Lịch Sử lớp 8 Bài 2: Cách mạng tư sản Pháp cuối thế kỉ XVIII
Lý thuyết tổng hợp Lịch Sử lớp 8 Bài 2: Cách mạng tư sản Pháp cuối thế kỉ XVIII chọn lọc năm 2021 – 2022 mới nhất gồm tóm tắt lý thuyết và hơn 500 bài tập ôn luyện Sử 8. Hy vọng bộ tổng hợp lý thuyết Lịch Sử 8 sẽ giúp học sinh củng cố kiến thức, ôn tập và đạt điểm cao trong các bài thi trắc nghiệm môn Sử lớp 8.
Bài 2: Cách mạng tư sản Pháp cuối thế kỉ XVIII
A. Lý thuyết
I. Nước Pháp trước cách mạng
1. Tình hình kinh tế
- Nông nghiệp lạc hậu, kém phát triển.
- Công thương nghiệp đã phát triển nhưng lại bị chế độ phong kiến kìm hãm.
2. Tình hình chính trị - xã hội
- Chính trị: Duy trì chế độ quân chủ chuyên chế, mọi quyền hành đều nằm trong tay vua.
- Xã hội: gồm 3 đẳng cấp: Tăng lữ, quý tộc và đẳng cấp thứ 3.
+ Tăng lữ và quý tộc được hưởng đặc quyền, đặc lợi.
+ Đẳng cấp thứ 3 gồm tư sản, nông dân, bình dân thành thị. Trong đó, nông dân nghèo khổ nhất, tư sản có thế lực về kinh tế nhưng lại bị kìm hãm về chính trị, không có bất cứ một chức danh, một đặc quyền nào.
( Vị trí của 3 đẳng cấp trong xã hội, nguồn: Internet)
3. Đấu tranh trên mặt trận tư tưởng
- Chế độ quân chủ chuyên chế đã kìm hãm sự phát triển của cả kinh tế và xã hội. Chính vì vậy đã bị tố cáo, phê phán trong lĩnh vực văn hóa tư tưởng ( triết học ánh sáng). Tiêu biểu là: Sác-lơ Mông-te-xki-ơ, Vôn-te, Ru-xô.
- Những tư tưởng tiên tiến thức tỉnh mọi người và có tác dụng chuẩn bị tích cực cho cách mạng.
II. Cách mạng bùng nổ
1. Sự khủng hoảng của chế độ quân chủ chuyên chế
• Biểu hiện:
- Nhà nước nợ nhiều, không có khả năng trả nổi. Phải thu nhiều thứ thuế, công thương nghiệp đình đốn, công nhân và thợ thủ công thất nghiệp.
- Các cuộc khởi nghĩa của nhân dân nổ ra khắp mọi nơi.
• Diễn biến
- 05/05/1789, hội nghị ba đẳng cấp được tổ chức. Đẳng cấp thứ ba phản đối chủ trương tăng thuế của nhà vua.
- 17/06/1789, đại biểu đẳng cấp thứ ba tự họp thành Hội đồng dân tộc và tuyên bố là Quốc hội lập hiến có quyền soạn thảo Hiến pháp, thông qua các đạo luật về tài chính. Vua và quân đội đã lựa chọn quân đội để uy hiếp.
- Quần chúng nhân dân đã dùng vũ trang chống lại nhà vua, binh lính cũng nghiêng về phía nhân dân.
- 14/07/1789, nhân dân tấn công chiếm pháo đài – nhà tù Ba-xtin.
( Ngục Ba-xti, biểu tượng của chế độ phong kiến Pháp, nguồn: Internet)
⇒ Mở đầu cho thắng lợi kháng chiến là thắng lợi của cách mạng Pháp.
III. Sự phát triển của cách mạng
1. Chế độ quân chủ lập hiến ( từ ngày 14/07/1789 – 10/08/1792)
- Phái Lập hiến nắm quyền đã:
+ Hạn chế quyền của nhà vua.
+ Tháng 8/1789, thông qua Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền.
+ Tháng 9/1791, thông qua Hiến pháp, xác lập chế độ quân chủ lập hiến.
( Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền, nguồn: Internet)
- Tháng 4/1792, liên minh Áo – Phổ cùng bọn phản động trong nước Pháp chống lại cách mạng. Tháng 8/1792, 80 vạn quân Phổ tràn vào nước Pháp.
- 10/8/1792, nhân dân lật đổ sự thống trị của phái Lập hiến, xóa bỏ chế độ phong kiến.
2. Bước đầu của nền Cộng hòa ( 21/9/1792 – 2/6/2793)
Sau khi lật đổ phái Lập hiến, chính quyền chuyển sang tay phái Ghi-rông-đanh.
- Ngày 21/9/1792, thành lập nền cộng hòa. 21/1/1793 xử tử vua Lu-I XVI
- 20/9/1792, quân Pháp giành thắng lợi ở Van-ni sau đó chuyển sang phản công đuổi quân địch ra khỏi đất nước.
- Mùa xuân năm 1793, liên minh phong kiến châu Âu và quân Anh lại tấn công nước Pháp, phản động trong nước nổi dậy.
Nạn đầu cơ tích trữ hoành hành, lạm phát tăng cao, đời sống của nhân dân vô cùng khó khăn. Trong khi đó, phái Gi-rông-đanh không lo chống ngoại xâm, nội phản và ổn định cuộc sống nhân dân mà chỉ lo củng cố quyền lực.
⇒2/6/1793, nhân dân Pa-ri, dưới sự lãnh đạo của Rô-be-xpi-e khởi nghĩa lật đổ phái Ghi-rông-đanh.
3. Chuyên chính dân chủ cách mạng Gia-cô-banh ( 2/6/1793 – 27/7/1794)
- Phái Gia-cô-banh đứng đầu là Rô-be-xpi-e cầm quyền đã thi hành một số các biện pháp:
+ Trả lại đất công bị quý tộc phong kiến chiếm đoạt cho nông dân.
+ Chia nhỏ đất đai để bán cho nông dân.
+ Trưng thu lúa mì, quy định mức giá, mức lương.
( Rô-be-xpi-e, nguồn: Internet)
- Kết quả: Nền kinh tế phát triển, xã hội dần ổn định. Chiến thắng được thù trong giặc ngoài.
- 27/7/1794, tư sản phản cách mạng đảo chính bắt và xử tử Rô-be-xpi-e.
4. Ý nghĩa lịch sử Cách mạng tư sản Pháp cuối thế kỉ XVIII
- Lật đổ chế độ phong kiến, đưa giai cấp tư sản lên cầm quyền xóa bỏ những trở ngại trên con đường phát triển của chủ nghĩa tư bản.
- Giai cấp tư sản tỏ ra là giai cấp tiến bộ cách mạng, quần chúng nhân dân là lực lượng chủ yếu đưa cách mạng đến đỉnh cao.
B. Bài tập trắc nghiệm
Câu 1: Điểm nổi bật của nền kinh tế Pháp trước cách mạng là
A. Nền kinh tế phát triển nhất châu Âu
B. Nông nghiệp lạc hậu, công thương nghiệp đã phát triển
C. Máy móc được sử dụng trong sản xuất ngày càng nhiều
D. Các công ti thương mại Pháp có quan hệ buôn bán với nhiều nước
Lời giải
Điểm nổi bật của nền kinh tế Pháp trước cách mạng là nông nghiệp lạc hậu, công thương nghiệp tương đối phát triển
Đáp án cần chọn là: B
Câu 2: Thể chế chính trị của nước Pháp trước cách mạng là
A. Cộng hòa dân chủ.
B. Quân chủ chuyên chế.
C. Quân chủ lập hiến.
D. Cộng hòa liên bang.
Lời giải:
Trước cách mạng, Pháp là một nước quân chủ chuyên chế. Nhà vua nắm mọi quyền hành
Đáp án cần chọn là: B
Câu 3: Sự kiện nào đã mở đầu cho thắng lợi của cách mạng tư sản Pháp cuối thế kỉ XVIII?
