Dàn ý Phân tích bài thơ Đi đường của Hồ Chí Minh.

Bộ tài liệu Văn mẫu lớp 8 gồm 500 bài văn mẫu hay nhất, đầy đủ nhất. Dưới đây là bài văn mẫu Cảm nhận về bài:  Dàn ý Phân tích bài thơ Đi đường của Hồ Chí Minh.  ngữ văn lớp 8 được biên soạn mới nhất giúp các bạn học sinh học tốt môn văn 8 hơn.

449
  Tải tài liệu

Dàn ý Phân tích bài thơ Đi đường của Hồ Chí Minh.

Dàn ý Phân tích bài thơ Đi đường

A. Mở bài:

- Bài thơ “Đi đường” là một trong những bài thơ thể hiện phẩm chất, tinh thần lạc quan của Hồ Chí Minh - vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc.

B. Thân bài:

Luận điểm 1: Hành trình đi đường núi gian lao

- Cách nói trực tiếp: đi đường – gian lao: tự bản thân phải được thực hành, được trải nghiệm thì mới hiểu được tính chất sự việc.

- Điệp từ “núi cao” thể hiện sự khúc khuỷu, trùng trùng điệp điệp những ngọn núi nối tiếp nhau.

⇒ Suy ngẫm về sự khổ ải, khúc khuỷu, đầy trắc trở của cuộc đời; ý chí, nghị lực sẵn sàng vượt qua tất cả.

Luận điểm 2: Niềm vui sướng khi được đứng trên đỉnh cao của chiến thắng

- Niềm vui sướng khi chinh phục được độ cao của núi: “lên đến tận cùng”

- Tâm thế, vị thế của con người khi chinh phục được thiên nhiên, vượt qua được giới hạn của bản thân: “thu vào tầm mắt muôn trùng nước non”

⇒ Niềm vui sướng khi được tự do đứng ngắm nhìn cảnh vật bên dưới. Sự chiêm nghiệm về cuộc đời: vượt qua gian lao sẽ đến được đỉnh cao của chiến thắng.

⇒ Hình ảnh người chiến sĩ cộng sản trên đỉnh cao của chiến thắng, qua đó thể hiện nghị lực, phong thái lạc quan, yêu đời của Bác dù đó là con đường đầy ải, chân tay bị trói buộc bởi xiềng, xích.

Luận điểm 3: Nghệ thuật

- Thể thơ tứ tuyệt giản dị, hàm súc

- Liên tưởng sâu sắc, thể hiện tư tưởng của tác giả.

C. Kết bài:

- Khẳng định lại nội dung tác phẩm: Bài thơ “Đi đường” đã thể hiện nghị lực, ý chí và tinh thần lạc quan vượt lên mọi hoàn cảnh của Hồ Chí Minh.

- Liên hệ và đánh giá tác phẩm: Qua những bài thơ như vậy, chúng ta có thể hiểu thêm được về những phẩm chất cao đẹp của Người, từ đó nhắc nhở mỗi thanh niên Việt Nam hcoj tập và noi theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh.

Phân tích bài thơ Đi đường - mẫu 1

Bài thơ "Đi đường" được rút ra trong tập "Nhật kí trong tù" của Hồ Chí Minh. Tác phẩm được viết trong hoàn cảnh Bác bị chính quyền Tưởng Giới Thạch bắt giam vô cớ năm 1942 và phải chịu cảnh đày ải hết nhà lao này tới nhà lao khác, vất vả, gian lao vô cùng. Bài thơ không chỉ dừng lại ở bức tranh tả cảnh núi non trên đường chuyển lao mà ẩn chứa trong đó còn chất chứa tư tưởng triết lí đường đời sâu sắc mà Bác đã đúc kết, chiêm nghiệm được từ trong hoàn cảnh đặc biệt này: vượt qua gian lao chồng chất sẽ đi tới thắng lợi vẻ vang.

Trước hết bài thơ là một câu chuyện nhỏ về việc đi đường của Bác trong những năm tháng bị chính quyền tàu Tưởng bắt giữ:

Tẩu lộ tài tri tẩu lộ nan

Trùng san chi ngoại hựu trùng san

Trùng san đăng đáo cao phong hậu

Vạn lí dư đồ cố miện gian.

