Lịch Sử lớp 8 Bài 26: Phong trào kháng chiến chống Pháp trong những năm cuối thế kỉ XIX
Lý thuyết tổng hợp Lịch Sử lớp 8 Bài 26: Phong trào kháng chiến chống Pháp trong những năm cuối thế kỉ XIX chọn lọc năm 2021 – 2022 mới nhất gồm tóm tắt lý thuyết và hơn 500 bài tập ôn luyện Sử 8. Hy vọng bộ tổng hợp lý thuyết Lịch Sử 8 sẽ giúp học sinh củng cố kiến thức, ôn tập và đạt điểm cao trong các bài thi trắc nghiệm môn Sử lớp 8.
Bài 26: Phong trào kháng chiến chống Pháp trong những năm cuối thế kỉ XIX
A. Lý thuyết
I. CUỘC PHẢN CÔNG CỦA PHÁI KHÁNG CHIẾN TẠI KINH ĐÔ HUẾ. VUA HÀM NGHI RA “CHIẾU CẦN VƯƠNG”
1. Cuộc phản công quân Pháp của phái chủ chiến ở Huế tháng 7- 1885.
* Nguyên nhân:
- Phe chủ chiến trong triều đình Huế muốn giành lại chủ quyền từ tay Pháp.
- Thực dân Pháp khi biết âm mưu của phe chủ chiến, đã tìm mọi cách để tịêu diệt phe chủ chiến khi có điều kiện.
* Diễn biến:
- Đêm 4 rạng 5- 7- 1885 Tôn Thất Thuyết (Thượng Thư Bộ binh ) hạ lệnh tấn công quân Pháp ở Tòa Khâm Sứ và Đồn Mang Cá.
- Quân Pháp nhất thời rối loạn, sau khi củng cố tinh thần, chúng phản công chiếm Hoàng Thành. Trên đường đi chúng giết người cướp của rất dã man.
2. Phong trào Cần Vương bùng nổ và lan rộng.
- Kinh thành Huế thất thủ, Tôn Thất Thuyết đưa vua Hàm Nghi ra Tân Sở (Quảng Trị). Tại đây 13- 7- 1885 ông nhân danh vua Hàm Nghi ra “Chiếu Cần Vương" kêu gọi văn thân và nhân dân đứng lên giúp vua cứu nước.
- Từ đó phong trào chống xâm lược dâng lên sôi nổi kéo dài đến cuối thế kỷ XIX.
* 1888- 1896: sau khi vua Hàm Nghi bị bắt, phong trào quy tụ thành những cuộc khởi nghĩa lớn có quy mô và trình độ tổ chức cao hơn, tiêu biểu nhất là khởi nghĩa Hương Khê (1885 - 1896)
II. NHỮNG CUỘC KHỞI NGHĨA LỚN TRONG PHONG TRÀO CẦN VƯƠNG: BA ĐÌNH, BÃI SẬY, HƯƠNG KHÊ.
Khởi nghĩa | Lãnh đạo | Địa bàn | Thành phần tham gia | Diễn biến |
---|---|---|---|---|
Ba Đình (1886-1887) | Phạm Bành, Đinh Công Tráng | Mậu Thịch, Thượng Thọ, Mỹ Khê | Người kinh, mường, thái |
- 12- 1886 đến 1- 1887 Pháp tấn công quy mô vào căn cứ, nghĩa quân cầm cự suốt 34 ngày đêm. - Cuối cùng, khởi nghĩa thất bại nên nghĩa quân rút lên Mã Cao. |
Bãi Sậy | Nguyễn Thiện Thuật | Văn Lâm, Văn Giang, Khoái Châu, Yên Mỹ - Hưng Yên | Nông dân |
- 1885- 1889 thực dân Pháp phối hợp với lực lượng của tay tay sai Hoàng Cao Khải mở cuộc tấn công qui mô nhằm tiêu diệt nghĩa quân. - Lực lượng nghĩa quân suy giảm. - 1889 Nguyễn Thiện Thuật sang Trung Quốc. |
Hương Khê | Phan Đình Phùng, Cao Thắng | Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình |
+ 1885- 1888: tổ chức, huấn luyện, xây dựng công sự, rèn Đức vũ khí với lối đánh du kích trải rộng trên 4 tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh,Quảng Bình. + 1888- 1895: chiến đấu cam go đẩy lùi nhiều cuộc càn quét của địch. + Pháp càn quét, bao vây Ngàn Trươi, Phan Đình Phùng hy sinh ngày 28 - 12 - 1895, nghĩa quân hoạt động thêm một thời gian rồi tan rã. |
( Lược đồ khởi nghĩa Bãi Sậy, nguồn: Internet)
( Lược đồ địa bàn hoạt động của khởi nghĩa Hương Khê, nguồn: Intenet)
* Ý nghĩa của phong trào cần Vương
- Phong trào Cần Vương là phong trào lớn mạnh, thể hiện truyên thống và khí phách anh hùng của dân tộc ta.
