Phân tích tình huống truyện độc đáo trong tác phẩm Làng.
Bộ tài liệu Văn mẫu lớp 9 gồm 500 bài văn mẫu hay nhất, đầy đủ nhất. Dưới đây là bài văn mẫu Cảm nhận về bài: Phân tích tình huống truyện độc đáo trong tác phẩm Làng. ngữ văn lớp 9 được biên soạn mới nhất giúp các bạn học sinh học tốt môn văn 9 hơn.
Phân tích tình huống truyện độc đáo trong tác phẩm Làng.
A/ Dàn ý chi tiết
1. Mở bài:
- Giới thiệu tác giả, tác phẩm:
+ Kim Lân là nhà văn một lòng một dạ đi về với "đất", với "người", với "thuần hậu nguyên thủy" của cuộc sống nông thôn.
+ Nạn đói năm 1945 đã đi vào nhiều trang viết của các nhà văn, nhà thơ trong đã có Vợ nhặt của Kim Lân.
- Nhận xét khái quát:
+ Làng xây dựng tình huống truyện độc đáo.
+ Qua tình huống truyện, tác phẩm thể hiện giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo sâu sắc.
2. Thân bài:
- Tình huống truyện độc đáo bộc lộ tính cách nhân vật
- Giới thiệu khái quát về Ông Hai : Hoàn cảnh, tính cách, tự hào về làng
- Ông Hai nghe tin Làng theo giặc (Tình huống thặt nút)
+ Sự thất vọng, tủi hổ
+ Hành động không dám đi đâu…
- Ông Hai sau khi nghe tin cải chính về Làng
+ Vui mừng đi kể cho hàng xóm
+ Nhà bị “đốt nhẵn” nhưng vẫn vui
+ Tình yêu làng yêu nước hòa nhập
- Tình huống truyện đặc sắc tạo bất ngờ lôi cuốn
3. Kết bài:
- Khẳng định tài năng nhà văn qua việc xây dựng tình huống truyện độc đáo, hấp dẫn.
- Khẳng định giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo của tác phẩm.
B/ Sơ đồ tư duy
C/ Bài văn mẫu
Phân tích tình huống truyện độc đáo trong tác phẩm Làng – mẫu 1
Có những tác phẩm đọc xong là ta quên ngay nhưng có những tác phẩm đọc xong mà để lại ấn tượng sâu sắc tựa như một dòng nước chảy qua để lại lớp phù sa màu mỡ. Tác phẩm Làng của nhà văn Kim Lân là một tác phẩm như vậy. Đặc biệt, tác phẩm là một minh chứng rõ ràng nhất cho nhận định: "Một tác phẩm để lại ấn tượng sâu đậm trong lòng bạn đọc chính là xây dựng thành công tình huống truyện và miêu tả nội tâm nhân vật".Vậy tình huống truyện là gì? Một tác phẩm tự sự hay, không thể thiếu tình huống truyện. Tình huống là các sự việc, hoàn cảnh diễn ra sự việc được tác giả đặt nhân vật vào đó để bộc lộ đặc điểm, tính cách, phẩm chất của mình. Và dĩ nhiên, việc miêu tả nội tâm nhân vật chính là khắc họa những tâm tư, tình cảm, suy nghĩ của nhân vật để qua đó người đọc có một cái nhìn rõ hơn về nhân vật cũng như tác phẩm. Tác phẩm Làng của Kim Lân là một tác phẩm hay, thành công trong xây dựng tình huống truyện và miêu tả nội tâm nhân vật.
