Bài 1: Lịch sử môn bóng đá, kĩ thuật di chuyển và kĩ thuật đá bóng bằng lòng bàn chân

Hoidap.vietjack.com trân trọng giới thiệu: lời giải bài tập Giáo dục thể chất lớp 10 Bài 1: Lịch sử môn bóng đá, kĩ thuật di chuyển và kĩ thuật đá bóng bằng lòng bàn chân sách Cánh diều hay nhất, chi tiết giúp học sinh dễ dàng làm bài tập Giáo dục thể chất 10 Bài 1. Mời các bạn đón xem:

274


Giải bài tập Giáo dục thể chất 10 Bài 1: Lịch sử môn bóng đá, kĩ thuật di chuyển và kĩ thuật đá bóng bằng lòng bàn chân

Vận dụng

Bài 1 trang 22 Giáo dục thể chất 10: Hãy nêu sự khác nhau về tư thế thân người trong kĩ thuật chạy đổi hướng và kĩ thuật chạy tiến.

Trả lời:

- Tư thế thân người trong kĩ thuật chạy tiến:

+ TTCB: Đứng chân trước chân sau, thân người hơi ngả về trước, hai tay thả lỏng tự nhiên.

+ Thực hiện: Khi chạy, hạ thấp trọng tâm, ngực hướng về phía trước, bước chạy ngắn, hai tay đánh rộng sang hai bên để giữ thăng bằng, mắt quan sát.

Giáo dục thể chất 10 Bài 1: Lịch sử môn bóng đá, kĩ thuật di chuyển và kĩ thuật đá bóng bằng lòng bàn chân - Bóng đá 10 Cánh diều (ảnh 1)

Hình 1. Kĩ thuật chạy tiến

- Tư thế thân người trong kĩ thuật chạy đổi hướng

+ Thực hiện: Khi muốn chạy đổi hướng sang bên nào thì chân nghịch với hướng di chuyển, dùng cạnh trong nửa trước bàn chân đạp mạnh đất, chân kia bước chếch dài về hướng cần di chuyển. Sau đó, chân đạp đất nhanh chóng bước lên chạy nhanh về phía trước.

Giáo dục thể chất 10 Bài 1: Lịch sử môn bóng đá, kĩ thuật di chuyển và kĩ thuật đá bóng bằng lòng bàn chân - Bóng đá 10 Cánh diều (ảnh 1)

Hình 2. Kĩ thuật chạy đổi hướng

Bài 2 trang 22 Giáo dục thể chất 10: Vận dụng kĩ thuật đá bóng bằng lòng bàn chân vào các trò chơi vận động, vui chơi và tập luyện hằng ngày.

Trả lời:

Giáo dục thể chất 10 Bài 1: Lịch sử môn bóng đá, kĩ thuật di chuyển và kĩ thuật đá bóng bằng lòng bàn chân - Bóng đá 10 Cánh diều (ảnh 1)

Hình 1. Kĩ thuật đá bóng bằng lòng bàn chân

Một số trò chơi vận động:

- Trò chơi: Đuổi bắt

+ Chuẩn bị:

Cử ra hai nhóm học sinh: Nhóm A – Nhóm đuổi, gồm 2 – 3 người; Nhóm B – Nhóm chạy trốn, gồm 8 – 10 người.

Chuẩn bị 2 – 3 quả bóng cho nhóm chạy trốn.

+ Cách chơi:

Khi có hiệu lệnh bắt đầu, các thành viên của nhóm B di chuyển chạy trốn và dùng tay chuyền bóng cho nhau, các thành viên nhóm A chạy đuổi bắt bằng cách chạm tay vào thành viên không giữ bóng của nhóm B. Người giữ bóng sẽ không bị bắt. Thành viên của nhóm B khi bị bắt sẽ trở thành người của nhóm A và làm nhiệm vụ đuổi bắt, còn người kia sẽ trở thành người của nhóm B chạy trốn. Tiến hành trò chơi trong khoảng thời gian từ 5 – 10 phút.

Giáo dục thể chất 10 Bài 1: Lịch sử môn bóng đá, kĩ thuật di chuyển và kĩ thuật đá bóng bằng lòng bàn chân - Bóng đá 10 Cánh diều (ảnh 1)

Hình 2. Trò chơi “Đuổi bắt”

- Trò chơi: Đá bóng trúng đích

+ Chuẩn bị:

Chia số học sinh trong lớp thành các đội đều nhau, xếp theo hàng dọc cách đích từ 10 – 15m (đích là 5 – 6 quả bóng đặt cố định như H.3).

+ Cách chơi:

Khi có hiệu lệnh bắt đầu, lần lượt từng thành viên của mỗi đội sử dụng kĩ thuật đá bóng bằng lòng bàn chân thực hiện đá bóng trúng đích (H.3). Mỗi lần đá trúng đích được tính 1 điểm. Mỗi lượt chơi chỉ được đá một lần. Hết thời gian quy định, đội nào được nhiều điểm nhất sẽ thắng cuộc.

Giáo dục thể chất 10 Bài 1: Lịch sử môn bóng đá, kĩ thuật di chuyển và kĩ thuật đá bóng bằng lòng bàn chân - Bóng đá 10 Cánh diều (ảnh 1)

Hình 3. Trò chơi “Đá bóng trúng đích”

Bài viết liên quan

274