Bài 1: Kĩ thuật chuyền cầu bằng mu bàn chân

Hoidap.vietjack.com trân trọng giới thiệu: lời giải bài tập Giáo dục thể chất lớp 10 Bài 1: Kĩ thuật chuyền cầu bằng mu bàn chân sách Cánh diều hay nhất, chi tiết giúp học sinh dễ dàng làm bài tập Giáo dục thể chất 10 Bài 1. Mời các bạn đón xem:

431


Giải bài tập Giáo dục thể chất 10 Bài 1: Kĩ thuật chuyền cầu bằng mu bàn chân

Bài 1 trang 47 Giáo dục thể chất 10: So sánh kĩ thuật tâng cầu bằng mu bàn chân, kĩ thuật giao cầu chính diện bằng mu bàn chân và kĩ thuật chuyền cầu bằng mu bàn chân.

Trả lời:

- Giống nhau:

+ Thực hiện các kĩ thuật với cầu bằng mu bàn chân

+ Tư thế chuẩn bị: Tay bên chân thuận cầm cầu, tay còn lại buông tự nhiên, mắt nhìn theo cầu

- Khác nhau:

Kĩ thuật tâng cầu bằng mu bàn chân

+ TTCB: Đứng chân trước chân sau chân thuận ở phía sau kiễng gót, trọng tâm dồn vào chân trước. Tay bên chân thuận cầm cầu, tay kia buông tự nhiên, mắt nhìn cầu.

+ Thực hiện: Tung cầu lên cao từ 20 – 30 cm, cách người từ 40 – 60 cm, di chuyển chân thuận từ sau ra trước, từ dưới lên trên, dùng mu bàn chân đá cầu lên cao theo phương thẳng đứng. Chân thuận tiếp xúc cầu khi cầu cách mặt đất từ 30 – 50 cm. Khi tiếp xúc cầu thân người, đùi, cẳng chân và bàn chân lần lượt tạo thành các góc vuông.

Hình 1: Minh họa kĩ thuật tâng cầu bằng mu bàn chân

Kĩ thuật giao cầu chính diện bằng mu bàn chân

+ TTCB: Đứng chân trước chân sau, chân thuận đặt phía sau, nửa trước bàn chân chống xuống đất và hơi xoay ra ngoài, chân trụ đặt phía trước, bàn chân vuông góc và cách đường biên ngang khoảng 20 cm, tay bên chân thuận cầm cầu, để cầu ngang thắt lưng, cách thân người từ 30 - 35 cm, mắt nhìn hướng giao cầu.

+ Thực hiện: Tung cầu cao ngang ngực, cách thân người từ 40 – 45 cm, chân trước làm trụ, chân sau lăng ra trước, từ dưới lên trên, mũi bàn chân duỗi thẳng, tiếp xúc cầu bằng mu bàn chân khi cầu cách mặt đất từ 30 – 40 cm rồi đột ngột dừng lại, thân người hơi ngả về trước

+ Kết thúc: Sau khi cầu rời chân, chân đá cầu bước về trước một bước và chuẩn bị cho động tác tiếp theo.

Hình 2. Kĩ thuật giao cầu thấp chân chính diện bằng mu bàn chân

Kĩ thuật chuyền cầu bằng mu bàn chân

+ TTCB: Hai chân đứng rộng bằng vai, hơi khuỵu gối, thân trên hơi ngả về trước, mắt quan sát đường cầu đến.

+ Thực hiện: Di chuyển tới vị trí thích hợp, chuyển trọng tâm sang chân không thuận, chân thuận di chuyển từ sau ra trước, khi cầu cách mặt đất từ 30 – 40 cm, cổ chân duỗi thẳng đá vào cầu. Vị trí tiếp xúc cầu ở 1/3 trước của mu bàn chân, mũi bàn chân hướng theo hướng chuyển cầu.

+ Kết thúc: Sau khi cầu rời chân, nhanh chóng thu về TTCB, quan sát đường cầu đến để thực hiện các động tác tiếp theo.

Hình 3. Kĩ thuật chuyền cầu bằng mu bàn chân

Bài 2 trang 47 Giáo dục thể chất 10: Chia số học sinh trong lớp thành các nhóm đều nhau (8 – 10 người/nhóm), mỗi nhóm sáng tạo một trò chơi vận động liên quan tới chuyền cầu.

Trả lời:

Các em tham khảo trò chơi sau:

- Trò chơi: Đội nào khéo hơn

+ Chuẩn bị: Chia số học sinh trong lớp thành các đội đều nhau, từng đội xếp theo vòng tròn. Mỗi đội một quả cầu

+ Cách chơi: Khi có hiệu lệnh bắt đầu, người cầm cầu sử dụng kĩ thuật giao cầu thấp chân chính diện bằng mu bàn chân cho đồng đội, sau đó cả đội sử dụng các kĩ thuật đỡ cầu, tâng cầu và chuyền cầu cho nhau. Đội nào có số lần rơi cầu ít nhất sẽ thắng cuộc.

Hình 1. Sơ đồ trò chơi “Đội nào khéo hơn”

Bài 3 trang 47 Giáo dục thể chất 10: Vận dụng kĩ thuật chuyền cầu bằng mu bàn chân vào các trò chơi vận động, phát triển thể lực và rèn luyện khả năng khéo léo.

Trả lời:

Các em tự vận dụng kĩ thuật chuyền cầu bằng mu bàn chân vào các trò chơi vận động, phát triển thể lực và rèn luyện khả năng khéo léo.

Hình 1. Kĩ thuật chuyền cầu bằng mu bàn chân

Các em tham khảo trò chơi sau:

- Trò chơi: Chọi cóc

+ Chuẩn bị: Chọn sân tập bằng phẳng, chia số học sinh trong lớp thành hai đội đều nhau. Đếm số riêng học sinh nam và học sinh nữ của các nhóm. Những học sinh nam (hoặc nữ) có mã số trùng nhau tạo thành một cặp.

+ Cách chơi: Học sinh ngồi xổm trên hai nửa bàn chân trên theo cặp, chân rộng bằng vai, lưng thẳng, hai bàn tay xoè rộng và giơ cao trước mặt, hai lòng bàn tay hướng ra phía trước. Khi có tín hiệu bắt đầu, hai người đối diện của từng cặp di chuyển linh hoạt bằng hai mũi bàn chân, hai bàn tay vừa tấn công, vừa phòng thủ sao cho không mất thăng bằng, không bị ngã. Trong khi tấn công, người nào bị ngã, chống tay, hoặc chạm gót xuống đất sẽ bị trừ điểm. Từng cặp thi đấu với nhau liên tục trong 2 – 3 phút, ai được nhiều điểm sẽ thắng. Đội nào có nhiều thành viên thắng ở cặp chơi hơn sẽ thắng cuộc

Hình 2. Sơ đồ trò chơi “Chọi cóc”

Bài viết liên quan

431