Nêu ý nghĩa của chi tiết kì ảo trong tác phẩm Chuyện người con gái Nam Xương.
Bộ tài liệu Văn mẫu lớp 9 gồm 500 bài văn mẫu hay nhất, đầy đủ nhất. Dưới đây là bài văn mẫu Cảm nhận về bài: Nêu ý nghĩa của chi tiết kì ảo trong tác phẩm Chuyện người con gái Nam Xương. ngữ văn lớp 9 được biên soạn mới nhất giúp các bạn học sinh học tốt môn văn 9 hơn.
Nêu ý nghĩa của chi tiết kì ảo trong tác phẩm Chuyện người con gái Nam Xương.
A/ Dàn ý chi tiết
1. Mở bài
- Giới thiệu tác giả Nguyễn Dữ và tác phẩm Chuyện người con gái Nam Xương
+ Nguyễn Dữ là người Hải Dương, sống ở thế kỉ thứ XVI
+ Chuyện người con gái Nam Xương là câu chuyện thứ 16 trong 20 câu chuyện được Nguyễn Dữ ghi chép lại trong cuốn Truyền kì mạn lục.
- Dẫn dắt vấn đề: truyện có nhiều yếu tố kì ảo, đặc biệt là đoạn cuối câu truyện
2.Thân bài
- Các yếu tố kì ảo trong truyện:
+ Vũ Nương được Linh Phi, vợ vua Nam Hải, cứu về sống ở thủy cung
+ Khi Phan Lang nằm mộng, thả con rùa và lạc vào động Rùa của Linh Phi, được đãi yến tiệc và gặp Vũ Nương, người cùng làng đã chết oan, được sứ giả Xích Hỗn do Linh Phi đưa về
+ Vũ Nương trở về dương thế
+ Yếu tố kì ảo đặc sắc nhất của tác phẩm là hình ảnh Vũ Nương hiện ra khi Trương Sinh lập đàn giải oan ở bến Hoang Giang: lung linh huyền ảo với kiệu hoa, võng lọng rực rỡ lúc ẩn lúc hiện rồi loáng thoáng mờ nhạt dần.
+ Các yếu tố kì ảo được trình bày đan xen với những chi tiết thực (địa danh, sự kiện, lịch sử) làm tăng thêm sự gần gũi với đời thực, thêm tính thuyết phục.
- Ý nghĩa các yếu tố kì ảo
+ Tạo ra kết thúc có hậu, mang đặc trưng của thể loại: ước nguyện của nhân dân “ở hiền gặp lành”, “bị oan sẽ được giải oan”,…
+ Tô đậm bản chất tốt đẹp của Vũ Nương (nặng tình, nặng nghĩa, quan tâm đến chồng con, trọng danh dự, nhân phẩm…)
+ Tạo kịch tính, tố cáo xã hội Phong Kiến nam quyền bất công buộc con người mà nhất là người phụ nữ phải chết oan ức, không có chỗ đứng của người lương thiện.
+ Lòng nhân đạo cảu tác giả: hạnh phúc không có trong ảo ảnh hay thế giới bên kia, hạnh phúc chỉ có ở đời thực trần gian và con người cần phải biết trân trọng và giữ gìn nó.
3.Kết bài
- Khẳng định lại các vấn đề: các yếu tố kì ảo đã góp phần làm cho câu chuyện thêm hay, kịch tính, khắc họa rõ tính cách nhân vật.
- Lòng nhân đạo của tác giả: thông cảm, trân trọng, bảo vệ,…
B/ Sơ đồ tư duy
C/ Bài văn mẫu
Nêu ý nghĩa của chi tiết kì ảo trong tác phẩm – mẫu 1
“Chuyện người con gái Nam Xương” là truyền thứ 16, có nguồn gốc từ một truyện cổ tích Việt Nam có tên là “Vợ chàng Trương”. So với truyện cổ tích “Vợ chàng Trương”, “Chuyện người con gái Nam Xương” phức tạp hơn về tình tiết và sâu sắc hơn về cảm hứng nhân văn. Trong đó, các chi tiết kì ảo cũng góp phần thể hiện nội dung ý nghĩa truyện vô cùng đặc sắc.
