Múi giờ của các vùng trên thế giới Bản đồ sau cho biết múi giờ của các vùng trên thế giới
Lời giải Có thể em chưa biết - Bài 1 trang 79 Toán 6 sách Cánh diều hay nhất, chi tiết sẽ giúp học sinh dễ dàng làm bài tập Toán 6.
Có thể em chưa biết - Bài 1 trang 79 Toán lớp 6 Tập 1:
Múi giờ của các vùng trên thế giới
Bản đồ sau cho biết múi giờ của các vùng trên thế giới. Việt Nam ở múi giờ + 7.
a) Xác định múi giờ của các thành phố sau: Bắc Kinh (Beijing), Mát-xcơ-va (Moscow), Luân Đôn (London), Niu Oóc (New York), Lốt An-giơ-lét (Los Angeles).
b) Cho biết Hà Nội và mỗi thành phố sau cách nhau bao nhiêu giờ: Bắc Kinh, Mát-xcơ-va, Luân Đôn, Niu Oóc, Lốt An-giơ-lét.
c) Biết thời gian ở Hà Nội đang là 8 giờ sáng, hãy tính giờ ở Bắc Kinh, Mát-xcơ-va, Luân Đôn, Niu Oóc, Lốt An-giơ-lét.
Lời giải:
a) Múi giờ của các thành phố:
+) Bắc Kinh là: + 8
+) Mát-xcơ-va là: + 3
+) Luân Đôn là: 0
+) Niu Oóc là: – 5
+) Lốt An-giơ-lét là: – 8
b) Hà Nội cách Bắc Kinh số giờ là: (+ 8) – (+ 7) = 1 (giờ)
Hà Nội cách Mát-xcơ-va số giờ là: (+ 3) – (+ 7) = – 4 (giờ)
Hà Nội cách Luân Đôn số giờ là: 0 – (+ 7) = – 7 (giờ)
Hà Nội cách Niu Oóc số giờ là: (– 5) – (+ 7) = – 12 (giờ)
Hà Nội cách Lốt An-giơ-lét là: (– 8) – (+ 7) = – 15 (giờ)
c) Thời gian ở Hà Nội đang là 8 giờ sáng, khi đó:
Giờ ở Bắc Kinh là: 8 + 1 = 9 giờ sáng
Giờ ở Mát-xcơ-va là: 8 + (– 4) = 4 giờ sáng
Giờ ở Luân Đôn là: 8 + (– 7) = 1 giờ sáng
Giờ ở Niu Oóc là: 8 + (– 12) = – 4 giờ sáng, hay là 21 giờ đêm ngày hôm trước
Giờ ở Lốt An-giơ-lét là: 8 + (– 15) = – 7 giờ sáng, hay là 18 giờ tối ngày hôm trước.
Xem thêm các bài giải sách giáo khoa Toán lớp 6 bộ sách Cánh Diều hay, chi tiết khác:
Hoạt động 1 trang 76 Toán lớp 6 Tập 1: Tính và so sánh kết quả: 7 – 2 và 7 + (– 2)...
Hoạt động 2 trang 77 Toán lớp 6 Tập 1: Tính và so sánh kết quả trong mỗi trường hợp sau: a) 5 + (8 + 3) và 5 + 8 + 3; b) 8 + (10 – 5) và 8 + 10 – 5...
Luyện tập 2 trang 78 Toán lớp 6 Tập 1: Tính một cách hợp lí: a) (– 215) + 63 + 37; b) (– 147) – (13 – 47)...
Bài 1 trang 78 Toán lớp 6 Tập 1: Tính: a) (– 10) – 21 – 18; b) 24 – (– 16) + (– 15); c) 49 – [15 + (– 6)]...
Bài viết liên quan
- Giải Toán lớp 6 Cánh diều Bài 3: Phép cộng các số nguyên
- Giải Toán lớp 6 Cánh diều Bài 4: Phép trừ số nguyên. Quy tắc dấu ngoặc
- Giải Toán lớp 6 Cánh diều Bài 5: Phép nhân các số nguyên
- Giải Toán lớp 6 Cánh diều Bài 6: Phép chia hết hai số nguyên. Quan hệ chia hết trong tập hợp số nguyên
- Giải Toán lớp 6 Cánh diều Bài tập cuối chương 2