Phân tích truyện ngắn “Lặng lẽ Sa Pa”.

Bộ tài liệu Văn mẫu lớp 9 gồm 500 bài văn mẫu hay nhất, đầy đủ nhất. Dưới đây là bài văn mẫu Cảm nhận về bài:  Phân tích truyện ngắn “Lặng lẽ Sa Pa”.  ngữ văn lớp 9 được biên soạn mới nhất giúp các bạn học sinh học tốt môn văn 9 hơn.

740
  Tải tài liệu

Phân tích truyện ngắn “Lặng lẽ Sa Pa”.

A/ Dàn ý chi tiết

1. Mở bài

- Giới thiệu truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa, và tác giả Nguyễn Thành Long

- Dẫn dắt vấn đề: Truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa là truyện ngắn giàu chất thơ

2. Thân bài

- Chất thơ trong truyện ngắn: là sự tổng hòa nội dung và nghệ thuật tác phẩm, với sự dạt dào cảm xúc tinh tế mà mãnh liệt, việc miêu tả những bức tranh thiên nhiên thơ mộng, với sự tưởng tượng bay bổng thể hiện trong một ngôn ngữ giàu chất nhạc, đầy âm vang tạo thành những âm vang trong văn xuôi

- Chất thơ trong truyện ngắn lặng lẽ Sa Pa

- Tên truyện giàu chất thơ: nhan đề gợi sự nhẹ nhàng, man mác, khiến người đọc liên tưởng đến bài thơ trữ tình

+ Chất thơ từ tên truyện làm căn cốt, lan tỏa rộng khắp tác phẩm

- Chất thơ trong bối cảnh câu chuyện

+ Tình huống truyện là cuộc gặp gỡ đầy bất ngờ và thú vị giữa những con người khác nhau về nghề nghiệp, địa vị, giống nhau trong tình yêu công việc

+ Cuộc gặp gỡ ngắn ngủi nhưng để lại dấu ấn sâu đậm trong lòng mỗi nhân vật những cảm xúc đẹp đẽ

+ Cuộc gặp diễn ra ở nơi thơ mộng, lãng mạn đầy ý nghĩa giữa núi rừng, thiên nhiên thơ mộng của Sa Pa

- Chất thơ trong cách xây dựng các nhân vật

+ Bằng con mắt nghệ thuật, tác giả phát hiện ra những con người thật đẹp luôn cống hiến hết mình cho công việc, đất nước, ở họ tình yêu với công việc thật đẹp và cao cả: nhân vật anh thanh niên, ông kĩ sư vườn rau dưới Sa Pa, người nghiên cứu bản đồ sét

+ Tác giả không đặt tên riêng rõ ràng, không chú ý về ngoại hình, hành động ngôn ngữ đối thoại, mà tập trung vào thế giới tâm hồn của nhân vật với suy nghĩ, cảm xúc sâu lắng, nhẹ nhàng

+ Những con người ở Sa Pa cống hiến thầm lặng tuổi trẻ, sức lao động cho đất nước, đó là những con người giàu sức sống và nghị lực

- Chất thơ trong ngôn ngữ:

+ Những câu văn dài kết hợp với hình ảnh đẹp, thơ mộng núi rừng Sa Pa

+ Giọng văn nhẹ nhàng, êm dịu nhưng sâu lắng như bản nhạc ca ngợi vẻ đẹp thiên nhiên và con người

3. Kết bài

- Chất thơ thể hiện tư tưởng nghệ thuật của tác phẩm: ca ngợi thiên nhiên, con người ngày đêm lao động thầm lặng, cống hiến cho đất nước

- Chất thơ trong truyện góp phần tạo nên dấu ấn phong cách nghệ thuật của nhà văn Nguyễn Thành Long

B/ Sơ đồ tư duy

C/ Bài văn mẫu

Phân tích truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa – mẫu 1

          Xanh ngát trong nền văn học Việt Nam thế kỉ 20, nổi bậc lên cây bút Nguyễn Thành Long. Không khai thác hiện thực cuộc sống khốc liệt, sắc cạnh và sôi sục như các nhà văn khác, Nguyễn Thành Long đã lựa chọn cách biểu đạt nhẹ nhàng, sâu lắng như chính tâm hồn ông, bởi ông yêu văn, yêu cả cuộc sống. Truyện ngắn “Lặng lẽ Sa Pa” thể hiện sâu sắc phong cách nghệ thuật ấy. Vẻ đẹp Lặng lẽ Sa Pa trầm lắng nhưng rạo rực và tinh tế vô cùng.