Tác phẩm xoay quanh một sự việc là tin đồn làng Chợ Dầu theo giặc cùng những phản ứng của ông Hai trước, trong và sau sự việc độ. Chính vì thế tình huống trong tác phẩm cũng chia làm ba giai đoạn: trước khi ông Hai nghe tin, khi ông Hai nghe tin làng mình theo giặc và sau khi nghe tin cải chính. Trong mỗi tình huống, nhân vật ông Hai bộc lộ những suy nghĩ, tâm tư, tình cảm của mình thông qua việc xử lí các tình huống. Trước khi nghe tin, ông Hai là một người nông dân với những suy nghĩ khá hồn nhiên và tánh cách khá đặc biệt. Ông yêu làng nên đi đâu cũng khoe về cái làng của mình, ông tự hào và yêu tất cả mọi thứ của làng Chợ Dầu nên khi tình huống phải đi tản cư xảy ra, ông Hai vẫn còn rất quyến luyến cái nơi "chôn rau, cắt rốn" của mình, khi rời xa làng ông vẫn luôn theo dõi tin tức kháng chiến và hỏi thăm tình hình những người ở nơi khác đến. Đặc biệt, với tình huống thứ hai sau khi nghe tin làng Chợ Dầu theo giặc, nhân vật ông Hai bộc lộ sâu sắc tình cảm của mình. Từng hành động, cử chỉ, lời nói của ông trong mỗi hoàn cảnh, thời gian, địa điểm là một sự tủi hổ, nhục nhã, xót xa, đau đớn, dằn vặt và cuối cùng đi đến quyết định vô cùng khó khăn "Làng thì yêu thật nhưng làng đã theo Tây mất rồi thì phải thù", Một người đã từng yêu làng hơn bất cứ thứ gì, đã từng tự hào về làng mà bây giờ lại phải thất vọng, đau khổ để quyết định "thù" làng. Tình huống này đã làm cho người đọc cảm nhận sâu sắc con người của nhân vật ông Hai. Nhưng Kim Lân không chỉ dừng lại đó mà còn muốn nói một điều gì "mới mẻ hơn" khi tạo ra tình huống thứ ba là ông Hai nghe được tin cải chính. Một niềm vui bất ngờ, ông Hai như một con người đang chết mòn chết mỏi bây giờ được hồi sinh lại. Ông mua quà cho con và lại theo thói quen sang nhà bác Thứ để khoe tin mừng. Con người ấy vẫn mộc mạc, chân thực, đáng yêu và đáng quý biết bao. Tình huống đã khẳng định một điều trong con người ông Hai, tình yêu làng của ông Hai đã hòa quyện, thống nhất với tình yêu nước, tình yêu kháng chiến, yêu Cụ Hồ. Có thể nói, ở mỗi tình huống, nhân vật ông Hai đều bộc lộ những phẩm chất cao đẹp, rất "người" của mình. Điều đó cũng khẳng định thành công trong việc xây dựng tình huống truyện của nhà văn Kim Lân.Phải chăng người đọc không chỉ thấy hấp dẫn với tác phẩm bởi tình huống truyện trong Làng mà còn thực sự thấy ấn tượng, yêu quý và hiểu rõ nhân vật hơn qua việc miêu tả nội tâm nhân vật của nhà văn Kim Lân.Thật vậy, nhà văn Kim Lân đã đi vào miêu tả rất sâu và kĩ tâm trạng của nhân vật ông Hai qua mỗi tình huống. Trước khi ông Hai nghe tin làng mình theo Tây, ông yêu làng Chợ Dầu của ông hơn bất cứ thứ gì. Ông tự hào về tất cả những gì của làng. Những điều đó khiến cho nhân vật ông Hai hiện lên với những suy nghĩ khá hồn nhiên và tính cách cũng đặc biệt. Ông hay khoe làng: "Ông có thể ngồi nói cả buổi về cái làng Chợ Dầu mà không biết người nghe thế nào, chỉ nói cho sướng cái miệng". Cho nên khi nhận lệnh phải đi tản cư ông Hai nửa muốn đi vì kháng chiến, nửa lại muốn ở lại vì tình cảm quyến luyến, yêu làng, không muốn rời xa làng, nhưng cuối cùng ông cũng phải đi. Ở nơi tản cư, ông vẫn luôn theo dõi tin tức kháng chiến, tình yêu làng của ông thể hiện ở mọi lúc, mọi nơi dù ở làng hay rời xa làng. Song, tình yêu làng, yêu nước của ông Hai mới thực sự được bộc lộ rõ khi nghe tin làng mình theo Tây. Một sự thất vọng tột độ, cái làng ông vốn rất tự hào, yêu hơn chính bản thân mình thì giờ đây lại theo Tây. Ông thấy mình như người có tội, bỗng chốc những cảm xúc tủi hổ, nhục nhã, dằn vặt, đau đớn ùa về trong ông. Những ngày sau ông không dám ra đường bởi ông sợ, ông lo lắng và cảm thấy chẳng còn mặt mũi để nhìn ai. Một quyết định đau đớn mà ông Hai phải dằn lòng đưa ra: "Làng thì yêu thật nhưng làng theo Tây mất rồi thì phải thù", ông đã đặt tình vêu nước lên trên tình yêu làng, hi sinh cá nhân vì dân tộc. Nhưng ông vẫn muôn một lần nữa khẳng định sự trung thành với Đảng, với cách mạng của mình qua cuộc trò chuyện với đứa con thơ. Ông Hai đã thực sự có những suy nghĩ đúng đắn. Sau khi nghe tin cải chính, ông Hai lại được yêu làng, tự hào về làng đúng với tình yêu trong trái tim ông. Vì thế ông lại được bản tính hồn nhiên, mộc mạc của mình. Tình yêu làng của ông giờ đã quyện, thống nhất với tình yêu nước, tình yêu kháng chiến. Có thể trong sâu sắc nội tâm nhân vật, nhà văn Kim Lân đã thực sự thành công để người đọc hiểu hơn về nhân vật.