Yếu tố kì ảo không có trong toàn bộ câu chuyện mà chỉ hiện lên tập trung, đậm nét trong cái kết mới mà Nguyễn Dữ sáng tạo nên. Các chi tiết kì ảo trong truyện làm cho tác phẩm trở nên li kì, hấp dẫn hơn. Trong tác phẩm, tác giả xây dựng 3 chi tiết kì ảo. Thứ nhất là Phan Lang đêm nằm mộng thấy có người xin chàng thả rùa xanh mà chàng vừa bắt được (Linh phi hóa thân). Chi tiết thứ hai, Vũ Nương và Phan lang được Linh Phi cứu sống và cho ở nơi động rùa dưới thủy cung. Sau đó, Phan Lang được hồi sinh và trở về trần gian. Thứ ba, linh hồn Vũ Nương trở về trên bến sông khi Trương Sinh lập đàn giải oan, nàng nói vài lời tỏ minh rồi từ từ biến mất trong sương khói mịt mờ.
Tuyến truyện về Phan Lang với các chi tiết về Linh phi, thuỷ cung, cuộc gặp gỡ của Phan Lang và Vũ Nương, hình ảnh Vũ Nương đi kiệu hoa hiện về trên bến Hoàng Giang… là những sáng tạo của Nguyễn Dữ so với cốt truyện dân gian Vợ chàng Trương. Trước hết, những chi tiết này đã phủ lên câu chuyện một lớp sương mờ hư ảo, kì quái, đậm chất dân gian, làm cho câu chuyện trở nên lung linh kì ảo, tạo nên sự tò mò, hấp dẫn, lôi cuốn cho người đọc. Cách kết cấu này cũng phức tạp và hấp dẫn hơn cách kết cấu của truyện cổ tích. Các chi tiết kì ảo có vai trò thúc đẩy kết cấu truyện phát triển, giúp nhà văn triển khai được câu chuyện và đạt được mục đích nghệ thuật của mình. Việc nhờ có phép màu của Linh Phi mà Vũ Nương và Phan Lang được cứu sống để tiếp tục thực hiện các nhiệm vụ sự đó. Phan Lang có thể trở về báo cho Trương Sinh biết sự việc, Vũ Nương có thể trở về giải oan trên bến sông.
Các chi tiết kì ảo góp phần hoàn thiện tính cách và nhân phẩm của nhân vật. Vũ Nương trở về trực tiếp nói lời từ biệt cuối cùng. Nàng hãy còn lưu luyến trần gian nhưng nàng không trở về được nữa vì thế gian này đâu còn chỗ nào để người hiền lành, thủy chung và đức hạnh như nàng dung thân được nữa. Trương Sinh vì thế mà cũng tỏ ra là người biết hối lỗi, khát khao hạnh phúc trong muộn màng. Nguyễn Dữ đã thành công trong việc sử dụng, sắp xếp hài hoà giữa yếu tố kì ảo và hiện thực. Các yếu tố kì ảo được đưa vào xen kẽ với những yếu tố thực vể địa danh, về thời điểm lịch sử, nhân vật và sự kiện lịch sử, những chi tiết thực vể trang phục của các mĩ nhân, về tình cảnh nhà Vũ Nương không người chăm sóc sau khi nàng mất… làm cho thế giới kì ảo lung linh, mơ hồ trở nên gần với cuộc đời thực, làm tăng độ tin cậy, khiến người đọc không cảm thấy ngỡ ngàng.