          Truyện ngắn “Lặng lẽ Sa Pa” được xây dựng xoay quanh một tình huống truyện khá đơn giản mà tự nhiên. Đó chính là cuộc gặp gỡ tình cờ của mấy người khách trên chuyến xe lên Sa Pa với anh thanh niên làm công tác khí tượng trên đỉnh Yên Sơn. Cuộc gặp gỡ ngắn ngủi cũng đủ để tác giả khắc họa “bức chân dung” anh thanh niên – nhân vật chính một cách tự nhiên và tập trung, qua sự quan sát của các nhân vật khác và qua chính lời lẽ, hành động của anh.Đồng thời, qua “bức chân dung” của người thanh niên, qua sự cảm nhận của các nhân vật khác về anh và những người như anh, tác giả đã làm nổi bật được chủ đề của tác phẩm: Trong cái lặng lẽ, vắng vẻ trên núi cao Sa Pa, nơi mà nghe tên người ta chỉ nghĩ đến sự nghỉ ngơi, vẫn có bao nhiêu người đang ngày đêm làm việc miệt mài, say mê, cống hiến sức mình dựng xây đất nước.Đọc Lặng lẽ Sa Pa, người đọc lặng lẽ bước theo bước chân của các vị du khách, rời Hà Nội, rời xa phố phường chật chội đến với thiên nhiên thắm xanh Tây Bắc. Cái thú vị đầu tiên là mở đầu thiên truyện, nhà văn đã hướng ngòi bút vào miêu tả vẻ đẹp cảnh sắc thiên nhiên Tây Bắc, rồi đến cái đẹp tĩnh mịch, mê hồn của Sa Pa.Có lẽ nhà văn luôn mong đợi điều đó. Ông cũng yêu thiên nhiên lắm, thế nên đến với với Tây Bắc ông cũng hồ hởi như con trẻ, say đắm biểu đạt nó. Tây Bắc hiện ra với nắng đốt cháy rừng cây, nắng mạ bạc con đèo… Cây hoa tử kinh thỉnh thoảng nhô cái đầu màu hoa cà lên trên màu xanh của rừng. Mây bị nắng xua, cuộn tròn lại từng cục, lăn trên các vòm lá ướt sương, rơi xuống đường cái, luồn cả vào gầm xe.Chỉ vài nét chấm phá điểm xuyết như trong thơ cổ, nghệ thuật nhân hóa, so sánh đặc sắc, tác giả đã mau chóng khắc họa bức tranh thiên nhiên Sa Pa với vẻ đẹp trong trẻo, thơ mộng, quyện tròn tình người. Người đọc không hề thấy một Tây Bắc dữ dội với đèo cao, vực thẳm, dốc đá trơ trọi,… mà chỉ thấy một Tây Bắc tươi xanh, trẻ đẹp như một sơn nữ, thấp thoáng trong làn sương mờ ẩn vừa hữu tình vừa khơi gợi đam mê khám phá.Miêu tả bức tranh thiên nhiên bằng ngôn ngữ trong sáng, mỗi chữ, mỗi câu như có đường nét, hình khối, sắc màu. Người đọc cứ rộn ràng theo nhịp điệu văn mang âm hưởng một bài thơ về thiên nhiên đất nước, thôi thúc lòng người đến với miền địa đầu tổ quốc.Có thể nói, Nguyễn Thành Long đã khéo léo để cho bức tranh ấy được cảm nhận bởi du khách, với nhiều tâm trạng, nhiều lứa tuổi, nhiều trải nghiệm khác nhau. Có khi rất quen thuộc của người lái xe, có khi lạ lẫm của cô kĩ sư, có khi triết lí của ông họa sĩ. Hình ảnh thiên nhiên được lột tả nhiều mặt, chuyển đổi liên tục, càng ngày càng rõ, có sức cuốn hút vô cùng.Trên nền cảnh hùng vĩ ấy, nhân vật anh thanh niên dần dần hiện lên qua lời giới thiệu của bác lái xe trong cuộc trò chuyện với khách. Đó là “một trong những người cô độc nhất thế gian”, rằng anh ta rất “thèm người” và nếu họa sĩ đến gặp thì thế nào “cũng thích vẽ”. Lời mào đầu đã thực sự gây hứng thú đối với ông họa sĩ và cô kĩ sư – những người luôn mong ước được gặp gỡ để ghi nhận những anh hùng người thầm lặng trên khắp đất nước mình.Không để cho các nhân vật chờ đợi lâu hơn nữa, Nguyễn Thành Long đã rất hạn chế diễn giải dài dòng, cuộc gặp gỡ diễn ra ngay sau đó. Đúng như lời bác tài xế đã giới thiệu, anh thanh niên quả thật tuyệt vời. Cuộc sống đơn độc, công việc vất vả nhưng không vì thế mà tâm hồn khô héo, nó vẫn tươi xanh và tràn đầy sinh lực. Anh vẫn nhớ tặng bác tài xế củ tam thất cho bác gái bồi bổ sức khỏe. Vừa tiếp chuyện, anh vẫn kịp chạy đi cắt mấy bông hoa tặng cô kĩ sư trẻ. Cuộc sống của anh lúc nào cũng rộn ràng dù chỉ có mình anh trên đỉnh mây mù.