- Tiêu biểu nhất cho cuộc kháng chiến tự vệ của nhân dân ta cuối thế kỷ XIX.
* Nguyên nhân thất bại của phong trào Cần Vương
- Hạn chế của ý thức hệ phong kiến ( khẩu hiệu Cần Vương ), chỉ đáp ứng phần nhỏ yêu cầu của dân tộc, chưa đáp ứng được nguyện vọng của nhân dân.
- Hạn chế của người lãnh đạo, chiến đấu mạo hiểm, phiên lưu, chưa tính toán kết quả, chiến lược, chiến thuật sai lầm, thiếu liên hệ, khi thất bại dễ sinh ra bi quan chán nản.
B. Bài tập trắc nghiệm
Câu 1: Ai là người đứng đầu phe chủ chiến trong triều đình Huế?
A. Phan Thanh Giản
B. Vua Hàm Nghi
C. Tôn Thất Thuyết
D. Nguyễn Văn Tường
Lời giải
Mặc dù triều đình Huế đã đầu hàng nhưng phe chủ chiến trong triều đình đứng đầu là Tôn Thất Thuyết vẫn nuôi hy vọng khôi phục chủ quyền khi có thời cơ đến.
Đáp án cần chọn là: C
Câu 2: Đêm mồng 4 rạng sáng 5-7-1885, ở Huế đã diễn ra sự kiện lịch sử gì quan trọng?
A. Vua Hàm Nghi xuống chiếu Cần Vương
B. Cuộc phản công ở kinh thành Huế của phe chủ chiến
C. Thực dân Pháp tấn công kinh thành Huế
D. Ưng Lịch lên ngôi vua, lấy hiệu là Hàm Nghi
Lời giải
Sau khi biết được âm mưu muốn tiêu diệt phe chủ chiến của thực dân Pháp, đêm mồng 4 rạng sáng ngày 5-7-1885, Tôn Thất Thuyết và lực lượng chủ chiến bất ngờ mở cuộc phản công ở kinh thành Huế tấn công quân Pháp ở tòa Khâm sứ và đồn Mang Cá.
Đáp án cần chọn là: B
Câu 3: Sau thất bại của cuộc phản công ở kinh thành Huế, Tôn Thất Thuyết đã có chủ trương gì?
A. Đưa vua Hàm Nghi ra sơn phòng Tân Sở (Quảng Trị) tiếp tục đấu tranh
B. Tiếp tục xây dựng hệ thống sơn phòng
C. Bổ sung lực lượng quân sự
D. Đưa vua Hàm Nghi đến sơn phòng Âu Sơn (Hà Tĩnh)
Lời giải
Sau cuộc phản công quân Pháp của phái chủ chiến thất bại, Tôn Thất Thuyết đã đưa vua Hàm Nghi và Tam cung rời khỏi hoàng thành đến sơn phòng Tân Sở (Quảng Trị). Tại đây, nhân danh vua Hàm Nghi, Tôn Thất Thuyết đã xuống chiếu Cần Vương, kêu gọi các văn thân và nhân dân đứng lên giúp vua cứu nước
Đáp án cần chọn là: A
Câu 4: Cuộc khởi nghĩa Hương Khê (1885-1896) do ai lãnh đạo?