Các chi tiết kì ảo làm tăng thêm giá trị hiện thực và nhân đạo cho tác phẩm. Đó là tiếng nói bênh vực con người, là minh chứng cho đạo lý ở hiền gặp lành của nhân gian.Hình ảnh thuỷ cung nguy nga tráng lệ tượng trưng cho một thế giới tuyệt mĩ, hạnh phúc mà người phụ nữ nết na, giàu phẩm hạnh được sống xứng đáng. Chi tiết này thể hiện ước mơ thầm kín của Nguyễn Dữ trong việc “tích thiện phùng thiện”: Vũ Nương ở hiển, chịu đau khổ tủi nhục nhưng rồi sẽ được đền đáp xứng đáng. Chi tiết này cũng giúp hoàn thiện tính cách của Vũ Nương, làm hoàn chỉnh thêm nét đẹp vốn có của nàng: nặng tình, nặng nghĩa, quan tầm đến chồng con, phẩn mộ tổ tiên, khao khát được phục hồi danh dự.
Cách kết thúc truyện – Vũ Nương hiện về đẹp lộng lẫy, huyền ảo rồi biến mất,thể hiện ước mơ về công bằng của người phụ nữ và cũng là của chính tác giả: Vũ Nương được giải oan, sống trong nhung lụa giàu có và được bất tử nơi thuỷ cung.
Chi tiết kì ảo cuối truyện làm cho người đọc nghĩ về một cái kết có hậu nhưng thực ra nó ẩn chứa bi kịch bên trong. Vũ Nương trở về mà vẫn xa cách giữa dòng bởi nàng và chồng con vẫn âm dương chia hai đôi ngả, hạnh phúc vĩnh viễn rời xa. Hạnh phúc gia đình, thiên chức làm mẹ của Vũ Nương đã mã mãi bị tước đoạt. Tác giả đưa người đọc vào giấc chiêm bao rồi lại kéo chúng ta sực tỉnh giấc mơ để trở vê’ cõi thực, rằng Vũ Nương không thể trở về hưởng hạnh phúc nơi dương gian được nữa. Sự ân hận muộn màng của người chồng hay đàn tràng giải oan đều không cứu vãn được hạnh phúc cho người phụ nữ. Đây là lời cảnh tỉnh của tác giả. Nó để lại dư vị ngậm ngùi trong lòng người đọc và là bài học thấm thìa về giữ gìn hạnh phúc gia đình. Nguyễn Dữ đã sáng tạo các yếu tố kì ảo để giải oan cho Vũ Nương, thể hiện ước mơ công bằng cho người bất hạnh, đồng thời làm hoàn thiện thêm vẻ đẹp trong nhân cách của Vũ Nương. Các chi tiết kì ảo cũng tăng thêm tính chất bi thương cho câu chuyện: Vũ Nương chỉ có thể được giải oan chứ không thể trở về sống hạnh phúc với chổng, nàng cũng mãi mãi không thể gặp con. Nàng chỉ có thể tìm thấy hạnh phúc ở thế giới bên kia chứ không có trong đời thực. Cách kết thúc truyện đã phơi bày hiện thực và thể hiện nỗi xót xa, đau đớn của Nguyễn Dữ khi hiểu được bi kịch của những người phụ nữ trong xã hội phong kiến. Chế độ nam quyền, thói hồ đồ của người chổng trong gia đình, chiến tranh phi nghĩa của các tập đoàn phong kiến… đã gây ra bi kịch cho người phụ nữ.
Nghệ thuật kể chuyện hấp dẫn, có sự kết hợp giữa tự sự và biểu cảm (trong lời nói của Vũ Nương khi dặn dò chồng, nỗi nhớ khi xa chổng, lời minh oan và tuyệt vọng đẩy xót xa cay đắng của nàng…) cùng với việc sử dụng nhiều điển tích, điển cố, thành ngữ… làm nên một áng văn xuôi tự sự giàu cảm xúc, giàu hình ảnh, sống mãi với thời gian. Tuy có những phẩm chất tâm hồn đáng quý nhưng Vũ Nương đã phải chịu một số phận cay đắng,oan nghiệt. Nghịch lí ấy tự nó đã là tiếng nói tố cáo xã hội phong kiến bất công phi lí đương thời chà đạp lên nhan phẩm và hạnh phúc của con người.
