Giải Sách bài tập Toán 7 Cánh diều Bài 3: Biểu đồ đoạn thẳng
Với giải sách bài tập Toán 7 Bài 3: Biểu đồ đoạn thẳng sách Cánh diều hay nhất, chi tiết sẽ giúp học sinh dễ dàng làm bài tập trong SBT Toán 7 Bài 3.
Giải sách bài tập Toán lớp 7 Bài 3: Biểu đồ đoạn thẳng - Cánh diều
Giải SBT Toán 7 trang 13 Tập 2
Bài 9 trang 13 SBT Toán 7 Tập 2:
Biểu đồ đoạn thẳng ở Hình 12 biểu diễn nhiệt độ trong một ngày tại một địa điểm thuộc sa mạc Sahara.
Lời giải:
a) Từ biểu đồ đoạn thẳng ở Hình 12 biểu diễn nhiệt độ trong một ngày tại một địa điểm thuộc sa mạc Sahara, để xác định nhiệt độ tại các thời điểm ta làm như sau:
‒ Từ điểm “0” trên trục nằm ngang, dóng theo chiều thẳng đứng tới điểm đầu mút của đoạn thẳng thuộc đường gấp khúc;
‒ Đi tiếp chiều ngang về bên trái cho đến khi gặp trục thẳng đứng;
‒ Xác định chỉ số trên trục số thẳng đứng.
Ta có: tại thời điểm 0 h, nhiệt độ là 14 °C.
Tương tự như trên, ta xác định được nhiệt độ tại địa điểm trên lúc 2 h, 4 h, 6 h, 8 h, 10 h, 12 h, 14 h, 16 h, 18 h, 20 h, 22 h, 24 h lần lượt là: 12 °C, 10 °C, 11 °C, 15 °C, 22 °C, 25 °C, 29 °C, 29 °C, 26 °C, 22 °C, 19 °C, 17 °C.
b) Dựa vào biểu đồ nhiệt độ tại các thời điểm, ta có nhận xét sau:
– Nhiệt độ tăng trong các khoảng thời gian: 4 h – 6 h; 6 h – 8 h; 8 h – 10 h; 10 h – 12 h; 12 h – 14 h.
– Nhiệt độ ổn định trong khoảng thời gian: 14 h – 16 h.
– Nhiệt độ giảm trong các khoảng thời gian: 0 h – 2 h; 2 h – 4 h; 16 h – 18 h; 18 h – 20 h; 20 h – 22 h; 22 h – 24 h.
c) Dựa vào biểu đồ, ta có nhiệt độ cao nhất vào lúc 14 h - 16 h là 29 °C, nhiệt độ thấp nhất vào lúc 4 h là 10 °C.
Do chênh lệch nhiệt độ trong ngày bằng hiệu của nhiệt độ cao nhất và nhiệt độ thấp nhất ngày hôm đó nên chênh lệch nhiệt độ ngày hôm đó của địa điểm trên là:
29 - 10 = 19 (°C).
Vậy chênh lệch nhiệt độ trong ngày hôm đó của địa điểm trên là 19 °C.
Giải SBT Toán 7 trang 14 Tập 2
Bài 10 trang 14 SBT Toán 7 Tập 2:
c) Trong các thập kỉ trên, dân số thế giới trong thập kỉ nào tăng nhiều nhất? Ít nhất?
d) Dựa vào biểu đồ đoạn thẳng ở Hình 13, nêu nhận xét về dân số thế giới sau mỗi thập kỉ.
Lời giải:
a) Từ biểu đồ đoạn thẳng ở Hình 13, ta xác định được dân số thế giới cuối các năm 1959, 1969, 1979, 1989, 1999, 2009, 2019 lần lượt là: 2,98; 3,63; 4,38; 5,24; 6; 6,87; 7,71 (tỉ người).
Vậy ta có bẳng số liệu sau:
Cuối năm |
1959 |
1969 |
1979 |
1989 |
1999 |
2009 |
2019 |
Dân số (tỉ người) |
2,98 |
3,63 |
4,38 |
5,24 |
6 |
6,87 |
7,71 |
b) Số người tăng lên trên thế giới trong thập kỉ 1960 – 1969 là:
3,63 – 2,98 = 0,65 (tỉ người).
