Bài 2: Phối hợp một số kĩ thuật cơ bản và thi
Hoidap.vietjack.com trân trọng giới thiệu: lời giải bài tập Giáo dục thể chất lớp 10 Bài 2: Phối hợp một số kĩ thuật cơ bản và thi đấu sách Cánh diều hay nhất, chi tiết giúp học sinh dễ dàng làm bài tập Giáo dục thể chất 10 Bài 2. Mời các bạn đón xem:
Giải bài tập Giáo dục thể chất 10 Bài 2: Phối hợp một số kĩ thuật cơ bản và thi đấu
Vận dụng
Bài 1 trang 60 Giáo dục thể chất 10: Mỗi đội thi đấu trong bóng rổ có tối đa bao nhiêu VĐV được quyền thi đấu? Có tối đa bao nhiêu VĐV dự bị và trong quá trình thi đấu có bao nhiêu VĐV chính thức thi đấu ở trên sân?
Trả lời:
- Mỗi đội bóng có không quá 12 thành viên được quyền thi đấu, bao gồm 1 đội trưởng.
- Trong thời gian thi đấu, một thành viên của đội bóng:
+ Là một VĐV chính thức khi VĐV đó ở trên sân thi đấu và được quyền thi đấu.
+ Là một VĐV dự bị khi VĐV đó không ở trên sân thi đấu nhưng được quyền thi đấu.
+ Là một VĐV không còn quyền thi đấu tiếp khi VĐV đó đã phạm 5 lỗi cá nhân.
- Trong thời gian thi đấu, mỗi đội có 5 VĐV thi đấu trên sân và có thể thay người.
- Một đội có thể thay một hay nhiều VĐV khi có cơ hội thay người. Các VĐV có thể thay ra hoặc thay vào nhiều lần nhưng phải tuân thủ các quy định của Luật Thay người.
Bài 2 trang 60 Giáo dục thể chất 10: Mỗi VĐV bóng rổ trong quá trình thi đấu thay ra hoặc thay vào tối đa bao nhiêu lần?
Trả lời:
- Trong thời gian thi đấu, mỗi đội có 5 VĐV thi đấu ở trên sân và có thể thay người.
- Một đội có thể thay một hoặc nhiều VĐV khi có cơ hội thay người. Các VĐV có thể thay ra hoặc thay vào nhiều lần nhưng phải tuân thủ các quy định của Luật Thay người, cụ thể:
+ VĐV dự bị trở thành VĐV chính thức và VĐV chính thức trở thành VĐV dự bị khi trọng tài ra kí hiệu cho VĐV dự bị vào sân thi đấu.
+ Trong thời gian hội ý hoặc trong thời gian nghỉ giữa trận đấu, VĐV dự bị yêu cầu thay người với bàn thư kí.
Bài 3 trang 60 Giáo dục thể chất 10: Vận dụng các bài tập phối hợp vào thi đấu môn Bóng rổ, các trò chơi vận động để rèn luyện kĩ thuật động tác, nâng cao khả năng phối hợp nhóm, đồng đội.
Trả lời:
Các em tham khảo một số bài tập sau:
- Tập phối hợp kĩ thuật tại chỗ chuyền, bắt bóng hai tay trước ngực với kĩ thuật tại chỗ ném rổ một tay trên cao.
Hình 1. Sơ đồ luyện phối hợp kĩ thuật tại chỗ chuyền, bắt bóng hai tay trước ngực với kĩ thuật tại chỗ ném rổ một tay trên cao.
- Tập phối hợp kĩ thuật di chuyển với kĩ thuật bắt bóng hai tay trước ngực thực hiện hai bước ném rổ một tay trên cao:
+ Phối hợp kĩ thuật chạy nghiêng với kĩ thuật bắt bóng hai tay trước ngực thực hiện hai bước ném rổ một tay trên cao.
+ Phối hợp kĩ thuật chạy biến hướng với kĩ thuật bắt bóng hai tay trước ngực thực hiện hai bước ném rổ một tay trên cao.
