh học lực Khá là:
140 – 52 = 88 (học sinh)
Vậy số học sinh học lực Trung bình ít hơn số học sinh học lực Khá là 88 học sinh.
Câu 4. Cho biểu đồ ước tính dân số Việt Nam qua các thập niên (triệu người).
Dân số Việt Nam từ năm 1979 đến năm 2019 tăng:
A. 42 triệu người;
B. 43 triệu người;
C. 44 triệu người;
D. 45 triệu người.
Đáp án: C
Giải thích:
Dân số Việt Nam năm 2019 là 97 triệu người; năm 1979 là 53 triệu người.
Dân số Việt Nam từ năm 1979 đến năm 2019 tăng: 97 – 53 = 44 (triệu người).
Vậy dân số Việt Nam từ năm 1979 đến năm 2019 tăng 44 triệu người.
Câu 5. Một công ty mới thành lập có ba cơ sở bán sản phẩm. Biểu đồ dưới đây biểu diễn số sản phẩm bán được của mỗi cơ sở trong 2 tháng đầu:
Trong 2 tháng đầu, công ty đó bán được tất cả bao nhiêu sản phẩm?
A. 2480 sản phẩm;
B. 2484 sản phẩm;
C. 2840 sản phẩm;
D. 2048 sản phẩm.
Đáp án: A
Giải thích:
Trong 2 tháng đầu:
Cơ sở 1 bán được: 300 + 415 = 715 (sản phẩm);
Cơ sở 2 bán được: 455 + 545 = 1 000 (sản phẩm);
Cơ sở 3 bán được: 315 + 450 = 765 (sản phẩm);
Số sản phẩm công ty đó bán được trong 2 tháng đầu là:
715 + 1 000 + 765 = 2 480 (sản phẩm).
Vậy trong 2 tháng đầu, công ty đó bán được tất cả 2 480 sản phẩm.
Câu 6. Cho biểu đồ biểu diễn tổng doanh thu du lịch (ước đạt) (đơn vị tỉ đồng) của tỉnh Khánh Hoà trong các năm 2018, 2019, 2020.
Tổng doanh thu du lịch trong năm 2020 giảm bao nhiêu so với năm 2019.
A. 20 153,6 tỉ đồng;
B. 20 153,8 tỉ đồng;
C. 20 154 tỉ đồng;
D. 20 153 tỉ đồng.
Đáp án: B
Giải thích:
Doanh thu du lịch năm 2019 là 27 100 tỉ đồng; năm 2020 là 6 946,2 tỉ đồng.
Tổng doanh thu du lịch năm 2020 so với năm 2019 giảm:
27 100 – 6 946,2 = 20153,8 (tỉ đồng).
Vậy doanh thu du lịch trong năm 2020 giảm 20 153,8 tỉ đồng so với năm 2019.
Câu 7. Cho bảng thống kê số lượt khách du lịch (ước đạt) đến Ninh Bình trong các năm 2016, 2017, 2018.
Năm |
2016 |
2017 |
2018 |
Số lượt (triệu lượt) |
6,44 |
7,06 |
7,3 |
Số lượt khách du lịch đến Ninh Bình trong năm 2018 tăng bao nhiêu phần trăm so với năm 2016 (làm tròn kết quả đến hàng phần trăm)?
A. 13,33%;
B. 13,34%;
C. 13,35%;
D. 13,36%.
Đáp án: C
Giải thích:
Tỉ số phần trăm số khách du lịch đến Ninh Bình trong năm 2018 so với năm 2016 là:
(7,3 : 6,44). 100% = 113,354037… % ≈ 113,35%
Vậy số lượt khách du lịch đến Ninh Bình trong năm 2018 tăng khoảng 13,35% so với năm 2016.
Câu 8. Cho biểu đồ biểu diễn các hoạt động của học sinh khối 7 trong thời gian rảnh rỗi.
Hãy dự đoán trong 200 học sinh khối 7 có khoảng bao nhiêu bạn thích chơi thể thao trong thời giản rảnh rỗi.
A. 40 học sinh;
B. 60 học sinh;
C. 50 học sinh;
D. 70 học sinh.
Đáp án: B
Giải thích:
Tỉ lệ số học sinh khối 7 chơi thể thao trong thời gian rảnh rỗi là 30%.
Trong 200 học sinh khối 7, số học sinh thích chơi thể thao trong thời gian rảnh rỗi là khoảng:
= 60 (học sinh)
Câu 9. Bảng dữ liệu sau cho biết tình hình xếp loại học kì 1 của học sinh khối 7:
Xếp loại |
Tốt |
Khá |
Giỏi |
Chưa đạt |
Số học sinh |
36 |
162 |
90 |
72 |
Tỉ lệ phần trăm học sinh loại Tốt so với học sinh cả khối 7 là bao nhiêu?
A. 7%;
B. 8%;
C. 9%;
D. 10%.
Đáp án: D
Giải thích:
Tổng số học sinh khối 7 là: 36 + 162 + 90 + 72 = 360 (học sinh).
Tỉ lệ phần trăm học sinh loại Tốt so với cả khối 7 là: (36 : 360). 100% = 10%.
Vậy tỉ lệ phần trăm học sinh loại Tốt so với cả khối 7 là 10%.
Câu 10. Biểu đồ dưới đây biểu diễn số lượng học sinh lớp 7A, 7B có nhà nằm ở 4 hướng Đông, Tây, Nam, Bắc của trường học:
Một số bạn trong hai lớp 7A, 7B thường bị chói mắt do mặt trời chiếu thẳng vào mắt trong những ngày nắng vào những buổi sáng khi đi thẳng từ nhà đến trường. Hỏi có tất cả bao nhiêu bạn của hai lớp bị như vậy?
