Phương pháp giải bài tập Kim loại tác dụng với dung dịch muối hay, chi tiết

Phương pháp giải bài tập Kim loại tác dụng với dung dịch muối hay, chi tiết Hóa học lớp 9 với đầy đủ lý thuyết, phương pháp giải và bài tập có lời giải cho tiết sẽ giúp học sinh nắm được Phương pháp giải bài tập Kim loại tác dụng với dung dịch muối hay, chi tiết.

434
  Tải tài liệu

Phương pháp giải bài tập Kim loại tác dụng với dung dịch muối hay, chi tiết

Lý thuyết và Phương pháp giải

1. Tăng giảm khối lượng

- Kim loại mạnh (trừ những kim loại tác dụng với nước như Na, K, Ca, Ba) đẩy kim loại yếu ra khỏi dung dịch muối của kim loại yếu.

- Khi cho thanh kim loại vào dung dịch muối, sau phản ứng khối lượng thanh kim loại tăng hoặc giảm:

    + Viết phương trình hóa học. Dưới mỗi phương trình hóa học đặt ẩn số theo số mol chất, sau đó quy số mol ra khối lượng (theo ẩn số trên)

    + Nếu khối lượng thanh kim loại tăng. Lập phương trình đại số

        m kim loại giải phóng – m kim loại tan = m kim loại tăng

    + Nếu khối lượng thanh kim loại giảm:

        m kim loại tan – m kim loại giải phóng = m kim loại giảm

2. Bảo toàn khối lượng

- Khi cho thanh kim loại vào dung dịch muối, sau khi lấy miếng kim loại ra thì thấy khối lượng dung dịch giảm. Ta lập luận như sau:

        ∑ mcác chất tham gia = ∑m chất tạo thành

        mthanh kim loại + m dd = m' thanh kim loại + m' dd

Hỏi đáp VietJack

Bài tập vận dụng

Bài 1: Ngâm một thanh kim loại bằng đồng có khối lượng 10gam trong 250 gam dung dịch AgNO3 4%. Khi lấy vật ra khỏi dd thì khối lượng dung dịch AgNO3 giảm 0,76 gam. Khối lựợng của thanh kim loại sau phản ứng là?

Hướng dẫn:

Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng ta có:

m thanh kim loại + mdd = m' thanh kim loại + m' dd

→ m' thanh kim loại - m thanh kim loại = mdd – m’dd = 0,76 gam

→ Khối lượng dung dịch giảm đi chính là khối lượng tăng lên của thanh kim loại

→ Khối lựợng của thanh kim loại sau phản ứng là: 10 + 0,76 = 10,76 gam

Bài 2: Tìm công thức của muối sắt clorua biết rằng khi hòa tan 3,25g muối này vào dung dịch bạc nitrat dư thì thu được 8,61g kết tủa.

Hướng dẫn:

Gọi hóa trị của Fe là x.

FeClx + xAgNO3 → Fe(NO3)x + xAgCl↑

Số mol AgCl sinh ra:

nAgCl = 8,61/143,5 = 0,06 mol

- Ta có (56 + 35,5x) gam FeClx tham gia phản ứng thì có x mol AgCl tạo thành.

- Tương tự 3,25 g muối tạo thành 0,06 mol kết tủa.

Vậy 3,25x = 0,06.(56 + 35,5x) → x = 3.

→ Vậy muối đó là FeCl3.

Bài 3: Một lọ đựng 50ml bạc nitrat được cho vào một miếng đồng. Sau phản ứng đem miếng đồng đi cân thấy khối lượng tăng thêm 3,04 gam. Hãy xác định nồng độ mol dung dịch bạc nitrat.

Hướng dẫn:

Cu + 2AgNO3 → Cu(NO3)2 + 2Ag↓

1.…… 2 mol………………………2 mol

64g………………………………….216g

Áp dụng phương pháp tăng giảm khối lượng

- Số mol AgNO3 tham gia phản ứng:

nAgNO3 = 3,04/(216-64).2=0,04 mol

- Nồng độ mol dung dịch bạc nitrat: 0,04/0,05 = 0,8M

Bài viết liên quan

434
  Tải tài liệu