          Lật từng trang văn của Nguyễn Thành Long, ta thấy anh thanh niên 27 tuổi sống và làm việc một mình trên đỉnh núi cao 2600m, quanh năm làm bạn với mây mù và cây cỏ. Công việc của anh là hằng ngày là “đo gió, đo mưa, đo nắng,tính mây và đo chấn động mặt đất, dự báo thời tiết hằng ngày để phục vụ sản xuất và phục vụ chiến đấu”. Một công việc gian khó nhưng đòi hỏi sự chính xác, tỉ mỉ và tinh thần trách nhiệm cao. Hoàn cảnh làm việc khó khăn, lại không có ai quản lí thế nhưng anh không hề sao nhãng hay lười biếng: “nửa đêm dù mưa tuyết, gió lạnh, đúng giờ ốp thì cũng phải trở dậy ra ngoài trời làm việc”.Sự heo hút, vắng vẻ của núi rừng Tây Bắc; cuộc sống và công việc có phần đơn điệu, nhàm chán…là thử thách thực sự đối với tuổi trẻ vốn sung sức và khát khao trời rộng, khát khao hành động. Nhưng cái gian khổ nhất đối với chàng trai trẻ ấy là phải vượt qua sự cô đơn, vắng vẻ quanh năm suốt tháng ở nơi núi cao không một bóng người.Thú vị nhất là chi tiết cô đơn đến mức “thèm người”, anh thanh niên phải lăn cây chặn đường dừng xe khách qua núi để được gặp gỡ, trò chuyện. Người đọc sẽ mỉm cười khi đến đoạn này và càng yêu mến anh hơn. Thật có gì khủng khiếp hơn khi tách ta ra khỏi cuộc sống con người. Đó cũng là bản năng của con người mà anh thanh niên quyết giữ gìn lấy, không để cho cái lạnh và làn sương mù Tây Bắc làm cho khô kiệt đi.Chỉ 30 phút trò chuyện nhưng cũng đủ để những người tiếp xúc kịp ghi một ấn tượng sâu sắc, kịp để ông họa sĩ thực hiện bức kí họa chân dung, kịp để cô kỹ sư bối rối và có những cái gì đó thật thân thiết với anh thanh niên. Rồi dường như anh lại khuất lấp vào trong mây mù bạt ngàn và cái lặng lẽ muôn thuở của núi cao Sa Pa. Trong cái im lặng của Sa Pa, dưới những dinh thự cũ kĩ của Sa Pa, Sa Pa mà chỉ nghe tên, người ta đã nghĩ đến chuyện nghỉ ngơi, có những người làm việc và lo nghĩ như vậy cho đất nước.Văn Nguyễn Thành Long có giọng buồn êm dịu như một bài thơ, nhỏ xinh run rẩy như một bông cúc nở trong sương sớm. Ta ngơ ngẩn trước vẻ đẹp của bông hoa và đắm say trước đất trời hòa thắm yêu thương. Nhiều khi, hồn văn Nguyễn Thành Long làm dịu mát lòng ta như mạch nguồn trong trẻo, dịu dàng. Truyện ngắn của Nguyễn Thành Long lúc nào cũng nhẹ nhàng, tình cảm, thường pha chất kí và giàu chất thơ, thấm đẫm chất trữ tình. Văn ông thường ánh lên vẻ đẹp của con người nên có khả năng thanh lọc làm trong sáng tâm hồn, khiến chúng ta thêm yêu cuộc sống.Người lao động ở vị trí trung tâm, tư thế hoàn toàn chủ động khi làm chủ quê hương, làm chủ cuộc đời. Con thuyền vốn nhỏ bé trước biển trời bao la đã trở thành con thuyền kì vĩ mang tầm vóc vũ trụ. Thuyền có gió làm bánh lái, có trăng làm cánh buồm, lướt giữa mây cao với biển bằng, giữa mây trời và sóng nước:

Thuyền ta lái gió với buồm trăng

Lướt giữa mây cao với biển bằng

Ra đậu dặm xa dò bụng biển

Dàn đan thế trận lưới vây giăng.

          Con người thắng thế, thu về thật nhiều thành quả sau một đêm lao động. Họ vui vẻ trở về cùng thành quả lao động:

“Câu hát căng buồm với gió khơi,

Đoàn thuyền chạy đua cùng mặt trời.

Mặt trời đội biển nhô màu mới

Mắt cá huy hoàng muôn dặm phơi”.

          Trong bức tranh kì vĩ của thiên nhiên vũ trụ, con người ngư dân xuất hiện trong tư thế sánh ngang với mặt trời, với thiên nhiên, vũ trụ: “Đoàn thuyền chạy đua cùng mặt trời”. Từ “với”, “cùng” đã diễn tả sự hài hòa cân đối giữa thiên nhiên và con người lao động. Nếu trong thơ xưa, con người thường chìm khuất trước thiên nhiên thì nay, dưới cái nhìn của người chiến sĩ cách mạng trong thời đại mới, con người hiện lên thật tự tin, mạnh mẽ trong tư thế “chạy đua” với vũ trụ, trời đất.Và sự thực thì con người đã chiến thắng.Mở đầu bài thơ lúc ra khơi bắt cá là câu hát và khép lại bài thơ khi đoàn thuyền đánh cá trở về cũng là câu hát của con người lao động ngư dân làng chài, điều đó cho thấy cả hành trình đánh bắt cá của ngư dân đã trở thành bài ca lao động. Nếu tiếng hát mở đầu khi ra khơi là tiếng hát biểu trưng cho tinh thần lạc quan, niềm hi vọng, tin tưởng để rồi khi trở về sẽ bắt được nhiều cá tôm, làm giàu cho tổ quốc thân yêu thì câu hát ở cuối bài thơ lại biểu tượng cho niềm vui sướng, hạnh phúc trước thành quả lao động mà họ đã gặt hái được sau một đêm kéo lưới vất vả.Khổ thơ cuối đã khắc họa thành công hình ảnh đoàn thuyền và con người ngư dân hiện lên thật lớn lao, kì vĩ, thể hiện niềm vui, niềm hân hoan vào thành quả lao động, niềm tin tưởng vào cuộc sống mới, vào ngày mai tươi sáng của đất nước. Lời thơ ngợi ca vẻ đẹp con người lao động mới, ca ngợi khí thế lao động hăng say, yêu đời của người lao động mới đã được giải phóng, đang làm chủ bản thân, làm chủ cuộc đời và đất nước: Tập làm chủ, tập làm người xây dựng. Dám vươn mình cai quản lại thiên nhiên!

          Nguyễn Thành Long đã rất thành công khi chọn cách kể chuyện nhỏ nhẹ như lời tâm tình. Sự hòa lẫn giữa lời dẫn chuyện và sự dẫn dắt giữa các nhân vật làm cho câu chuyện trở nên tự nhiên, cảnh vật phô bày trước mắt người đọc. Nhân vật chính hiện lên đa chiều giúp người đọc nhanh chóng cảm nhận khá toàn diện. Với Lặng lẽ Sa Pa, Nguyễn Thành Long đã đóng góp một tiếng nói thầm lặng ngợi ca những người anh hùng đã quên mình làm việc, góp sức xây dựng quê hương, đất nước trong thời đại mới. Đó cũng là một phát hiện khá mới mẻ, một điểm nhìn đặc sắc của nhà văn.

