Tình mẫu tử thiêng liêng trong bài thơ “Mây và Sóng” của Ta-go.

Tình mẫu tử thiêng liêng trong bài thơ “Mây và Sóng” của Ta-go gồm dàn ý và 40 bài văn mẫu hay nhất, chọn lọc giúp học sinh viết bài tập làm văn lớp 7 hay hơn.

802
  Tải tài liệu

Tình mẫu tử thiêng liêng trong bài thơ “Mây và Sóng” của Ta-go

Bài giảng: Mây và Sóng Ngữ văn lớp 9

A. Dàn ý chi tiết

1. Mở bài:  Giới thiệu tác phẩm

- Ta-go là một nhà thơ, nhà văn, nhà viết kịch lớn, ông được coi là một đại thi hào, hay một thiên tài của Ấn Độ

- Mây và sóng, tác phẩm thể hiện tình mẫu tử thiêng liêng dưới lăng kính của một cậu bé qua những câu chuyện cậu kể với mẹ..

2. Thân bài

- Câu chuyện mây rủ cậu bé đi chơi xa.

+ Trong thế giới của Ta-go ông luôn khẳng định rằng tình mẫu tử là cao quý nhất, là thiêng liêng nhất.

+ Tìm cách lên mây với câu hỏi ngây thơ “Nhưng làm thế nào mình lên đó được”, sự đơn giản của việc hòa nhập vào với mây trời đó chỉ là tới tận cùng trái đất và đưa tay lên trời.

+ Nhớ tới mẹ và tự nghĩ ra trò chơi mới: “Con là mây và mẹ sẽ là trăng, hai bàn tay con ôm lấy mẹ, và mái nhà ta sẽ là bầu trời xanh thẳm”

- Câu chuyện sóng rủ cậu bé đi chơi xa

+ Sau mây thì những con sóng lại tiếp tục cất tiếng gọi vui chơi nơi đại dương, sóng kể về những chuyến đi của mình với cậu bé nghe, nói với cậu về niềm vui ca hát cả ngày

+ Tìm cách hòa mình vào sóng để được nô đùa

+ Nghĩ tới mẹ và tiếp tục nghĩ ra trò chơi mới: “Con là sóng và mẹ là bến bờ kì lạ, con lăn, lăn, lăn mãi rồi sẽ cười vang vỡ tan vào lòng mẹ”.

- Tình mẫu tử thiêng liêng, bất diệt.

+ Tác giả đã vẽ lên một bức tranh thật đẹp về tình mẫu tử, chính tình cảm mẹ dành cho con đã tạo nên một người con luôn nhớ đến mẹ của mình trong bất cứ hoàn cảnh nào.

+ Nhà văn cũng muốn nhắn nhủ tới người đọc một chân lí không thể thay đổi đó là không có thứ gì có thể thay đổi được tình mẫu tử, đó là tình cảm thiêng liêng và vĩnh hằng

3. Kết bài

- Cảm nghĩ về bài thơ: Bằng tình cảm tận sâu trong tim của bản thân cùng với sự yêu mến, tin tưởng vào tương lai trẻ thơ tác giả đã thể hiện rất thành công trong cách xây dựng nhân vật và truyền tải thông điệp tới người đọc.

B. Sơ đồ tư duy

C. Bài văn mẫu

Tình mẫu tử thiêng liêng trong bài thơ Mây và sóng – mẫu 1

Ta-go, một nhà văn, nhà thơ lớn của văn học thế giới nói chung và văn học Ấn Độ nói riêng. Ông để lại cho nước nhà một thành tựu văn học rực rỡ với hơn 1000 bài thơ và hàng trăm truyện ngắn, bên cạnh đó còn có số lượng lớn các tác phẩm kịch, ký,...

Thơ ca Ta-go viết về những đề tài bình dị nhưng mang nội dung sâu sắc, nhân văn. Một trong những đề tài luôn được ông cả ngợi và đề cao là đề tài tình mẫu tử. Với Ta-go, tình mẫu tử luôn luôn bất diệt, sự yêu thương của lòng mẹ chính là sức mạnh cứu rỗi và nuôi dưỡng tâm hồn mỗi người con. Khi đọc bài thơ "Mây và sóng" của tác giả, ta không khỏi xúc động trước tình mẫu tử đầy thiêng liêng, sâu nặng. Mượn lời kể đầy hồn nhiên và chân thành, pha chút hóm hỉnh nơi tâm hồn trẻ thơ, qua cuộc đối thoại giữa người con với những nhân vật khác, ta thấy được tình cảm của em bé dành cho người mẹ của mình.

Am hiểu tính cách trẻ thơ thích những điều mới lạ, mở đầu nhà thơ đã đặt ra thử thách đầy sức hấp dẫn cho em bé bằng lời mời gọi thú vị của những người bạn trong tự nhiên:

"Mẹ ơi, trên mây có người gọi con: Bọn tớ chơi từ khi thức dậy cho đến lúc chiều tà.

Bọn tớ chơi với bình minh vàng, bọn tớ chơi với vầng trăng bạc..."

Từ trên mây, có tiếng người gọi con thủ thỉ lời rủ rê vào cuộc chơi. Nơi đó con chưa từng đến bao giờ, con từng thấy nhưng chưa từng được nghe tiếng mây nói. Con cũng chưa từng được tham gia những trò chơi từ sáng đến đêm, với bình minh vàng, vầng trăng bạc, và chắc hẳn con cũng thấy thật thú vị và háo hức muốn được tới vùng trời ấy tham quan. Vì vậy, sau lời mời ấy, em đã không ngại mà buông lời thắc mắc là làm sao con có thể lên đó để hoà nhập:

"Con hỏi: Nhưng làm thế nào mình lên đó được?

Họ trả lời: "Hãy đến bên bờ trái đất,và đưa tay lên trời, em sẽ được nhấc bổng lên mây."

Mây kia nghe câu hỏi từ em, cũng nhanh chóng nói với em điều thắc mắc. Nếu em bé muốn đi, lúc ấy hãy đến bên bờ của trái đất, bàn tay mây sẽ nhấc bổng em lên. Điều đó thật đơn giản với em biết bao, nhưng có gì đó khiến cản bước chân em, đó phải chăng là hình bóng mẹ ở nhà đang đợi em về:

"Con nói: "Mẹ tôi đang đợi ở nhà

Con nói: "Mẹ tôi đang đợi ở nhà

Làm sao tôi có thể bỏ mẹ tôi mà đi được?"

Thế là họ cười rồi bay đi mất.

Nhưng con biết một trò chơi thích hơn trò ấy, mẹ ơi.

Con sẽ là mây và mẹ sẽ là trăng.

Con sẽ lấy hai tay trùm lên người mẹ,

Và mái nhà sẽ là bầu trời xanh thẳm."

Lòng em luôn bên mẹ, luôn muốn mẹ cùng em. Nhưng nếu bây giờ em theo chơi với áng mây kia, mẹ sẽ ở nhà cùng ai? mẹ đang đợi em về mà. Ngày lúc ấy, em đã từ chối sống một cách đầy thẳng thắn: " Làm sao tôi có thể bỏ mẹ mà đi được?". Mây dường như cũng hiểu lòng em, cảm nhận được tình yêu em dành cho mẹ lớn lao nêu cũng chỉ biết mỉm cười rồi từ biệt em mà thôi. Khi mây đi, em cũng chẳng hề tiếc nuối mà trái lại em háo hức sáng tạo ra một trò chơi mới đầy thú vị cùng mẹ:

"Con là mây và mẹ sẽ là trăng, hai bàn tay con ôm lấy mẹ, và mái nhà ta sẽ là bầu trời xanh thẳm".

Mây và trăng là những hình ảnh thiên nhiên đẹp đẽ của vũ trụ. Áng mây ưa bay nhảy chính là con, vầng trăng dịu hiền, bao dung chính là lòng mẹ. Mây và trăng song hành cùng nhau cũng như con vẫn luôn quấn quýt, ôm ấp lấy mẹ. Ngôi nhà nơi hai mẹ con ta sống cũng tựa bầu trời xanh kìa, cũng mang màu của sự bình an và hạnh phúc. Dù là trò chơi chốn trần gian nhưng nó cũng đầy thú vị và hấp dẫn biết bao, trò chơi ấy có mẹ và có con, trò chơi ấy có tình thương bền chặt, bao la.

Có lẽ vì chút ghen tị trước tình mẹ con gắn bó, trò chơi thú vị của mẹ cùng em ấy mà sóng cũng muốn tới rủ em chơi cùng:

"Trong sóng có người gọi con: Bọn tớ ca hát từ sáng sớm cho đến hoàng hôn. Bọn tớ ngao du nơi này nơi nọ mà không biết từng đến nơi nao".

Nếu cuộc vui với mây có trăng vàng, mây bạc thì cuộc vui với sóng cũng đầy gợi cảm, mê hoặc và lung linh huyền diệu. Chơi với sóng được ngao du đây đó suốt ngày, được tới những miền đất mới em chưa từng đặt chân đến. Đây chắc chắn là một cuộc du hành đầy thú vị, nghe đến đây, chắc hẳn ai cũng thấy thật muốn bước đi và em cũng thế:

"Nhưng làm thế nào mình đến đó được"

Sóng bảo rằng em chỉ cần nhắm mặt lại, nơi rìa biển sóng sẽ đến mang em đi. Chân em muốn rời đi nhưng lòng còn níu kéo bởi mẹ em đang đợi em về. Chiều dần xuống, nơi nhà mẹ trông ngóng em, sao em lại để mẹ một mình mà đi vì niềm vui riêng của mình được. Bởi thế mà, một lần nữa em lại chọn cách từ chối sóng, từ chối để giữ mẹ bên mình, để được về bên mẹ và cùng mẹ chơi một trò chơi vui vẻ hơn:

"Trong sóng có người gọi con: Bọn tớ ca hát từ sáng sớm cho đến hoàng hôn. Bọn tớ ngao du nơi này nơi nọ mà không biết từng đến nơi nao".

Sóng và bờ đều là hình ảnh ẩn dụ đẹp đẽ. Bến bờ kì lạ nơi mẹ luôn thu hút con, lôi cuốn con, con muốn được khám phá mỗi ngày. Nơi lòng mẹ, con sẽ được cười vang thoả thích, được hạnh phúc chở che, được mãn nguyện tình thương. Nơi lòng mẹ, niềm vui con sẽ thêm phần ngọt ngào, đủ đầy mà sóng, mây kia không hề có được, cũng không thể nào mang lại được cho em. Sóng, mây là những hình tượng đẹp, bất tử, mượn hai hình tượng ấy để nâng tầm hình tượng của lòng mẹ. Vượt lên cả sóng, mây, tình mẹ dành cho con luôn cao khiết, bất diệt và trái tim con vẫn mãi luôn hướng về mẹ, với con, mẹ là điều tự hào, tuyệt vời và xứng đáng được trân trọng nhất thế gian.

Với tấm lòng yêu thương và sự tin yêu dành cho mỗi người mẹ trong cuộc đời, Ta-go đã viết nên một thì phẩm đầy giá trị như thế. Đọc bài thơ, em càng thêm thương mẹ, thêm thấu hiểu lòng mẹ và sẽ cố gắng thật nhiều mỗi ngày để xứng đáng với những gì mà mẹ đã hy sinh vì gia đình, vì tương lai của em.

Tình mẫu tử thiêng liêng trong bài thơ Mây và sóng – mẫu 2

Ta-go là một nhà thơ, nhà văn, nhà viết kịch lớn, ông được coi là một đại thi hào, hay một thiên tài của Ấn Độ, những sáng tác của ông đã có đóng góp rất lớn trong nền văn học của thế giới. Một trong những tác phẩm tiêu biểu của ông là Mây và sóng, tác phẩm thể hiện tình mẫu tử thiêng liêng dưới lăng kính của một cậu bé qua những câu chuyện cậu kể với mẹ.

Trong thế giới của Ta-go ông luôn khẳng định rằng tình mẫu tử là cao quý nhất, là thiêng liêng nhất và là thứ tình cảm không có gì có thể thay thế được. Qua bài thơ ta có thể thấy được sự ngây thơ hồn nhiên, tinh nghịch của cậu bé khi được mây trời rủ đi chơi xa, lướt dạo trên mây cao. Đối với một đứa trẻ thì việc được đi chơi, được vui đùa cả ngày có lẽ là điều tuyệt vời nhất và đối với cậu bé này cũng không ngoại lệ. Chính vì vậy khi nhận được lời mời gọi từ mây cậu đã không ngại ngần hỏi đường để lên mây “Nhưng làm thế nào mình lên đó được”, sự đơn giản của việc hòa nhập vào với mây trời đó chỉ là tới tận cùng trái đất và đưa tay lên trời. Đang cảm thấy háo hức vì sắp được dạo chơi thì trong cậu hình bóng người mẹ hiện lên, đứa trẻ nhớ về người mẹ đang ở nhà chờ mình thì làm sao bản thân có thể đi chơi xa được, và tình cảm mà mẹ dành cho bé đã lưu giữ bước chân cậu lại. Khi từ chối khéo léo thì chính cậu đã nghĩ ra trò chơi mới cho bản thân mình, vẫn muốn chơi đùa nhưng là chơi đùa trong vòng tay mẹ: “Con là mây và mẹ sẽ là trăng, hai bàn tay con ôm lấy mẹ, và mái nhà ta sẽ là bầu trời xanh thẳm”

Sau mây thì những con sóng lại tiếp tục cất tiếng gọi vui chơi nơi đại dương, sóng kể về những chuyến đi của mình với cậu bé nghe, nói với cậu về niềm vui ca hát cả ngày, chính điều đó đã lại một lần lay động lòng ham chơi của đứa trẻ, chỉ cần nghe đến việc được ca hát từ sáng sớm đến hoàng hôn thôi đã làm cho cậu thấy thích thú rồi, hơn thế nữa còn được đến những nơi mà không biết rằng đó là nơi nào càng kích thích tính tò mò của cậu bé. Đứa trẻ nào chẳng ham chơi ham vui, lại còn thấy những hình ảnh sống động từ sóng thì làm sao có thể cưỡng lại được mong muốn đó, rồi cậu bé cũng được sóng chỉ cho cách để có thể hòa mình vào những con sóng để nô đùa nhưng lại một lần nữa cậu nhớ đến mẹ, tự nhủ với bản thân làm sao có thể đi chơi khi mẹ còn đang ở nhà và trò chơi mới tiếp theo lại ra đời: “Con là sóng và mẹ là bến bờ kì lạ, con lăn, lăn, lăn mãi rồi sẽ cười vang vỡ tan vào lòng mẹ”.

Qua những hình ảnh kì diệu của tự nhiên là mây và sóng tác giả đã vẽ lên một bức tranh thật đẹp về tình mẫu tử, chính tình cảm mẹ dành cho con đã tạo nên một người con luôn nhớ đến mẹ của mình trong bất cứ hoàn cảnh nào. Quá trình nuôi dưỡng khó khăn nhọc nhằn để con không lớn chính là tình cảm bất diệt trong lòng con cái, đối với con cái ba mẹ chính là điểm tựa, là động lực thúc đẩy cho con cái có niềm tin bước vào cuộc sống, là nguồn động viên khi con gặp thất bại và là niềm tự hào khi thấy con mình thành công. Nhà văn cũng muốn nhắn nhủ tới người đọc một chân lí không thể thay đổi đó là không có thứ gì có thể thay đổi được tình mẫu tử, đó là tình cảm thiêng liêng và vĩnh hằng.