Với thành công trong việc xây dựng tình huống truyện và miêu tả nội tâm nhân vật của ngòi bút Kim Lân, nhân vật ông Hai hiện lên với những phẩm chất cao đẹp, với tình yêu làng mộc mạc, giản dị mà sâu nặng hòa quyện với tình yêu đất nước, vẻ đẹp tâm hồn của ông Hai làng Chợ Dầu tiêu biểu cho những người nông dân Việt Nam có ý thức giác ngộ cao, tha thiết yêu quê hương, Tổ quốc. Nói cách khác, quê hương – Tổ quốc đối với mỗi người Việt Nam chúng ta luôn gắn bó trong niềm tự hào nồng thắm!... mở rộng và thống nhất tình yêu quê hương trong tình yêu đất nước là nét mới trong nhận thức và tình cảm của quần chúng cách mạng mà văn học thời kháng chiến chống Pháp đã chú trọng làm nổi bật. Truyện ngắn Làng của Kim Lân là một trong những thành công đáng quý ấy!Tác phẩm Làng của nhà văn Kim Lân chỉ là một hạt cát trên sa mạc trong nền văn học bấy giờ. Nhưng tác phẩm vẫn có những nét riêng để lại ấn tượng sâu đậm trong lòng bạn đọc. Đặc biệt với việc thành công trong xây dựng tình huống truyện và miêu tả nội tâm nhân vật, Kim Lân đã đưa nhân vật ông Hai trở thành người nông dân điển hình sống mãi trong lòng người đọc.
Phân tích tình huống truyện độc đáo trong tác phẩm Làng – mẫu 2
Làng là truyện ngắn xuất sắc của Kim Lân được viết trong kháng chiến chống Pháp. Tác phẩm đã khắc họa tình yêu làng, yêu nước một cách hồn nhiên, trong sáng và thánh thiện của người nông dân Việt Nam trước cách mạng tháng Tám. Tình cảm đó được khắc họa một cách đậm nét và sinh động qua hình tượng nhân vật ông Hai trong Làng.Ấn tượng đầu tiên mà ông Hai để lại cho người đọc chính là “tật” khoe làng của ông. Ngày nào cũng vậy, ông Hai thường sang nhà bác Thứ để nói chuyện về cái làng của mình. Đối với ông Hai, làng ông là nhất. Bất cứ thứ gì làng ông cũng đều nhất hết. Trong con mắt của ông Hai, không đâu bằng làng quê, nơi chôn nhau cắt rốn của mình. Tuy nhiên, cái “tật” khoe làng của ông Hai cũng thay đổi cùng với sự thay đổi về nhận thức của người nông dân sau cách mạng tháng Tám. Trước cách mạng, ông tự hào vì làng ông có cái sinh phần của cụ tổng đốc to nhất vùng. Cái chân của ông bị tật cũng vì tham gia xây dựng cái sinh phần đó. Ông tự hào vì mình đã góp phần để làm nên niềm tự hào của quê hương.