Xây dựng hình tượng Vũ Nương, một mặt nhà văn ngợi ca những phẩm chất tâm hồn đáng quý của người phụ nữ, mặt khác thể hiện thái độ cảm thông thương xót cho số phận bất hạnh của họ và cực lực lên án xã hội phong kiến đương thời bất công, phi lí chà đạp, rẻ rúng con người đặc biệt là người phụ nữ. Các chi tiết kì ảo không những đã phủ một lớp mờ lên câu chuyện, giúp cho nhà văn dễ dàng thể hiện nội dung mà còn thể hiện sâu sắc tấm lòng yêu thương con người, bệnh vực thân phận người phụ nữ và mong muốn họ có được một cuộc sống tốt đẹp của nhà văn. Bởi thế, Chuyện người con gái Nam Xương giống như một sự phản kháng của nhà văn đối với thực tại xã hội đương thời.
Nêu ý nghĩa của chi tiết kì ảo trong tác phẩm – mẫu 2
Chuyện người con gái Nam Xương phỏng theo cổ tích Vợ chồng Trương, song có sức hấp dẫn và lôi cuốn hơn nhiều. Bởi dưới ngòi bút sáng tạo nghệ thuật của Nguyễn Dữ, nhân vật hiện lên có đời sống, có tính cách rõ rệt. Và hơn thế nữa, những chi tiết kì ảo được xây dựng ở phần hai của truyện còn tạo nên sức hấp dẫn và những giá trị mới cho áng “thiên cổ kì bút”
Câu chuyện ở trần gian đã chấm dứt, tác giả mở tiếp câu chuyện ở thế giới thần linh. Sức hấp dẫn của đoạn truyện này, chủ yếu là ở những yếu tố hoang đường, kì ảo: Phan Lang nằm mộng thấy người con gái áo xanh xin tha mạng, rồi thả Rùa mai xanh; Phan Lang lạc vào động Rùa của Linh Phi, được đãi tiệc và gặp Vũ Nương; chuyện Vũ Nương được tiên rẽ nước cứu mạng đưa về thủy cung; Phan Lang được sứ giả Xích Hỗn rẽ nước đưa về dương thế; hình ảnh Vũ Nương hiện ra sau khi Trương Sinh lập đàn giải oan. Dù đó chỉ là những yếu tố hoang đường nhưng người đọc vẫn cảm thấy gần gũi và chân thực bởi tác giả đã khéo léo kết hợp với những yếu tố thực về địa danh, về thời điểm lịch sử, sự kiện và nhân vật lịch sử, những chi tiết về trang phục của các mĩ nhân và Vũ Nương; câu chuyện của Phan Lang về tình cảnh nhà Vũ Nương sau khi nàng mất. Sự đan xen giữa yếu tố thực và những chi tiết kì ảo khiến câu chuyện có một sức hấp dẫn và làm thỏa mãn tâm thiện của người đọc. Bởi vì, những yếu tố kỳ ảo có ý nghĩa hoàn chỉnh thêm nét đẹp của nhân vật Vũ Nương. Dù ở thế giới khác, nàng vẫn nặng tình với cuộc đời, vẫn quan tâm đến chồng con, phần mộ tổ tiên, vẫn thương nhớ quê nhà. Khi nghe Phan Lang nói về tình cảnh quê nhà, nàng ứa nước mắt khóc, rồi quả quyết đổi giọng mà rằng:
Có lẽ, không thể gửi hình ẩn bóng ở đây mãi được, để mang tiếng xấu xa. Và chàng, ngựa Hổ gầm gió bắc, chim Việt đậu cành Nam. Cảm vì nỗi ấy, tôi tất phải tìm về có ngày. Và dù không còn là con người của trần gian, nàng vẫn còn đó nỗi đau oan khuất, vẫn khát khao được phục hồi danh dự: “Nhờ nói hộ với chàng Trương, nếu còn nhớ chút tình xưa nghĩa cũ, xin lập đàn giải oan ở bến sông, đốt cây đèn thần chiếu xuống nước, tôi sẽ trở về.”