A. Cao Điền và Tống Duy Tân
B. Tống Duy Tân và Cao Thắng
C. Phan Đình Phùng và Hoàng Hoa Thám
D. Phan Đình Phùng và Cao Thắng
Lời giải
Lãnh tụ của cuộc khởi nghĩa Hương Khê là Phan Đình Phùng và Cao Thắng
Đáp án cần chọn là: D
Câu 5: Đâu là nhiệm vụ chủ yếu của nghĩa quân Hương Khê trong giai đoạn 1885-1888?
A. Tập trung lực lượng đánh thực dân Pháp
B. Chuẩn bị lực lượng, xây dựng cơ sở chiến đấu
C. Xây dựng hệ thống chiến lũy để chiến đấu
D. Chặn đánh các đoàn xe vận tải của thực dân Pháp
Lời giải
Từ năm 1885 đến năm 1888, nhiệm vụ chủ yếu của nghĩa quân Hương Khê là tập trung thực hiện nhiệm vụ chuẩn bị lực lượng, xây dựng cơ sở chiến đấu của nghĩa quân. Được Phan Đình Phùng giao nhiệm vụ, Cao Thắng đã tích cực chiêu tập binh sĩ, trang bị, huấn luyện và xây dựng căn cứ thuộc vùng rừng núi Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình. Đặc biệt ông đã chế tạo thành công súng trường theo mẫu của Pháp.
Đáp án cần chọn là: B
Câu 6: Phong trào Cần vương chấm dứt với sự thất bại của cuộc khởi nghĩa nào?
A. Khởi nghĩa Bãi Sậy.
B. Khởi nghĩa Ba Đình.
C. Khởi nghĩa Hương Khê.
D. Khởi nghĩa Hùng Lĩnh.
Lời giải
Hương Khê là cuộc khởi nghĩa tiêu biểu nhất, kéo dài lâu nhất trong phong trào Cần Vương. Sự thất bại của cuộc khởi nghĩa Hương Khê đã đánh dấu sự chấm dứt của phong trào Cần Vương
Đáp án cần chọn là: C
Câu 7: Mục đích chính của Tôn Thất Thuyết khi thay vua Hàm Nghi ra chiếu Cần Vương là gì?
A. Tố cáo tính bất hợp pháp của triều đình Đồng Khánh
C. Tố cáo tội ác của thực dân Pháp
D. Khẳng định nền độc lập của Việt Nam
Lời giải
Ngày 13-7-1885, Tôn Thất Thuyết nhân danh vua Hàm Nghi ra Chiếu Cần Vương kêu gọi văn thân và nhân dân đứng lên giúp vua cứu nước.
Đáp án cần chọn là: B
Câu 8: Đặc điểm nổi bật của phong trào Cần Vương trong giai đoạn 1885-1888 là
A. diễn ra trên khắp cả nước, đặt dưới dự chỉ huy của triều đình kháng chiến
C. vắng bóng vai trò của triều đình, chỉ xuất hiện vai trò của văn thân, sĩ phu
D. diễn ra lẻ tẻ, thiếu sự thống nhất
Lời giải
Phong trào Cần Vương diễn ra qua 2 giai đoạn với đặc điểm cơ bản sau:
- Giai đoạn 1885-1888: phong trào diễn ra sôi nổi trên khắp cả nước, nhất là ở Bắc Kì và Trung Kì. Thời kì này phong trào vẫn còn đặt dưới sự lãnh đạo thống nhất của 1 triều đình phong kiến đứng đầu là vua Hàm Nghi và Tôn Thất Thuyết
- Giai đoạn 1888-1896: vua Hàm Nghi bị bắt (11-1888) nhưng phong trào vẫn được duy trì và dần quy tụ thành những cuộc khởi nghĩa lớn, có quy mô và trình độ tổ chức cao hơn trong giai đoạn 1888-1896
Đáp án cần chọn là: A
Câu 9: Nhân tố nào là chất xúc tác thổi bùng lên một phong trào yêu nước rộng lớn cuối thế kỉ XIX?