Ông Hai khoe làng ông toàn lát đá xanh: “trời mưa trời gió đi từ đầu làng đến cuối xóm, bùn không dính đến gót chân…”Sau cách mạng, ông khoe làng ông có “phòng thông tin tuyên truyền rộng rãi, khang trang nhất vùng…”Đặc biệt, ông Hai khoe làng một cách nhiệt thành. Ông không cần người khác phải chú ý lắng nghe, cũng không cần biết họ có nghe hay không; ông chỉ nói để thỏa niềm tự hào, nỗi nhớ da diết của mình đối với cái làng đã gắn bó với ông gần trọn cuộc đời.Kháng chiến chống Pháp nổ ra. Ông Hai hăng hái đào hào, đắp ụ với anh em dân quân du kích. Ông lại đem hết sức mình để bảo về quê hương. Nhưng rồi, đòi hỏi của kháng chiến, của bà con hàng xóm buộc ông phải đi tản cư. Ở nơi tản cư, ông Hai nhớ quê quay quắt. Từ một người hoạt bát, vui vẻ, ông trở nên hay cáu bẳn. Nỗi nhớ quê, nhớ anh em còn ở lại chiến đấu cứ dày vò ông. Nỗi nhớ ấy chính là biểu hiện sinh động của lòng yêu quê hương, yêu cái làng Chợ Dầu thân yêu của ông Hai.
Tình yêu ấy còn được thể hiện ở sự quan tâm đặc biệt của ông đối với kháng chiến. Dù ông chưa đọc được nhiều nhưng vẫn cố gắng ra phòng thông tin tuyên truyền để nghe đọc báo đã cho thấy điều đó. Ông “chúa ghét” những đứa cậy mình biết chữ mà không đọc to lên để ông có thể biết được tình hình. Cái sự “ghét” rất tự nhiên và đáng yêu của ông Hai cho thấy tình yêu nước, sự gắn bó thủy chung của người nông dân Việt Nam với cuộc kháng chiến thần thánh của dân tộc.Nhưng có lẽ, tình yêu làng của ông Hai thể hiện rõ nhất khi ông nghe được tin làng Chợ Dầu của ông theo giặc. Khi nghe được tin ấy, ông Hai như người mất hồn. Bao nhiêu niềm tin, bao nhiêu niềm tự hào về quê hương bỗng chốc sụp đổ. Nếu việc khoe làng cho độc giả thấy được tình yêu làng tha thiết của ông thì nỗi đau khổ khi làng theo giặc lại thể hiện một cách sâu sắc tình yêu nước, gắn bó với kháng chiến của ông Hai.Từ khi nghe tin làng theo giặc, ông Hai như người mất hồn. Ông chỉ dám quanh quẩn ở nhà và rất sợ ai đó nhắc đến cái làng của mình. Cuộc trò chuyện với đứa con út đã làm nổi bật tâm trạng của ông Hai. Ông trò chuyện với con, hỏi con về làng của mình, những lời đáp ngây thơ, hồn nhiên của con như cứa vào trái tim ông. Khó có thể nói hết được tâm trạng của người đã gắn bó gần trọn cuộc đời với cái làng của mình, luôn coi làng mình là một “thiên đường”, không đâu có thể sánh bằng phải đối diện với một sự thật khác: làng theo giặc.