Bên cạnh đó, những yếu tố kì ảo còn tạo nên một kết thúc có hậu cho tác phẩm. Nó thể hiện ước mơ ngàn đời của nhân dân ta về lẽ công bằng: người tốt dù có trải qua bao oan khuất, cuối cùng cũng được đền trả xứng đáng, cải thiện bao giờ cũng chiến thắng. Tuy vậy, kết thúc có hậu vẫn không làm giảm đi tính bi kịch của tác phẩm. Vũ Nương trở về nhưng chỉ thoắt ẩn thoắt hiện giữa dòng sông. Sau lời tạ từ đầy ngậm ngùi: “Đa tạ tình cành, thiếp chẳng trở về nhân gian được nữa”, “trong chốc lát, bóng nàng loang loáng mờ nhạt dần và biến mất”. Nàng không thể trở lại trần gian, thực ra đâu phải chỉ vì cái nghĩa với Linh Phi mà chủ yếu là nàng chẳng còn gì để trở về. Đàn giải oan chỉ là một chút an ủi cho người bạc phận chứ không thể làm sống lại tình xưa. Nỗi oan đã được giải nhưng hạnh phúc thật sự đâu có thể tìm lại được nữa. Dự dứt áo ra đi cả Vũ Nương biểu hiện thái độ phê phán đối với xã hội bất công bấy giờ, xã hội mà ở đó người phụ nữ không thể có hạnh phúc. Điều đó càng khẳng định niềm thương cảm của tác giả đối với số phận của người phụ nữ trong chế độ phong kiến.
Trong các câu chuyện cổ tích, người đọc thường gặp những kết thúc có hậu. Đó là cô Tấm trở về ngôi Hoàng Hậu, sống một cuộc sống hạnh phúc; Thạch Sanh trở thành hoàng tử; Sọ Dừa trở thành trạng Nguyên… Kết thúc trong Chuyện người con gái Nam Xương cũng kết thúc có hậu nhưng mang dáng dấp bi kịch. So với truyện dân gian, kết thúc truyện của Nguyễn Dữ cũng làm tăng thêm sự trừng phạt đối với Trương Sinh. Vũ Nương không trở về, Trương Sinh càng phải cắn rứt ân hận vì lỗi lầm của mình. Bản thân chàng Trương phải chịu trách nhiệm về hành động ghen tuông mù quáng của mình. Đó là một sự trả giá tất yếu. Như vậy, yếu tố kì ảo trong chuyện không chỉ giúp hoàn chỉnh thêm nghệ thuật xây dựng truyện đặc sắc của Nguyễn Dữ mà còn mang một giá trị nhân văn sâu sắc.
Nêu ý nghĩa của chi tiết kì ảo trong tác phẩm – mẫu 3
Nguyễn Dữ là một gương mặt tiêu biểu điển hình cho nền văn học trung đại Việt Nam ở thế kỉ thứ XVI. Mặc dù, sự nghiệp sáng tác văn chương của Nguyễn Dữ chỉ vẻn vẹn có tập truyện "Truyền kì mạn lục" nhưng tập truyện lại có một vị trí đặc biệt, được đánh giá là "thiên cổ kì bút" (bút lạ nghìn đời), "là áng văn hay của bậc đại gia". Đây là tập truyện viết bằng chữ Hán, khai thác các truyện cổ dân gian và các truyền thuyết lịch sử, dã sử Việt Nam. "Chuyện người con gái Nam Xương" là thiên thứ 16, trong tổng số 20 truyện của "Truyền kì mạn lục". Thông qua bi kịch Vũ Nương, truyện thể hiện niềm cảm thương đối với số phận oan nghiệt của người phụ nữ Việt Nam dưới chế độ phong kiến, đồng thời khẳng định vẻ đẹp truyền thống của họ. Tác phẩm là một áng văn độc đáo, đánh dấu sự thành công về nghệ thuật dựng truyện; khắc họa miêu tả nhân vật và sự kết hợp giữa tự sự với trữ tình, giữa yếu tố hiện thực và kì ảo.