Phân tích truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa – mẫu 2

          Truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa được Nguyễn Thành Long sáng tác năm 1970. Lúc này miền Bắc đang trong thời kì xây dựng xã hội chủ nghĩa, làm hậu phương lớn cho miền Nam. Trong chuyến đi thực tế dài ngày ở Lào Cai, được trực tiếp hòa mình vào cuộc sống lao động, chiến đấu của con người nơi đây tác giả đã viết lên tác phẩm này. Tác phẩm là lời khẳng định về vẻ đẹp của người lao động và ý nghĩa của những công việc thầm lặng đối với Tổ quốc.

          Truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa có cốt truyện hết sức đơn giản, xoay quanh tình huống là cuộc gặp gỡ ngắn ngủi của giữa ông họa sĩ già, cô kĩ sư trẻ và anh thanh niên làm công tác khí tượng trên đỉnh Yên Sơn. Qua tình huống ấy vẻ đẹp phẩm chất của các nhân vật dần dần được hé mở.Mở đầu tác phẩm là khung cảnh Sa Pa vô cùng nên thơ, trữ tình với những rặng đào, những đàn bò lang cổ có đeo chuông ở các đồng cỏ trong thung lũng hai bên đường, khiến mọi người ngỡ ngàng trước đẹp một cách kì lạ của mảnh đất này. Những hàng thông xanh rì rung tít trong nắng như những ngón tay bằng bạc, cây tử quang, với ánh nắng vàng tươi len tới đốt cháy rừng cây, rồi tinh nghịch xua mây cuộn tròn lại thành từng cục, lăn trên các vòm lá ướt sương. Vẻ đẹp huyền ảo của mây khói hòa trong màu xanh rì của các loài cây đã tạo nên chất thơ, chất trữ tình cho tác phẩm. Đến với căn nhà nhỏ của anh thanh niên, người đọc cũng không khỏi ngỡ ngàng, bất ngờ trước vườn hoa rực rỡ màu sắc: hoa dơn, hoa thược dược,… những con ong cái bướm dập dờn bay lượn. Thiên nhiên nơi đây thật đa dạng, phong phú, nó là sự hòa quyện của vẻ đẹp nên thơ với vẻ hùng vĩ.Trong bức tranh thiên nhiên ấy, anh thanh niên hiện lên thật đẹp đẽ, mang trong mình những phẩm quý báu, đáng trân trọng. Anh thanh niên làm việc trên đỉnh Yên Sơn quanh năm suốt tháng mây mù bao phủ. Công việc của anh là đo gió, đo mưa, tính mây,.. dự báo thời tiết hàng ngày để phục vụ cho sản xuất và chiến đấu. Công việc của anh tuy thầm lặng, những có ý nghĩa to lớn với sản xuất, chiến đấu.Anh thanh niên trước hết là người thiết tha yêu cuộc sống. Tình yêu cuộc sống ấy thể hiện qua tình cảm gắn bó, sự quan tâm chân thành của anh với những người xung quanh. Những ngày đầu mới lên công tác, anh nhớ và thèm người nên đã đẩy khúc gỗ chắn ngang đường để xe dừng lại. Hành động ấy của anh cho thấy khao khát được giao tiếp, được sẻ chia, trò chuyện với mọi người. Không chỉ vậy những hành động nhỏ của anh như đưa củ tam thất cho bác lái xe, tặng hoa hay giỏ trứng cho những người lần đầu gặp gỡ lại càng cho thấy rõ trái tim biết yêu thương và sẻ chia với những người xung quanh. Anh thanh niên là người có trái tim nhân hậu, biết yêu thương và sẻ chia với mọi người. Trong hoàn cảnh sống cô đơn, chỉ có một mình làm bạn với cây cỏ nhưng anh luôn bộc lộ tinh thần lạc quan. Anh trồng hoa trước nhà, chăn nuôi để xua đi cuộc sống nhàm chán, buồn tẻ. Anh tổ chức cuộc sống gọn gàng, ngăn nắp khiến cho ông họa sĩ cũng phải ngỡ ngàng, bất ngờ. Không chỉ vậy anh còn làm giàu có vốn tri thức của bản thân bằng việc đọc sách hàng ngày. Dù cuộc sống vật chất còn nhiều khó khăn, thiếu thốn nhưng anh thanh niên biết cách vượt lên, tìm cách làm phong phú đời sống tinh thần cho bản thân.