A. Quốc hội lập hiến tuyên bố thành lập
B. Cuộc tấn công vào pháo đài Ba-xti ngày 14-7
C. Quốc hội thông qua Tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền
D. Vua Lu-I XVI bị xử tử
Lời giải
Ngày 14-7-1789, quần chúng được vũ trang kéo đến tấn công pháo đài- nhà tù Ba-xti- biểu tượng của chế độ phong kiến chuyên chế Pháp và giành thắng lợi. Sự kiện này đã mở đầu cho thắng lợi của cách mạng tư sản Pháp cuối thế kỉ XVIII
Đáp án cần chọn là: B
Câu 4: Lực lượng chính trị nào cầm quyền ở Pháp từ ngày 14-7-1789 đến ngày 10-8-1792?
A. Phái lập hiến.
B. Phái Quốc hội.
C. Phái quân chủ.
D. Phái quý tộc.
Lời giải
Cách mạng thắng lợi ở Pari và trên cả nước đã đưa phái Lập hiến của tầng lớp đại tư sản lên cầm quyền nhưng Lu-I XVI vẫn được giữ ngôi vua mặc dù không có quyền hành gì
Đáp án cần chọn là: A
Câu 5: Trước cách mạng, trong xã hội Pháp tồn tại những đẳng cấp nào?
A. Quý tộc, tư sản và công nhân
B. Quý tộc, tư sản và nông dân
C. Quý tộc, tăng lữ và nông dân
D. Quý tộc, tăng lữ và đẳng cấp thứ ba
Lời giải
Xã hội Pháp trước cách mạng phân chia thành 3 đẳng cấp là Tăng lữ, Quý tộc và
Đẳng cấp thứ ba
Đáp án cần chọn là: D
Câu 6: Giai cấp nào trong xã hội Pháp có tiềm lực kinh tế nhưng không có địa vị chính trị tương xứng?
A. Thương nhân
B. Thị dân
C. Tư sản
D. Nông dân
Lời giải
Tư sản là giai cấp có thế lực kinh tế mạnh nhưng không có quyền lực chính trịm bị nhà vua và các lãnh chúa địa phương ngăn cản hoạt động kinh doanh
Đáp án cần chọn là: C
Câu 7: Khẩu hiệu nổi tiếng trong Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền 1789 của nước Pháp là
A. Tự do - Bình đẳng - Độc lập
B. Tự do- Bình đẳng - Hạnh phúc
C. Tự do- Bình đẳng - Bác ái
D. Tự do- Bình đẳng - Phát triển
Lời giải
Ngày 26-8-1789, Quốc hội lập hiến đã thông qua Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền với khẩu hiệu nổi tiếng: “Tự do – Bình đẳng – Bác ái”.
Đáp án cần chọn là: C
Câu 8:Trước sự tấn công của thù trong giặc ngoài, phái Gi-rông-đanh đã có hành động gì?
A. Tổ chức nhân dân chống ngoại xâm, nội phản.
B. Nhanh chóng chuẩn bị lực lượng chống ngoại xâm.
C. Ổn định cuộc sống của nhân dân.
D. Lo củng cố quyền lực của mình.
Lời giải
Mùa xuân năm 1793, quân Anh cùng quân các nước phong kiến châu Âu tấn công nước Pháp cách mạng. Trong nước, bọn phản dồng lại nổi loạn ở vùng Văng – đê và cả miền Tây Bắc. Nạn đầu cơ tích trữ hoành hành. Giá cả tăng vọt. Đời sống nhân dân rất khốn khổ. Trong khi đó, phái Gi-rông-đanh không lo tổ chức chống ngoại xâm, nội phản và ổn định cuộc sống của nhân dân mà chỉ lo củng cố quyền lực.
Đáp án cần chọn là: D
Câu 9: Nội dung nào sau đây phản ánh đúng tiến trình phát triển của cách mạng tư sản Pháp cuối thế kỉ XVIII?