Câu chuyện ở trần gian đã chấm dứt, tác giả mở tiếp câu chuyện ở thế giới thần linh. Sức hấp dẫn của đoạn truyện này, chủ yếu là ở những yếu tố hoang đường, kì ảo: Phan Lang nằm mộng thấy người con gái áo xanh xin tha mạng, rồi thả Rùa mai xanh; Phan Lang lạc vào động Rùa của Linh Phi, được đãi tiệc và gặp Vũ Nương; chuyện Vũ Nương được tiên rẽ nước cứu mạng đưa về thủy cung; Phan Lang được sứ giả Xích Hỗn rẽ nước đưa về dương thế; hình ảnh Vũ Nương hiện ra sau khi Trương Sinh lập đàn giải oan. Dù đó chỉ là những yếu tố hoang đường nhưng người đọc vẫn cảm thấy gần gũi và chân thực bởi tác giả đã khéo léo kết hợp với những yếu tố thực về địa danh, về thời điểm lịch sử, sự kiện và nhân vật lịch sử, những chi tiết về trang phục của các mĩ nhân và Vũ Nương; câu chuyện của Phan Lang về tình cảnh nhà Vũ Nương sau khi nàng mất. Sự đan xen giữa yếu tố thực và những chi tiết kì ảo khiến câu chuyện có một sức hấp dẫn và làm thỏa mãn tâm thiện của người đọc. Bởi vì, những yếu tố kỳ ảo có ý nghĩa hoàn chỉnh thêm nét đẹp của nhân vật Vũ Nương. Dù ở thế giới khác, nàng vẫn nặng tình với cuộc đời, vẫn quan tâm đến chồng con, phần mộ tổ tiên, vẫn thương nhớ quê nhà. Khi nghe Phan Lang nói về tình cảnh quê nhà, nàng ứa nước mắt khóc, rồi quả quyết đổi giọng mà rằng:
Có lẽ, không thể gửi hình ẩn bóng ở đây mãi được, để mang tiếng xấu xa. Và chàng, ngựa Hổ gầm gió bắc, chim Việt đậu cành Nam. Cảm vì nỗi ấy, tôi tất phải tìm về có ngày.Và dù không còn là con người của trần gian, nàng vẫn còn đó nỗi đau oan khuất, vẫn khát khao được phục hồi danh dự: “Nhờ nói hộ với chàng Trương, nếu còn nhớ chút tình xưa nghĩa cũ, xin lập đàn giải oan ở bến sông, đốt cây đèn thần chiếu xuống nước, tôi sẽ trở về.”
Bên cạnh đó, những yếu tố kì ảo còn tạo nên một kết thúc có hậu cho tác phẩm. Nó thể hiện ước mơ ngàn đời của nhân dân ta về lẽ công bằng: người tốt dù có trải qua bao oan khuất, cuối cùng cũng được đền trả xứng đáng, cải thiện bao giờ cũng chiến thắng.
Tuy vậy, kết thúc có hậu vẫn không làm giảm đi tính bi kịch của tác phẩm. Vũ Nương trở về nhưng chỉ thoắt ẩn thoắt hiện giữa dòng sông. Sau lời tạ từ đầy ngậm ngùi: “Đa tạ tình cành, thiếp chẳng trở về nhân gian được nữa”, “trong chốc lát, bóng nàng loang loáng mờ nhạt dần và biến mất”. Nàng không thể trở lại trần gian, thực ra đâu phải chỉ vì cái nghĩa với Linh Phi mà chủ yếu là nàng chẳng còn gì để trở về. Đàn giải oan chỉ là một chút an ủi cho người bạc phận chứ không thể làm sống lại tình xưa. Nỗi oan đã được giải nhưng hạnh phúc thật sự đâu có thể tìm lại được nữa. Dự dứt áo ra đi cả Vũ Nương biểu hiện thái độ phê phán đối với xã hội bất công bấy giờ, xã hội mà ở đó người phụ nữ không thể có hạnh phúc. Điều đó càng khẳng định niềm thương cảm của tác giả đối với số phận của người phụ nữ trong chế độ phong kiến.