Dù thất vọng, dù đau khổ đến cùng cực nhưng ông Hai vẫn kiên quyết đi theo kháng chiến, theo cụ Hồ Chí Minh: “Làng thì yêu thật nhưng làng mà theo tây rồi thì cũng phải thù”.Phải có một tình yêu nước lớn lao như thế nào, người ta mới có thể “thù” cái làng của mình được. Chi tiết này đã cho người đọc thấy được tình yêu nước tha thiết của ông Hai nói riêng, của người nông dân trong kháng chiến chống Pháp nói chung.Đau khổ, thất vọng bao nhiêu, ông Hai càng vui sướng và hạnh phúc bấy nhiêu khi nghe được tin cải chính làng mình theo giặc. Sau khi đi nghe ông chủ tịch xã lên cải chính tin làng mình theo giặc, ông Hai như người chết sống lại. Ông lại tiếp tục đi “khoe” làng nhưng lần này, ông khoe chuyện cái nhà của mình bị giặc đốt: “Bác Thứ đâu rồi? Bác Thứ làm gì đấy? Tây nó đốt nhà tôi rồi bác Thứ ạ! Đốt sạch! Ông chủ tịch xã tôi vừa lên cải tính. Cải chính cái tin làng Chợ Dầu theo giặc ấy mà! Láo! Láo hết! Toàn là sai sự mục đích cả!”Đến đây, nhiều người sẽ cảm thấy ngạc nhiên khi một người nông dân như ông Hai lại có được tâm trạng vui sướng và hạnh phúc khi nghe tin nhà mình bị đốt sạch, đốt hết! Cả cuộc đời của người nông dân may ra cũng chỉ làm được một căn nhà. Giờ giắc nó đốt mất rồi, gia đình, vợ con sẽ sống ở đâu? Nhưng với ông Hai, đó lại là một niềm vui vô bờ. Thậm chí, ông còn nhấn mạnh chuyện Tây nó “đốt sạch…”. Ông Hai vui không phải vì bị mất của, ông vui vì một nhẽ khác đáng trân trọng và tự hào hơn rất nhiều: làng ông không theo giặc. Cái tin Tây đốt phá làng và nhà ông đã thành tro bụi càng chứng tỏ làng ông không theo giặc. Niềm vui đó lớn lao hơn rất nhiều việc nhà ông bị cháy. Điều đó càng làm nổi bật tình yêu làng, yêu nước chung thủy, thiết tha của ông Hai.Nói tóm lại, truyện ngắn Làng của Kim Lân đã khắc họa một cách sinh động tình yêu làng, yêu quê hương chân thành, đáng quý của người nông dân trong cuộc kháng chiến chống Pháp xâm lược. Nó trả lời cho câu hỏi: Vì sao dân tộc Việt Nam có thể chiến thắng mọi kẻ thù xâm lược
Phân tích tình huống truyện độc đáo trong tác phẩm Làng – mẫu 3
Trong tác phẩm Làng,nhà văn Kim Lân đã xây dựng được một tình huống truyện giàu kịch tính: Hiểu lầmrồi vỡ lẽvề việc làng Dầu cùa mình theo giặc. Đây là dạng tình huống thường được các nhà văn sử dụng và trong tác phẩm này nó đả khiến nhân vật bộc lộ tính cách của mình. Việc rời làng đi tản cư là sự việc có ý nghĩa tạo khung cho câu chuyện. Đó chưa phải là tình huống. Phải đến khi ông Hai nghe tin đồn làng của ông theo Tây làm Việt gian thì tình huống mới thực sự bắt đầu. Ông Hai vốn là người yêu làng tha thiết, ông rấttự hào cái làng thân yêu của mình. Và đặc biệt là đi đâu ông cũng khoe về nó, khoe về sự giàu đẹp, khoe về tinh thần chiến đấu anh hùng. Ấy vậy mà bây giờ lại có tin làng Dầu của ông theo Tây! Cái tin ấy là một cái tin chết người, nó chẳng những làm mất hết niềm tin, sụp đổ niềm tự hào về làng của ông mà còn khiến ông tủi hổ vì đã khoe khoang những điều hay về nó. Tinh huống truyện kết thúc khi ông Hai biết được sự thực làng của ông không theo giặcTừng hành động, cử chỉ, lời nói của ông trong mỗi hoàn cảnh, thời gian, địa điểm là một sự tủi hổ, nhục nhã, xót xa, đau đớn, dằn vặt và cuối cùng đi đến quyết định vô cùng khó khăn "Làng thì yêu thật nhưng làng đã theo Tây mất rồi thì phải thù", Một người đã từng yêu làng hơn bất cứ thứ gì, đã từng tự hào về làng mà bây giờ lại phải thất vọng, đau khổ để quyết định "thù" làng. Tình huống này đã làm cho người đọc cảm nhận sâu sắc con người của nhân vật ông Hai. Nhưng Kim Lân không chỉ dừng lại đó mà còn muốn nói một điều gì "mới mẻ hơn" khi tạo ra tình huống thứ ba là ông Hai nghe được tin cải chính. Một niềm vui bất ngờ, ông Hai như một con người đang chết mòn chết mỏi bây giờ được hồi sinh lại. Ông mua quà cho con và lại theo thói quen sang nhà bác Thứ để khoe tin mừng. Con người ấy vẫn mộc mạc, chân thực, đáng yêu và đáng quý biết bao. Tình huống đã khẳng định một điều trong con người ông Hai, tình yêu làng của ông Hai đã hòa quyện, thống nhất với tình yêu nước, tình yêu kháng chiến, yêu Cụ Hồ. Có thể nói, ở mỗi tình huống, nhân vật ông Hai đều bộc lộ những phẩm chất cao đẹp, rất "người" của mình. Điều đó cũng khẳng định thành công trong việc xây dựng tình huống truyện của nhà văn Kim Lân.Phải chăng người đọc không chỉ thấy hấp dẫn với tác phẩm bởi tình huống truyện trong Làng mà còn thực sự thấy ấn tượng, yêu quý và hiểu rõ nhân vật hơn qua việc miêu tả nội tâm nhân vật của nhà văn Kim Lân.