Bằng tình cảm tận sâu trong tim của bản thân cùng với sự yêu mến, tin tưởng vào tương lai trẻ thơ tác giả đã thể hiện rất thành công trong cách xây dựng nhân vật và truyền tải thông điệp tới người đọc.

Tình mẫu tử thiêng liêng trong bài thơ Mây và sóng – mẫu 3

Ra-bin-đra-nat Ta-go (1861 – 1941) là nhà thơ hiện đại lớn nhất của văn học Ấn Độ giai đoạn đầu thế kỉ XX. Ông sinh trưởng ở Can-cút-ta, bang Ben-gan. trong một gia đình quý tộc. Ta-go có năng khiếu bẩm sinh nên ông làm thơ rất sớm. Suốt cuộc đời, ông hăng hái tham gia các hoạt động chính trị và có đóng góp to lớn cho xã hội trong nhiều lĩnh vực.

Ta-go đã để lại một sự nghiệp sáng tác đồ sộ gồm 52 tập thơ, 42 vở kịch, 12 bộ tiểu thuyết, hàng trăm truyện ngắn, bút kí, luận văn, diễn văn, thư tín cùng rất nhiều ca khúc và hơn 1500 bức hoạ. Với tập “Thơ Dâng”, ông là nhà thơ đầu tiên của châu Á được vinh dự nhận giải thưởng Nô-ben văn học năm 1913. Thơ Ta-go đềcao tinh thần dân tộc, dân chủ, đậm dà tính nhân văn và tính trữ tình, lãng mạn, chứa đựng những triết lí tinh tế, sâu sắc của phương Đông. “Mây và Sóng” (bản dịch của Nguyễn Khắc Phi) lúc đầu được viết bằng tiếng Ben-gan, in trong tập thơ Si-su (Trẻ thơ), xuất bản năm 1909, sau đó Ta-go tự dịch ra tiếng Anh và in trong tập “Trăng non”, xuất bản năm 1915. Với hình thức đối thoại lồng trong lời kểcủa em bé, qua những hình ảnh thiên nhiên giàu ý nghĩa tượng trưng, bài thơ “Mây và Sóng” của Tago đã ngợi ca tình mẫu tử thiêng liêng, bất diệt.

Bài thơ là lời kể hồn nhiên, chân thành của em bé với mẹ và những cuộc đối thoại tưởng tượng giữa em và các nhân vật sống trên mây và trong sóng. Mặc dù người mẹ không xuất hiện, không phát ngôn nhưng đối tượng đểbày tỏ tình cảm em bé chính là Mẹ. Bài thơ gồm hai cảnh. Cảnh một: mây rủ bé đi chơi xa. Cảnh hai: sóng rủ bé đi chơi xa. Bé tưởng tượng ra hai cảnh. Tưởng tượng mà rất thực. Em bé từ chối lời rủ rê của mây. Em ở nhà và bày ra trò chơi làm mây với mẹ (mẹ làm mặt trăng). Em bé từ chối lời rủ rê của sóng. Em ở nhà và bày ra trò chơi làm sóng với mẹ (mẹ làm mặt biển). Nhân hóa mây và sóng thành con người, tác giả có dụng ý nói lên sự hoà hợp, gắn bó giữa thiên nhiên với con người.

Hai cảnh là hai lời thoại. Mỗi lời thoại là một đợt sóng cảm xúc trào dâng trong lòng em bé, lần sau cao hơn lần trước. Đây không phải là sự thổ lộ tình cảm bình thường mà là sự thổlộ tình cảm trong tình huống có thử thách. Phải trải qua những thử thách khác nhau thì tình thương yêu mẹ của em bé mới được thể hiện trọn vẹn. Tứ thơ đơn giản, cấu trúc trùng lặp nhưng lời thơ và hình ảnh thơ rất khác nhau. Mây và sóng đều là những cảnh vật tự nhiên vô cùng hấp dẫn, mây và trò chơi trong sóng cũng khác nhau. Mây, trăng, bầu trời, sóng nước và biển cả… vốn là những hình ảnh thiên nhiên đẹp đẽ và thơ mộng. Những hình ảnh đó trong bài thơ đều do trí tưởng tượng phong phú của em bé tạo ra cho nên chúng lại càng lung linh, kì ảo. Ai sống trên mây, ai sống trong sóng vậy? Những Tiên đồng, Tiên nữ hay những nàng Tiên cá? Em bé tha hồ mà tưởng tượng… Lung linh kì ảo song vẫn rất sinh động, chân thực. Những hình ảnh âm thanh, màu sắc được dùng để miêu tả thiên nhiên trong bài thơ đều rất đúng với thiên nhiên muôn màu sắc.

Chúng ta hãy theo dõi cuộc trò chuyện của em bé với người mẹ thân yêu:

Mẹ ơi, trên mây có người gọi con:

“Bọn tớ chơi từ khi thức dậy cho đến lúc chiều tà. Bọn tớ chơi với bình minh vàng, bọn tớ chơi với vầng trăng bạc”.

Con hỏi: “Nhưng làm thế nào mình lên đó được?”

Họ đáp: “Hãy đến nơi tận cùng trái đất, đưa tay lên trời, cậu sẽ được nhấc bổng lên tận tầng mây”.

“Mẹ mình đang đợi ở nhà” – con bảo – “Làm sao có thể rời mẹ mà đến được?”.

Thế là họ mỉm cười bay đi.

Chú bé ngồi trong lòng mẹ mà thủ thỉ tâm tình. Chú đang để cho trí tưởng tượng của mình bay bổng. Chú hình dung ra trên mây kia có người gọi chú, rủ chú tham gia những trò chơi thú vị với bình minh vàng, với vầng trăng bạc và khuyên chú hãy đến nơi tận cùng trái đất. Cuộc đi chơi như thế thật hấp dẫn đối với tuổi thơ. Chú bé thích lắm! Thử hỏi có chú bé nào trên trái đất này mà không thích đi chơi? Em bé cũng thích được theo Mây đi chơi nên mới hỏi: Nhưng làm thế nào mình lên đó được? Tuy vậy, bé vẫn băn khoăn vì mẹ đang đợi ở nhà. Mặc dù Mây đã tận tình chỉ dẫn: Hãy đến tận cùng trái đất, đưa tay lên trời, cậu sẽ được nhấc bổng lên tận tầng mây. Nhưng chú bé đã khước từ sự rủ rê ngọt ngào đó vì chú biết rằng nếu vắng mình, mẹ sẽ buồn biết bao nhiêu!

Và chú bé lại nghĩ ra một trò chơi khác để thay thế. Trò chơi mà bé nghĩ ra lần này quả là thú vị hơn nhiều! Em là sóng còn mẹ là bến bờ kì lạ rộng mở, bao dung. Trò chơi này thể hiện tình thương yêu mẹ thắm thiết, nồng nàn của chú bé. Em không những không phải xa rời mẹ mà còn được choàng lên người mẹ, được lăn, lăn, lăn mãi, rồi sẽ cười vang vỡ tan vào lòng mẹ. Câu cuối bài: Không ai trên thế gian này biết mẹ con ta ở chốn nào khẳng định mẹ con ta ở khấp mọi nơi, không ai có thể tách rời, chia cắt được tình mẹ đối với con và tình con đối với mẹ. Không ai có thể biết được mẹ con ta đang ở đâu trong đại dương dạt dào hạnh phúc của tình mẹ con. Điều đó cũng có nghĩa là tình mẫu tử thiêng liêng hiện diện ở khắp mọi nơi và muôn đời bất diệt.Trong bài thơ, “Mây và Sóng” hòa hợp với người, thông cảm và hiểu biết tấm lòng của em bé đối với mẹ. Còn em bé là một đứa trẻ yêu thiên nhiên, yêu mẹ và giàu trí tưởng tượng.

Trước những lời rủ rê hấp dẫn, chú bé đã kiềm chế được ham muốn nhất thời. Không tìm cách lên mây hay nương theo làn sóng, không có nghĩa là chú ghét mây và sóng. Ngược lại, chú bé đã nghĩ ra những trò chơi tuyệt diệu để hòa hợp tình yêu thiên nhiên với tình mẫu tử bằng cách biến mình thành mây rồi thành sóng, còn mẹ thành mặt trăng và bến bờ kì lạ. Dẫu được miêu tả sinh động và chân thực, nhưng hình ảnh mây và sóng trong bài thơ chỉ là tượng trưng. Những thú chơi trên mây, trong sóng tượng trưng cho bao quyến rũ của cuộc đời. Bãi biển tượng trưng cho tâm lòng bao dung của mẹ. Bài thơ đãtạo ra những hình ảnh đậm đà màu sắc triết lí. Chỉ có hai mẹ con âu yếu bên nhau trong một túp nhà mà đủ cả trời xanh, trăng sáng, đủ cả mây bay, sóng vỗ.Cám ơn thi hào Ta-go đã nâng tình mẫu tử của nhân loại lên tầm vũ trụ!

Thi hào Ta-go từng nói: Bao giờ tôi cũng trẻ hay cũng già như người trẻ nhất và người già nhất trong làng. Cái thần tình của bài thơ nằm ở chỗ là Ta-go đã biến mình thành con trẻ. Con trẻ trong sự ngạc nhiên trước tạo vật chung quanh, con trẻ trong sự tưởng tượng kì thú, con trẻ trong sự gần gũi với trái tim người mẹ. Khi đọc bài thơ, người đọc dường như biết mình bị lạc vào thế giới tưởng tượng nhưng vẫn nghe và tin những lời trò chuyện huyễn hoặc của mây, những lời rủ rê của sóng. Đọc xong bài thơ, chiêm nghiệm từ từ, rồi đọc đi đọc lại, sống mũi bỗng thấy cay cay, không khóc mà mắt đỏ hoe, tâm hồn rung động lạ thường khi nghe lời khước từ hồn nhiên của chú bé trước những lời mời mọc, rủ rêcủa mây và sóng, vì là lời của con trẻ, nhưng lại thốt ra từ một trái tim nồng nàn, tha thiết yêu thương.

Bài thơ có giá trị nghệ thuật điêu luyện bởi tác giả đã sử dụng những hình ảnh thiên nhiên tuyệt đẹp và gửi gắm vào đó những ý nghĩa tượng trưng sâu sắc. Bên cạnh đó là thủ pháp trùng điệp và những liên tưởng, so sánh thú vị. Mây và sóng đã chắp cánh cho trí tưởng tượng của tuổi thơ, song cũng nhắc nhở mọi người rằng, hạnh phúc không phải là điều gì xa xôi, bí ẩn, do ai đó ban cho mà hạnh phúc ở ngay trong cuộc sống bình thường và do chính con người tạo dựng nên. Bài thơ “Mây và sóng” thể hiện tình cảm yêu mến thiên nhiên, những ước mơ bay bổng của tuổi thơ và đặc biệt là tình mẹ con đằm thắm, ấm áp và chứa chan hạnh phúc. Bài thơ còn gợi cho chúng ta suy ngẫm về nhiều điều khác nữa. Trong cuộc sống, con người thường gặp những cám dỗ ghê gớm. Muốn khước từ, chúng ta cần có điểm tựa vững chắc như tình mẫu tử trong bài thơ này.

Tình mẫu tử thiêng liêng trong bài thơ Mây và sóng – mẫu 4

Mỗi chúng ta, ai sinh ra và lớn lên cũng có một người mẹ. Mẹ là người có công cưu mang chín tháng mười ngày. Mẹ là người chở che, bảo vệ, dưỡng dục và nuôi ta khôn lớn. Tình yêu thương của mẹ là tình cảm cao đẹp nhất mang tên: tình mẫu tử.

Tình yêu thương của mẹ là sức mạnh nuôi ta khôn lớn. Ngay từ khi còn chưa rõ hình hài, chỉ là một sinh linh bé nhỏ mới bắt đầu sự sống con người đã được đón nhận một thứ tình yêu vị tha và vô hạn: tình mẹ. Rồi từng ngày từng ngày trôi, chúng ta lớn dần lớn dần trong bụng mẹ. Chúng ta ngày càng lớn, cơ thể mẹ ngày càng nặng nề. Những tháng đầu của thai kỳ mẹ đã trải qua biết bao những khó khăn, chỉ mong bảo vệ được sinh linh bé nhỏ đang lớn dần trong bụng mẹ. Đứa con càng lớn thì mẹ càng mệt mỏi hơn, nhưng mẹ vẫn luôn vui và chờ mong đến ngày được gặp thiên thần bé nhỏ của mẹ. Con người gọi mẹ là người phụ nữ, là phái yếu, nhưng mẹ không yếu mềm, sẵn sàng trải qua cuộc vượt cạn một mình để được gặp đứa con thân yêu.

Tình yêu thương của mẹ sẽ gửi vào những lời ru, những câu hát, đong đầy nơi ánh mắt mỗi khi ngắm nhìn bé con xinh đẹp của mình. Khi con ốm, mẹ sẽ thức trắng đêm trông con, săn sóc. Mỗi ngày nhìn con dần lớn khôn là hạnh phúc của những người mẹ. Đó là sức mạnh vô biên của tình mẫu tử. Mỗi một ngày con lớn hơn một chút, là mỗi một ngày mẹ lại già thêm. Từ khi có con, con đã trở thành mối quan tâm hàng đầu trong cuộc đời của mẹ.

Có những người mẹ quên mình, không quản nắng mưa nhọc nhằn, làm tất thảy để cho con cái không thua bạn kém bè. Tình yêu ấy trao đi không một chút tính toán. Tình yêu ấy là cả một đức hi sinh cao cả. Có những lúc, đứa con còn ngây dại chưa hiểu được điều đó. Chúng không biết rằng mẹ chúng làm tất cả để chúng có cuộc sống tốt đẹp nhất có thể.

Thậm chí có những đứa trẻ căm ghét mẹ vì mẹ chúng không đáp ứng được những điều mà chúng mong muốn. Có những đứa con lầm đường lạc lối, bị cả xã hội ruồng bỏ, nhưng đối với những người mẹ, dù có đau đớn, xót xa, nhưng chúng vẫn là những đứa con đáng thương cần được chở che và bảo vệ. Trong cuộc sống này, không có gì là miễn phí ngoài tình yêu của mẹ cha.Tình yêu thương của mẹ là thứ tình cảm thiêng liêng nhất trên đời.

Tình mẫu tử thiêng liêng trong bài thơ Mây và sóng – mẫu 5

“Nghe tiếng mẹ ơi bỗng lặng người
Giọng buồn hơn cả tiếng mưa rơi
Ví mà con đổi thời gian được
Đổi cả thiên thu tiếng mẹ cười”

Tình mẫu tử là gì? Nếu ai đó hỏi tôi như vậy thì có lẽ tôi sẽ không thể trả lời chính xác được, nhưng tôi có thể dùng cả cuộc đời mình để nói cho bạn biết sự thiêng liêng của tình mẫu tử. Đối với tôi, tình mẫu tử là thiêng liêng hơn cả. Không có một khái niệm nào chỉ rõ cho chúng ta tình mẫu tử là gì? Nhưng với tôi tình mẫu tử là tình yêu thương, là sự hy sinh, sự che chở và bao dung của mẹ đối với con mình,

Mẹ là người luôn sát cánh bên bạn tròn suốt chặng đường đời, Từ khi bạn vừa đặt chân tới thế giới này mẹ là người ôm bạn vào lòng, che chở bạn suốt chín tháng mười ngày để rồi hồi hộp chờ đợi đến ngày được gặp bạn, mong mỏi lắng nghe tiếng khóc chào đời của đứa con yêu dấu.