Xây dựng hình tượng Vũ Nương, một mặt nhà văn ngợi ca những phẩm chất tâm hồn đáng quý của người phụ nữ, mặt khác thể hiện thái độ cảm thông thương xót cho số phận bất hạnh của họ và cực lực lên án xã hội phong kiến đương thời bất công, phi lí chà đạp, rẻ rúng con người đặc biệt là người phụ nữ.
Nêu ý nghĩa của chi tiết kì ảo trong tác phẩm – mẫu 4
Xây dựng hình tượng Vũ Nương, một mặt nhà văn ngợi ca những phẩm chất tâm hồn đáng quý của người phụ nữ, mặt khác thể hiện thái độ cảm thông thương xót cho số phận bất hạnh của họ và cực lực lên án xã hội phong kiến đương thời bất công, phi lí chà đạp, rẻ rúng con người đặc biệt là người phụ nữ.
Sự đan xen giữa yếu tố thực và những chi tiết kì ảo khiến câu chuyện có một sức hấp dẫn và làm thỏa mãn tâm thiện của người đọc. Bởi vì, những yếu tố kỳ ảo có ý nghĩa hoàn chỉnh thêm nét đẹp của nhân vật Vũ Nương. Dù ở thế giới khác, nàng vẫn nặng tình với cuộc đời, vẫn quan tâm đến chồng con, phần mộ tổ tiên, vẫn thương nhớ quê nhà. Khi nghe Phan Lang nói về tình cảnh quê nhà, nàng ứa nước mắt khóc, rồi quả quyết đổi giọng mà rằng:
Có lẽ, không thể gửi hình ẩn bóng ở đây mãi được, để mang tiếng xấu xa. Và chàng, ngựa Hổ gầm gió bắc, chim Việt đậu cành Nam. Cảm vì nỗi ấy, tôi tất phải tìm về có ngày. Và dù không còn là con người của trần gian, nàng vẫn còn đó nỗi đau oan khuất, vẫn khát khao được phục hồi danh dự: “Nhờ nói hộ với chàng Trương, nếu còn nhớ chút tình xưa nghĩa cũ, xin lập đàn giải oan ở bến sông, đốt cây đèn thần chiếu xuống nước, tôi sẽ trở về.” Bên cạnh đó, những yếu tố kì ảo còn tạo nên một kết thúc có hậu cho tác phẩm. Nó thể hiện ước mơ ngàn đời của nhân dân ta về lẽ công bằng: người tốt dù có trải qua bao oan khuất, cuối cùng cũng được đền trả xứng đáng, cải thiện bao giờ cũng chiến thắng. Tuy vậy, kết thúc có hậu vẫn không làm giảm đi tính bi kịch của tác phẩm. Vũ Nương trở về nhưng chỉ thoắt ẩn thoắt hiện giữa dòng sông. Sau lời tạ từ đầy ngậm ngùi: “Đa tạ tình cành, thiếp chẳng trở về nhân gian được nữa”, “trong chốc lát, bóng nàng loang loáng mờ nhạt dần và biến mất”. Nàng không thể trở lại trần gian, thực ra đâu phải chỉ vì cái nghĩa với Linh Phi mà chủ yếu là nàng chẳng còn gì để trở về. Đàn giải oan chỉ là một chút an ủi cho người bạc phận chứ không thể làm sống lại tình xưa. Nỗi oan đã được giải nhưng hạnh phúc thật sự đâu có thể tìm lại được nữa. Dự dứt áo ra đi cả Vũ Nương biểu hiện thái độ phê phán đối với xã hội bất công bấy giờ, xã hội mà ở đó người phụ nữ không thể có hạnh phúc. Điều đó càng khẳng định niềm thương cảm của tác giả đối với số phận của người phụ nữ trong chế độ phong kiến.
