Cách tách, tinh chế kim loại và hợp chất của kim loại hay, chi tiết
Cách tách, tinh chế kim loại và hợp chất của kim loại hay, chi tiết Hóa học lớp 9 với đầy đủ lý thuyết, phương pháp giải và bài tập có lời giải cho tiết sẽ giúp học sinh nắm được Cách tách, tinh chế kim loại và hợp chất của kim loại hay, chi tiết.
Cách tách, tinh chế kim loại và hợp chất của kim loại hay, chi tiết
Lý thuyết và Phương pháp giải
Nguyên tắc:
- Bước 1. Chọn chất X chỉ tác dụng với A (mà không tác dụng với B) để chuyển A thành dạng A1 kết tủa, bay hơi, hoặc hòa tan; tách ra khỏi B (bằng cách lọc hoặc tự tách).
- Bước 2. Điều chế lại chất A từ chất A1
Bài tập vận dụng
Bài 1: Bằng phương pháp hóa học hãy tách riêng từng kim loại sau ra khỏi hỗn hợp: Al, Fe, Cu?
Hướng dẫn:
- Cho hỗn hợp phản ứng với dung dịch kiềm chỉ có Al tan do phản ứng:
2Al + 2NaOH + H2O → 2NaAlO2 + 3H2
- Lọc tách Fe và Cu. Phần nước lọc thu được cho phản ứng với dung dịch HCl vừa đủ sẽ sinh ra kết tủa keo trắng:
2NaAlO2 + HCl + H2O → Al(OH)3 + NaCl
- Lọc kết tủa rồi nung với H2 trong điều kiện nung nóng ta sẽ thu được Al
2Al(OH)3 + 3H2 → 2Al + 6H2O
- Hỗn hợp Fe và Cu cho phản ứng với dung dịch HCl chỉ có Fe phản ứng
Fe + HCl → FeCl2 + H2
- Lọc thu được Cu. Phần nước lọc thu được cho phản ứng với dung dịch kiềm sẽ cho kết tủa trắng xanh
FeCl2 + 2NaOH → Fe(OH)2 + 2NaCl
- Lọc kết tủa nung nóng ở nhiệt độ cao được FeO
Fe(OH)2 → FeO + H2O
FeO + H2 → Fe + H2O
Bài 2: Nêu phương pháp tách hỗn hợp gồm MgO, Fe2O3, CuO ở thể rắn thành các chất nguyên chất.
Hướng dẫn:
- Trước tiên ta sẽ khử các oxit kim loại trên bằng hiđro ở nhiệt độ cao (chỉ có oxit kim loại đứng sau nhôm mới bị khử)
+ Ta có phản ứng khử như sau: CuO + H2 → Cu + H2O;
Fe2O3 + 3H2 → 2Fe + 3H2O
+ Còn lại MgO không bị khử. Sau đó ta cho các chất thu được tác dụng với axit HCl thì Cu không phản ứng và bị oxi hóa ở ngoài không khí tạo thành CuO:
2Cu + O2 → 2CuO.
+ Ta tách được CuO ra khỏi hỗn hợp.
MgO + 2HCl → MgCl2 + H2
Fe + 2HCl → FeCl2 + H2
+ Hai muối thu được là MgCl2 và FeCl2 ta cho điện phân dung dịch thì FeCl2 bị điện phân tạo thành Fe, sau đó Fe bị oxi hóa thành Fe2O3 ta tách được Fe2O3.
+ Muối MgCl2 không bị điện phân dung dịch thì ta điện phân nóng chảy tạo thành Mg, sau đó đốt nóng thì Mg bốc cháy trong không khí tạo ra MgO:
MgCl2 → Mg + Cl2
2Mg + O2 → 2MgO
- Cuối cùng ta tách được cả ba chất trên ra khỏi hỗn hợp thành các chất nguyên chất.
Bài viết liên quan
- Cách giải bài tập về Tính chất của kim loại hay, chi tiết
- Cách nhận biết kim loại và hợp chất của kim loại hay, chi tiết
- Cách giải bài tập Hỗn hợp kim loại tác dụng với axit hay, chi tiết
- Phương pháp giải bài tập Kim loại tác dụng với dung dịch muối hay, chi tiết
- Cách giải bài tập Kim loại tác dụng với nước hay, chi tiết