A. Quân chủ lập hiến, nền cộng hòa, nền chuyên chính dân chủ cách mạng Gia-cô-banh.
B. Nền cộng hòa, quân chủ lập hiến, nền chuyên chính dân chủ cách mạng Gia-cô-banh.
C. Quân chủ lập hiến, nền chuyên chính dân chủ cách mạng Gia-cô-banh, nền cộng hòa.
D. Nền cộng hòa, nền chuyên chính dân chủ cách mạng Gia-cô-banh, quân chủ lập hiến.
Lời giải
Tiến trình phát triển của cách mạng tư sản Pháp cuối thế kỉ XVIII
- Chế độ quân chủ lập hiến: từ ngày 14-7-1789 đến ngày 10-8-1792.
- Bước đầu của nền cộng hòa: từ ngày 21-9-1792 đến ngày 2-6-1793.
- Chuyên chính dân chủ cách mạng Gia-cô-banh: từ ngày 2-6-1793 đến ngày 27-7-1794.
Đáp án cần chọn là: A
Câu 10:Nguyên nhân nào dẫn đến sự thất bại của phái Gia-cô-banh?
A. Sự chống đối của tư sản phản cách mạng.
B. Mâu thuẫn nội bộ phái cầm quyền, nhân dân xa rời chính phủ.
C. Chỉ lo củng cố quyền lực.
D. Tư sản phản cách mạng tiến hành đảo chính.
Lời giải
Sau khi chiến thắng ngoại xâm và nội phản, nội bộ phái Gia-cô-banh bị chia rẽ. Nhân dân cũng không ủng hộ chính quyền nữa vì quyền lợi không được đảm bảo như giới cầm quyền Gia-cô-banh đã hứa => Ngày 27-7-1794, tư sản phản cách mạng tiến hành cuộc đảo chính => Thời kì chuyên chính Gia-cô-banh chấm dứt.
Đáp án cần chọn là: B
Câu 11: Vai trò của quần chúng nhân dân được thể hiện như thế nào trong cách mạng tư sản Pháp cuối thế kỉ XVIII?
A. Hỗ trợ giai cấp tư sản giành chính quyền.
B. Là động lực chủ yếu, đóng vai trò quyết định.
C. Là lực lượng cầm quyền qua các giai đoạn.
D. Đứng lên lật đổ hoàn toàn chế độ phong kiến.
Lời giải
Quần chúng nhân dân là động lực chủ yếu, đóng vai trò quyết định đối với sự phát triển của cách mạng Pháp cuối thế kỉ XVIII. Cụ thể:
- Ngày 14-7-1789, quần chúng lao động Pa-ri đã phá ngục Ba-xti, mở đầu cho thắng lợi của cách mạng.
- Trước tình hình tổ quốc lâm nguy, phái Lập hiến chần chừ, ngày 10-8-1792, quần chúng nhân dân đứng lên khởi nghĩa lật đổ sự thống trị của phái Lập hiến, xóa bỏ chế độ phong kiến, thiết lập nền cộng hòa, đưa cách mạng phát triển lên một bước cao hơn.
- Trước sự uy hiếp của thù trong giặc ngoài, phái Gi-rông-đanh chỉ lo củng cố quyền lực, ngày 2-6-1793, quần chúng nhân dân lại khởi nghĩa lật đổ phái Gi-rông-đanh, đưa phái Gia-cô-banh lên cầm quyền. Cách mạng Pháp đạt đến đỉnh cao.
Đáp án cần chọn là: B
Câu 12: Điểm giống nhau về bối cảnh bùng nổ của cách mạng tư sản Anh và Pháp là
A. Quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa xâm nhập vào nông nghiệp
B. Sự ra đời của tầng lớp quý tộc mới
C. Sự tồn tại của chế độ đẳng cấp
D. Cuộc khủng hoảng về tài chính của triều đình phong kiến
Lời giải
Điểm giống nhau về bối cảnh bùng nổ của cách mạng tư sản Anh và Pháp là cuộc khủng hoảng về tài chính của triều đình phong kiến. Ở Anh, vua Sác-lơ I muốn tăng thuế để có tiền đàn áp cuộc nổi dậy của người Xcốt-len. Ở Pháp, vua Lu-I cũng muốn triệu tập các đại biểu để thỏa thuận cho vay tiền và đánh thêm thuế mới để giải quyết cuộc khủng hoảng tài chính (số nợ của nhà vua lên tới 5 tỉ livrơ)
Đáp án cần chọn là: D
Câu 13: Vì sao cách mạng tư sản Pháp được đánh giá là cuộc cách mạng tư sản triệt để nhất thời cận đại?