Dịch thơ:

Đi đường mới biết gian lao

Núi cao rồi lại núi cao trập trùng

Núi cao lên đến tận cùng

Thu vào tầm mắt muôn trùng nước non.

Ở câu khai đề, nhà thơ đã đưa ngay đến một bài học có tính chất nhận định chắc chắn: có đi đường thì mới biết đường đi khó. Đây không phải là một nhận định mang tính chủ quan mà hoàn toàn xuất phát từ hoàn cảnh thực mà chính Bác đang và đã trải qua.

Bởi trong hoàn cảnh đó, ngày nào cũng thế Bác thường xuyên bị áp giải đi hết nơi này đến nhà lao nơi ở khác ở Quảng Tây, nhiều khi tưởng chừng không thể chịu đựng nổi vì phải chịu cảnh đày ải rất khổ cực: "tay bị trói giật cánh khuỷu, cổ mang vòng xích... đi mãi đi mãi mà không biết đi đâu về đâu.

Dầm mưa dãi nắng, trèo núi qua truông... qua gần ba mươi nhà tù" (Trần Dân Tiên). Vì thế, câu thơ được viết lên từ một hiện thực trần trụi của một con người từng trải nên vô cùng thuyết phục. Tới câu thừa đề, nhà thơ chỉ rõ ra sự vất vả, gian lao của đường đi khó:

Trùng san chi ngoại hựu trùng san

(Hết lớp núi này lại tiếp đến lớp núi khác)

Với kết cấu trùng điệp lặp lại hai chữ "trùng san" (hết lớp núi này tới núi lớp khác) kết hợp với từ "hựu" (lại) cho thấy cảnh núi non hiểm trở, trùng điệp cứ nối tiếp nhau chạy ra xa tít tắp mà không có điểm dừng. Vượt qua được dãy núi cao chót vót, trập trùng tưởng chừng đã thoát khổ nào ngờ những thử thách mới lại tiếp tục mở ra và đang chờ ở phía trước.

Vì thế, chữ "mới biết" ở câu thơ đầu bắt nhịp với câu thơ thứ hai tạo nên chiều sâu cảm xúc suy ngẫm của nhà thơ: Sự thấm thía về những chặng đường đã đi qua và những chặng đường gian nan đang tiếp tục đi tới. Đó là cả một hành trình không chỉ đòi hỏi con người có được một sức khỏe dẻo dai mà cao hơn còn cần có một ý chí, một nghị lực bền bỉ, một tinh thần vượt khó phi thường. Và cuối cùng Bác đã nỗ lực vượt lên chính mình để đi tới đỉnh cao chiến thắng:

Trùng san đăng đáo cao phong hậu

Vạn lí dư đồ cố miện gian.

Vượt qua được biết bao nhiêu là thử thách, vất vả với những chặng đường đi gập ghềnh, uốn khúc quanh co, nỗi nhọc nhằn đã lùi lại phía sau và người đi đường đã leo được lên đỉnh cao chót vót. Biện pháp lặp từ ngữ, nối tiếp vắt dòng ở câu hai và ba qua từ "trùng san" không chỉ cho thấy cảnh núi cao, nối tiếp mà còn như tạo nên những bước chân chắc chắn đặt lên từng bậc thang mà leo tới đỉnh cao muôn trượng. Và khi đó, người đi đường hiện lên thật kì vĩ, hiên ngang, như dang hai tay ra mà làm chủ cả không gian của vũ trụ:

Vạn lí dư đồ cố miện gian.

(Thì muôn dặm nước non thu cả vào trong tầm mắt)

Câu thơ cuối đã phác họa thành công tư thế của con người chiến thắng. Tất cả vạn vật đã bỗng chốc thu nhỏ lại vào trong đôi mắt của người anh hùng. Nỗi nhọc nhằn vất vả vừa qua đã tan biến vào hư vô, thay thế vào đó là niềm vui sướng, hạnh phúc và cả sự đắm chìm hồn người vào trong cảnh vật thiên nhiên. Đó là đỉnh cao của sự chiến thắng, của sự vượt lên chiến thắng chính mình trước những vất vả, gian khó.