A. Tác động của cuộc khai thác thuộc địa
B. Mâu thuẫn trong nội bộ triều đình Huế
C. Sự ra đời của chiếu Cần Vương
D. Mâu thuẫn dân tộc phát triển gay gắt
Lời giải
Kể từ khi thực dân Pháp xâm lược Việt Nam, mâu thuẫn giữa toàn thể nhân dân Việt Nam với Pháp và tay sai đã xuất hiện và phát triển gay gắt. Các phong trào đấu tranh chống Pháp liên tiếp diễn ra. Mặc dù triều đình đã đầu hàng nhưng nhân dân vẫn kháng chiến nhưng ở mức độ lẻ tẻ, quy mô địa phương. Chiến Cần Vương ban ra chính là chất xúc tác để các văn thân, sĩ phu và nhân dân cả nước đứng lên đấu tranh tạo thành một phong trào yêu nước rộng lớn cuối thế kỉ XIX
Đáp án cần chọn là: C
Câu 10: Đâu không phải luận điểm chứng minh khởi nghĩa Hương Khê (1885 – 1896) là cuộc khởi nghĩa tiêu biểu nhất trong phong trào Cần Vương?
A. Thời gian diễn ra dài nhất
B. Địa bàn hoạt động rộng lớn nhất
C. Trình độ tổ chức tiến bộ nhất
D. Lãnh đạo tiên tiến nhất
Lời giải
Khởi nghĩa Hương Khê là cuộc khởi nghĩa tiêu biểu nhất trong phong trào Cần Vương vì:
- Thời gian diễn ra dài nhất trong 10 năm (1885-1895)
- Trình độ tổ chức tiến bộ nhất
+ Có hẳn 1 giai đoạn 3 năm chuẩn bị lực lượng
+ Nghĩa quân được chia thành 15 thứ quân. Mỗi thứ quân có từ 100 đến 500 người, phân bố trên địa bàn 4 tỉnh. Họ được trang bị súng trường theo kiểu Pháp tự chế tạo…
Đáp án D: lãnh đạo khởi nghĩa Hương Khê cũng giống như các cuộc khởi nghĩa khác trong phong trào Cần Vương đều là các văn thân, sĩ phu yêu nước
Đáp án cần chọn là: D
Câu 11: Những hoạt động của phái chủ chiến trong triều đình Huế nhằm mục tiêu gì?
A. Đưa Ưng Lịch lên ngôi vua
B. Giành lại chủ quyền từ tay Pháp khi có điều kiện
C. Thiết lập một triều đại mới tiến bộ
D. Đưa Tôn Thất Thuyết lên ngôi
Lời giải
Sau hiệp ước 1883 và 1884, phe chủ chiến vẫn nuôi hy vọng giành lại chủ quyền từ tay Pháp nên vẫn bí mật tổ chức, xây dựng lực lượng, loại bỏ những người có tư tưởng thân Pháp
Đáp án cần chọn là: B
Câu 12: Đâu không phải là lý do khiến Nam Kì lại vắng bóng các cuộc khởi nghĩa trong phong trào Cần Vương?
A. Do nhân dân Nam Kì không có tinh thần đấu tranh
B. Do người Pháp đã bình định được Nam Kì từ rất sớm
C. Do nhân dân Nam Kì không chịu ảnh hưởng nặng của tư tưởng trung quân ái quốc
Lời giải
Sở dĩ Nam Kì lại vắng bóng các cuộc khởi nghĩa lớn trong phong trào Cần Vương là do:
- Đất Nam Kì từ năm 1862 đã bị người Pháp chiếm đóng, bình định.
- Người dân Nam Kì ít chịu ảnh hưởng của tư tưởng trung quân ái quốc
- Dân Nam Kì chủ yếu là dân di cư, điều kiện sinh sống tương đối thuận lợi nên tính cố kết cộng đồng làng xã thấp hơn so với Bắc và Trung Kì
Đáp án cần chọn là: A
Câu 13: Sự thất bại của phong trào Cần Vương (1885-1896) đã chứng tỏ điều gì?