A. Do giai cấp tư sản lãnh đạo
B. Lật đổ chế độ phong kiến chuyên chế, mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển
C. Giải quyết vấn đề ruộng đất cho nông dân
D. Thực hiện triệt để các nhiệm vụ của một cuộc cách mạng tư sản
Lời giải
Cách mạng tư sản Pháp được đánh giá là cuộc cách mạng tư sản triệt để nhất thời cận đại vì nó đã thực hiện triệt để những nhiệm vụ của một của cách mạng tư sản:
- Lật đổ chế độ phong kiến chuyên chế, thống nhất thị trường dân tộc, thiết lập nền cộng hòa
- Đánh thắng cuộc can thiệp của liên minh phong kiến châu Âu vào nước Pháp, bảo vệ vững chắc thành quả cách mạng
- Thông qua Tuyên ngôn nhân quyền, dân quyền, hiến pháp 1791 và 1793 xác định những quyền và lợi ích cơ bản của con người
- Tấn công vào thành trì cuối cùng của chế độ phong kiến là kinh tế, giải quyết vấn đề ruộng đất theo hướng dân chủ để mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển mạnh ở Pháp giai đoạn sau
Đáp án cần chọn là: D
Câu 14: Điểm khác biệt cơ bản giữa nhiệm vụ của cách mạng tư sản Pháp cuối thế kỉ XVIII với các cuộc cách mạng tư sản trước đó là:
A. Thực hiện đồng thời hai nhiệm vụ đấu tranh chống lại các thế lực phong kiến trong nước và bên ngoài
B. Chống lại liên minh phong kiến châu Âu để bảo vệ thành quả cách mạng
C. Phải thực hiện khẩu hiệu hòa bình- ruộng đất- bánh mì cho quần chúng
D. Phải thiết lập nền chuyên chính dân chủ
Lời giải
Điểm khác biệt cơ bản giữa nhiệm vụ của cách mạng tư sản Pháp cuối thế kỉ XVIII với các cuộc cách mạng tư sản trước đó là phải thực hiện đồng thời hai nhiệm vụ là đấu tranh chống lại các thế lực phong kiến trong nước (đứng đầu là vua Lu-I XVI) và liên minh phong kiến châu Âu để bảo vệ thành quả cách mạng
Đáp án cần chọn là: A
Câu 15: Trước cách mạng, nước Pháp theo thể chế chính trị nào?
A. Quân chủ lập hiến.
B. Cộng hòa tư sản.
C. Quân chủ chuyên chế.
D. Quân chủ lập hiến kết hợp cùng quân chủ chuyên chế.
Lời giảiĐáp án: C
Giải thích: Trang 10, mục 2 sgk Lịch Sử 8
Câu 16: Trước cách mạng, xã hội Pháp gồm những giai cấp nào?
A. Qúy tộc, tăng lữ, nông dân.
B. Quý tộc, tăng lữ, đẳng cấp thứ ba.
C. Quý tộc, tăng lữ, tư sản.
D. Tư sản, nông dân, các tầng lớp khác.
Lời giảiĐáp án: B
Giải thích: Trang 10, mục 2 sgk Lịch Sử 8
Câu 17: Thế kỉ XVIII ở Pháp, mâu thuẫn cơ bản nhất trong xã hội là gì?
A. Phong kiến, nhà thờ và các tầng lớp xã hội khác.
B. Nông dân với quý tộc phong kiến.
C. Đẳng cấp thứ ba và tăng lữ.
D. Công nhân, nông dân với chế độ phong kiến.
Lời giảiĐáp án: A
Giải thích: Tình hình xã hội Pháp trong giai đoạn này đó là mọi quyền lợi đều nằm trong tay các giai cấp phong kiến, và tăng lữ trong khi đời sống nhân dân vô cùng khổ cực. Nên phong kiến và nhà thờ - tượng trưng cho tăng lữ có mâu thuẫn sâu sắc đối với các lực lượng còn lại bao gồm: nông dân, tư sản, công nhân,…
Câu 18: Sự suy yếu của chế độ quân chủ chuyên chế Pháp thể hiện điều tất yếu gì?