Tôi không may mắn như các bạn, khi tôi sinh ra đã không còn bố, mẹ vừa phải là mẹ vừa là cha chính mình. Tuy chẳng bao giờ mẹ đánh hay mắng la tôi đến nửa lời trong mắt mẹ tôi mãi là một đứa trẻ thiếu tình thương của cha và mẹ luôn cố gắng bù đắp cho tôi hết mức có thể cho tôi hiểu được phần nào tình mẫu tử từ mẹ dành cho tôi. Vì vậy, nhiều khi tôi cảm thấy ghét cái gọi là đồng tiền, nó làm mẹ mệt mỏi.

Mẹ luôn thức khuya dậy sớm để làm hàng kiếm tiền nuôi tôi ăn học. Cũng chính những áp lực từ cuộc sống làm mẹ suy nghĩ rất nhiều, phải trăn trở. Tôi thương mẹ lắm, muốn lớn thật nhanh để có thể đỡ mẹ. Dù cuộc sống này có khó khăn đến đâu thì mẹ sẽ không bao giờ bỏ rơi tôi và luôn che chở cho tôi.

Nhiều khi bố mẹ nhắc nhở chúng ta phải mặc áo ấm, cố gắng học nhé rất nhiều lần và chúng ta cảm thấy bố mẹ thật phiền phức nhưng chỉ khi bạn có gia đình, bạn làm cha, làm mẹ thì bạn sẽ hiểu vì sao bố mẹ lại lo lắng cho mình đến như vậy – bởi vì điều đó chính là tình mẫu tử.

Đừng nóng vội vì sau này khi mẹ bạn mất đi bạn sẽ chẳng còn cơ hội nào để nghe những câu nói ấy nữa. Chẳng điều gì có thể thay thế mẹ trên cuộc đời này. Hãy tôn trọng từng giây phút bên mẹ dẫu rằng đôi khi mẹ không phải là người hiểu lòng mình nhất, có thể không đồng ý với những suy nghĩ và quyết định của bạn nhưng người ấy vẫn là mẹ của bạn.

Đối với tôi cuộc sống hạnh phúc không hẳn là cuộc sống phải đầy đủ tiền tài vật chất. đôi khi sống trong nhung lụa nhưng tận sâu trong tim bạn vẫn cảm thấy thật sự không hạnh phúc vì khi đó mẹ đã không còn nữa. cuộc đời của chúng ta như một cuốn phim và nếu có thể có quay ngược lại cuốn phim ấy tôi xin được trở về với tuổi thơ bên mẹ, được mẹ chăm sóc yêu thương.

Trong tình bạn cũng có những người bạn tốt, bạn xấu, trong tình yêu có người thủy chung có người phản bội nhưng chỉ riêng tình mẫu tử là không bao giờ có hai từ “phản bội”. Với mẹ bạn luôn là đứa trẻ cần được che chở. Hãy nhớ yêu thương và kính trọng mẹ. Dù bạn ở đâu. Đi đến bất cứ đâu nơi nào mẹ vẫn là người luôn dõi theo, yêu thương, lo lắng cho bạn nhất. chẳng ai ngoài mẹ yêu thương bạn vô điều kiện đến vậy.

Tình mẫu tử đối với mỗi chúng ta là tình cảm thiêng liêng nhất. Chẳng ai ngoài mẹ yêu thương bạn vô điều kiện đến vậy. Xin hãy cho tất cả những người mẹ trên thế gian này luôn được khỏe mạnh để chúng con không ai phải cài hoa hồng trắng lên ngực trong ngày lễ vu lan và cảm thấy mình thật hạnh phúc khi có mẹ ở bên.

Tình mẫu tử thiêng liêng trong bài thơ Mây và sóng – mẫu 6

Trong cuộc đời của mỗi con người đều có rất nhiều mối quan hệ xung quanh mình, từ mối quan hệ giữa những người thân máu mủ ruột thịt, rồi đến những người có quan hệ họ hàng, những mối quan hệ xóm giềng, bạn bè, đồng nghiệp và cả những mối quan hệ xã giao ngoài xã hội. Tuy nhiên, hẳn ai cũng có cảm nhận rằng tình mẫu tử trong dòng chảy chung của mối quan hệ tình cảm gia đình là có vị trí quan trọng đặc biệt với mỗi người hơn cả, vừa có sự bền chặt, vừa có sự thiêng liêng khiến con người ta cảm thấy tin yêu nhất trong cuộc đời mình.

Theo cách giải nghĩa thông thường nhất thì có thể biết đến “mẫu” là mẹ, còn “tử” nghĩa là con. Tình mẫu tử là tình cảm thể hiện mối quan hệ mẹ con. Nhưng cũng theo cách lý giải thông thường nhất, với cách nhìn nhận khách quan nhất thì tình mẫu tử là muốn hướng đến cách cảm nhận về tình yêu thương, sự chăm sóc, nâng niu, bao bọc, che chở và hy sinh của người mẹ dành cho người con của mình.

Tình mẫu tử là thứ tình cảm thiêng liêng nhất của mỗi người. Con người ta đến được với cuộc đời là công lao sinh thành của cả cha lẫn mẹ, nhưng người có sự gắn bó với ta nhiều hơn lại là mẹ, quá trình mang thai mang nặng đẻ đau trong 9 tháng 10 ngày thật không hề dễ dàng, rồi sinh ra con, những ngày tháng đầu mẹ vất vả thức khuya dậy sớm lo bú mớm dỗ dành cho con. Không thể đong đếm được những sự mệt nhọc mẹ phải trải qua trong những tháng ngày đầu đời của con. Mẹ là người sinh ra con, mẹ rất thiết thực và thấu tỏ điều đó, tất cả những gì mẹ có thể biết, có thể hiểu đó là dành những tình yêu to lớn từ tận sâu trong trái tim mình dành cho con, cùng con nói lên tiếng nói đầu tiên trong cuộc đời dù chỉ là bi bô gọng ghịu, cùng con bước những bước chân đầu tiên trên đường đời. Nhìn con từng ngày lớn khôn trong vòng tay mẹ, mẹ cảm thấy hạnh phúc vô cùng, đối với mẹ con là tất cả, là niềm vui của mẹ, cũng là nỗi lo lắng to lớn nhất của mẹ. Những chuyện mà con cảm thấy không vui thì cũng là nỗi buồn của mẹ.

Mẹ là người bao dung với ta nhất trong cuộc đời, dù ta có vấp ngã, có mắc sai lầm thì mẹ cũng là người luôn lo lắng, quan tâm đến ta một cách thiết thực nhất, những người mẹ, tình yêu thương của mẹ có sức mạnh vô cùng to lớn, nó có thể giúp ta vượt lên trên tất cả. Tình mẫu tử là thứ tình cảm đem lại sự tin tưởng tuyệt đối cho con người, nó đến với cuộc sống, thể hiện giữa cuộc đời nhiều mặt sáng tối một cách rất tự nhiên. Trong thời chiến ngày xưa, những hình ảnh người mẹ che chắn mưa bom bão đạn không hề thiếu, trong xã hội hiện đại, những người mẹ bị bệnh nhưng vẫn thiết thực hy sinh bản thân mình cho vận mệnh của con.

Tình mẫu tử là thứ tình cảm trân quý vô cùng. Chính bởi vậy đạo hiếu với bậc sinh thành, dưỡng dục cũng là một truyền thống đạo lý tốt đẹp của dân tộc ta. Được sống trong sự bao bọc của tình mẹ là điều hạnh phúc nhất cuộc đời. Đã có rất nhiều những mảnh đời mồ côi cả cha lẫn mẹ, đối với họ cuộc sống gia đình nơi có bố, có mẹ yêu thương là niềm mơ ước lớn lao. Chính vì vậy con người ta cần phải biết quan tâm đến mẹ của mình, hãy luôn biết ơn những gì mẹ dành cho mình chứ đừng nghĩ đó là nghĩa vụ hay bổn phận mà một người mẹ phải làm.

Đã có rất nhiều những hành động trong xã hội đã không có nhận thức đúng đắn và thiết thực trong những mối quan hệ về tình mẫu tử. Rất nhiều bạn trẻ ngày nay nghĩ thoáng quá mức trong chuyện yêu đương để rồi có thai ngoài ý muốn. Những điều đáng được lưu tâm và nói đến đó là việc họ vẫn chưa đủ nhận thức và bỏ qua trách nhiệm của mình để rồi có những hành động như phá thai hay có khi sinh ra con nhưng cũng bỏ rơi nấm ruột của mình. Một vấn đề nữa cũng rất đáng nói đó là có những trường hợp những người mẹ đối xử tệ với con mình, áp đặt những tư tưởng của mình lên con cái, không cho con cái những quyền tự do cơ bản được làm những điều mình muốn. Những hành động ấy cần phải bị lên án. Đó chỉ là những trường hợp thiểu số nhưng cũng cần có cái nhìn bao quát và khách quan để hướng tới một môi trường sống thiết thực nhất. Phận làm con luôn phải biết hiếu kính với mẹ, thấu hiểu những khó khăn, vất vả mà mẹ phải chịu đựng để biết cảm thông, biết nỗ lực để sống tốt, sống có ích, đền đáp công ơn của mẹ.

Tình mẫu tử là thứ tình cảm thiêng liêng, trân quý nhất của cuộc đời mỗi người. Tình yêu thương con của những người mẹ là rộng lớn mênh mông vô cùng. Yêu thương con, mẹ có thể làm tất cả vì con, hy sinh để dành những điều tốt nhất cho con. Không phải ai và cũng không phải mối quan hệ tình cảm nào trong cuộc đời mỗi con người có thể vượt qua sự lớn lao và cao thượng của tình mẫu tử.

Tình mẫu tử thiêng liêng trong bài thơ Mây và sóng – mẫu 7

Mỗi khi nhắc về mẹ, chắc hẳn trong lòng mỗi con người chúng ta không ai là không khỏi xao xuyến, bồi hồi. Bởi mẹ chính là người đã chăm sóc, nuôi nấng ta khôn lớn từng ngày vượt qua bao gian lao, vất vả, vượt qua tất cả những khó khăn, thử thách của cuộc đời. Vì vậy mà khi viết về mẹ Nguyễn Duy đã viết: “Ta đi trọn kiếp con người/Cũng không đi hết mấy lời mẹ ru”. Tình mẹ cao cả và bao la, một thứ tình cảm đẹp đến mãnh liệt.

Hai câu thơ có tính hàm súc và sâu lắng trong một bài thơ xúc động viết về mẹ. Vẻ đẹp của hai câu thơ thật trữ tình: thể hiện ở cảm xúc vừa lắng đọng, vừa thiêng liêng, mang nặng triết lý: mấy lời mẹ ru biểu tượng cho tình cảm yêu thương vô bờ mà mẹ dành cho con. Cách nói đi trọn kiếp cũng không đi hết khẳng định tình mẹ là vô cùng thiêng liêng cao cả và bất tử; là bao la vô tận, không sao có thể đền đáp hết được. Ý thơ cũng thể hiện lòng biết ơn sâu sắc.

Tình mẫu tử là tình cảm thương yêu, đùm bọc, che chở,…mà người mẹ dành cho con. Tình cảm ấy vừa tự nhiên vừa cao cả nên sẽ đi theo mỗi người suốt cuộc đời.

Vâng, từ xưa đến nay, trong đời sống của mỗi con người có vô vàn mối quan hệ tình cảm hết sức tinh tế, phức tạp và phong phú, nhiều thứ tình cảm cao đẹp như tình cảm với ông bà, tình cảm anh chị em, tình bạn, tình yêu, tình cảm với quê hương đất nước, thì tình cảm cao quý nhất, thiêng liêng nhất và vĩnh cửu nhất, có vị trí đặc biệt, thiêng liêng và sâu nặng nhất có lẽ, bao giờ cũng là tình mẫu tử… Vì đó là tình cảm đầu tiên của mỗi người khi sinh ra và sẽ gắn bó trong suốt cuộc đời. "Lòng mẹ bao la như biển Thái Bình dạt dào"… Lòng mẹ, cũng chính là tình mẫu tử. Đó là một thứ thiêng liêng, quý giá xuất phát từ tâm hồn long lanh như pha lê, dịu ngọt như dòng suối của mẹ dành cho đứa con thân yêu của mình. “Mẫu” là mẹ, “tử“ là con. Hai từ này hầu như chưa bao giờ xa cách, ví như cho dù họ có cách xa bao lâu, bao xa thì tâm hồn của mẹ và con luôn hòa quyện vào nhau.

Khi con còn bé thơ, từ lúc vừa chào đời đã được bàn tay của mẹ dỗ dành, nâng niu. Một chút lớn nữa, mẹ cũng là người đỡ từng bước đi đầu tiên. Khi đi học, cũng có những lúc con ham chơi khiến mẹ buồn lòng nhưng bà vẫn không bao giờ buồn hay hờn trách con, luôn chỉ bảo cho con thứ gì đúng, thứ gì sai. Tất cả những điều ấy đã đều chứng minh được thế nào là tình mẹ. Mẹ hi sinh tất cả để dành cho con những gì tốt đẹp nhất, mẹ thức trắng đêm trông nom khi con ốm, mẹ lận đận sớm hôm để lo cho cuộc sống con được trọn vẹn, mẹ long đong sớm chiều vì công việc để lo cho con đủ miếng cơm, manh áo…sự vất vả, tận tụy ấy không thể kể hết được bằng lời.

Những việc làm và tình cảm mẹ dành cho con không gì có thể sánh bằng. Bởi mẹ chính là người đã chăm sóc nuôi nấng ta từng ngày, vượt qua bao nhiêu gian lao vất vả, vượt qua tất cả những khó khăn thử thách của cuộc đời là người chắp cho ta những đôi cánh ước mơ để bay đến chân trời hi vọng. Mẹ chính là nơi nương tựa vô cùng vững chãi cho mỗi đứa con sau mỗi lần vấp ngã; là nơi mỗi người con như chúng ta có thể thổ lộ mọi điều thầm kín; là hình ảnh thu nhỏ của những ước mong, những khát khao thanh bình và hạnh phúc, là nguồn động viên, là tình yêu, là cả những day dứt, dằn vặt, trăn trở, là niềm tự hào chính đáng của một con người. Từ khi sinh ra đến khi khôn lớn, trưởng thành, mẹ luôn dõi theo từng bước chân của con. Khi con vấp ngã, mẹ sẵn sàng nâng con dạy. Khi con vui hay buồn, mẹ luôn là người ở bên con, chia sẻ và động viên con. Như nhà thơ Chế Lan Viên đã có câu “Con dù lớn vẫn là con của mẹ, đi suốt cuộc đời lòng mẹ vẫn theo con”.