A. văn thân, sĩ phu xác dịnh không đúng đối tượng đấu tranh.
B. độc lập dân lộc không gắn liền với chế độ phong kiến.
C. thực dân Pháp đã cơ bản hoàn thành quá trình xâm lược.
D. văn thân, sĩ phu xác định không đúng nhiệm vụ đấu tranh.
Lời giải
Phong trào Cần Vương là phong trào theo khuynh hướng cứu nước phong kiến, mục tiêu đấu tranh của phong trào này là đánh Pháp giành lại độc lập, xây dựng chế độ phong kiến với vua hiền tôi giỏi. Tuy nhiên sự thất bại của phong trào Cần Vương cũng đồng nghĩa với sự sự thất bại của khuynh hướng cứu nước phong kiến - Độc lập dân tộc không gắn liền với chế độ phong kiến.
Đáp án cần chọn là: B
Câu 14: Đâu là nguyên nhân chủ yếu nhất dẫn đến thất bại của phong trào Cần Vương?
A. Triều đình đã đầu hàng thực dân Pháp
B. Do nhân dân không ủng hộ triều đình kháng chiến
C. Thiếu đường lối lãnh đạo đúng đắn và sự chỉ huy thống nhất
D. Thực dân Pháp mạnh và đã củng cố được nền thống trị ở Việt Nam
Lời giải
Nguyên nhân chủ yếu nhất dẫn đến sự thất bại của phong trào Cần Vương là do thiếu đường lối và sự chỉ huy thống nhất. Do đó phong trào dù diễn ra mạnh mẽ nhưng lại không có sự đoàn kết thành một phong trào lớn, thống nhất trong cả nước nhất là từ sau khi vua Hàm Nghi bị bắt. Đây cũng là minh chứng cho sự khủng hoảng về đường lối và giai cấp lãnh đạo cuối thế kỉ XIX.
Đáp án cần chọn là: C
Câu 15: Phong trào Cần Vương cuối thế kỉ XIX mang bản chất là
A. phong trào yêu nước đứng trên lập trường phong kiến
C. phong trào yêu nước theo khuynh hướng vô sản
D. phong trào yêu nước của các tầng lớp nông dân
Lời giải
Xét tính chất của phong trào Cần Vương dựa trên các tiêu chí sau:
- Nguyên nhân bùng nổ: nguyên nhân sâu xa dẫn tới sự bùng nổ của phong trào Cần Vương là do mâu thuẫn giữa toàn thể dân tộc Việt Nam với thực dân Pháp, tay sai phát triển gay gắt
- Mục tiêu: hướng tới xây dựng một nhà nước phong kiến với vua hiền tôi giỏi
- Lãnh đạo: trong giai đoạn thứ nhất, phong trào đặt dưới sự lãnh đạo của vua Hàm Nghi và Tôn Thất Thuyết. Tuy nhiên sau khi vua Hàm Nghi bị bắt, phong trào không những không bị dập tắt mà còn phát triển, quy tụ lại thành các cuộc khởi nghĩa lớn, trình độ tổ chức cao. Như vậy Cần Vương chỉ là cái cớ, ngọn cờ để tập hợp lực lượng đấu tranh
- Lực lượng tham gia: các văn thân, sĩ phu phong kiến và đông đảo quần chúng nhân dân.
=> Phong trào Cần Vương là một phong trào yêu nước đứng trên lập phong kiến.
Đáp án cần chọn là: A
Câu 16: Sự thất bại của phong trào Cần Vương đã đặt ra yêu cầu cấp thiết gì đối với cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc của nhân dân Việt Nam?
A. Phải có giai cấp tiên tiến lãnh đạo với đường lối đấu tranh phù hợp
B. Huy động kháng chiến của toàn dân để giành độc lập
C. Phải liên kết các phong trào đấu tranh thành một khối thống nhất
D. Phải tăng cường sức mạnh quân sự để có thể đương đầu với Pháp
Lời giải
Xuất phát từ nguyên nhân thất bại của phong trào Cần Vương là:
- Các cuộc khởi nghĩa diễn ra lẻ tẻ, tự phát
- Thiếu sự lãnh đạo và đường lối cách mạng đúng đắn
- Phương tiện, vũ khí còn thô sơ, lạc hậu
- Hạn chế của ý thức hệ phong kiến, Khẩu hiệu Cần Vương- Giúp vua cứu nước, khôi phục lại vương triều phong kiến, chỉ đáp ứng được một phần nhỏ lợi ích trước mắt của giai cấp phong kiến, về thực chất không đáp ứng được một cách triệt để yêu cầu khách quan của sự phát triển xã hội và nguyện vọng của nhân dân là xóa bỏ giai cấp phong kiến, chống thực dân Pháp giành độc lập dân tộc.