"Đi đường" là bài thơ có kết cấu chuẩn mực theo trình tự của thể thơ tứ tuyệt (đề - thực – luận – kết) cô đọng, hàm súc; giọng điệu biến chuyển linh hoạt: hai câu đầu rắn rỏi, chậm rãi, đầy suy ngẫm; hai câu sau phóng khoáng, nhẹ nhàng, thư thái... tất cả cả góp phần diễn tả thành công cảm xúc, suy ngẫm của nhân vật trữ tình trong thơ.

Bài thơ "Đi đường" không đơn giản dừng lại ở việc nói tới chuyện đường đi khó mà hình ảnh núi cao trập trùng còn biểu tượng cho sự khó khăn vất vả trong hành trình cuộc sống và hành trình cách mạng. Người chiến sĩ cách mạng phải trải qua rất nhiều chông gai thử thách nhưng khi đã nếm đủ những trái đắng đó thì sẽ gặt hái được thành công, sẽ đem lại thắng lợi rực rỡ.

Và đường đời cũng thế. Khi con người đã vượt qua thách thức thì sẽ đem lại kết quả xứng đáng, tạo nên những giá trị cao đẹp, bất tử, thiêng liêng. Bài thơ "Đi đường" ngắn gọn mà ý thơ mênh mang, gợi cho người đọc nhiều bài học ý nghĩa triết lí sâu sắc.

Phân tích bài thơ Đi đường - mẫu 2

“Bác Hồ đó chiếc áo nâu giản dị

Màu quê hương bền bỉ đậm đà

Ta bên Người, Người tỏa sáng trong ta…"

(Tố Hữu)

Biết mỗi hành động, đọc mỗi bài thơ của Bác, chúng ta như được thêm vốn sống, tăng thêm nghị lực, lòng kiên nhẫn để vượt qua mọi thử thách gian lao và tin tưởng vững chắc vào kết quả công việc của mình.

Vào mùa thu 1942, từ Pác Bó, Bác Hồ qua Trung Quốc để tìm viện trợ quốc tế cho cách mạng Việt Nam, và bị chính quyền tỉnh Quảng Tây bấy giờ bắt giam. Suốt một năm sống trong ngục tù, Bác đã viết Nhật kí trong tù, 133 bài thơ được Bác viết bằng Hán văn về nhiều đề tài khác nhau với mục đích là để tự động viên mình, trong đó có bài Đi đường (Tẩu lộ).

Bài thơ được viết bằng thể thất ngôn tứ tuyệt, nhà thơ Nam Trân dịch ra Việt ngữ bằng thể thơ lục bát. Cũng cần biết thêm là Bác thường mượn những hình ảnh dễ thấy trong cuộc sống làm đề tài để biểu đạt tư tưởng và tình cảm của mình. Ngay ở tựa bài Đi đường cũng đã chứng minh cho nhận xét ấy.

Từ hình ảnh cụ thể và khái quát ấy, nhà thơ Hồ Chí Minh đã viết thành câu khai:

Tẩu lộ tài tri tẩu lộ nan,

Bản dịch của Nam Trân viết:

Đi đường mới biết gian lao,

Câu thơ nguyên tác có điệp ngữ “tẩu lộ” (đi đường) để nhấn mạnh, còn câu thơ tiếng Việt thì không. Thế nhưng từ “nan" (khó) trong nguyên tác được dịch bằng từ “gian lao" thì khá tuyệt bởi nó diễn đạt nỗi khó khăn, gian khổ đậm nét hơn. Từ hình ảnh cụ thể ấy, người đọc hiểu rộng ra: mọi công việc, khi bắt tay vào hành động mới thấy những khó khăn đang chờ đợi.

