Cách phân loại, gọi tên, viết công thức hóa học hợp chất vô cơ hay, chi tiết

Cách phân loại, gọi tên, viết công thức hóa học hợp chất vô cơ hay, chi tiết Hóa học lớp 9 với đầy đủ lý thuyết, phương pháp giải và bài tập có lời giải cho tiết sẽ giúp học sinh nắm được Cách phân loại, gọi tên, viết công thức hóa học hợp chất vô cơ hay, chi tiết.

1099
  Tải tài liệu

Cách phân loại, gọi tên, viết công thức hóa học hợp chất vô cơ hay, chi tiết

Lý thuyết và Phương pháp giải

1. Oxit

Oxit: là hợp chất của oxi với một nguyên tố khác.

♦ Oxit bazơ: Là những oxit tác dụng với dung dịch axit tạo thành muối và nước.

VD: FeO, Na2O, CaO…

♦ Oxit axit: là những oxit tác dụng với dung dịch bazơ tạo thành muối và nước.

Tiền tố: 1-Mono, 2-đi, 3-tri, 4- tetra, 5-penta, 6-hexa, 7-hepta

VD: P2O5, CO2, SO2

♦ Oxit lưỡng tính: là những oxit tác dụng với dung dịch bazơ và tác dụng với dung dịch axit tạo thành muối và nước.

VD: Al2O3, ZnO…

♦ Oxit trung tính: còn được gọi là oxit không tạo muối là những oxit không tác dụng với axit, bazơ, nước.

VD: CO, NO…

♦ Gọi tên oxit:

- Oxit của oxi với một nguyên tố kim loại:

   Tên kim loại (kèm hoá trị nếu nhiều hoá trị) + Oxit

- Oxit của phi kim với một nguyên tố phi kim:

   Tiền tố chỉ số nguyên tử phi kim + tên phi kim + tiền tố chỉ số nguyên tử oxi + Oxit

2. Bazơ

Bazơ: là hợp chất mà phân tử gồm có một nguyên tử kim loại liên kết với một hay nhiều nhóm hidroxit.

CTTQ: M(OH)n

VD: Fe(OH)2, NaOH, Ca(OH)2….

♦ Gọi tên bazơ:

   Tên kim loại (kèm hoá trị nếu nhiều hoá trị) + Hidroxit

3. Axit

Axit: là hợp chất mà phân tử gồm có 1 hay nhiều nguyên tử hidro liên kết với gốc axit.

CTTQ: HnA

VD: H2SO4, H2SO3, HCl

♦ Gọi tên axit

- Axit nhiều oxi:

   Axit +tên phi kim + ic

VD: H2SO4 → Axit Sunfuric

- Axit không có oxi:

   Axit +tên phi kim + Hidric

VD: HCl Axit clohidric

- Axit ít oxi:

   Axit +tên phi kim + ơ

VD: H2SO3 → Axit Sufurơ

Hỏi đáp VietJack

Bài tập vận dụng

Bài 1: Viết công thức của các hợp chất sau đây:

a) Bari oxit

b) Kali nitrat

c) Canxi clorua

d) Đồng(II) hidroxit

e) Natri Sunfit

f) Bạc oxit

Hướng dẫn:

a) Bari oxit: BaO

b) Kali nitrat: KNO3

c) Canxi clorua: CaCl2

d) Đồng(II) hidroxit: Cu(OH)2

e) Natri Sunfit: Na2SO3

f) Bạc oxit: Ag2O

Bài 2: Hoàn thành 2 bảng sau:

STT Nguyên tố Công thức của oxit bazơ Tên gọi Công thức của bazơ tương ứng Tên gọi
1 Na        
2 Ca        
3 Mg        
4 Fe (Hoá trị II)        
5 Fe (Hoá trị III)        
STT Nguyên tố Công thức của oxit bazơ Tên gọi Công thức của bazơ tương ứng Tên gọi
1 S (Hoá trị VI)        
2 P (Hoá trị V)        
3 C (Hoá trị IV)        
4 S (Hoá trị IV)        

Hướng dẫn:

STT Nguyên tố Công thức của oxit bazơ Tên gọi Công thức của bazơ tương ứng Tên gọi
1 Na Na2O Natri oxit NaOH Natri hidroxit
2 Ca CaO Canxi oxit Ca(OH)2 Canxi hidroxit
3 Mg MgO Magie oxit Mg(OH)2 Magie hidroxit
4 Fe (Hoá trị II) FeO Sắt(II) oxit Fe(OH)2 Sắt(II) hidroxit
5 Fe (Hoá trị III) Fe2O3 Sắt(III) oxit Fe(OH)3 Sắt(III) hidroxit
STT Nguyên tố Công thức của oxit bazơ Tên gọi Công thức của bazơ tương ứng Tên gọi
1 S (Hoá trị VI) SO3 Lưu huỳnh trioxit H2SO4 Axit Sunfuric
2 P (Hoá trị V) P2O5 Đi photpho pentaoxit H3PO4 Axit photphoric
3 C (Hoá trị IV) CO2 Cacbon đioxit H2CO3 Axit cacbonic
4 S (Hoá trị IV) SO2 Lưu huỳnh đioxit H2SO3 Axit Sunfurơ

 

Bài viết liên quan

1099
  Tải tài liệu