Trong đó, nguyên nhân quan trọng nhất là chưa có giai cấp tiên tiến lãnh đạo với đường lối cách mạng đúng đắn. Điều này cho thấy xã hội Việt Nam đang lâm vào tình trạng khủng hoảng sâu sắc về đường lối và giai cấp lãnh đạo
Đáp án cần chọn là: A
Câu 17: Dựa vào phong trào kháng chiến của nhân dân, phái chủ chiến trong triều đình Huế, đại diện là nững ai mạnh tay hành động chống Pháp?
A. Nguyễn Trường Tộ, Phan Thanh Giản
B. Tôn Thất Thuyết, Nguyễn Văn Tường
C. Tôn Thất Thuyết và vua Hàm Nghi
D. Nguyễn Văn Tường và Nguyễn Đức Nhuận.
Lời giảiChọn đáp án: B. Tôn Thất Thuyết, Nguyễn Văn Tường
Giải thích: Tôn Thất Thuyết và vua Hàm Nghi là những quan liệu tiêu biểu của phái chủ chiến triều đình luôn nuôi hi vọng giành lại chủ quyền từ tay Pháp. Đã đưa Ưng Lịch lên làm vua, thẳng tay trừng trị nhưng kẻ thân Pháp.
Câu 18: Trước hành động ngày một quyết liệt của Tôn Thất Thuyết thực dân Pháp đã làm gì?
A. Mua chuộc Tôn Thất Thuyết
B. Tìm mọi cách để tiêu diệt phái chủ chiến.
C. Giảng hòa với phái chủ chiến.
D. Tìm cách ly gián giữa Tôn Thất Thuyết và quan lại.
Lời giảiChọn đáp án: B. Tìm mọi cách để tiêu diệt phái chủ chiến.
Giải thích: Trang 125, mục 1
Câu 19: Phong trào yêu nước chống xâm lược đã dâng lên sôi nổi, kéo dài từ năm 1885 đến cuối thế kỉ XIX được gọi là phong trào gì?
A. Phong trào nông dân
B. Phong trào nông dân Yên Thế.
C. Phong trào Cần vương.
D. Phong trào Duy Tân.
Lời giảiChọn đáp án: C. Phong trào Cần vương.
Giải thích: Trang 126, mục 2
Câu 20: Cuộc khởi nghĩa tiêu biểu nhất trong phong trào Cần vương là cuộc khởi nghĩa nào?
A. Khởi nghĩa Ba Đình 1886-1887
B. Khởi nghĩa Bãi Sậy 1883 – 1892
C. Cuộc phản công của phái chủ Chiến ở kinh thành huế 1885
D. Khởi nghĩa Hương Khê 1885 – 1895
Lời giảiChọn đáp án: D. Khởi nghĩa Hương Khê 1885 – 1895
Giải thích: Cuộc khơi nghĩa Hương Khê kéo dài hơn 10 năm, tuy thất bại nhưng đã làm tổn hại nhiều cho Pháp, cho thấy sức mạnh của phong trào
Câu 21: Nhận xét nào về phong trào Cần Vương là không đúng?
A. Phong trào quy mô lớn, mang tính dân tộc.
B. Quyết liệt, theo ý thức hệ tư sản.
C. Phong trào yêu nước theo khuynh hương và ý thức hệ phong kiến.
D. Phong trào dân tộc, đã đạt được nhiều thắng lợi.
Lời giảiChọn đáp án: C. Phong trào yêu nước theo khuynh hương và ý thức hệ phong kiến.
Giải thích: Phong trào do quan lại của phong kiến thực hiện, mục tiêu là giành lại quyền tự chủ cho giai cấp phong kiến.