- Tập phối hợp kĩ thuật dẫn bóng biến hướng đổi tay trước mặt với kĩ thuật hai bước ném rổ một tay trên cao:
+ Dẫn bóng thẳng kết hợp dẫn bóng biến hướng đổi tay trước mặt thực hiện hai bước ném rổ một tay trên cao: Dẫn bóng thẳng tới cọc mốc, sau đó thực hiện dẫn bóng biến hướng vượt qua cọc mốc rồi thực hiện hai bước ném rổ một tay trên cao. Tập luyện cá nhân hoặc theo nhóm.
+ Dẫn bóng biến hướng đổi tay trước mặt thực hiện hai bước ném rổ một tay trên cao.
Một số bài tập thi đấu:
+ Thi đấu 2 -2: Chia số học sinh trong lớp thành các đội, mỗi đội 2 người, tổ chức thi đấu trên nửa sân như sơ đồ hình 2.
Hình 2. Sơ đồ thi đấu 2 - 2
Yêu cầu: Vận dụng các bài tập phối hợp đã học. Tập luyện theo nhóm.
+ Thi đấu 3 – 3: Chia số học sinh trong lớp thành các đội, mỗi đội 3 người, tổ chức thi đấu trên nửa sân như sơ đồ hình 3.
Hình 3. Sơ đồ thi đấu 3 - 3
Yêu cầu: Tích cực di chuyển và vận dụng các bài tập phối hợp đã học. Tập luyện theo nhóm.
+ Thi đấu 5 – 5: Chia số học sinh trong lớp thành các đội, mỗi đội 5 người, tổ chức thi đấu giữa các đội. Mỗi trận đấu từ 5 – 10 phút (Hình 4).
Hình 4. Sơ đồ thi đấu 5 - 5
Yêu cầu:
• Vận dụng các kĩ thuật và bài tập phối hợp đã học vào thi đấu.
• Áp dụng các quy định trong thi đấu môn Bóng rổ đã học.
- Trò chơi phát triển khả năng khéo léo và phối hợp nhóm:
+ Trò chơi: Đội nào nhanh hơn
• Chuẩn bị: Chia số học sinh trong lớp thành hai đội đều nhau, mỗi đội xếp thành hai hàng dọc đứng ở cuối sân, hàng số 1 cầm bóng như sơ đồ hình 5.
Hình 5. Sơ đồ trò chơi “Đội nào nhanh hơn”
• Cách chơi: Khi có hiệu lệnh bắt đầu lần lượt từng cặp của hai đội di chuyển chuyển, bắt bóng với tốc độ nhanh tới đường giữa sân. Sau đó, người ở hàng số (1) dẫn bóng thẳng về hướng rổ, phán đoán tốc độ di chuyển và chuyển bóng cho người ở hàng số (2), sau đó nhanh chóng di chuyển về cuối sân. Người ở hàng số 2) bắt bỏng chuyển tới từ người ở hàng số (1) và thực hiện dẫn bóng hai bước ném rổ một tay trên cao. Sau đó cầm bóng di chuyển về cuối hàng (Hình 5). Khi bóng vào rổ, cặp tiếp theo bắt đầu lượt chơi. Đội nào hoàn thành trước sẽ thắng cuộc.
Lưu ý: Nếu bóng không vào rổ ở lần đầu tiên, thực hiện tại chỗ ném rổ cho tới khi bóng vào rổ thì cặp tiếp theo mới được bắt đầu lượt chơi.
+ Trò chơi: Ném rổ nhanh
• Chuẩn bị: Chia số học sinh trong lớp thành hai đội đều nhau, mỗi đội có hai người và một quả bóng như sơ đồ hình 6.
• Cách chơi: Mỗi đội cử một người làm nhiệm vụ chuyền bóng, người còn lại ném rổ ở khoảng cách từ 3 - 5 m. Khi có hiệu lệnh bắt đầu, người hỗ trợ liên tục nhặt bóng và chuyền cho người kia ném rổ cho tới khi hoàn thành đủ số lần ném vào rổ theo quy định (từ 3 – 5 lần bóng vào rổ). Sau đó hai người đổi vị trí (H.6). Đội hoàn thành số lần ném bóng vào rổ trước sẽ thắng cuộc.
Hình 6. Sơ đồ trò chơi “Ném rổ nhanh”