          Vẻ đẹp phẩm chất của anh thanh niên còn thể hiện ở phương diện anh là người sống có lí tưởng, có niềm say mê và trách nhiệm với công việc. Dù tuổi đời còn trẻ, anh không sợ cái buồn, anh chấp nhận sống và làm việc trên đỉnh núi cao mấy nghìn mét. Hẳn là anh phải có tình yêu công việc tha thiết mới chấp nhận và có thể vượt lên nỗi cô đơn để nhận nhiệm vụ thiêng liêng ấy. Anh có những quan niệm về công việc và hạnh phúc rất đẹp: ta với công việc là đôi hay niềm hạnh phúc của anh là khi làm việc, dự báo thời tiết chính xác giúp người nông dân sản xuất, giúp không quân bắn rơi máy bay địch. Dù công việc gian nan, có những lần đi ốp vào một giờ sáng, mưa gió cũng không làm anh chùn bước, anh vượt qua cái gió, cái lạnh để hoàn thành công việc của mình. Anh là người có trung thực và ý thức trách nhiệm cao cả với nghề. Tất cả những vẻ đẹp ấy đều bắt nguồn từ lí tưởng sống đẹp của anh: anh muốn góp sức mình vào công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Anh không thấy cô đơn lẻ loi vì luôn có những người đồng nghiệp đồng hành bên anh như ông kĩ sư vườn rau, cán bộ lập bản đồ sét. Tất cả họ đều kiên trì, bền bỉ và thầm lặng với công việc của mình. Anh thanh niên là đại diện tiêu biểu cho vẻ đẹp của những người đang thầm lặng góp sức xây dựng cuộc sống mới cho quê hương, đất nước.Ngoài nhân vật anh thanh niên ta cũng không thể nhắc không đến một ông họa sĩ dày dặn kinh nghiệm sống, có tình yêu tha thiết với công việc. Dù tuổi đã cao nhưng trước khi về hưu ông vẫn muốn đi tìm cảm hứng nghệ thuật cho mình. Ông là người có tâm hồn nhạy cảm để phát hiện ra vẻ đẹp Sa Pa và con người nơi đây. Ông họa sĩ hội tụ đầy đủ vẻ đẹp phẩm chất của người họa sĩ chân chính. Cô kĩ sư trẻ xuất hiện góp phần tô đậm vẻ đẹp của anh thanh niên nhưng cũng là nét vẽ không thể thiếu về vẻ đẹp của con người mới. Cô mang trong mình lí tưởng cao cả, nhiệt huyết tuổi trẻ: bỏ lại mối tình nhạt nhẽo, xa gia đình xung phong công tác ở vùng núi cao. Cô mang trong mình bản lĩnh nghị lực phi thường. Bên cạnh đó cũng cần nhắc đến ông kĩ sư vườn su hào, cán bộ bản đồ sét những con người cống hiến thầm lặng cho đất nước.

          Tác phẩm được trần thuật ngôi thứ ba, các nhân vật được nhìn nhận một cách khách quan, chân thực. Truyện có sự kết hợp giữa tự sự, miêu tả và bình luận, làm cho tác phẩm sâu sắc hơn. Ngoài ra tác phẩm thẫm đẫm chất trữ tình, với ngôn ngữ nhẹ nhàng, giản dị, chân thực, giàu chất suy tư.Lặng lẽ Sa Pa là thiên truyện ngắn giàu chất trữ tình, bàng bạc chất thơ. Tác phẩm đã xây dựng thành công vẻ đẹp của thế hệ trẻ giai đoạn đất nước xây dựng cuộc sống mới mà tiêu biểu là anh thanh niên. Qua đó tác phẩm khẳng định vẻ đẹp của người lao động và ý nghĩa của những hi sinh, cống hiến thầm lặng.

Phân tích truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa – mẫu 3

          Lặng lẽ Sa Pa một trong những tác phẩm xuất sắc của nhà văn Nguyễn Thành Long. Tác phẩm được sáng tác trong một lần tác giả đi công tác tại Lào Cai. Tác phẩm là lời ca ngợi cuộc sống và con người lao động bình dị, lặng lẽ cống hiến tuổi xuân cho đất nước. Bằng một giọng văn tình cảm, nhẹ nhàng Nguyễn Thành Long đã tạo nên một thiên truyện thấm đẫm chất trữ tình từ khung cảnh thiên nhiên đến con người.

          Chất trữ tình trong tác phẩm trước hết là ở bức tranh thiên nhiên thẫm đẫm chất thơ, mơ mộng và đầy lãng mạn. Mỗi khi nhắc đến Sa Pa có lẽ người ta chỉ nghĩ đến những khung cảnh lạnh lẽo, với mưa phùn rả rích, cái lạnh thấm vào da thịt và cảnh vật. Nhưng Sa Pa dưới ngòi bút Nguyễn Thành Long lại hiện lên rất khác, rất mộng mơ, trữ tình. Đó là những rặng đào, với những chú bò cổ đeo chuông đang thủng thẳng gặm cỏ ở thung lũng hai bên đường. Và cả một thiên đường đã vẽ ra trước mặt tác giả, bằng con mắt tinh tế và vô cùng tài hoa, người nghệ sĩ già đã vẽ ra trước mắt người đọc thật tuyệt mĩ: “Nắng bây giờ bắt đầu len tới, đốt cháy rừng cây. Những cây thông chỉ cao quá đầu, rung tít trong nắng những ngón tay bằng bạc, dưới cái nhìn bao che của những cây tử kinh thỉnh thoảng nhô cái đầu màu hoa cà lên trên màu xanh của rừng. Mây bị nắng xua, cuộn tròn lại từng cục, lăn trên các vòm lá ướt sương, rơi xuống đường cái, luôn cả vào gầm xe”. Bằng điểm nhìn từ trên cao hạ thấp dần xuống dưới người họa sĩ đã nắm bắt trọn vẹn cái thần, cái hồn của cảnh vật. Bức tranh thiên thiên Sa Pa tươi sáng, rực rỡ với ánh nắng ngập đầy đã khiến cả không gian trở nên ấm áp, và dường như ánh nắng vàng óng ả kia như những chai mật ong, rót xuống triền thung lũng, cỏ cây khiến chúng ngọt ngào hơn bao giờ hết. Hòa trong khung cảnh ấy là cái bồng bềnh, lãng đãng trôi của những đám mây. Chính trong khung cảnh đó đã tạo nên cuộc gặp đầy chất trữ tình ở phía sau.Chất trữ tình của tác phẩm không chỉ ở khung cảnh nên thơ, lãng mạn mà còn toát lên từ chính cuộc sống của người thanh niên “cô độc” trên đỉnh Yên Sơn. Anh thanh niên quê ở Lào Cai, anh hai mươi bảy tuổi – cái tuổi đầy hoài bão, mơ ước được bay nhảy, nhưng anh lại lựa chọn cho mình một cuộc sống rất khác đó là làm việc khí tượng một mình tại đỉnh Yên Sơn hoang vu. Bác lái xe vẫn gọi anh là kẻ cô độc nhất thế gian, lần anh thèm người quá phải lấy khúc gỗ chắn ngang đường, lần ấy cũng tạo nên cơ duyên để anh được gặp bác lái xe, sau là ông họa sĩ và cô kĩ sư. Anh thèm được trò chuyện, được quan tâm và yêu thương, chứ không phải sự thèm người và chốn phồn hoa đô hội đơn thuần. Anh thanh niên đã từng quan niệm, bản thân và công việc là một đôi, vậy sao có thể gọi là một mình được, khi trò chuyện cùng bác họa sĩ.Dưới con mắt của nhà họa sĩ, đầy mộng mơ mà cũng hết sức thực tế, cuộc sống anh thanh niên hiện lên thật giản dị, mộc mạc mà cũng hết sức thơ mộng. Anh thanh niên sống trong một ngôi nhà ba gian nhỏ, bàn ghế được sắp xếp gọn gàng, sạch sẽ cùng những phương tiện, công cụ làm việc của anh: biểu đồ, thống kê, máy bộ đàm. Và nơi nhỏ góc phòng chính là chiếc giường đơn và cái giá sách. Sống một mình nhưng cuộc sống của anh hết sức gọn gàng ngăn nắp. Anh làm việc đúng giờ, dù giờ ốp có vào một giờ đêm giá rét anh vẫn dạy thực hiện nhiệm vụ của mình. Để làm cho đời sống thêm phong phú, sau những giờ làm việc mệt nhọc anh thanh niên còn nuôi gà và có một giá sách hết sức đồ sộ nhờ sự giúp đỡ của bác lái xe. Anh thanh niên biết làm cho cuộc sống của mình thêm phong phú, ý nghĩa, biết liên tục trau dồi tri thức cho bản thân.