Những người mẹ, ai đã chẳng từng một lần mang nặng đẻ đau, từng vắt cạn kiệt dòng sữa đời mình nuôi con khôn lớn?… "Con dù lớn, vẫn là con của mẹ. Đi hết đời lòng mẹ vẫn yêu con”. Tình mẹ ấm áp như vầng thái dương, dịu hiền như dòng sông xanh. Ngay từ những ngày đầu, mẹ là người nâng đỡ, yêu thương chúng ta. Ngay cả khi lớn lên, mẹ vẫn sát cánh cùng chúng ta trên con đường đời đầy gian lao và thử thách. Tình mẫu tử cao quý ấy không gì có thể sánh bằng.

Tình yêu thương của mẹ dành cho con là vô cùng thiêng liêng, cao cả là bất tử, là bao la vô tận, không sao có thể đền đáp hết được. Phải chăng tình mẫu tử chính là tuổi thơ của loài người còn sót lại: Thật cao quý và may mắn biết bao đối với những ai còn mẹ. Không có gì hạnh phúc hơn khi được sống trong vòng tay yêu thương của mẹ. Mẹ luôn quan tâm đến con, dành cho con những gì tốt đẹp nhất. Tình yêu thương cùng những lời chỉ bảo ân cần của mẹ sẽ là hành trang quý báu giúp con vào đời. Chính tình mẫu tử sẽ là sức mạnh giúp con người vượt qua những khó khăn trong cuộc sống. Có một nhà văn đã nói: “Con chẳng bao giờ cúi mặt trước uy nghi… Nhưng khi đứng trước mẹ con thấy mình nhỏ bé làm sao”. Đúng vậy, dù sau này ta có vị trí trong xã hội hay… gì gì đó đi chăng nữa, thì khi đứng trước mẹ, con vẫn chỉ là đứa trẻ tội nghiệp, yếu ớt cần sự chở che, đùm bọc. Cuộc sống của con sẽ ra sao nếu không có mẹ, chẳng thể nào nói hết được tình mẹ đối với con cái. Chỉ biết rằng mỗi chúng ta cần biết trân trọng thứ tình cảm thiêng liêng đó. Đất nước ngày càng phát triển, xã hội ngày càng hiện đại, thì vai trò của người mẹ càng được khẳng định. Người mẹ không chỉ chăm lo cho gia đình, tham gia các hoạt động xã hội, với những đứa con tuổi mới lớn mẹ còn là người bạn, người chị luôn quan tâm, chia sẻ những tâm tư nhiều khi phức tạp của con. Chính điều đó mẹ trở nên gần gũi con hơn bao giờ hết…

Cuộc sống sẽ trở nên vô nghĩa nếu như không có mẹ. Những ai đang còn mẹ thì hãy biết quý trọng và giữ gìn nó… Đại văn hào Nga Macxim Gorki đã viết: "Đời thiếu mẹ hiền, không phụ nữ/ Anh hùng, thi sĩ, hỏi còn đâu?". Hãy trân trọng từng giây phút, dẫu rằng đôi khi mẹ không phải là người hiểu ta nhất trong những người bạn của ta, có thể không đồng ý với những suy nghĩ của chúng ta, nhưng người ấy vẫn là mẹ!!! Hãy luôn là những đứa con ngoan, tu dưỡng đạo đức, học thật giỏi để đền đáp những công lao, những tình cảm mà mẹ đã dành cho chúng ta. Hiện nay, trong xã hội không hiếm những kẻ bất hiếu, làm cho mẹ phải khóc không thiếu những kẻ sống lạnh nhạt. Đó là những hành vi mà chúng ta phải lên án, ngoài ra còn cần cảnh cáo với những hành vi trái ngược với lương tâm, đạo đức của mỗi người. Đó là nhiệm vụ của bản thân chúng ta. Câu chuyện "Hoa hồng tặng mẹ" có giá trị hơn nhiều lần những bài luân lí nói về lòng nhân hậu, tình người, tình mẫu tử. Sức mạnh của văn chương nghệ thuật thật cực kì sâu xa. Mẹ không thể sống đời với chúng ta vì thế hãy quan tâm mẹ hơn khi còn ở bên cạnh bạn.

Có những thứ khi đã qua rồi thì không bao giờ lấy lại được. Tình cảm của mẹ như ánh sáng trên cao, bóng mát trên cao, như dòng sữa ngọt ngào. Cuộc đời thật công bằng biết bao khi đã cho cho mỗi người chúng ta thứ gọi là “tình mẫu tử“… Tình mẫu tử của mẹ và con là thứ tình cảm đáng quý nhất mà suốt cuộc đời này những đứa con sẽ mãi trân trọng. Dù “tung cánh muôn phương”, con vẫn sẽ mãi mang theo tình mẫu tử cao đẹp mà mẹ dành cho con. Những ai đang và đã được nhận tình mẫu tử thiêng liêng ấy, hãy cố gắng trân trọng và giữ gìn vì nếu như một ngày nào đó nếu tình cảm ấy không còn thì cuộc sống này sẽ trở nên tẻ nhạt. Ôi ! Tình mẫu tử thật cao đẹp biết bao.

Lời tri ân của người con với mẹ là lời ca ngợi sự vô giá, vô bờ bến của tình mẫu tử mẹ dành cho con. Đọc hai câu thơ tuy giản dị nhưng thật thấm thía đủ để mỗi con người khi nhắc đến người mẹ, họ luôn nghĩ đến một tình cảm thật bao la, chân thành và ấm áp chứa chan bao tình yêu thương.

Mẹ như vạt nắng bình minh
Đem nguồn nhựa sống để dành cho con.
Sáng soi như mảnh trăng tròn
Hành trình mẹ vẫn đầu non cuối ghềnh.

Tình mẫu tử thiêng liêng trong bài thơ Mây và sóng – mẫu 8

Mỗi chúng ta khi sinh ra và lớn lên đều được nuôi dưỡng trong cái nôi của tình cảm gia đình, đó là thứ tình cảm thiêng liêng và quý giá nhất mà ai ai cũng cần và phải trân trọng. Trong gia đình thì “tình mẫu tử” là thứ tình cảm vô cùng thiêng liêng. Ai cũng có mẹ, mẹ chính là người đã sinh ra và cho ta cuộc sống, tình cảm giữa ta và mẹ là “tình mẫu tử”, vậy bạn có suy nghĩ gì về tình cảm thiêng liêng ấy?

Vậy thế nào là “tình mẫu tử”? Tình mẫu tử được biết đến chính là tình cảm giữa con cái và mẹ. là sự yêu thương, chăm sóc, che chở lẫn nhau trong một gia đình. Tình mẫu tử thể hiện sự gần gũi, máu mủ ruột rà, sự gắn bó đến liền chặt, khăng khít giữa người mẹ và những đứa con của mình.

“Tình mẫu tử” là thứ tình cảm thiêng liêng nhất đối với con người. Từ khi sinh ra và lớn lên chắc chắn dù ít hay nhiều mỗi người chúng ta đều được sống trong sự bao bọc, che chở của mẹ. Mẹ là người đã sinh ra ta và nuôi lớn ta thành người, vì vậy mà bạn phải yêu thương, chăm sóc cho người mẹ của mình. Mẹ đã lao động vất vả, nhọc nhằn nuôi lớn ta. Bạn là người sống trong một gia đình đầy đủ về mọi mặt nhất là đang được ở cùng với người mẹ của mình, được mẹ lo lắng, quan tâm, chăm sóc từng ngày thì hãy cố gắng trân trọng những khoảnh khắc này nhé! Vì biết đâu đấy mẹ sẽ rời xa ta lúc nào không hay biết. Đừng vô tâm với mẹ, đừng để mẹ khóc, đừng để mẹ phải lo lắng về mình.

Mỗi người trong cuộc sống sẽ là sản phẩm kỳ công rèn rũa của chính người mẹ của mình vì vậy mà bạn hãy sống sao cho mẹ thấy tự hào về mình đừng để mẹ phải lo lắng thêm chút gì cả vì sinh ra và nuôi lớn mình mẹ đã phải khó nhọc biết bao nhiêu. Có đôi lần mẹ mắng mỏ hay đánh đòn bạn thì cũng đừng vì thế mà giận dỗi với mẹ mình nhé, mẹ làm thế khi mình sai thôi, là mẹ đang dạy mình chứ không phải ghét bỏ mình đâu nhé! Mẹ hay so sánh mình với người khác là để bản thân mình cố gắng vươn lên chứ không phải nghĩ bạn thấp kém.

Thực tế có nhiều người khi sinh ra không biết mẹ mình là ai cả, có khi là bị mẹ bỏ rơi hay là chính hậu quả của hôn nhân tan vỡ mẹ đã buộc phải rời xa ta khi còn quá nhỏ. Bạn sống trong hoàn cảnh như vậy thì cũng đừng vội nghĩ rằng mẹ không có tình cảm với mình hay cự tuyệt với mình nhé! Bạn bị mẹ bỏ rơi ngay từ khi còn quá nhỏ, thậm chí là lọt lòng không phải vì mẹ không thương bạn, không muốn ở cùng bạn, không muốn chăm sóc, nuôi lớn bạn không phải vậy, mà là trong hoàn cảnh của mẹ lúc đó không đủ khả năng nuôi dưỡng bạn. Nhiều bạn bị mẹ rời xa trong chính cuộc “vượt cạn” để sinh ra mình, mẹ của bạn cũng đã cố gắng hết sức, muốn ở bên bạn chăm lo cho bạn, chứng kiến bạn khôn lớn nhưng không được. Hay bạn thiếu đi tình thương yêu của mẹ khi phải sống với bố sau một cuộc hôn nhân thất bại thì cũng đừng vội trách mẹ của mình. Chỉ vì do hoàn cảnh mà mẹ không thể ở bên bạn nhưng sẽ vẫn quan tâm, lo lắng cho bạn vì khi là một người mẹ với đứa con “mang nặng đẻ đau” sẽ chẳng bao giờ hết yêu thương, chẳng bao giờ ngừng dành yêu thương, tình cảm cho con cả.

Tình mẫu tử trong cuộc sống ta còn thấy ở những loài vật, trong thế giới tự nhiên hoang dã những con vật sống với nhau có mối liên hệ gắn bó bền chặt là tình cảm giữa chúng. Chúng sẽ sẵn sàng cứu giúp, bảo vệ những đứa con của chúng bằng mọi giá nào. Câu chuyện về loài nai khi mới sinh ra nai con sẽ chẳng thể đi chung với mẹ của mình chúng sinh ra và được mẹ của chúng cất giữ ở một nơi an toàn để tránh sự nhòm ngó của những loài thú ăn thịt như hổ báo. Nai mẹ sẽ đi kiếm thức ăn sau đó đến một thời gian nhất định sẽ đến chỗ nai con và cho con bú. Đó là tình mẫu tử ở loài động vật hay chúng ta có thể nhìn thấy gần hơn đó chính là hành động chim mẹ mớm mồi cho những đứa con của mình, thức ăn của loài chim là những thứ côn trùng và những loại hạt khác nhau vì vậy chim mẹ sẽ kiếm dự trữ đầy trong chiếc diều của mình và đợi cho thức ăn có thời gian nhừ mới mớm cho chim con ăn để dễ dàng tiêu hóa. Và tình mẫu tử ở con người cũng sẽ sâu sắc hơn. Mẹ sẽ là người luôn quan tâm và dõi theo con đến hết cuộc đời.

“Tình mẫu tử” là thứ tình cảm thiêng liêng, gắn bó bền chặt mà không có thứ tình cảm nào có thể sánh được. Mẹ là người sinh ra ta và khó khăn lắm nuôi ta khôn lớn thành người hãy biết yêu quý và kính trọng người mẹ của mình: “ai còn mẹ xin đừng làm mẹ khóc”.

Tình mẫu tử thiêng liêng trong bài thơ Mây và sóng – mẫu 9

Có lẽ rằng niềm hạnh phúc nhất của một người con là được lớn lên bằng lời ru của mẹ:

“À a à ơi
Trưa hè bên chiếc võng đưa
Mẹ ru con ngủ ơ, ơ giữa trưa bóng tròn
À a à à ơi”

Từng câu hát chẳng biết tự bao giờ thấm vào tâm hồn nuôi, trở thành nguồn sữa mát trong nuôi dưỡng tôi lớn lên từng ngày. Cội nguồn của dòng sữa ấy là tình mẹ, lòng mẹ. Tình mẫu tử là một điều gì đó quá đỗi thiêng liêng và lớn lao, bao bọc tôi trước những giông bão cuộc đời. Những giông bão, mỏi mệt ngoài kia chỉ có thể lùi bước trước tình cảm của một người mẹ.

Tình mẫu tử chính là tình mẹ con, tình cảm đặc biệt của người phụ nữ dành cho đứa con của mình (mẫu: mẹ, tử: con). Chẳng phải ngẫu nhiên mà Bersot nói: “Trong vũ trụ có lắm kì quan, nhưng kì quan đẹp nhất là trái tim người mẹ”. Kì quan ấy thiêng liêng và đáng trân trọng hơn bất cứ kì quan nào. Đây là sự minh chứng tuyệt vời nhất cho sự yêu thương, gắn bó khăng khít giữa mẹ và con. Tấm lòng người mẹ chắc có lẽ rằng không tạo vật nào sánh bằng. Ơn nghĩa mẹ nuôi dưỡng con bằng trời bằng bể mà không gì có thể cân đo đong đếm được.

Đừng kiếm tìm tình mẫu tử trong những điều gì xa xôi hay quá đỗi lớn lao. Ngay đây thôi, nó hiển hiện trong cuộc sống hàng ngày, hàng giờ. Đó là sự vất vả, khó nhọc mẹ mang nặng đẻ đau con suốt chín tháng mười này để con có một hình hài vẹn tròn và đủ đầy; là những đêm mất ngủ bên giường con ốm; những giọt nước mắt mẹ rơi cùng con khi con phạm sai lầm,… Người ta hay nói “ở đời có vay có trả” nhưng riêng với mẹ, mọi sự hi sinh không bao giờ đòi hỏi bất cứ sự đền đáp nào, có chăng chỉ là mẹ mong nhìn thấy nụ cười trên môi con mỗi ngày. Ơn sinh thành dưỡng dục ấy bảo ta làm sao trả hết:

“Ta đi trọn kiếp con người
Cũng không đi hết những lời mẹ ru”

(Nguyễn Duy)

Tình mẫu tử chính là một trong những đạo lí ngàn đời của dân tộc ta, dù thời nào đi chăng nữa thứ tình cảm ấy thật đáng ngưỡng mộ và khắc ghi trong lòng mỗi người con.

