Giải thích Ý nghĩa bài ca dao: "Cày đồng đang buổi ban trưa, Mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày; Ai ơi bưng bát cơm đầy, Dẻo thơm một hạt đắng cay muôn phần."

Bộ tài liệu Văn mẫu lớp 8 gồm 500 bài văn mẫu hay nhất, đầy đủ nhất. Dưới đây là bài văn mẫu Cảm nhận về bài: 

Giải thích Ý nghĩa bài ca dao:

   "Cày đồng đang buổi ban trưa,

Mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày;

   Ai ơi bưng bát cơm đầy,

Dẻo thơm một hạt đắng cay muôn phần."

 ngữ văn lớp 8 được biên soạn mới nhất giúp các bạn học sinh học tốt môn văn 8 hơn.

533
  Tải tài liệu

Giải thích Ý nghĩa bài ca dao:

   "Cày đồng đang buổi ban trưa,

Mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày;

   Ai ơi bưng bát cơm đầy,

Dẻo thơm một hạt đắng cay muôn phần."

Dàn ý mẫu

A. Mở bài:

- Dẫn dắt vấn đề: Việt Nam là một nước có truyền thống nông nghiệp lúa nước lâu năm.

- Nêu vấn đề, khái quát ý nghĩa bài ca dao: bài ca dao: “…” đã nhắc nhở chúng ta về công lao của người nông dân và lòng biết ơn đói với những con người “chân lấm tay bùn”.

B. Thân bài

Luận điểm 1: Hai câu đầu: Cảnh người nông dân làm việc ngoài đồng

- Thời gian làm việc: buổi ban trưa - khoảng thời gian nắng gay gắt nhất, khắc nghiệt nhất, và thường là thời gian để ăn cơm, nghỉ ngơi.

⇒ Điều kiện làm việc vất vả, khắc nghiệt.

- Hình ảnh người nông dân:

   + “thánh thót”: vừa là từ tượng thanh, vừa là từ tượng hình: gợi ra tiếng mồ hôi rơi và hình ảnh từng giọt mồ hôi liên tiếp rơi xuống mặt bùn ⇒ Người nông dân làm việc hăng hái, chăm chỉ, liên tục không ngừng nghỉ dù cho mồ hôi có chảy ròng ròng đi chăng nữa.

   + phép so sánh: “như mưa ruộng cày”: vừa nhấn mạnh mồ hôi rơi nhiều, vừa mang ý nghĩa: mưa nuôi dưỡng cây mạ lớn, cũng như mồ hôi của người nông dân đổ xuống khi làm việc quần quật cả ngày chỉ mong có được một mùa màng bội thu.

⇒ Hai câu đầu khắc họa hình ảnh người nông dân làm việc chăm chỉ, cần mẫn, vất vả ngoài đồng.

Luận điểm 2: Hai câu sau: Lời răn dạy của ông cha ta: phải luôn biết ơn công lao của người nông dân.

- “Ai ơi”: tiếng gọi thân thương, trìu mến

-“bát cơm đầy”: thành quả lao động mệt nhọc, kết quả của những giọt mồ hôi, công sức, tâm huyết của người nông dân để làm ra lúa gạo.

- Hai hình ảnh song song trong một câu: “dẻo thơm một hạt” và “đắng cay muôn phần”: nhắc nhở mỗi chúng ta rằng để có được dù chỉ một hạt cơm dẻo ngon này, người nông dân đã phải đổi lấy rất nhiều đắng cay, cơ cực, đó là những ngày “bán mặt cho đất, bán lưng cho trời”, là những ngày “dẫm mưa dãi nắng” ngoài đồng xa,…

Luận điểm 3: Ý nghĩa bài ca dao

- Nước ta là nước có truyền thống nông nghiệp lúa nước, trải qua hàng ngàn năm lịch sử và văn hiến, hình ảnh cây lúa vẫn luôn là niềm tự hào của toàn dân tộc.

- Khi có chiến tranh, vai trò của người nông dân lại càng trở nên quan trọng, họ ngày ngày tăng gia sản xuất để có thể làm hậu phương vững chắc, cung cấp lương thực cho mặt trận chiến tranh gay go ác liệt.

- Khi đã hòa bình, người nông dân vẫn cần mẫn, chăm chỉ lao động để đưa ngành nông nghiệp của nước ta ra thị trường thế giới và trở thành đất nước xuất khẩu gạo lớn thứ 2 thế giới.

- Bài ca dao ca ngợi công lao của người nông dân và nhắc nhở chúng ta phải luôn biết ơn công lao của những dân lao động.

Luận điểm 4: Mở rộng vấn đề

- Ngày nay, trình độ khoa học kĩ thuật ngày càng phát triển, những máy móc tiên tiến đang dần được đưa vào sản xuất nông nghiệp, giúp cho người nông dân bớt mệt nhọc hơn rất nhiều.

- Cùng với đó, cần lên án một bộ phận người có thái độ khinh thường người nông dân “chân lấm tay bùn”…

C. Kết bài:

- Khẳng định lại ý nghĩa bài ca dao: Bài ca dao là bài học quý giá cho mỗi chúng ta về công lao của người nông dân.

- Liên hệ bản thân: Mỗi nghề là mỗi hoa, chúng ta cần biết quý trọng những con người lao động bởi chính họ sẽ làm nên đất nước tươi đẹp, phát triển.

Bài viết liên quan

533
  Tải tài liệu