Thật vậy, nhà văn Kim Lân đã đi vào miêu tả rất sâu và kĩ tâm trạng của nhân vật ông Hai qua mỗi tình huống. Trước khi ông Hai nghe tin làng mình theo Tây, ông yêu làng Chợ Dầu của ông hơn bất cứ thứ gì. Ông tự hào về tất cả những gì của làng. Những điều đó khiến cho nhân vật ông Hai hiện lên với những suy nghĩ khá hồn nhiên và tính cách cũng đặc biệt. Ông hay khoe làng: "Ông có thể ngồi nói cả buổi về cái làng Chợ Dầu mà không biết người nghe thế nào, chỉ nói cho sướng cái miệng". Cho nên khi nhận lệnh phải đi tản cư ông Hai nửa muốn đi vì kháng chiến, nửa lại muốn ở lại vì tình cảm quyến luyến, yêu làng, không muốn rời xa làng, nhưng cuối cùng ông cũng phải đi. Ở nơi tản cư, ông vẫn luôn theo dõi tin tức kháng chiến, tình yêu làng của ông thể hiện ở mọi lúc, mọi nơi dù ở làng hay rời xa làng. Song, tình yêu làng, yêu nước của ông Hai mới thực sự được bộc lộ rõ khi nghe tin làng mình theo Tây. Một sự thất vọng tột độ, cái làng ông vốn rất tự hào, yêu hơn chính bản thân mình thì giờ đây lại theo Tây. Ông thấy mình như người có tội, bỗng chốc những cảm xúc tủi hổ, nhục nhã, dằn vặt, đau đớn ùa về trong ôngNói cách khác, quê hương – Tổ quốc đối với mỗi người Việt Nam chúng ta luôn gắn bó trong niềm tự hào nồng thắm!... mở rộng và thống nhất tình yêu quê hương trong tình yêu đất nước là nét mới trong nhận thức và tình cảm của quần chúng cách mạng mà văn học thời kháng chiến chống Pháp đã chú trọng làm nổi bật.
Phân tích tình huống truyện độc đáo trong tác phẩm Làng – mẫu 4
Có những tác phẩm đọc xong là ta quên ngay nhưng có những tác phẩm đọc xong mà để lại ấn tượng sâu sắc tựa như một dòng nước chảy qua để lại lớp phù sa màu mỡ. Tác phẩm Làng của nhà văn Kim Lân là một tác phẩm như vậy. Đặc biệt, tác phẩm là một minh chứng rõ ràng nhất cho nhận định: "Một tác phẩm để lại ấn tượng sâu đậm trong lòng bạn đọc chính là xây dựng thành công tình huống truyện và miêu tả nội tâm nhân vật".Vậy tình huống truyện là gì? Một tác phẩm tự sự hay, không thể thiếu tình huống truyện. Tình huống là các sự việc, hoàn cảnh diễn ra sự việc được tác giả đặt nhân vật vào đó để bộc lộ đặc điểm, tính cách, phẩm chất của mình. Và dĩ nhiên, việc miêu tả nội tâm nhân vật chính là khắc họa những tâm tư, tình cảm, suy nghĩ của nhân vật để qua đó người đọc có một cái nhìn rõ hơn về nhân vật cũng như tác phẩm. Tác phẩm Làng của Kim Lân là một tác phẩm hay, thành công trong xây dựng tình huống truyện và miêu tả nội tâm nhân vật.Ông Hai là một người nông dân rất yêu làng. Giặc Pháp vào xâm lược, bất đắc dĩ ông Hai phải rời làng đi tản cư. Ở nơi tản cư, ông luôn nhớ về làng, say sưa khoe về làng. Ông rất tự hào về tinh thần kháng chiến của làng Chợ Dầu. Hễ ai hỏi về làng, mắt ông lại sáng lên. Không những thế, ông còn yêu nước. Ông rất hay lên phòng thông tin nghe ngóng tin tức đánh giặc của quân mình. Tình yêu làng song hành với tình yêu nước.
