Nêu thêm một điều kiện để hai tam giác trong mỗi hình 31a, 31b, 31c, 31d là hai tam giác

Lời giải Bài 37 trang 81 SBT Toán 7 sách Cánh diều hay nhất, chi tiết sẽ giúp học sinh dễ dàng làm bài tập Toán 7.

181


Giải SBT Toán 7 Cánh diều Bài 6. Trường hợp bằng nhau thứ ba của tam giác: góc – cạnh – góc

Bài 37 trang 81 SBT Toán 7 Tập 2Nêu thêm một điều kiện để hai tam giác trong mỗi hình 31a31b31c31d là hai tam giác bằng nhau theo trường hợp góc – cạnh – góc.

Sách bài tập Toán 7 Bài 6 (Cánh diều): Trường hợp bằng nhau thứ ba của tam giác: góc – cạnh – góc  (ảnh 1) 

a) ∆CAB = ∆DBA (Hình 31a).

b) ∆NRQ = ∆RNP (Hình 31b).

c) ∆OAC = ∆OBD (Hình 31c).

d) ∆SRQ = ∆IKH (Hình 31d).

Lời giải

a)

Sách bài tập Toán 7 Bài 6 (Cánh diều): Trường hợp bằng nhau thứ ba của tam giác: góc – cạnh – góc  (ảnh 1) 

Để CAB = DBA theo trường hợp góc – cạnh – góc thì một cạnh và hai góc kề của tam giác này bằng một cạnh và hai góc kề của tam giác kia.

Mà hai tam giác trên có cạnh AB là cạnh chung và CAB^=DBA^=90°.

Mặt khác, trong CAB thì cạnh AB có hai góc kề là CAB^ và ABC^;

Trong DBA thì cạnh AB có hai góc kề là DBA^ và BAD^.

Do đó điều kiện còn lại là điều kiện về góc, đó là ABC^=BAD^.

Vậy Hình 31a cần thêm điều kiện ABC^=BAD^.

b)

Sách bài tập Toán 7 Bài 6 (Cánh diều): Trường hợp bằng nhau thứ ba của tam giác: góc – cạnh – góc  (ảnh 1) 

Để ∆NRQ = ∆RNP theo trường hợp góc – cạnh – góc thì một cạnh và hai góc kề của tam giác này bằng một cạnh và hai góc kề của tam giác kia.

Mà hai tam giác trên có cạnh NR là cạnh chung và PNR^=QRN^=40°.

Mặt khác, trong NRQ, cạnh NR có hai góc kề là PNR^ và PRN^;

Trong RNP, cạnh NR có hai góc kề là QRN^ và QNR^.

Do đó điều kiện còn lại là điều kiện về góc, đó là PRN^=QNR^.

Vậy Hình 31b cần thêm điều kiện PRN^=QNR^.

c)

Sách bài tập Toán 7 Bài 6 (Cánh diều): Trường hợp bằng nhau thứ ba của tam giác: góc – cạnh – góc  (ảnh 1) 

Để ∆OAC = ∆OBD theo trường hợp góc – cạnh – góc thì một cạnh và hai góc kề của tam giác này bằng một cạnh và hai góc kề của tam giác kia.

Mà hai tam giác trên có OA = OB và O^ là góc chung.

Mặt khác, trong OAC, cạnh OA có hai góc kề là O^ và OAC^;

Trong OBD, cạnh OB có hai góc kề là O^ và OBD^.

Do đó điều kiện còn lại là điều kiện về góc, đó là OAC^=OBD^.

Vậy Hình 31c cần thêm điều kiện OAC^=OBD^.

d)

Sách bài tập Toán 7 Bài 6 (Cánh diều): Trường hợp bằng nhau thứ ba của tam giác: góc – cạnh – góc  (ảnh 1) 

Để ∆SRQ = ∆IKH theo trường hợp góc – cạnh – góc thì một cạnh và hai góc kề của tam giác này bằng một cạnh và hai góc kề của tam giác kia.

Mà hai tam giác này có Q^=H^  =50° và S^=I^  =100° 

Mặt khác, trong SRQ, Q^ và S^ là hai góc kề của cạnh QS;

Trong ∆IKH, H^ và I^ là hai góc kề của cạnh HI.

Do đó điều kiện còn lại là điều kiện về cạnh, đó là QS = HI.

Vậy Hình 31d cần thêm điều kiện QS = HI.

Bài viết liên quan

181