Tương tự như trên, ta xác định được số người tăng lên trên thế giới trong mỗi thập kỉ 1970 – 1979; 1980 – 1989; 1990 – 1999; 2000 – 2009; 2010 – 2019 lần lượt là: 0,75; 0,86; 0,76; 0,87; 0,84 (tỉ người).
Vậy số người tăng lên trên thế giới trong mỗi thập kỉ như sau:
• 1960 – 1969: 0,65 tỉ người;
• 1970 – 1979: 0,75 tỉ người;
• 1980 – 1989: 0,86 tỉ người;
• 1990 – 1999: 0,76 tỉ người;
• 2000 – 2009: 0,87 tỉ người;
• 2010 – 2019: 0,84 tỉ người.
c) Theo kết quả câu b) ta có: 0,65 < 0,75 < 0,76 < 0,84 < 0,86 < 0,87.
Vậy trong các thập kỉ trên, dân số thế giới tăng nhiều nhất trong thập kỉ 2000 – 2009 và tăng ít nhất trong thập kỉ 1960 – 1969.
d) Dựa vào biểu đồ đoạn thẳng ở Hình 13, ta thấy dân số thế giới sau mỗi thập kỉ đều tăng do đường gấp khúc có xu hướng đi lên.
Giải SBT Toán 7 trang 15 Tập 2
Bài 11 trang 15 SBT Toán 7 Tập 2:
b) Tính tổng giá trị nhập khẩu hàng hóa của nước ta trong năm 2020.
c) Tìm hai tháng mà nước ta có giá trị nhập khẩu hàng hóa nhiều nhất trong năm 2020.
d) Tìm hai tháng mà nước ta có giá trị nhập khẩu hàng hóa ít nhất trong năm 2020.
Lời giải:
a) Từ biểu đồ đoạn thẳng ở Hình 14, ta xác định được giá trị nhập khẩu hàng hóa ở nước ta theo từng tháng 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12 lần lượt là: 18,7; 18,8; 22,1; 18,8; 17,9; 20,6; 22,1; 22,7; 24,2; 24,2; 24,7; 27,9 (tỉ đô la Mỹ).
Vậy ta có bảng số liệu sau:
Tháng |
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
6 |
7 |
8 |
9 |
10 |
11 |
12 |
Số tiền (tỉ đô la Mỹ) |
18,7 |
18,8 |
22,1 |
18,8 |
17,9 |
20,6 |
22,1 |
22,7 |
24,2 |
24,2 |
24,7 |
27,9 |
b) Tổng giá trị nhập khẩu hàng hóa của nước ta trong năm 2020 là:
18,7 + 18,8 + 22,1 + 18,8 + 17,9 + 20,6 + 22,1 + 22,7 + 24,2 + 24,2 + 24,7 + 27,9 = 262,7 (tỉ đô la Mỹ).
c) Dựa vào bảng số liệu ở câu a) ta có:
17,9 < 18,7 < 18,8 < 20,6 < 22,1 < 22,7 < 24,2 < 24,7 < 27,9.
Vậy hai tháng mà nước ta có giá trị nhập khẩu hàng hóa nhiều nhất trong năm 2020 là tháng 11 (24,7 tỉ đô la Mỹ) và tháng 12 (27,9 tỉ đô la Mỹ) .
d) Hai tháng mà nước ta có giá trị nhập khẩu hàng hóa ít nhất trong năm 2020 là tháng 1 (18,7 tỉ đô la Mỹ) và tháng 5 (17,9 tỉ đô la Mỹ) .
Bài viết liên quan
- Giải Sách bài tập Toán 7 Cánh diều Bài 1: Thu thập, phân loại và biểu diễn dữ liệu
- Giải Sách bài tập Toán 7 Cánh diều Bài 2: Phân tích và xử lí số liệu
- Giải Sách bài tập Toán 7 Cánh diều Bài 4: Biểu đồ quạt tròn
- Giải Sách bài tập Toán 7 Cánh diều Bài 5: Biến cố trong một số trò chơi đơn giản
- Giải Sách bài tập Toán 7 Cánh diều Bài 6: Xác suất của biến cố ngẫu nhiên trong một số trò chơi đơn giản