Và quả thật, nhìn lại từ xưa đến nay, có biết bao tấm lòng người mẹ làm ta thêm thổn thức. Chắc hẳn bạn vẫn còn nhớ câu chuyện cổ tích sự tích cây vú sữa được nghe kể ngày ấu thơ. Câu chuyện kể về đứa con hư vì bị mẹ mắng mà bỏ nhà đi, khi quay lại nhà mẹ đã mất vì thương nhớ con. Người mẹ hóa thành cây vú sữa. Lá cây một mặt xanh bóng, một mặt đỏ hoe như mắt người mẹ khóc chờ con. Hương vú sữa cũng ngọt ngào tựa dòng sữa mẹ. Thế mới thấy, mẹ sẵn sàng bao dung, vị tha trước những hành vi sai trái của con. Cũng ngược về hơn nửa thế kỉ trước là tấm gương những bà mẹ Việt Nam anh hùng tuy mất hết con ruột trong chiến trận nhưng sẵn sàng nhận và cưu mang những người chiến sĩ khác. Họ sẵn sàng dùng cái chết của bản thân để đảm bảo an toàn cho những “đứa con chiến sĩ” thoát khỏi sự truy lùng ráo riết của giặc. Còn một bông hoa nữa nở giữa đời bình mang tên Đậu Thị Huyền Trâm. Chị mang trong mình sự kiên cường, quyết đoán của chính người chiến sĩ công an nhân dân khi từ chối điều trị hóa chất dù đang ung thư ở giai đoạn cuối để kéo dài sự sống cho đứa con trong bụng. Đó là những tấm gương rõ ràng nhất là lòng mẹ, tình mẹ đang bao bọc lấy từng mảnh đời: “Tình yêu của mẹ dành cho con không giống bất kì điều gì khác trên thế giới. Nó không biết đến luật lệ hay sự thương hại. Nó thách thức tất cả và không khoan nhượng tiêu diệt tất cả những gì cản đường nó.”(Agatha Christie)

Tình mẫu tử giúp vạch ra những con đường đi rõ ràng cho một đứa trẻ bằng tất cả sự dìu dắt và chăm lo của người mẹ. Nó còn là nơi để người con tìm về sau những mệt mỏi, vấp ngã cuộc đời. Bàn tay mẹ tần tảo sớm hôm vẫn ở đấy, sẵn sàng dang rộng đón con về với ấm êm của gia đình, để lại sau cánh cửa ngoài kia là bao bụi trường đeo bám gót chân con. Đến bao giờ lòng con mới thấu được hết công lao ấy:

“Lòng mẹ như bát nước đầy,
Mai này khôn lớn, ơn này tính sao”

Nghĩa mẹ chính là liều thuốc bách bệnh, đánh tan mọi muộn phiền trong con. Sẽ thật là đáng thương cho ai không có cơ hội sống trong tình yêu thương ấy.

Vậy mà vẫn có những “nghịch tử” (đứa con hư) làm bận lòng cha mẹ, bất hiếu, không có thái độ phụng dưỡng cha mẹ khi họ về già. Thử hỏi sợi tóc bạc trên đầu kia là vì ai? Nếp nhăn kéo mất thanh xuân kia là bởi ai? Nhưng cũng lại có những người mẹ không biết trân quý thiên chức cao cả mà tạo hóa ban cho mình mà bỏ rơi con, ra sức hành hạ, đánh đập con:

“Mẹ nuôi con biển bờ lai láng
Con nuôi mẹ kể tháng kể ngày”

Và đáng trách gấp trăm ngàn lần là những kẻ lợi dụng tình mẫu tử để mưu lợi cá nhân: quảng cáo những chương trình, thực phẩm, đánh vào ước muốn lo cho con của mẹ để chiếm đoạt tiền bạc. Những kẻ đó chắc chắn sẽ không có được sự vẹn đầy yêu thương trong cuộc sống.

Là người con trong xã hội hiện đại, chúng ta càng phải hiểu rõ trách nhiệm bản thân trước tình mẫu tử ấy. Hãy cố gắng tu dưỡng, rèn luyện để đền đáp công ơn cha mẹ: biết giúp đỡ việc gia đình, phấn đấu trong học tập, biết yêu thương người khác.

Cuộc đời của con chính là những trang nhật kí của người mẹ, nơi mẹ gửi trọn bao vui buồn, bao hi vọng. Tình mẫu tử là mạch nguồn bất tận, không bao giờ vơi cạn. Vậy nên, ai đang được sống trong niềm may mắn đó hãy biết trân trọng từng ngày.

Tình mẫu tử thiêng liêng trong bài thơ Mây và sóng – mẫu 10

Tình mẫu tử, luôn là thứ tình cảm thiêng liêng cao quý. Là tình cảm máu mủ ruột rà. Là tình thân không bao giờ có thể chia cắt. Tình mẫu tử từ trước tới nay, luôn được rất nhiều người ca tụng. Được đưa rất nhiều vào sách, báo, văn nghệ. Thứ tình cảm thiêng liêng ấy được thể hiện như thế nào trong xã hội hiện đại ngày nay?

Như các bạn đã biết, người mẹ muốn sinh ra người con của mình cần một quá trình dài tới tận “chín tháng mười ngày” mang nặng trong bụng. Và người con khi ở trong bụng người mẹ được hình thành không ngừng nhờ sự nuôi dưỡng của cơ thể người mẹ. Người mẹ phải mang nặng đẻ đau cực khổ vất vả trong quá trình mang thai để có thể sinh ra người con của mình. Chính bởi vì được nuôi dưỡng trong cơ thể mẹ, nên chúng ta mới nói tình mẫu tử thật thiêng liêng và kì diệu. Mẹ con là huyết mạch tương thông, là sự gắn kết của máu thịt. Nên một phần nào chúng ta có thể thấy tính cách của một đứa trẻ luôn giống người mẹ nhiều hơn.

Chẳng tự nhiên mà chúng ta được sinh ra, và chẳng có ai có thể nói rằng mình không có mẹ sinh ra đời cả. Ai cũng được mẹ sinh ra trên đời, và được sự chăm sóc bảo hộ của người mẹ. Dù trong hoàn cảnh nào, thì người mẹ cũng hết mực yêu thương đứa con của mình. Tình mẫu tử, là tình yêu, sự hi sinh, chở che, bao dung của người mẹ với con mình.

Biểu hiện của tình mẫu từ được thể hiện từ những ngày đầu khi chúng ta bước chân vào thế giới bao la rộng lớn này. Mẹ là người nâng đỡ cho chúng ta những bước đi đầu tiên của cuộc đời. Khi chúng ta sắp ngã, khi chúng ta ốm đau, bệnh tật luôn có mẹ ở bên để quan tâm chúng ta. Mẹ luôn bên chúng ta mọi lúc, mọi nơi. Khi lớn lên, dần trưởng thành, chúng ta dần bước ra khỏi xã hội. Mẹ lại là điểm tựa cho chúng ta, là chỗ dựa vững chắc cho những bước chân ta đi, những thử thách mà ta phải đối mặt. Từ cái ăn, cái mặc, từ những trang sách tới trường… mẹ cho chúng ta tất cả mọi thứ như những bạn bè cùng trang lứa. Mẹ hi sinh tất cả để có thể cho chúng ta cuộc sống tốt đẹp nhất. Mẹ dành cả đời để lo lắng cho con mà chẳng mong sự đền đáp. Bởi vì với mẹ, niềm hạnh phúc lớn nhất trong cuộc đời là những đứa con của mình. Được nhìn chúng ta từng ngày lớn lên, trưởng thành. Mẹ thật vĩ đại biết bao nhiêu.

Trong văn học, hay trong cuộc sống. Có rất nhiều ví dụ minh họa về tình mẫu tử thiêng liêng cao quý mà chúng ta không thể liệt kê hết được. Những bà mẹ Việt Nam anh hùng có thể xem là những minh chứng tiêu biểu nhất. Mẹ “ Nguyễn Thị Thứ” bà mẹ Việt Nam có nhiều người con hi sinh nhất trong chiến tranh. Mẹ mất đi chồng, chín người con, một người con rể và hai người cháu ngoại của mình. Trong hai cuộc chiến giành lại độc lập dân tộc, mẹ đã biết bao đau khổ xót thương người chồng, con, cháu của mình hi sinh. Sinh ra một đứa con đã vất vả biết bao nhiêu vậy mà mẹ phải mất đi nhiều như vậy.

Tình mẫu tử vô cùng ý nghĩa, là sức mạnh kì diệu giúp con người vượt lên những khó khăn trong cuộc sống. Mẹ được ví như một người có ngàn tay có thể lo toan mọi công việc. Từ việc nhà, việc kiếm sống, chăm sóc chồng con… tất cả mẹ đều làm được hết. Đều lo một cách chu đáo, chẳng thiếu thứ gì. Mẹ dù vất vả kiếm tiền nuôi con lại chẳng hề kêu mệt, vẫn cần mẫn làm tất cả những công việc gia đình. Mẹ thật vĩ đại!

Nhưng với xã hội hiện nay, khi mà cuộc sống ngày càng hội nhập, phát triển không ngừng. Những giá trị cao đẹp thiêng liêng của tình mẹ con đang ngày một lụi tàn theo năm tháng. Những suy nghĩ dại dột của giới trẻ, nhất thời bồng bột. Chưa kiểm soát được hành vi của bản thân, dẫn tới quan hệ ngoài ý muốn của các đôi trai gái. Họ sẵn sàng vứt bỏ những đứa con mà mình đang mang thai. Hậu quả của sự phát triển quá nhanh là như vậy. Con người trở nên lạnh lùng, tàn nhẫn hơn xưa. Những đứa con mà mình mang nặng đẻ đau lại có thể vứt bỏ không thương tiếc. Họ đổ lỗi cho hoàn cảnh không thể sinh đứa nhỏ ra đời, đổ lỗi cho những đứa nhỏ. Nhưng, những đứa nhỏ nào đâu có tội. Họ chỉ biết đổ lỗi cho hoàn cảnh mà chẳng biết tự trách chính bản thân mình. Nếu họ làm chủ được bản thân thì đâu có những chuyện xảy ra.

Còn không ít người, lợi dụng tình mẫu tử, để đánh đập hành hạ trẻ em. Họ bất lực trong cuộc đời, nên họ hành hạ những đứa con của mình. Thay vì họ tìm cách giải quyết thì họ lại đem cho chúng những nỗi đau không thể xóa nhòa. Việc hình thành nên nhận thức của con người là quá trình hình thành từ khi còn bé. Một đứa trẻ ngay từ bé đã bị hành hạ thì liệu sau này nó có như chính cha, mẹ của nó hay không. Rồi đến lúc lớn lên, chúng có coi cha mẹ của mình ra gì không. Có rất nhiều đứa con, được cha mẹ sinh ra nhưng khi lớn lên lại quên đi công ơn của họ. Xa lánh gia đình, đối xử tệ bạc với cha mẹ, không chăm sóc phụng dưỡng lúc tuổi già. Những đứa con mà phải mang nặng đẻ đau, cực khổ chăm sóc tới lúc trưởng thành lại trở thành những con người như vậy. Quả thực rất đáng buồn, thất vọng.

Ai còn mẹ, xin hãy trân trọng. Mẹ chỉ có một trên đời, và chẳng ai có thể thay thế được cả. Mẹ chẳng thể ở bên chúng ta mãi được, rồi mẹ cũng sẽ già, sẽ đi theo tổ tiên. Nên hãy trân trọng những gì đang có. Bởi mẹ là người tuyệt vời nhất trên đời. Bạn đời của chúng ta còn có thể giận dỗi chúng ta, nhưng mẹ sẽ không bao giờ như thế. Mẹ lúc nào cũng giành tình yêu thương nhất cho chúng ta. Sát cánh cùng chúng ta tới hết cuộc đời của mình.Tình yêu của mẹ chẳng có từ ngữ nào có thể diễn tả được. Mẹ đã giành cả cuộc đời cho con.

Tình mẫu tử thiêng liêng trong bài thơ Mây và sóng – mẫu 11

Trên thế giới này đối với bạn tình cảm nào là đáng trân trọng và cao quý nhất. Đối với bản thân tôi cho dù là tình cảm nào hay bất cứ mối quan hệ nào cũng đều đáng trân trọng và cao quý cả nhưng cái tình cảm mà con người cảm thấy thân thương quen thuộc và thiêng liêng nhất vẫn là tình mẫu tử. Tình mẫu tử còn gọi là tình cảm giữa mẹ và con, nó không phải là một thứ tình cảm của bất cứ cá nhân nào nhưng lại từ những tình cảm của từng cá nhân mà trở nên thiêng liêng và cao quý.

Đối với mối quan hệ và tình mẫu tử này có rất nhiều người làm chủ đề để viết văn, thơ hay thậm trí là những câu chuyện cảm động nhưng nó lại luôn là chủ đề bất hủ mà cho dù là người viết người nghe hay người đọc cũng cảm thấy chẳng bao giờ nhàm chán cả, nó là chủ đề muôn thuở mà cho dù có được nhắc đi nhắc lại nhiều lần vẫn làm cho người khác xúc động và cảm nhận được. Tất cả đều có lý do cả đó là tình mẫu tử rất quen thuộc, rất dễ cảm và quan trọng nhất là thứ tình cảm đó luôn nằm trong tim của mỗi con người chúng ta. Bạn đã từng nghe bao nhiêu câu chuyện về mẹ cũng chẳng bằng câu chuyện của chính bản thân mình, câu chuyện đó cho bạn cảm xúc thật, cho bạn những điều đáng khắc ghi. Bạn chắc hẳn sẽ chẳng nhớ được lần đầu bạn cất tiếng khóc là khi nào, lần đầu bạn biết lật người hay là lần bạn bước đi bước chân đầu tiên và cả lần đầu bạn gọi một tiếng mẹ là khi nào nhưng bạn biết không mẹ bạn sẽ nhớ như in những khoảnh khắc đó thậm trí sinh nhật mình mẹ cũng chẳng nhớ những lần đầu bạn gọi một tiếng mẹ là khi nào thì mẹ bạn còn nhớ cả ngày tháng và thời gian. Chỉ một tiếng mẹ mà thiêng liêng và có thể làm cho người ta khóc vì nó. Bạn biết không đó không chỉ là tiếng mẹ bình thường mà chữ mẹ đó tượng trưng cho tình mẫu tử cao quý. Các bạn có biết vì sao khi nhắc đến tình mẫu tử người ta lại dùng những từ như cao quý, thiêng liêng và trân trọng không ? Bởi vì đó là vì sự hi sinh của mẹ, một người phụ nữ tuyệt vời. Những người mẹ mang trong mình là sự sống của một sinh mạng, nuôi dưỡng và chăm lo từng ngày, chăm từ khi còn trong bụng cho đến khi con lớn mẹ vẫn lo toan, chăm sóc, hi sinh cả tuổi thanh xuân và bản thân mình cho con. Họ chẳng nhận lại được gì nếu có phải chăng là sự trưởng thành hay nụ cười của con mới làm mẹ hạnh phúc. Họ là những người chứng kiến và tạo ra một mầm sống, nhìn mầm sống đó dần lớn lên trưởng thành và trở thành những sức sống mãnh liệt chẳng thể gục ngã rồi cũng từ mầm sống đó tạo nên những mầm sống khác làm cho thế giới tồn tại và phát triển. Họ là những con người hi sinh thầm lặng là hậu phương và là nền tảng vững chắc để cho con bước vào đời. Tất cả những điều trên đương nhiên đáng trân trọng hơn bao giờ hết và sự hi sinh đó tự khắc trở nên cao quý và đẹp đẽ biết bao.

Tình mẫu tử không chỉ dành riêng cho một cá nhân nào mà tình cảm đó còn có thể lan truyền qua cho những người khác làm cho con người mang trong mình những sự đồng cảm, những tình cảm trân thành và thậm chí là học hỏi từ tình mẫu tử này học hỏi từ sự hi sinh, học hỏi được sự thầm lặng. Bạn có thể có rất nhiều bạn, có thể có rất nhiều người thương nhưng bạn biết không mẹ thì chỉ có một mà thôi và mình chắc chắn với bạn một điều rằng nếu bạn đang sống trong tình mẫu tử đó thì bạn đã là người hạnh phúc nhất trên đời và đừng bao giờ thờ ơ với nó bởi đến một ngày khi bạn mất đi rồi sẽ chẳng tìm lại được.