Những khó khăn ở câu khai được nhà thơ diễn đạt rõ hơn ở câu thừa. Nguyên tác viết:

Trùng san chi ngoại hựu trùng san;

Bản dịch viết:

Núi cao rồi lại núi cao trập trùng;

Nguyên tắc sử dụng điệp ngữ “trùng san – nhiều lớp núi chồng lên nhau” nhấn mạnh về núi non để làm rõ nghĩa cho “tẩu lộ nan – đi đường khó” ở câu khai. Bản dịch tiếng Việt cũng sử dụng điệp ngữ “núi cao”, quan hệ từ “rồi lại”, và cả tính từ láy âm “trập trùng” để cụ thể hóa “gian lao” ở câu khai. Như thế thì câu thơ dịch khá hoàn chỉnh, kể cả chất thơ. Từ sự việc có thật là lúc ở tù nhà thơ bị giải đi từ nhà lao này sang nhà lao khác ở tỉnh Quảng Tây, một tỉnh có địa hình nhiều rừng núi nhà thơ muốn nhấn mạnh đến những khó khăn không bao giờ dứt trong đời sống của mỗi người. Đường đời bình thường đi đã mệt, đường giành lại độc lập tự do đã bị thực dân tước mất thì khó khăn và nguy hiểm khôn lường. Lịch sử Việt Nam trong sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc, giữ vững độc lập – tự do cho dân tộc từ thời dựng nước cho tới lúc nhà thơ bị bắt và làm bài thơ này đã chứng minh cụ thể cho sự khó khăn khôn lường ấy.

Biết như thế để tự động viên mình trên đường đi. Lúc nào cũng lạc quan, lúc nào cũng cố gắng tiến bước để đạt được mục tiêu cuối cùng như hình ảnh trong hai câu chuyển và hợp trong nguyên tác:

Trùng san đăng đáo cao phong hậu,

Vạn lí dư đồ cố miện gian.

Và bản dịch:

Núi cao lên đến tận cùng,

Thu vào tầm mắt muôn trùng nước non.

Cả nguyên tác lẫn bản dịch đều dùng phép đảo ngữ để nhấn mạnh “trùng san – núi cao". Khó khăn nào cũng cố gắng vượt qua, núi cao nào cũng leo tới đỉnh rồi lại tiếp bước. Càng vượt được nhiều núi cao, trong thực tế, càng tích lũy được nhiều kinh nghiệm trèo đèo, lội suối, vượt qua những vực sâu… nguy hiểm. Hiểu rộng ra trong mọi lĩnh vực của cuộc sống, kể cả việc học hành, càng vượt qua nhiều khó khăn càng tích lũy được nhiều kinh nghiệm trong giải quyết công việc. Lúc ấy ta sẽ vững tin khi đối diện với một khó khăn mới khác trên bước đường đời.

Trong cuộc đời hoạt động, Bác đã đến nhiều nơi, gặp gỡ nhiều người. Mỗi nơi, mỗi người đều giúp Bác thêm kiến thức, kinh nghiệm. Khi đã vượt qua tất cả những ngọn núi thấp để đến đỉnh ngọn cao nhất: vượt qua khó khăn lớn lao nhất thì đạt đến thành công. Hình ảnh kỳ vĩ: con người với thân hình nhỏ bé đứng trên đỉnh cao của ngọn núi vĩ đại: một bức tranh thật hào hùng; thành công ấy thật vinh quang. Vượt qua khó khăn lớn nhất sẽ thấy rõ đường đời cái gì là trắc trở, cái gì là hạnh phúc, bình yên.

Muốn thế, cần phải có tâm và trí

Ngày trước, Nguyễn Bá Học cũng đã từng mượn hình ảnh đi đường để nhấn mạnh vai trò nghị lực của con người rằng: “Đường đi khó, không khó vì ngăn sông cách núi, mà khó vì lòng người ngại núi e sông…”. Rồi cụ Phan Bội Châu cũng đã từng nhắc nhở: "Ví phỏng đường đời bằng phẳng cả,/ Anh hùng hào kiệt có hơn ai" thì nay lại có thêm Hồ Chí Minh. Mang nội dung giáo dục tư tưởng chính trị nhưng không khô khan bởi biết mượn hình ảnh sự việc để bộc lộ tâm tư của mình. Đúng là thơ của một danh nhân văn hóa của cả thế giới.

Thế hệ của Bác, đàn em của Bác đã học tập tinh thần ấy trong hai cuộc chiến chống thực dân và đế quốc. Còn các thế hệ sau thì nhờ học bài thơ mà họ thấy đường đời khó để bình tĩnh chuẩn bị hành trang mà vượt qua: tri thức là phương tiện để "lên đến tận cùng”, vượt nỗi nhục nghèo nàn, lạc hậu.

Bài viết liên quan

449
  Tải tài liệu