          Cuộc sống của anh đâu chỉ có ngăn nắp, gọn gàng mà ta còn thấy một nét vẽ rất khác trong cung cách sinh hoạt ấy, đó là cuộc sống đầy mộng mơ, lãng mạn với vườn hoa vô vàn màu sắc trước cửa nhà. Những bông hoa dơn, hoa thược dược rực rỡ,… không khỏi làm cho cô kĩ sư xúc động, tự nhiên nhận lấy bó hoa người con trai trao tặng cho cô. Quả là dưới con mắt của người nghệ sĩ, mọi sự vật đều trở nên nên thơ hơn, trữ tình hơn. Và chính trong khung cảnh đầy lãng mạn ấy đã bồi đắp, khiến cho cô kĩ sư vững tâm hơn với lựa chọn của mình, bỏ lại sau lưng mối tình nhạt nhẽo, đem thanh xuân của mình cống hiến cho đất nước.Không chỉ lãng mạn, thơ mộng, chất trữ tình còn toát lên từ chính tính cách của anh thanh niên. Anh là người chu đáo, hết sức quan tâm đến mọi người, nào củ tam thất dành cho vợ bác lái xe tẩm bổ, nào là giỏ trứng cho bố con cô họa sĩ ăn dọc đường và bó hoa to anh dành tặng cho cô kĩ sư, đã đem đến cho cô biết bao niềm tin và động lực về quyết định của mình. Không chỉ vậy anh còn là người có trách nhiệm với công việc. Mưa gió, cái lạnh thấu da cũng không thể cản bước chân anh, anh vẫn hoàn thành các giờ ốp, báo đều đặn về cho “nhà” hoàn thành nhiệm vụ được giao. Niềm hạnh phúc của anh thật giản dị và chân thành, đó là khi báo được đám mây khô, giúp ta tiêu diệt lực lượng địch. Và anh còn là một con người hết sức khiêm tốn. Khi nhận thấy bác họa sĩ vẽ mình anh đã vội vàng xua tay và giới thiệu những người đáng để vẽ hơn. Những nét tính cách đẹp đẽ đó đã góp phần làm nên chất trữ tình đậm nét cho tác phẩm.

          Cả tác phẩm bàng bạc chất thơ, thẫm đẫm tình người từ khung cảnh cho đến con người lao động. Bằng những cảm nhận tinh tế và hết sức tài hoa, Nguyễn Thành Long đã đem đến một cái nhìn mới về thiên nhiên Sa Pa, một cái nhìn đúng về thế hệ trẻ trong thời kì xây dựng đất nước. Anh thanh niên chính là đại diện tiêu biểu cho thế hệ trẻ Việt Nam, cống hiến tuổi xuân, sức lực vì quê hương, tổ quốc

Phân tích truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa – mẫu 4

          Trong văn học Việt Nam, hiện đại có những cây bút văn xuôi chỉ chuyên về truyện ngắn và kí. Nguyễn Thành Long (1925- 1991) là một trong số đó. Bắt đầu viết văn trong những năm cuối cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp ở liên khu V, Nguyễn Thành Long được khẳng định như một cây bút truyện ngắn và kí đáng chú ý trong những năm 60-70 với cả gần chục tập sách đã in. Ông là một cây bút cần mẫn và nghiêm túc trong lao động nghệ thuật, lại rất chú trọng thâm nhập thực tế đời sống. Nhiều sáng tác của Nguyễn Thành Long là kết quả trực tiếp của những chuyến "thâm nhập thực tế" như thế, nhưng truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa lại là một trường hợp đặc biệt.