Tình mẫu tử thiêng liêng trong bài thơ Mây và sóng – mẫu 12

Tình mẫu tử là tình cảm yêu thương, che chở, bảo vệ, sự hi sinh… của người mẹ dành cho con. Đó là tình cảm tự nhiên, thiêng liêng, cao cả nhất trong vũ trụ này.

Tình mẫu tử là tình cảm có vị trí đặc biệt và thiêng liêng và cao cả trong lòng mỗi người vì mẹ có con là có tình mẫu tử, kể cả khi con chưa chào đời mẹ vẫn yêu thương con, mong ngóng con. Tình mẫu tử là tình cảm đầu tiên mà mỗi người sinh ra đều cảm nhận được và sẽ gắn bó với nó trong suốt cuộc đời: từ khi mẹ mang nặng đẻ đau, thậm chí hi sinh thân mình để con được chào đời, mẹ nâng đỡ con khi chập chững vào đời, sánh bước cùng con qua từng nấc thang của cuộc đời.

Quả thực vậy tình mẫu tử là một tình cảm thiêng liêng, cao quý theo ta suốt cuộc đời này bởi mẹ là người có thể thay thế bất kể ai khác, nhưng không ai có thể thay thế được mẹ. Mẹ là nguồn sống, là sức mạnh giúp con chống chọi với phong ba bão táp ở ngoài xã hội kia. Chỉ cần mẹ vui là con mãn nguyện. Tình yêu của Mẹ dành cho con không giống bất cứ ai, nó không biết đến luật lệ hay sự thương hại. nó thách thức tất cả và không khoan nhượng tiêu diệt tất cả những gì cản đường nó.

Mẹ là người đã phải trải qua chín tháng mười ngày vất vả, khổ cực để sinh thành nên ta, Mẹ nuôi dưỡng ta bằng tiếng hát, bằng dòng sữa mát ngọt dịu êm. Mẹ tần tảo lo lắng nuôi dạy cho ta thành người, Mẹ như ánh sao rực rỡ soi sáng cuộc đời của ta, làm sao có thể nói hết công lao to lớn, vĩ đại của Mẹ, làm sao gánh hết những vất vả, nhọc nhằn Mẹ chịu vì con. Mỗi lần cất tiếng gọi Mẹ là lòng ta lại dâng trào bao cảm xúc.

Mẹ là người bao dung ta trong mọi hoàn cảnh, là nơi cho ta nương tựa mỗi lần vấp ngã, là nơi để ta gửi gắm những điều thầm kín, là nguồn động lực giúp ta vững vàng trong giông tố. Trong đời con có nhiều tình cảm nhưng tình mẫu tử có lẽ là tình cảm tốt đẹp nhất mà con nhận được.

Mẹ là người dẫn bước chúng ta đi trên con đường đời, truyền dạy cho ta những kinh nghiệm sống, động viên ta những lúc ta buồn, thất bại trong học tập, chia tay với người yêu. Mẹ là động lực để ta tin tưởng và có niềm tin vào cuộc đời, mẹ luôn là người dang tay đỡ ta khi ta vấp ngã, khi ta khó khăn. Mẹ vất vả, hi sinh cả cuộc đời mình cho ta mà không than thở điều gì cả, có những lúc ta cáu giận vô cớ, nặng lời với mẹ, Mẹ chỉ im lặng, Mẹ lặng lẽ giấu nước mắt trong nụ cười với ta.

Tình mẫu tử cũng là tình cảm tự nhiên và mang tính trách nhiệm, mẹ dành cả cuộc đời cho con mà không mong một sự đền đáp. Nếu được sống trong tình mẫu tử thì con người ta sẽ vô cùng hạnh phúc, còn nếu thiếu thốn tình mẫu tử thì sẽ là người chịu thiệt thòi và bất hạnh. Tình mẫu tử có thể soi sáng con đường cho mỗi người, giúp con người thức tỉnh khi lầm đường lạc lối, sống tốt hơn và sống có trách nhiệm hơn.

Mẹ luôn động viên, tin tưởng vào quyết định của ta. Mẹ, tình mẹ cao cả và tuyệt vời biết bao, mỗi chúng ta cần phải biết trân trọng, yêu thương, chăm sóc, quan tâm đến Mẹ nhiều hơn nữa, có bao giờ chúng ta để ý đến tóc Mẹ đã điểm những sợi bạc, có hay những nếp nhăn hằn nơi khóe mắt. Mẹ yêu thương, chăm sóc ta từng li từng tí, vậy mà vẫn còn nhiều kẻ không biết trân trọng, yêu quý Mẹ của mình, có những người con bất hiếu đối xử tệ bạc với Mẹ mình, không làm tròn chữ hiếu, đạo làm con. Những người như thế thâ đáng lên án.

Tình mẫu tử là tình cảm vô cùng thiêng liêng và vĩ đại, mẹ là người đã suốt đời hi sinh vì con. Chính vì thế con cái cần biết trân trọng những tình cảm đó và phải sống làm sao để xứng đáng với tình cảm đó. Để sống xứng đáng với công ơn của cha mẹ, mỗi học sinh cần phải không ngừng nỗ lực học tập, tu dưỡng đạo đức, trở thành con người có ích cho xã hội để đền đáp lại những tình cảm cao cả mà mẹ dành cho ta. Không được có những hành động trái với đạo làm con như vô lễ, bất kính với mẹ, đối xử không tốt với mẹ, hay hơn cả là sử dụng bạo lực, bỏ rơi mẹ của mình.

Trái tim của người mẹ là vực sâu muôn trượng mà ở dưới đáy, bạn sẽ luôn tìm thấy sự tha thứ. Dù chúng ta có lỗi lầm gì đi chăng nữa, mẹ vẫn sẵn sàng tha thứ và cưu mang Bởi thế, chúng ta cần phải sống tốt đẹp để cho mẹ vui lòng. “Ai còn Mẹ xin đừng làm Mẹ khóc. Đừng để buồn lên mắt Mẹ nghe không?”

Tình mẫu tử thiêng liêng trong bài thơ Mây và sóng – mẫu 13

Tình mẫu tử thiêng liêng và cao quý lắm. Đã có không ít ngòi bút viết về tình mẫu tử. Nhưng có lẽ cũng giống như nước trong nguồn không bao giờ chảy hết, dù có viết bao nhiêu đi chăng nữa cũng chẳng bao giờ viết hết về tình mẫu tử. Bởi tình mẹ quá bao la. Và ngược lại, có những người con đã mang trong mình tấm lòng hiếu thảo vô cùng nặng sâu. Tuy nhiên, bên cạnh đó, lại có những nghịch tử khiến cho tình mẹ thiêng liêng kia nặng trĩu bao nước mắt và khổ đau.

Viết về tình mẫu tử, có rất nhiều khía cạnh để nói. Và có quá nhiều xúc cảm khác nhau để thể hiện thứ tình cảm cao ngần ấy. Tình mẫu tử là tình yêu thương vô bờ bến mà mẹ dành cho con. Ngược lại, trong đó, người con cũng luôn hiếu thảo và dành cho mẹ những điều tốt đẹp nhất.

Đã có biết bao nhiêu người mẹ hi sinh cả cuộc đời mình cho con. Tuổi thanh xuân phơi phới lẽ ra mẹ được vui, được ăn mặc đẹp, được đi đó đây để thưởng thức tuổi trẻ của mình. Biết rằng sinh con đẻ cái xong, thân hình dáng nhỏ eo thon ngày nào sẽ trở nên xồ xề xấu xí, nhưng đối với mẹ, đó lại là niềm hạnh phúc trời ban. Và sẽ thật khổ đau cho người phụ nữ nào không có được cái bản năng thiên phú ấy. Sinh con ra, biết bao nhiêu gánh nặng đè lên vai mẹ. Chưa kể đến khoảng thời gian chín tháng mười ngày thai nghén mệt mỏi khó chịu trong người. Đâu dễ gì có thể bảo toàn cho một mầm sống yếu ớt đang nhú dần rồi lớn lên trong cơ thể mình? Cái thân hình dáng nhỏ eo thon ngày nào dần bị thay thế bằng những ngấn mỡ sồ sề xấu xí. Nhất là khi sinh song, mẹ càng không có thời gian chăm chút cho riêng mình nữa. Một người con gái tuổi mới ngoài hai mươi, lẽ ra sẽ ăn mặc thật đẹp, trau chuốt thật xinh, đi đây đi đó để hưởng thụ tuổi trẻ của mình. Nhưng không, mẹ dừng chân, nguyện làm nơi trú ẩn cho con, mong chờ con từng ngày để được gặp mặt con. Sau cơn đau đẻ như trời giáng ấy, mẹ hạnh phúc biết chừng nào. Và rồi, hàng ngày, một người phụ nữ trẻ măng chẳng còn kịp sửa soạn quần áo, đầu tóc… mọi thứ đều tập trung hết vào con. Trông con ăn, trông con ngủ. Đêm qua đêm. Ngày qua ngày. Và tuổi thanh xuân của mẹ cứ thế qua đi.

Con lớn dần lên, mẹ lại lao vào công việc để lo kiếm tiền ăn học cho con. Mong mỏi con khôn lớn từng ngày. Chỉ cần được thấy con cười vui, lòng mẹ đã hạnh phúc lắm rồi. Chỉ cần con đạt được một thành tích nhỏ thôi, lòng mẹ cũng đủ kiêu hãnh với đời. Con của mẹ luôn là tâm điểm để mẹ dành hết yêu thương. Con của mẹ mãi là đích đến mà cuộc hành trình đầy gian nan vất vả mẹ hướng đến. Con – là hạnh phúc – là lẽ sống của đời mẹ.

Nhưng thật đáng buồn khi trong xã hội có những người mẹ nhẫn tâm vứt bỏ con mình ngay khi nó mới lọt lòng. Hàng ngày, thông tin trên các trang web vẫn đăng tải những trường hợp phát hiện xác thai nhi bị chết hoặc bị bỏ rơi. Có bé may mắn còn sống, có bé đã tắt thở lúc nào không ai hay. Không biết vì lý do gì nhưng bỏ con như vậy vẫn luôn là một tội ác vô cùng lớn. Bởi không có một ai có thể thương con hơn mẹ. Không ai có thể dành cả mạng sống mình cho con. Nhưng trong những trường hợp này, con lại phải đối mặt ngay với sự cô độc từ khi mới chào đời. Chẳng được mẹ ẵm bồng, cũng chẳng được hưởng dòng sữa mẹ thơm tho ngọt ngào. Con nằm đó, trong chiếc nôi buồn tênh, cô đơn, lạnh lẽo và chết dần chết mòn.

Mặt khác, cũng có những đứa con ngỗ nghịch chẳng nghe lời cha mẹ, khiến mẹ buồn, mẹ khóc hết đêm này qua đêm khác. Không phải con không biết rằng mẹ đã quá vất vả vì con, mà vì con quá vô tâm, không trân trọng những tình cảm thiêng liêng cao quý ấy.

Lòng người thật nhiều trái ngang. Ta không khó khăn gì tìm đọc tin tức hình sự về những vụ án con giết cha mẹ, cha mẹ giết con… Nhất là khi xã hội ngày càng coi trọng đồng tiền, đạo đức ngày càng tha hóa. Người ta sẵn sàng vì tiền, vì lợi ích riêng của bản thân mình mà vùi dập ngay cả người thân nhất của mình, ruột thịt với mình. Xã hội rối ren, lòng người đảo lộn. Cần lắm những con người biết xả thân vì nghĩa, biết đứng lên tố cáo những tội ác trong gia đình để bảo vệ công lý, bảo vệ những người oan ức.

Trong mỗi chúng ta, hãy tự nhìn nhận lại bản thân mình. Hãy kiểm điểm những sai lầm mà mình đã mắc phải với mẹ khiến mẹ buồn lòng. Hãy yêu thương, trân trọng mẹ nhiều hơn. Rồi sau này, chúng ta cũng sẽ làm mẹ, làm cha. Người xưa có câu “có nuôi con mới thấu lòng cha mẹ”. Đúng vậy, có thể lúc này ta không hiểu hết những công lao trời biển mà cha mẹ đã hi sinh. Nhưng có một sự thật hiển nhiên rằng ngay lúc này đây, cha mẹ đang vất vả làm việc. Mục đích là để kiếm tiền nuôi con. Chỉ cần hiểu vậy thôi cũng đủ để ta thấy mình cần phải cố gắng học hành, rèn luyện đạo đức để không làm cha mẹ buồn.

Hãy để tình mẫu tử luôn là thứ tình cảm thiêng liêng nhiêng, đáng trân trọng nhất. Đừng đến một ngày nào đó, khi không còn cha còn mẹ trên cõi đời này nữa ta mới bàng hoàng nhận ra thế nào là tình mẫu tử…

Tình mẫu tử thiêng liêng trong bài thơ Mây và sóng – mẫu 14

Mỗi người con khi sinh ra đều được vòng tay ấm áp của mẹ ôm vào lòng, tình yêu của cha che chở. Mỗi khi nhắc về mẹ, chắc hẳn trong lòng mỗi con người chúng ta không ai là không khỏi xao xuyến, bồi hồi. Bởi mẹ chính là người đã chăm sóc, nuôi nấng ta khôn lớn từng ngày vượt qua bao gian lao, vất vả, vượt qua tất cả những khó khăn, thử thách của cuộc đời. Vì vậy mà khi viết về mẹ Nguyễn Duy đã viết:

“Ta đi trọn kiếp con người
Cũng không đi hết mấy lời mẹ ru”.

Tình mẹ cao cả và bao la, một thứ tình cảm đẹp đến mãnh liệt. Hai câu thơ có tính hàm súc và sâu lắng trong một bài thơ xúc động viết về mẹ. Vẻ đẹp của hai câu thơ thật trữ tình: thể hiện ở cảm xúc vừa lắng đọng, vừa thiêng liêng, mang nặng triết lý: mấy lời mẹ ru biểu tượng cho tình cảm yêu thương vô bờ mà mẹ dành cho con. Cách nói đi trọn kiếp cũng không đi hết khẳng định tình mẹ là vô cùng thiêng liêng cao cả và bất tử; là bao la vô tận, không sao có thể đền đáp hết được. Ý thơ cũng thể hiện lòng biết ơn sâu sắc.