Một hôm, khi ngồi trong quán nước, ông Hai tình cờ nghe được tin làng Chợ Dầu theo giặc từ người đàn bà tản cư dưới xuôi. Cái tin ấy làm ông đau đớn, tủi hổ, thay đổi cả tâm tính và trở thành nỗi ám ảnh trong ông. Ông Hai đấu tranh tinh thần để lựa chọn: một bên là tình yêu làng- một bên là lòng yêu nước. Ông đấu tranh nội tâm, để rồi đi đến một quyết định dứt khoát mà đau đớn: Làng thì yêu thật, nhưng làng theo Tây thì phải thù. Tình huống tạo nút thắt, cao trào cho tác phẩm. Từ đó nhà văn cho thấy diễn biến tâm lí gay gắt, phức tạp trong nhân vật. Người đọc cảm nhận được tình yêu làng, yêu nước sâu sắc trong tâm hồn ông Hai. Tình huống truyện tạo sự gay cấn, hấp dẫn cho truyện ngắn, đồng thời giúp Kim Lân bộc lộ tư tưởng, chủ đề tác phẩm. rong lúc ông Hai tuyệt vọng, đau khổ nhất thì có người ở làng chợ Dầu lên báo tin nhà ông bị Tây đốt. Không cần văn bản, giấy tờ xác thực, đối với ông, sự việc tây đốt nhà mình là một điều cải chính rõ ràng nhất. Tình huống này giúp mở nút câu chuyện, giải tỏa mọi buồn bã, tủi hổ của ông Hai. Ông vui mừng, lật đật chạy đi khoe với mọi người. Ông lại trở về dáng vẻ hoạt bát, vui vẻ và lại say sưa kể về làng mình. Lúc này tình yêu làng, yêu nước lại hòa vào nhau, tình yêu nước bao trùm lên tình yêu làng.Tình huống truyện rất độc đáo, kết hợp với nghệ thuật phân tích tâm lí nhân vật đã khắc họa tình yêu làng, yêu nước của người nông dân trong thời kì kháng chiến chống Pháp.Truyện ngắn Làng là một tác phẩm độc đáo viết về tình yêu làng, yêu nước của người nông dân. Tình huống truyện đã góp phần làm nổi bật chủ đề của tác phẩm. Qua đó, ta thấy được tài năng xây dựng tình huống của nhà văn Kim Lân
Hiểu lầm rồi vỡ lẽ về việc làng Dầu cùa mình theo giặc. Đây là dạng tình huống thường được các nhà văn sử dụng và trong tác phẩm này nó đã khiến nhân vật bộc lộ tính cách của mình. Việc rời làng đi tản cư là sự việc có ý nghĩa tạo khung cho câu chuyện. Đó chưa phải là tình huống. Phải đến khi ông Hai nghe tin đồn làng của ông theo Tây làm Việt gian thì tình huống mới thực sự bắt đầu. Ông Hai vốn là người yêu làng tha thiết, ông rất tự hào cái làng thân yêu của mình. Và đặc biệt là đi đâu ông cũng khoe về nó, khoe về sự giàu đẹp, khoe về tinh thần chiến đấu anh hùng. Ấy vậy mà bây giờ lại có tin làng Dầu của ông theo Tây! Cái tin ấy là một cái tin chết người, nó chẳng những làm mất hết niềm tin, sụp đổ niềm tự hào về làng của ông mà còn khiến ông tủi hổ vì đã khoe khoang những điều hay về nó. Tình huống truyện kết thúc khi ông Hai biết được sự thực làng của ông không theo giặc. Qua tình huống này, hình ảnh một lão nông dân tha thiết yêu làng quê của mình, một lòng một dạ theo kháng chiến hiện ra sắc nét, với chiều sâu tâm hồn.