A. 18 bạn;
B. 19 bạn;
C. 20 bạn;
D. 21 bạn.
Đáp án: B
Giải thích:
Do mặt trời mọc ở hướng Đông nên các bạn có nhà nằm ở hướng Tây thường hay bị chói mắt vào buổi sáng.
Số học sinh có nhà nằm ở hướng Tây của lớp 7A là 10 bạn; lớp 7B là 9 bạn.
Do đó số bạn bị chói mắt của hai lớp trên là: 10 + 9 = 19 (bạn).
Vậy có 19 bạn bị chói mắt do mặt trời chiếu thẳng vào mắt trong những ngày nắng vào buổi sáng khi đi thẳng từ nhà đến trường.
Câu 11. Cân nặng của 45 học sinh lớp 7A được thống kê trong bảng: (đơn vị: kilogam).
Cân nặng |
28 |
30 |
31 |
32 |
36 |
40 |
45 |
Số học sinh |
5 |
6 |
12 |
12 |
4 |
4 |
2 |
Cân nặng trung bình của học sinh lớp 7A là (làm tròn kết quả đến hàng phần mười):
A. 32,5 kg;
B. 32,6 kg;
C. 32,7 kg;
D. 32,8 kg.
Đáp án: C
Giải thích:
Cân nặng trung bình của học sinh lớp 7A là:
(28.5 + 30.6 + 31.12 + 32.12 + 36.4 + 40.4 + 45.2) : 45 = 32,666666… ≈ 32,7 kg
Vậy cân nặng trung bình của học sinh lớp 7A là khoảng 32,7 kg.
Câu 12. Cho bảng thống kê lượng mưa tại trạm khí tượng Hà Nội trong sáu tháng cuối năm 2017.
Tháng |
7 |
8 |
9 |
10 |
11 |
12 |
Lượng mưa (mm) |
449,1 |
283,2 |
266,9 |
259,7 |
19,4 |
47,5 |
Trong các tháng trên, tháng nào có lượng mưa nhiều nhất?
A. Tháng 7;
B. Tháng 8;
C. Tháng 9;
D. Tháng 10.
Đáp án: A
Giải thích:
Câu 13. Biểu đồ dưới đây biểu diễn số huy chương vàng các quốc gia tham dự Seagame 30:
Việc xếp hạng chung cuộc căn cứ vào số huy chương vàng, nếu hai quốc gia có số huy chương vàng bằng nhau thì quốc gia nào đạt được nhiều huy chương bạc hơn sẽ được xếp trên, trường hợp số huy chương bạc vẫn bằng nhau thì việc xếp hạng sẽ dựa trên số huy chương đồng đạt được. Theo em, Việt Nam xếp vị trí thứ mấy chung cuộc?
A. Thứ nhất;
B. Thứ hai;
C. Thứ ba;
D. Thứ tư.
Đáp án: B
Giải thích:
Câu 14. Dưới đây là biểu đồ biểu chiều cao trung bình của nam và nữ ở một số quốc gia châu Á:
Sự chênh lệch chiều cao giữa nam và nữ ở nước nào lớn nhất?
A. Việt Nam;
B. Singapore;
C. Nhật Bản;
D. Hàn Quốc.
Đáp án: C
Giải thích:
Chênh lệch chiều cao giữa nam và nữ ở:
Việt Nam là 162,1 – 152,2 = 9,9 (cm);
Singapore là 171 – 160 = 11 (cm);
Nhật Bản là 172 – 158 = 14 (cm);
Hàn Quốc là 170,7 – 157,4 = 13,3 (cm).
Vậy sự chênh lệch chiều cao giữa nam và nữ ở Nhật Bản là lớn nhất.
Câu 15. Cho bảng thống kê số máy điều hoà và quạt hơi nước bán được trong ba tháng 6, 7, 8:
|
Điều hoà |
Quạt hơi nước |
Tháng 6 |
250 |
200 |
Tháng 7 |
320 |
285 |
Tháng 8 |
260 |
240 |
Tỉ lệ phần trăm tổng số điều hoà so với tổng số lượng sản phẩm bán được trong tháng 6, 7, 8 (làm tròn kết quả đến hàng đơn vị)?
A. 51%;
B. 52%;
C. 53%;
D. 54%.
Đáp án: C
Giải thích:
Tổng số điều hoà bán được: 250 + 320 + 260 = 830 (máy);
Tổng số sản phẩm bán được: (250 + 200) + (320 + 285) + (260 + 240) = 1555 (máy).
Tỉ lệ phần trăm tổng số điều hoà so với tổng số sản lượng bán được:
(830 : 1555). 100% = 53,37620…% ≈ 53%
Vậy tỉ lệ phần trăm tổng số điều hoà so với tổng số sản lượng bán được khoảng 53%.
Các câu hỏi trắc nghiệm Toán 7 sách Cánh diều có đáp án, chọn lọc khác:
Bài viết liên quan
- Trắc nghiệm Toán 7 Bài 1: Thu thập, phân loại và biểu diễn dữ liệu
- Trắc nghiệm Toán 7 Bài 3: Biểu đồ đoạn thẳng
- Trắc nghiệm Toán 7 Bài 4: Biểu đồ hình quạt tròn
- Trắc nghiệm Toán 7 Bài 5: Biến cố trong một số trò chơi đơn giản
- Trắc nghiệm Toán 7 Bài 6: Xác suất của biến cố ngẫu nhiên trong một số trò chơi đơn giản