Tình mẫu tử là tình cảm thương yêu, đùm bọc, che chở,… mà người mẹ dành cho con. Tình cảm ấy vừa tự nhiên vừa cao cả nên sẽ đi theo mỗi người suốt cuộc đời. Tình yêu thương của mẹ nuôi dưỡng dạy biết bao nhiêu đứa con trưởng thành. Có lẽ những việc làm và tình cảm mẹ dành cho con không gì có thể sánh bằng. Bởi mẹ chính là người đã chăm sóc nuôi nấng ta từng ngày, vượt qua bao nhiêu gian lao vất vả, vượt qua tất cả những khó khăn thử thách của cuộc đời là người chắp cho ta những đôi cánh ước mơ để bay đến chân trời hi vọng. Mẹ chính là nơi nương tựa vô cùng vững chãi cho mỗi đứa con sau mỗi lần vấp ngã; là nơi mỗi người con như chúng ta có thể thổ lộ mọi điều thầm kín; là hình ảnh thu nhỏ của những ước mong, những khát khao thanh bình và hạnh phúc; là nguồn động viên; là tình yêu; là cả những day dứt, dằn vặt, trăn trở; là niềm tự hào chính đáng của một con người…

Tình mẫu tử thiêng liêng trong bài thơ Mây và sóng – mẫu 15

Lòng mẹ bao la như biển Thái Bình dạt dào”… Vâng, từ xưa đến nay mỗi khi nhắc đến hình tượng người mẹ, họ luôn nghĩ đến một tình cảm thật bao la, chân thành và ấm áp chứa chan bao tình yêu. Thật cao quý và may mắn biết bao đối với những ai còn mẹ. Lòng mẹ, cũng chính là tình mẫu tử. Đó là một thứ thiêng liêng, quý giá xuất phát từ tâm hồn long lanh như pha lê, dịu ngọt như dòng suối của mẹ dành cho đứa con thân yêu của mình.

“Mẫu” là mẹ, “tử” là con. Hai từ này hầu như chưa bao giờ xa cách, ví như cho dù họ có cách xa bao lâu, bao xa thì tâm hồn của mẹ và con luôn hòa quyện vào nhau. Khi con còn bé thơ, từ lúc vừa chào đời đã được bàn tay của mẹ dỗ dành, nâng niu. Một chút lớn nữa, mẹ cũng là người đỡ từng bước đi đầu tiên. Khi đi học, cũng có những lúc con ham chơi khiến mẹ buồn lòng nhưng mẹ vẫn không bao giờ buồn hay hờn trách con, luôn chỉ bảo cho con thứ gì đúng, thứ gì sai. Tất cả những đều ấy đã đều chứng minh được thế nào là tình mẹ. Và con cũng đã đáp lại tình cảm ấy bằng sự thành công, sự hiếu thảo mà mỗi người đều có thể đạt được bằng chính sự nỗ lực của mình. Nhưng tình con dành cho mẹ không bao giờ bằng tình mẹ dành cho con. Đó cho ta thấy sự tuyệt diệu về đức hy sinh của người “mẫu”, người mẹ mà ta không thể lý giải được. Không thể không nói đến một số trường hợp ngoại lệ. Cũng đã có nhiều người mẹ nhẫn tâm vứt bỏ đi cốt nhục, những đứa con ruột thịt của mình không lý do. Tôi không thể hiểu được tại sao lại có người như thế. Những việc như vậy có đáng để bị xã hội chê trách không? Hay sâu trong tâm hồn của họ đang nghĩ những gì, có ăn năn hối hận không? Chúng chỉ là những đứa trẻ thơ cần tình thương ấm áp, dịu ngọt của mẹ thôi mà… Họ đã vô tình làm vấy bẩn sự thiêng liêng cao quý của ba chữ vàng “tình mẫu tử“ mà chúng ta hằng nghĩ đến và yêu quý nó. Mẹ dành tình cảm cao quý, đầy sự hy sinh khắc khổ đó cho con thì con cũng phải đáp lại bằng những thứ thiêng gần như thế. Mẹ không bao giờ đòi hỏi nhiều ở con, luôn mong con thành đạt, hạnh phúc thì đó cũng chính là niềm vui của mẹ. Và đồng thời con cũng là niềm tin, là hy vọng, hoài bão của mẹ.

Tất cả những gì tốt nhất cũng đều dành cho con. Những ai đang còn mẹ thì hãy biết quý trọng và giữ gìn nó. Có những thứ khi đã qua rồi thì không bao giờ lấy lại được. Tình cảm của mẹ như ánh sáng trên cao, bóng mát trên cao, như dòng sữa ngọt ngào. Cuộc đời thật công bằng biết bao khi đã cho cho mỗi người chúng ta thứ gọi là “tình mẫu tử...

Tình mẫu tử thiêng liêng trong bài thơ Mây và sóng – mẫu 16

Thế giới bát ngát, to lớn này có lẽ rằng chẳng có gì sánh nổi sự to lớn, thiêng liêng của tình mẫu tử. Đó chính là thứ tình cảm vĩnh cửu với thời hạn, dù ta là ai, giới tính nào và bao nhiêu tuổi. Nhắc đến tình mẫu tử, bất giác tôi lại nhớ về câu thơ của Chế Lan Viên:

“Con dù lớn vẫn là con của mẹ
Đi hết đời lòng mẹ vẫn theo con”.

Chẳng phải ngẫu nhiên mà người ta lại ngợi ca về tình mẫu tử, bởi nó chính là tình yêu cao quý giữa người mẹ và đứa con. Người mẹ đã dùng cả tuổi xuân, hi sinh vô điều kiện để đổi lấy năm tháng hồn nhiên, vô tư lự đến bình yên của con cháu. Chúng ta, tất thảy ai cũng suôn sẻ được nuôi dưỡng từ bầu sữa mẹ mát lành, là câu ca dao mỗi đêm mẹ ru và những bữa cơm ngon chan chứa tình yêu thương. Làm mẹ là nghĩa vụ và trách nhiệm lớn lao mà ông trời phó thác cho người phụ nữ. Chín tháng mười ngày mang nặng đẻ đau, người mẹ phải trải qua biết bao khó khăn vất vả khó khăn vất vả. Thế nhưng, so với họ điều đó không sá gì khi nhìn thấy đứa con mình khôn lớn, trưởng thành. Đối với người con, mẹ là điểm tựa nâng đỡ ta mỗi khi vấp ngã, đồng thời cũng là người bạn để ta gửi gắm những lời yêu thương. Tình mẫu tử thiêng liêng là thế, nào đâu có gì ngăn nổi.

Thế nhưng, nhìn ra ngoài kia vẫn còn có bao nhiêu mảnh đời xấu số, sinh ra không biết mặt mẹ, bơ vơ, không người vỗ về, chăm nom. Những thực trạng như vậy, khi lớn lên sẽ rất dễ sa vào những tệ nạn xã hội, làm nô lệ cho cái ác. Thấy được như vậy để tất cả chúng ta đồng cảm rằng, vai trò của người mẹ quan trọng như thế nào so với đời sống của tất cả chúng ta. Do đó, những ai suôn sẻ còn mẹ, đang sống trong vòng tay của mẹ xin đừng làm mẹ buồn. Để xứng danh với công ơn dưỡng dục của mẹ, tất cả chúng ta nên nỗ lực học tập chịu khó, ngoan ngoãn, vâng lời để cha mẹ được vui. Nhân lúc còn sống ở cạnh mẹ, hãy mạnh dạn bày tỏ sự kính yêu của mình so với họ. Bạn không nhất thiết mỗi ngày đều nói “con yêu mẹ”, chỉ cần trong trái tim mình luôn khắc ghi hình bóng mẹ và dặn lòng sống làm thế nào cho xứng danh với kỳ vọng của mẹ. Tôi tin rằng, một ngày nào đó, mẹ sẽ lần nữa dang rộng vòng tay nghênh đón bạn quay trở lại trong những thành công xuất sắc của cuộc sống.

Tình mẫu tử thiêng liêng trong bài thơ Mây và sóng – mẫu 17

Mỗi chúng ta, ai sinh ra và lớn lên cũng có một người mẹ. Mẹ là người có công cưu mang chín tháng mười ngày. Mẹ là người chở che, bảo vệ, dưỡng dục và nuôi ta khôn lớn. Tình yêu thương của mẹ là tình cảm cao đẹp nhất mang tên: tình mẫu tử. Tình yêu thương của mẹ là sức mạnh nuôi ta khôn lớn.

Ngay từ khi còn chưa rõ hình hài, chỉ là một sinh linh bé nhỏ mới bắt đầu sự sống con người đã được đón nhận một thứ tình yêu vị tha và vô hạn: tình mẹ. Rồi từng ngày từng ngày trôi, chúng ta lớn dần lớn dần trong bụng mẹ. Chúng ta ngày càng lớn, cơ thể mẹ ngày càng nặng nề. Những tháng đầu của thai kỳ mẹ đã trải qua biết bao những khó khăn, chỉ mong bảo vệ được sinh linh bé nhỏ đang lớn dần trong bụng mẹ. Đứa con càng lớn thì mẹ càng mệt mỏi hơn, nhưng mẹ vẫn luôn vui và chờ mong đến ngày được gặp thiên thần bé nhỏ của mẹ. Con người gọi mẹ là người phụ nữ, là phái yếu, nhưng mẹ không yếu mềm, sẵn sàng trải qua cuộc vượt cạn một mình để được gặp đứa con thân yêu. Tình yêu thương của mẹ sẽ gửi vào những lời ru, những câu hát, đong đầy nơi ánh mắt mỗi khi ngắm nhìn bé con xinh đẹp của mình. Khi con ốm, mẹ sẽ thức trắng đêm trông con, săn sóc. Mỗi ngày nhìn con dần lớn khôn là hạnh phúc của những người mẹ. Đó là sức mạnh vô biên của tình mẫu tử. Mỗi một ngày con lớn hơn một chút, là mỗi một ngày mẹ lại già thêm. Từ khi có con, con đã trở thành mối quan tâm hàng đầu trong cuộc đời của mẹ. Có những người mẹ quên mình, không quản nắng mưa nhọc nhằn, làm tất thảy để cho con cái không thua bạn kém bè. Tình yêu ấy trao đi không một chút tính toan. Tình yêu ấy là cả một đức hi sinh cao cả. Có những lúc, đứa con còn ngây dại chưa hiểu được điều đó. Chúng không biết rằng mẹ chúng làm tất cả để chúng có cuộc sống tốt đẹp nhất có thể.

Thậm chí có những đứa trẻ căm ghét mẹ vì mẹ chúng không đáp ứng được những điều mà chúng mong muốn. Có những đứa con lầm đường lạc lối, bị cả xã hội ruồng bỏ, nhưng đối với những người mẹ, dù có đau đớn, xót xa, nhưng chúng vẫn là những đứa con đáng thương cần được chở che và bảo vệ. Trong cuộc sống này, không có gì là miễn phí ngoài tình yêu của mẹ cha.Tình yêu thương của mẹ là thứ tình cảm thiêng liêng nhất trên đời.

Tình mẫu tử thiêng liêng trong bài thơ Mây và sóng – mẫu 18

Mỗi người con khi sinh ra đều được vòng tay ấm áp của mẹ ôm vào lòng, tình yêu của cha che chở. Mỗi khi nhắc về mẹ, chắc hẳn trong lòng mỗi con người chúng ta không ai là không khỏi xao xuyến, bồi hồi. Bởi mẹ chính là người đã chăm sóc, nuôi nấng ta khôn lớn từng ngày vượt qua bao gian lao, vất vả, vượt qua tất cả những khó khăn, thử thách của cuộc đời. Vì vậy mà khi viết về mẹ Nguyễn Duy đã viết:

“Ta đi trọn kiếp con người
Cũng không đi hết mấy lời mẹ ru”.

Tình mẹ cao cả và bao la, một thứ tình cảm đẹp đến mãnh liệt. Hai câu thơ có tính hàm súc và sâu lắng trong một bài thơ xúc động viết về mẹ. Vẻ đẹp của hai câu thơ thật trữ tình: thể hiện ở cảm xúc vừa lắng đọng, vừa thiêng liêng, mang nặng triết lý: mấy lời mẹ ru biểu tượng cho tình cảm yêu thương vô bờ mà mẹ dành cho con. Cách nói đi trọn kiếp cũng không đi hết khẳng định tình mẹ là vô cùng thiêng liêng cao cả và bất tử; là bao la vô tận, không sao có thể đền đáp hết được. Ý thơ cũng thể hiện lòng biết ơn sâu sắc.

Tình mẫu tử là tình cảm thương yêu, đùm bọc, che chở,… mà người mẹ dành cho con. Tình cảm ấy vừa tự nhiên vừa cao cả nên sẽ đi theo mỗi người suốt cuộc đời. Tình yêu thương của mẹ nuôi dưỡng dạy biết bao nhiêu đứa con trưởng thành. Có lẽ những việc làm và tình cảm mẹ dành cho con không gì có thể sánh bằng. Bởi mẹ chính là người đã chăm sóc nuôi nấng ta từng ngày, vượt qua bao nhiêu gian lao vất vả, vượt qua tất cả những khó khăn thử thách của cuộc đời là người chắp cho ta những đôi cánh ước mơ để bay đến chân trời hi vọng. Mẹ chính là nơi nương tựa vô cùng vững chãi cho mỗi đứa con sau mỗi lần vấp ngã; là nơi mỗi người con như chúng ta có thể thổ lộ mọi điều thầm kín; là hình ảnh thu nhỏ của những ước mong, những khát khao thanh bình và hạnh phúc; là nguồn động viên; là tình yêu; là cả những day dứt, dằn vặt, trăn trở; là niềm tự hào chính đáng của một con người…

Tình mẫu tử thiêng liêng trong bài thơ Mây và sóng – mẫu 19

Trong cuộc sống này, có thể có rất nhiều thứ tình cảm chân quý, nhưng có lẽ thứ tình cảm thiêng liêng nhất, cao đẹp và vĩnh cửu nhất chính là tình mẫu tử.

Theo phiên âm Hán Việt thì từ “mẫu” có nghĩa là mẹ, “tử” có nghĩa là con. Tình mẫu tử chính là tình cảm yêu thương, sự chăm sóc nuôi dưỡng của người mẹ dành cho con. Đó là thứ tình cảm bình dị nhưng cũng thật cao quý của mỗi con người. Có lẽ vì thế mà có vô vàn những mỹ từ tình mẫu tử thiêng liêng.

Thứ tình cảm thiêng liêng ấy có ý nghĩa vô cùng to lớn đối với cuộc đời mỗi con người. Đó là thứ tình cảm đầu tiên mà chúng ta nhận được khi chúng ta xuất hiện và trở thành những sinh linh bé nhỏ trong cuộc đời này. Chín tháng mười ngày mang nặng đẻ đau, người mẹ phải trải qua biết bao nhiêu khó khăn, vất vả. Nào là những cơn nghén khó chịu, là những cơn đau nhức mình mẩy, là tăng cân, là mất dáng, là hàng ngàn thứ bất tiện, khó khăn… nhưng nhìn thấy đứa con yêu thương của mình chào đời, có lẽ niềm hạnh phúc sẽ xua tan đi tất cả những mệt nhọc ấy. Mẹ cũng là người ru cho ta những câu hát đầu tiên, nuôi dưỡng cả thể xác lẫn tâm hồn ta lớn lên mỗi ngày. Mẹ là người ân cần theo sát những bước chập chững đầu tiên của cuộc đời và cả trên đường đời sau này. Không chỉ là người chăm cho ta từng bữa cơm giấc ngủ, mẹ cũng là người thầy đầu tiên dạy ta những đạo lý làm người qua lời ru, qua những bài học giản đơn.

Nguyễn Duy có viết: “Ta đi trọn kiếp con người/ Cũng không đi hết những lời mẹ ru.” Dù ta có trưởng thành, có khôn lớn thì lòng mẹ vẫn mãi dõi theo, yêu thương và động viên ta từ phía sau. Mẹ chính là điểm tựa tinh thần vững chắc mỗi khi ta vấp ngã. Là cái nôi dịu ngọt êm ái mỗi khi ta mệt mỏi. Là người bạn để ta tâm sự, gửi gắm những yêu thương. Là nguồn động lực vững vàng để ta đứng dậy tiến về phía trước. Cuộc đời của mẹ vất vả là thế, tảo tần là thế tất cả cũng chỉ vì những đứa con. Có thể nói, cuộc đời của con chính là những trang nhật ký của người mẹ.