          Mùa hè năm 1970 theo lời kể tác giả, ông cùng một người bạn văn quyết định đi nghỉ ở Sa Pa. Vì thế mà nhà văn không vào các cơ quan, đơn vị của địa phương để tìm hiểu thực tế hay tìm gặp những "điển hình tiên tiến" như những lần đi thực tế của các văn nghệ sĩ. Nhưng điều may mắn lại chính là do chỗ không lăm le tìm hiểu thực tế theo lối khá công thức lúc bấy giờ của giới văn nghệ sĩ mà Nguyễn Thành Long đã bắt gặp câu chuyện về người thanh niên công tác ở trạm khí tượng trên đỉnh Yên Sơn một mình giữa lặng lẽ của Sa Pa. Bằng sự nhạy cảm nghề nghiệp, nhà văn đã nắm lấy chất liệu thực tế ấy, bồi đắp thêm bằng sức tưởng tượng sáng tạo và truyền vào đấy những suy ngẫm, quan niệm về đời sống, về nghệ thuật của một cây bút từng trải làm nên một truyện ngắn hay.Thành công của Nguyễn Thành Long trong truyện ngắn này, có lẽ trước hết là đã tạo dựng một chất thơ trong sáng, làm nên không khí và sắc điệu riêng của tá phẩm được toát lên từ sự hài hòa giữa phong cảnh thiên nhiên đẹp lộng lẫy và mơ màng của Sa Pa với vẻ đẹp trong những suy nghĩ, cảm xúc và công việc của các nhân vật cùng mối quan hệ của họ. Lặng lẽ Sa Pa có một cốt truyện đơn giản, xoay quanh tình huống gặp gỡ bất ngờ giữa ông họa sĩ già, cô kĩ sư vừa mới ra trường với anh thanh niên một mình sống và làm việc ở trạm khí tượng trên đỉnh Yên Sơn. Cuộc gặp gỡ chỉ trong chốc lát nhưng đã đủ để nhân vật chính xuất hiện gây được ấn tượng và gợi ra những suy nghĩ, cảm xúc với nhiều âm vang ở những nhân vật khác trong truyện. Sáng tạo được tình huống ấy và lựa chọn được nhiều điểm nhìn trần thuật từ cái nhìn và tâm trạng người họa sĩ già – Một nghệ sĩ nhiều từng trải và chiêm nghiệm về cuộc đời và nghệ thuật, thì có thể nói tác giả đã nắm chắc được sự thành công của đứa con tinh thần của mình.Truyện có 4 nhân vật: Bác lái xe, ông họa sĩ, cô kĩ sư và anh thanh niên. Họ thuộc hai thế hệ già và trẻ, nghề nghiệp khác nhau nhưng ở họ có rất nhiều điểm rất gần gũi mà trước hết là những nét đẹp trong suy nghĩ, trong thái độ đối với cuộc sống với công việc và với những người khác. Những nhân vật ấy (và ả những nhân vật chỉ được nói đến trong lời kể của người thanh niên) đều không được tác giả đặt tên. Điều này hẳn không phải là không có dụng ý của tác giả: Nhà văn muốn thể hiện họ là những con người bình thường, bình dị trong cuộc gặp gỡ bất ngờ trên hành trình của một chuyến xe khách, như là chúng ta có thể gặp những con người như thế ở nhiều nơi trên đất nước. Những nhân vật trong truyện ít nhiều đều có màu sắc lý tưởng, nhưng họ cũng những hình ảnh những con người mang vẻ đẹp của một thời kì lịch sử.Nhân vật chính của truyện – anh thanh niên chỉ xuất hiện trong chốc lát nhưng vẫn là điểm sáng chói nổi bật nhất của bức tranh mà tác giả tập trung thể hiện. Để chuẩn bị cho sự xuất hiện của anh, tác giả đã qua lời bác lái xe để giới thiệu về anh: Hai mươi bảy tuổi, người cô độc nhất thế gian, một mình trên trạm khí tượng ở đỉnh cao hai ngàn sáu trăm mét, rất "thèm người". Cách giới thiệu ấy đã gây hứng thú và chuẩn bị tâm thế cho nhân vật ông họa sĩ trước cuộc gặp gỡ. Khi xe dừng, người thanh niên xuất hiện với dáng vẻ nhanh nhẹn tự nhiên và vóc dáng hơi nhỏ bé dường như không ó gì đặc biệt. Sức thu hút của anh chính là ở thái độ và những suy nghĩ về cuộc sống và công việc của một người một mình lặng lẽ của thiên nhiên. Cái mà tác giả muốn làm nổi bật ở những nhân vật này không phải là những công việc khó khăn đòi hỏi phải có tinh thần trách nhiệm cao, mà là một hoàn cảnh sống và làm việc thật đặc biệt: một mình trên đỉnh núi cao Yên Sơn quanh năm suốt tháng giữa cái lặng lẽ mênh mông của cỏ cây mây núi. Cái khó khăn, thách thức lớn nhất với anh chính là sự cô độc. Cái gì giúp anh vượt qua được hoàn cảnh ấy?