Câu 22: Mục tiêu của phong trào yêu nước Cần Vương là gì?
A. Lật đổ chế độ phong kiến, giành độc lập dân tộc.
C. Đánh đổ phong kiến, đế quốc giành độc lập.
D. Đánh đế quốc thành lập nước cộng hòa.
Lời giảiChọn đáp án: B. Đánh đế quốc, giành lại độc lập dân tộc, khôi phục lại chế độ phong kiến.
Giải thích: Trang 126, mục 2
Câu 23: Vì sao phong trào Cần vương thất bại?
A. Không được tầng lớp nhân dân ủng hộ.
B. Vua Hàm Nghi bị thực dân Pháp bắt.
C. Địa hình bất lợi trong quá trình đấu tranh.
D. Thiếu một giai cấp tiên tiến đủ sức lãnh đạo.
Lời giảiChọn đáp án: D. Thiếu một giai cấp tiên tiến đủ sức lãnh đạo.
Giải thích: Phong trào mang nặng tư tưởng phong kiến, do quan lại phong kiến lãnh đạo, đưa ra mục tiêu và con đường chưa đúng đắn, khiến phong trào thất bại)
Câu 24: Sự kiện nào đánh dấu sự chấm dứt của phong trào Cần vương ở Việt Nam vào cuối thế kỉ XIX?
A. Khởi nghĩa Hương Khê thất bại.
B. Khởi nghĩa nông dân Yên Thế thất bại.
C. Vua Hàm Nghi bị thực dân Pháp bắt.
D. Pháp tiến hành khai thác thuộc địa lần thứ nhất.
Lời giảiChọn đáp án: A. Khởi nghĩa Hương Khê thất bại.
Giải thích: Khởi nghĩa Hương Khê chấm dứt năm 1895, là cuộc khởi nghĩa cuối cùng và kéo dài nhất của phong trào Cần vương.
Câu 25: Các cuộc khởi nghĩa trong phong trào Cần Vương cuối thế kỉ XIX đều thất bại là do?
A. Triều đình phong kiến đầu hàng thực dân Pháp.
B. Nổ ra lẻ tẻ, thiếu liên kết và mang tính chất địa phương.
C. Không có sự đoàn kết của nhân dân.
D. Thiếu sự chuẩn bị về lực lượng và tổ chức.
Lời giảiChọn đáp án: B. Nổ ra lẻ tẻ, thiếu liên kết và mang tính chất địa phương.
Giải thích: Các cuộc khởi nghĩa ở những địa phương khác nhau, lẻ tẻ, chưa có sự liên kết về lực lượng cũng như phương thức thực hiện chưa đúng đắn.
Câu 26: Vì sao cuộc khởi nghĩa Hương Khê là khởi nghĩa tiêu biểu nhất trong phong trào Cần Vương?
A. Có sự ãnh đạo của văn thân sĩ phu yêu nước.
B. Thời gian tồn tại hơn 10 năm.
C. Quy mô rộng lớn khắp cả nước.
D. Được trang bị vũ khí hiện đại.
Lời giảiChọn đáp án: B. Thời gian tồn tại hơn 10 năm.
Giải thích: Khởi nghĩa Hương Khê kéo dài từ 1885-1895, là cuộc khởi nghĩa lâu nhất, kéo dài nhất trong phong trào Cần Vương.
Bài viết liên quan
- Lịch Sử lớp 8 Bài 24: Cuộc kháng chiến từ năm 1858 đến năm 1873
- Lịch Sử lớp 8 Bài 25: Kháng chiến lan rộng ra toàn quốc (1873 - 1884)
- Lịch Sử lớp 8 Bài 27: Khởi nghĩa Yên Thế và phong trào chống Pháp của đồng bào miền núi cuối thế kỉ XIX
- Lịch Sử lớp 8 Bài 28: Trào lưu cải cách Duy Tân ở Việt Nam nửa cuối thế kỉ XIX
- Lịch Sử lớp 8 Bài 29: Chính sách khai thác thuộc địa của thực dân Pháp và những chuyển biến về kinh tế xã hội ở Việt Nam