Tình mẫu tử thiêng liêng, cao đẹp là thế nhưng nó lại là thứ tình cảm vô cùng tự nhiên, thứ tình cảm bản năng của những người phụ nữ. Thứ tình cảm ấy được truyền từ đời này qua đời khác và ngày một tha thiết và sâu đậm hơn. Nó không còn là thứ tình cảm đơn thuần, mà nó còn là trách nhiệm của mỗi người phụ nữ.

Hạnh phúc biết bao khi được sống trong sự chở che, chăm sóc của mẹ. Những thứ đơn giản như một bữa cơm gia đình, một cái xoa đầu dịu dàng, một cái ôm ấm áp của mẹ cũng là điều hạnh phúc. Thế nhưng, trong cuộc sống của chúng ta vẫn có những người thiếu may mắn, thiếu đi hơi ấm yêu thương của mẹ. Những con người thiệt thòi ấy cần được xã hội quan tâm nhiều hơn.

Chẳng có mĩ từ nào có thể miêu tả hết được vẻ đẹp của tình mẫu tử. Tuy nhiên, thực tế xã hội hiện nay vẫn có những người mẹ rắp tâm phá bỏ hay bỏ rơi những đứa con bé bỏng của mình. Chúng ta có thể bắt gặp không ít những thông tin về những đứa trẻ bị bỏ rơi, những vụ trẻ em bị bạo hành do chính bố mẹ đẻ hay những vụ con cái ngược đãi cha mẹ… Đó là những hành vi đáng lên án và cần có những biện pháp để thay đổi nhận thức hướng tới một cuộc sống tốt đẹp hơn.

Tình mẫu tử không chỉ là tình mẹ dành cho con, mà nó còn là lòng yêu thương, sự kính trọng của những người con đối với mẹ. Niềm hạnh phúc của mẹ là con, chính vì thế, mỗi người con phải biết ơn và trân trọng thứ tình cảm cao đẹp mà mẹ đã dành cho mình. Phải biết nỗ lực, rèn luyện và hoàn thiện bản thân để xứng đáng với những công lao vất vả mà cha mẹ đã bỏ ra. Bởi vì sau này, mỗi chúng ta cũng sẽ là cha, là mẹ, sẽ hiểu được sự yêu thương và săn sóc mà cha mẹ đã dành cho mình để rồi trao nó lại cho những đứa con bé bỏng.

Tình mẫu tử cao đẹp và rộng lớn như những mạch nguồn bất tận. Thật khó có thứ gì có thể so sánh với những công lao, những hi sinh vất vả mà người mẹ dành cho con: “Con dù lớn vẫn là con của mẹ/ Đi hết đời lòng mẹ mãi theo con”.

Tình mẫu tử thiêng liêng trong bài thơ Mây và sóng – mẫu 20

Bạn biết không? Trong chính cuộc sống này, có thể có rất nhiều thứ tình cảm chân quý, nhưng không thể phủ nhận được thứ tình cảm thiêng liêng nhất, cao đẹp và vĩnh cửu nhất chính là tình mẫu tử thân yêu của mỗi người trong cuộc sống.

Nếu như chúng ta xét theo phiên âm Hán Việt thì từ “mẫu” ở đây cũng có nghĩa là mẹ, còn đối với từ “tử” có nghĩa là con. Tựu chung lại thì chính tình mẫu tử chính là tình cảm yêu thương, đó cũng còn là một sự chăm sóc nuôi dưỡng của người mẹ dành cho con. Hay tình mẫu tử cũng chính là một thứ tình cảm bình dị nhưng cũng thật cao quý của mỗi con người chúng ta. Tình mẫu tử đẹp như vậy, thiêng liêng như vậy cho nên khi nói về tình mẫu tử ta lại có được những mĩ từ riêng thật đẹp cho tình cảm thiêng liêng này.

Thực sự mà nói thứ tình cảm mẫu tử thiêng liêng ấy có ý nghĩa vô cùng to lớn đối với cuộc đời mỗi con người chúng ta. Quả thực đó cũng chính là những thứ tình cảm đầu tiên mà chúng ta nhận được khi chúng ta xuất hiện và trở thành những sinh linh bé nhỏ trong cuộc đời đầy những điều kỳ diệu này. Trong suốt khoảng thời gian chín tháng mười ngày mang nặng đẻ đau, người mẹ cũng phải trải qua biết bao nhiêu khó khăn, trải qua biết bao nhiêu sự hi sinh vất vả. Mới đầu khi đứa con hình thành trong bụng mẹ thì cũng đã gây cho mẹ những phiền toái nhất định, nào là những cơn nghén khó chịu, hay đó còn là các cơn đau nhức mình mẩy, là tăng cân không kiểm soát được, nào là mất dáng, là hàng ngàn thứ bất tiện, khó khăn đến với người mẹ. Thế nhưng đáng nói ở đây chỉ cần con yêu khỏe mạnh và được chào đời thì thực sự đây sẽ là niềm hạnh phúc lớn nhất của người mẹ. Niềm vui khi nhìn thấy con yêu thật khó tả biết bao nhiêu, bao nhiêu nhọc nhằn, bao nhiêu khổ cực sẽ bị đẩy lùi đi nhanh chóng. Mẹ cũng chính là câu hát ru để đưa con thơ vào giấc ngủ nuôi. Mẹ cũng chính là người thầy đầu tiên dạy cho con nhỏ biết đạo lý làm người qua các bài học tưởng chừng như thật giản đơn. Luôn lo lắng đến từng bữa ăn, giấc ngủ cho con và chăm sóc con thơ thành người.

Cho dù ta có trưởng thành, có khôn lớn đến như thế nào đi chăng nữa thì chắc chắn rằng lòng mẹ vẫn mãi dõi theo, luôn luôn yêu thương và động viên ta từ phía sau. Không ai có thể phủ nhận được mẹ cũng chính là điểm tựa tinh thần vững chắc mỗi khi ta vấp ngã trên đường đời. Mẹ được ví như chính là cái nôi dịu ngọt êm ái mỗi khi ta mệt mỏi, ta chán chường và mất niềm tin vào cuộc sống. Mẹ lại là người bạn để ta tâm sự, gửi gắm những yêu thương tình cảm của mình một cách dễ dàng nhất. Thật tuyệt vời biết bao nhiêu khi có được mẹ, người mẹ là nguồn động lực vững vàng để ta đứng dậy tiến về phía trước để đi đến thành công, đi đến hạnh phúc. Để rồi cứ mỗi khi ta nghĩ về cuộc đời của mẹ với biết bao nhiêu bộn bề là vất vả là bao sự tảo tần chỉ vì những đứa con. Không sai chút nào khi ta nói cuộc đời của con chính là những trang nhật ký của người mẹ vậy.

Trên đời này thì tình mẫu tử vô cùng đẹp, cao thượng nhưng nó cũng lại là một thứ tình cảm vô cùng tự nhiên mang tính bản năng của người phụ nữ. Thật hạnh phúc biết bao khi được sống trong sự che chở, sống trong sự chăm sóc của mẹ. Đâu cần những hành động quá cao cả mà ta có thể cảm nhận được tình mẹ thông qua một bữa cơm gia đình đầm ấm, là những đêm con ốm có mẹ chăm sóc cẩn thận. Tạo hóa không thể nào mang nhiều điều tốt đẹp hết đến với con người cho nên trong cuộc đời con người sẽ gặp phải nhiều vấp ngã, nhiều phút yếu lòng,… Và tạo hóa đã sinh ra mẹ để giúp cho con người có thể đứng vững trong cuộc sống, để tận hưởng hạnh phúc nữa.

Tình mẹ không bao giờ có một mỹ từ nào có thể nói hết được. Thật đáng thương cho ai không có được tình mẹ bao bọc, họ phải cố gắng gồng mình lên để có thể chống chọi lại cuộc sống khó khăn này. Còn một điều đáng nói là trong thực tế xã hội hiện nay thì vẫn có những người mẹ vô trách nhiệm, thiếu tình thương họ cũng đã bỏ hay bỏ rơi chính đứa con bé bỏng của chính mình. Con số nạo phá thai hay tình trạng bạo lực gia đình từ người mẹ cũng ngày càng gia tăng. Ngược lại thì tình trạng con cái ngược đãi cha mẹ, thực sự đây là hành động đáng lên án và cả xã hội phải có cách nhìn nhận riêng, đồng thời cũng lại có các biện pháp thay đổi nhận thức để hướng đến một cuộc sống tốt đẹp hơn.

Chúng ta cũng cần phải nhìn nhận rằng tình mẫu tử không chỉ là tình mẹ dành cho con, mà tình mẫu tử cũng chính còn là lòng yêu thương, sự kính trọng của những người con đối với mẹ nữa. Có thể nói rằng cũng chính niềm hạnh phúc của mẹ là con được khỏe mạnh và hạnh phúc. Con cái là tài sản vô giá đối với mẹ, có lẽ chính vì thế, mỗi người con chúng ta cũng phải biết ơn và trân trọng thứ tình cảm cao đẹp, thứ tình cảm xuất phát từ sự chân thành mà mẹ đã dành cho mình. Là phận làm con cũng cần phải biết nỗ lực, phải biết rèn luyện và đồng thời cũng cần phải biết hoàn thiện bản thân để xứng đáng với những công lao trời biển, công lao vô cùng vất vả mà cha mẹ đã bỏ ra. Lý do cũng chính là vì sau này, mỗi chúng ta cũng sẽ là cha, là mẹ và khi đó chúng ta chắc chắn cũng sẽ hiểu được sự yêu thương và săn sóc mà cha mẹ đã gửi gắm, đã dành cho mình để rồi trao nó lại cho những đứa con bé bỏng mà mình đã mang nặng đẻ đau.

Tóm lại thì tình mẫu tử cao đẹp và rộng lớn như những mạch nguồn bất tận đối với mỗi người. Trên đời này cũng thật khó có thứ gì có thể so sánh với những công lao hay những hi sinh vất vả mà người mẹ dành cho đứa con thân yêu, bé bỏng của mình.

Tình mẫu tử thiêng liêng trong bài thơ Mây và sóng – mẫu 21

Mỗi chúng ta được sinh ra trong vòng tay của mẹ, một người phụ nữ đầy nghị lực và tình yêu thương bao la dành cho mỗi đứa con của mình, vì thế tình mẫu tử là tình cảm thiêng liêng và rất cao quý. Đó là tình cảm không ai có thể tách rời đối với chúng ta trong cuộc đời này, đây là một đề tài được mọi người rất quan tâm.

Tình mẫu tử chính là tình yêu thương vô bờ bến của người mẹ dành cho đứa con của mình, không ai có quyền tước đi quyền lợi của một người mẹ dành tình cảm cho những đứa con, thật vậy, để sinh ra chúng ta mẹ đã rất vất vả, trải qua bao sự đau đớn, mang nặng đẻ đau ra chúng ta. Đáp lại những tình cảm ấy, người con luôn hiếu thảo và dành cho mẹ những điều tốt đẹp nhất.

Ta được khỏe mạnh, được thỏa mái học tập vui chơi như bây giờ, phía sau chính là sự hy sinh của mẹ, biết rằng sau khi đẻ cái xong, cơ thể người phụ nữ thay đổi rất nhiều, không còn eo thon, ít có thời gian dành cho bản thân hơn, phải lo cho chồng, lo cho con. Mới sinh phải kiêng cữ rất vất vả, trông con ăn, trông con ngủ, đêm qua đêm, ngày qua ngày và rồi tuổi thanh xuân mẹ cứ mãi thế trôi dần đi, để lại trên cơ thể mẹ là những nếp nhăn, làn da không còn được như thời con gái, không có thời gian đi chơi mà hầu hết dành cho tổ ấm của mình, cho đứa con mà mình sinh ra.

Con cái chính là hạnh phúc to lớn mà ông trời ban tặng cho mẹ, vì thế mẹ luôn dành cho con những điều tốt đẹp nhất, chỉ cần thấy con cười mỗi ngày, lòng mẹ đã hạnh phúc biết bao, khi con làm sai mẹ thẳng thắn dạy bảo chứ không bao che hay bỏ qua, mẹ dạy cho con biết bao điều hay lẽ phải trong cuộc sống.

Hay đơn giản khi đạt được điểm cao, hay thành tích nho nhỏ, thì lòng mẹ đã đủ kiêu hãnh với đời, con của mẹ luôn là tâm điểm để mẹ dành hết yêu thương, con chính là đích đến mà cuộc hành trình đầy gian nan vất vả mà mẹ hướng đến.

Nhưng đâu phải ai cũng có được tình mẫu tử một cách trọn vẹn, đặc biệt trong cuộc sống xã hội tuy càng ngày càng phát triển theo hướng mới nhưng kéo theo đó có rất nhiều hệ lụy, thật đáng buồn khi trong xã hội vẫn có người mẹ nhẫn tâm vứt bỏ con mình, hàng ngày có rất nhiều vụ được đăng trên các website về trường hợp phá thai, xác thai nhi bị chết, bị bỏ rơi, đó là những tin khiến ta rất không đồng tình.

Bằng nhiều lý do khác nhau, nhất là các bạn trẻ vì lối sống không lành mạnh, thường xuyên có lối suy nghĩ sai lầm nên có thai ngoài ý muốn, sợ gia đình, sợ xã hội dị nghị nhẫn tâm sẵn sàng vứt bỏ đứa con mình đẻ ra. Đó là hành động đáng lên án, khiến con người ta không hiểu nổi tại sao họ có thể làm như vậy, thật là nhẫn tâm.

Mặt khác có những đứa trẻ ngỗ nghịch, có thái độ không tôn trọng mẹ mình, luôn có những hành động đối nghịch, khiến cho mẹ buồn, nhiều hôm khóc hết đêm này qua đêm khác vì bất lực, và một phần vì thương con, không muốn con đi vào những con đường sai lầm, mà sau này phải hối hận. Không phải con không biết rằng mẹ đã quá vất vả vì con, mà vì con quá vô tâm, không trân trọng tình mẫu tử thiêng liêng ấy. Để rồi sau khi nghĩ lại con muốn bù đắp cho mẹ chắc cũng chẳng được bao nhiêu so với nỗi đau mà mẹ phải chịu.

Qua đó ta mới hiểu được cuộc sống xung quanh ta thay đổi từng ngày nhưng nó lại khiến con người ta thêm trân trọng tình mẫu tử mà mẹ dành cho ta, dù có gặp khó khăn, vất vả đi chăng nữa thì mẹ sẽ luôn bên ta, tiếp cho ta thêm sức mạnh để chiến đấu.

Vì vậy hãy để tình cảm ấy luôn được duy trì, bền vững, sợi dây gắn kết giữa con và mẹ sẽ là sợi dây bền chặt nhất, để rồi khi mẹ ốm đau, già yếu con sẽ luôn bên cạnh, chăm sóc, yêu thương mẹ, như mẹ đã dành cả thanh xuân để chăm sóc con.

Bài viết liên quan

802
  Tải tài liệu