          Trước hết đó là ý thức trách nhiệm và tình yêu với công việc. Công việc hằng ngày của anh "đo gió, đo mưa, đo nắng, tính mây, đo chấn động mặt đất, dự vào việc báo trước thời tiết hằng ngày phục vụ sản xuất, phục vụ chiến đấu". Anh hiểu rõ công việc thầm lặng của mình là cần thiết và có ích cho mọi người, nó gắn liền anh với mọi người và cuộc sống chung của đất nước. Anh yêu công việc của mình: "Công việc của cháu gian khổ thế đấy, chứ nếu cháu cất nó đi, cháu buồn đến chết mất".Nét đẹp ở nhân vật này không chỉ là ở cách sống có lí tưởng mà còn ở những suy nghĩ sâu sắc về công việc và cuộc sống. Chẳng hạn, về sự cô độc, anh đã nghĩ thế nào?"Hồi chưa vào nghề, những đêm bầu trời đen kịt, nhìn kỹ mới thấy một ngôi sao xa, cháu cũng nghĩ ngay ngôi sao kia lẻ loi một mình. Bây giờ làm nghề này, cháu không nghĩ như vậy nữa. Vả khi ta làm việc, ta với công việc là đôi, sao gọi là một mình được? Huống chi, việc của cháu gắn liền với việc của bao an hem, đồng chí dưới kia". Còn đây là về nỗi "thèm người" – như cách nói của bác lái xe, anh nghĩ "Con người thì a mà chả "thèm" hả bác? Mình sinh ra là gì, mình đẻ ở đâu, mình vì ai mà làm việc?" Những nỗi "nhớ người" với anh, quyết không thể là nỗi nhớ "phồn hoa đô thị".Trong cuộc sống lẻ loi của mình, anh còn tìm thấy một nguồn vui, đó là sách, mà anh thấy lúc nào đọc cũng như có người bạn để trò chuyện.Chính vì tất cả những điều trên mà cuộc sống của người thanh niên ấy giữa núi cao mây mù không buồn tẻ. Anh tổ chức cuộc sống một mình ở trạm khí tượng thật ngăn nắp và chủ động: trồng hoa, trồng rau, nuôi gà, đọc sách ngoài những giờ làm việc có mối giao lưu thân thiết với bác lái xe, những cuộc gặp gỡ với mọi người. Ở người thanh niên ấy còn có một nét rất đáng mến nữa là sự cởi mở, chân thành với mọi người, khao khát được gặp gỡ, trò chuyện với người khác. Tình thân của anh với bác lái xe, thái độ ân cần, nhiệt thành, sự săn sóc chu đáo của anh với ông họa sĩ và cô gái mới lần đầu gặp gỡ đã nói lên nét đáng mến ấy ở anh.

          Trong truyện, ngoài nhân vật người thanh niên, các nhân vật phụ (bác lái xe, ông họa sĩ già, cô kĩ sư mới ra trường ...) không chỉ tham gia vào câu chuyện, làm rõ nét hơn cho nhân vật chính, mà còn làm phong phú và sâu hơn cho chủ đề truyện. Trong số đó, đáng chú ý nhất là nhân vật ông họa sĩ già. Tác giả đã hầu như "nhập" vào cái nhìn và tâm trạng của nhân vật này để trần thuật, bao gồm cả quan sat, miêu tả và suy ngẫm, bình luận. Qua cái nhìn của ông họa sĩ, chân dung nhân vật chính được hiện ra rõ nét hơn, đẹp hơn và khơi gợi những suy ngẫm về cuộc đời con người và nghệ thuật.

          Ngay những phút đầu gặp gỡ với người thanh niên, bằng sự từng trải của một người nghệ sĩ, ông xúc động đến bối rối vì đã "bắt gặp một điều thật ra ông vẫn ao ước được biết, một nét thôi đủ khẳng định một tâm hồn, khơi gợi một ý sáng tác". Và với ông "người con trai ấy đáng yêu thật, nhưng làm cho ông nhọc quá: với những điều làm cho người ta suy nghĩ về anh và những điều anh suy nghĩ. Và đúng như người họa sĩ đã nghĩ: "Những điều suy nghĩ đúng đắn bao giờ cũng có những vang âm, khơi gợi bao điều suy nghĩ khác trong óc người khác". Ví như, từ câu chuyện với người thanh niên, ông họa sĩ đã suy nghĩ về nghệ thuật với cả sức mạnh và sự bất lực của nó so với cuộc đời, về con người và mảnh đất Sa Pa.Còn với cô kĩ sư trẻ mới ra trường thì cuộc gặp gỡ với anh thanh niên cùng với những điều anh kể đã khiến cô bàng hoàng, "cô hiểu thêm cuộc sống một mình dũng cảm tuyệt đẹp của người thanh niên, về cái thế giới của những con người như anh". Quan trọng hơn nữa, cô hiểu và tin hơn vào con đường mà cô đã lựa chọn.Như vậy qua cảm xúc và suy nghĩ của các nhân vật khác, hình ảnh người thanh niên như được soi rọi dưới một ánh sáng trong trẻo và rực rỡ khiến nó đẹp hơn, ánh lên nhiều màu sắc hơn. Đó là cái thủ pháp mà người xưa gọi là "vẽ mây để nảy trăng".

          Lặng lẽ Sa Pa chưa phải là một truyện ngắn xuất sắc. Có thể ra những chi tiết chưa thật đắt, những chỗ tác giả đã nói thay nhân vật, phát biểu quá lộ liễu về chủ đề của tác phẩm. Nhưng dù sao truyện ngắn này cũng là một thành công đáng ghi nhận của cây bút truyện ngắn Nguyễn Thành Long. Tác phẩm như một bài thơ về vẻ đẹp trong cách sống và suy nghĩ của những con người lao động bình thường mà cao cả, những mẫu người của một giai đoạn lịch sử có nhiều gian khổ, hi sinh nhưng cũng thật trong sáng đẹp đẽ. Từ hình ảnh những con người ấy cũng gợi lên cho ta những suy nghĩ về ý nghĩa cuộc sống, của lao động tự giác, về con người và về nghệ thuật.

Bài viết liên quan

740
  Tải tài liệu