Bài 4: Kĩ thuật đánh cầu cao xa

Hoidap.vietjack.com trân trọng giới thiệu: lời giải bài tập Giáo dục thể chất lớp 10 Bài 4: Kĩ thuật đánh cầu cao xa sách Cánh diều hay nhất, chi tiết giúp học sinh dễ dàng làm bài tập Giáo dục thể chất 10 Bài 4. Mời các bạn đón xem:

410


Giải bài tập Giáo dục thể chất 10 Bài 4: Kĩ thuật đánh cầu cao xa

Bài 1 trang 48 Giáo dục thể chất 10: Trong thi đấu đơn môn Cầu lông, khi điểm số ghi được là chẵn thì VĐV giao cầu sẽ đứng ở vị trí nào bên phần sân của mình?

Trả lời:

Trong thi đấu đơn môn Cầu lông, khi điểm số ghi được là chẵn thì VĐV giao cầu sẽ đứng ở ô bên phải phần sân mình.

Bài 2 trang 48 Giáo dục thể chất 10: Hãy so sánh kĩ thuật đánh cầu cao xa và kĩ thuật đánh cầu cao thuận tay.

Trả lời:

Giống nhau: Ở tư thế chuẩn bị, 2 chân của 2 kỹ thuật đều đứng song song.

Khác nhau:

Kĩ thuật đánh cầu cao xa

Kĩ thuật đánh cầu cao thuận tay

- Khi cầu đến, thân người xoay sang bên tay thuận; Tay thuận đưa vợt từ trước lên trên ra sau

- Khi tiếp xúc với cầu, mặt vợt hơi ngửa, vị trí tiếp xúc đánh cầu thẳng trên đỉnh đầu và ở điểm cao nhất có thể với được.

- Kết thúc: thân người hơi ngả về hướng cầu được đánh đi.

- Khi cầu đến, thân người hơi nghiêng sang bên tay thuận; Tay thuận cầm vợt đưa lên cao ra sau.

- Mặt vợt tiếp xúc cầu ở vị trí chếch trên cao, bên tay thuận và cách đầu khoảng 1m


- Kết thúc: thân người hướng theo hướng cầu được đánh đi

Bài 3 trang 48 Giáo dục thể chất 10: Vận dụng kĩ thuật đánh cầu cao xa vào hoạt động tập luyện hằng ngày để phát triển sức khỏe và khả năng khéo léo.

Trả lời:

- Các em tự vận dụng kĩ thuật đánh cầu cao xa vào hoạt động tập luyện hằng ngày để phát triển sức khỏe và khả năng khéo léo.

Hình 1. Kĩ thuật đánh cầu cao xa

- Một số bài luyện tập:

+ Mô phỏng kĩ thuật đánh cầu cao xa.

+ Tại chỗ đánh cầu cao xa theo các hướng khác nhau không có lưới.

+ Di chuyển đánh cầu cao xa theo các hướng khác nhau.

+ Đánh cầu qua lại không có lưới.

+ Đánh cầu cao xa vào ô quy định.

- Các em tham khảo một số trò chơi sau đây để phát triển sức nhanh và khả năng khéo léo:

* Trò chơi: Đánh cầu qua lại tiếp sức

- Chuẩn bị: Chia số học sinh trong lớp thành các đội đều nhau, xếp theo hàng dọc đứng ở sau vạch giới hạn, hai vạch giới hạn cách nhau từ 10 – 12 m, mỗi người cảm một chiếc vợt cầu lông.

- Cách chơi: Khi có hiệu lệnh bắt đầu, lần lượt từng thành viên của mỗi đội di chuyển lên trước thực hiện đánh cầu cao xa qua vạch giới hạn sang phía đối phương, sau đó di chuyển về cuối hàng để người tiếp theo thực hiện lượt chơi. Trò chơi tiến hành liên tục từ 3 - 5 phút. Đội nào có số lần thực hiện thành công nhiều nhất sẽ thắng cuộc.

Hình 2. Sơ đồ trò chơi “Đánh cầu qua lại tiếp sức”

* Trò chơi: Nhanh khéo

- Chuẩn bị:

+ Chia số học sinh trong lớp thành các đội đều nhau, xếp theo hàng dọc đứng ở sau đường biên ngang

+ Vẽ các ô hình chữ nhật có kích thước 1 × 1,5 m ở các vị trí trên sân.

- Cách chơi:

Khi có hiệu lệnh bắt đầu, lần lượt từng thành viên của mỗi đội di chuyển vào khu vực trung tâm của sân, liên tục di chuyển qua các vị trí theo thứ tự từ ô số 1 đến ô số 4. Tại vị trí số 1 và số 2 thực hiện một lần kĩ thuật đánh cầu thấp tay; tại vị trí số 3 và số 4 thực hiện một lần kĩ thuật đánh cầu cao tay. Sau đó, di chuyển về cuối hàng để người tiếp theo thực hiện lượt chơi. Thực hiện liên tục cho tới khi tất cả các thành viên của đội hoàn thành lượt chơi. Đội nào hoàn thành trước sẽ thắng cuộc. 

Chú ý: Người chơi phải di chuyển về vị trí trung tâm trước khi di chuyển tới các ô đánh số thứ tự và trước khi kết thúc lượt chơi.

Hình 3. Sơ đồ trò chơi “Nhanh khéo”

Bài viết liên quan

410