Chi tiết kì ảo cuối truyện làm cho người đọc nghĩ về một cái kết có hậu nhưng thực ra nó ẩn chứa bi kịch bên trong. Vũ Nương trở về mà vẫn xa cách giữa dòng bởi nàng và chồng con vẫn âm dương chia hai đôi ngả, hạnh phúc vĩnh viễn rời xa. Hạnh phúc gia đình, thiên chức làm mẹ của Vũ Nương đã mã mãi bị tước đoạt. Tác giả đưa người đọc vào giấc chiêm bao rồi lại kéo chúng ta sực tỉnh giấc mơ để trở vê’ cõi thực, rằng Vũ Nương không thể trở về hưởng hạnh phúc nơi dương gian được nữa. Sự ân hận muộn màng của người chồng hay đàn tràng giải oan đều không cứu vãn được hạnh phúc cho người phụ nữ. Đây là lời cảnh tỉnh của tác giả. Nó để lại dư vị ngậm ngùi trong lòng người đọc và là bài học thấm thìa về giữ gìn hạnh phúc gia đình. Có lẽ, không thể gửi hình ẩn bóng ở đây mãi được, để mang tiếng xấu xa. Và chàng, ngựa Hổ gầm gió bắc, chim Việt đậu cành Nam. Cảm vì nỗi ấy, tôi tất phải tìm về có ngày.Và dù không còn là con người của trần gian, nàng vẫn còn đó nỗi đau oan khuất, vẫn khát khao được phục hồi danh dự: “Nhờ nói hộ với chàng Trương, nếu còn nhớ chút tình xưa nghĩa cũ, xin lập đàn giải oan ở bến sông, đốt cây đèn thần chiếu xuống nước, tôi sẽ trở về.”
Bên cạnh đó, những yếu tố kì ảo còn tạo nên một kết thúc có hậu cho tác phẩm. Nó thể hiện ước mơ ngàn đời của nhân dân ta về lẽ công bằng: người tốt dù có trải qua bao oan khuất, cuối cùng cũng được đền trả xứng đáng, cải thiện bao giờ cũng chiến thắng.
Tuy vậy, kết thúc có hậu vẫn không làm giảm đi tính bi kịch của tác phẩm. Vũ Nương trở về nhưng chỉ thoắt ẩn thoắt hiện giữa dòng sông. Sau lời tạ từ đầy ngậm ngùi: “Đa tạ tình cành, thiếp chẳng trở về nhân gian được nữa”, “trong chốc lát, bóng nàng loang loáng mờ nhạt dần và biến mất”. Nàng không thể trở lại trần gian, thực ra đâu phải chỉ vì cái nghĩa với Linh Phi mà chủ yếu là nàng chẳng còn gì để trở về. Đàn giải oan chỉ là một chút an ủi cho người bạc phận chứ không thể làm sống lại tình xưa. Nỗi oan đã được giải nhưng hạnh phúc thật sự đâu có thể tìm lại được nữa. Dự dứt áo ra đi cả Vũ Nương biểu hiện thái độ phê phán đối với xã hội bất công bấy giờ, xã hội mà ở đó người phụ nữ không thể có hạnh phúc. Điều đó càng khẳng định niềm thương cảm của tác giả đối với số phận của người phụ nữ trong chế độ phong kiến. Qua câu chuyện, nhà văn đã lên tiếng đòi lại sự công bằng, hạnh phúc cho những người phụ nữ đương thời, khẳng định, ngợi ca những phẩm chất tốt đẹp vốn có của họ. Qua đó, chúng ta thấy được tấm lòng nhân đạo sâu sắc giàu tình yêu thương con người của nhà văn Nguyễn Dữ. Mặc dù, truyện đã cách xa chúng ta hàng thế kỉ nhưng những thông điệp, ý nghĩa, giá trị của truyện và hình tượng Vũ Nương mãi mãi còn vang vọng đến ngày hôm nay và mãi mãi mai sau.