A. Chế độ phong kiến ngày càng suy yếu
B. Công, thương nghiệp đình đốn, nông nghiệp lạc hậu, kinh tế suy yếu.
C. Đời sống nhân dân cực khổ, nhân dân đấu tranh mạnh mẽ.
D. Sự phát triển của chế độ tư bản chủ nghĩa, và tiến tiến của giai cấp tư sản.
Lời giảiĐáp án: A
Giải thích: Chế độ quân chủ chuyên chế là hiện thân của chế độ phong kiến, tức là một xã hội mọi quyền lực đều nằm trong tay vua. Khi vua bị xử bắn và chế độ sụp đổ chứng tỏ chế độ phong kiến ngày càng suy yếu và nhanh chóng tan dã.
Câu 19: Ngày 28/8/1789 diễn ra sự kiện lịch sử gì ở Pháp?
A. Công nhân, thợ thủ công đánh chiếm nhà tù Ba-xti.
B. Bản Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền ra đời.
C. Quốc hội lập hiến thông qua Hiến pháp mới.
D. Quốc hội lập hiến tuyên bố xóa bỏ mọi nghĩa vụ của nông dân.
Lời giảiĐáp án:
Giải thích: Trang 13, phần 1 sgk Lịch Sử 8
Câu 20: Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền của nước Pháp có gì tiến bộ?
A. Đề cao vấn đề quyền tự do, bình đẳng của con người.
B. Bảo về quyền lợi cho tất cả các tầng lớp trong xã hội.
C. Bảo vệ quyền lợi cho tư sản.
D. Bảo vệ quyền lợi cho những người cầm quyền.
Lời giảiĐáp án: A
Giải thích: Khẩu hiệu là Tự do – bình đẳng – bác ái, giải quyết được các mâu thuẫn trong xã hội, hài hòa được về lợi ích của các giai cấp
Câu 21: Phái Lập hiến của cách mạng Pháp đã có những tiến bộ gì?
A. Xóa bỏ một số thứ thuế cho nhân dân.
B. Thông qua tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền.
C. Thông qua Hiến pháp mới, xác định chế độ quân chủ lập hiến.
D. Ban hành chế độ phổ thông đầu phiếu.
Lời giảiĐáp án: B
Giải thích: Tuyên ngôn Nhân quyền và dân quyền đã mang lại những lợi ích nhất định cho các giai cấp. So với các chính sách của các xã hội trước đây thì đây là một chính sách đúng đắn tiến bộ khi nâng cao được khẩu hiệu “ tự do – bình đẳng – bác ái
Câu 22: Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền của nước Pháp có gì hạn chế?
A. Chỉ phục vụ cho giai cấp tư sản.
B. Phục vụ quyền lợi của giai cấp công nhân.
C. Phục vụ quyền lợi của giai cấp địa chủ phong kiến.
D. Phục vụ cho các tầng lớp tham gia đấu tranh.
Lời giảiĐáp án: A
Giải thích: các chính sách, lợi ích trong tuyên ngôn đa số là đảm bảo quyền lợi cho giai cấp tư sản, các giai cấp khác vẫn gặp phải những khó nhăn trong cuộc sống.
Câu 23: Trong các biện pháp của phái Gia-cô-banh, biện pháp nào mang lại quyền lợi thiết thực nhất cho giai cấp nông dân?
A. Giải quyết vấn đề ruộng dất cho nông dân.
B. Đưa ra các chính sách chống lạm phát.
C. Thực hiện chính sách trưng thu lúa mì.
D. Quy định các mức lương cho người lao động làm thuê.
Lời giảiĐáp án: A
Giải thích: Công cụ lao động quan trọng của người nông dân là ruộng, chính vì vậy khi có những chính sách giải quyết ruộng đất, thì đây là điều thực sự cần thiết đối với gia đình.
Câu 24: Sự kiện mở đầu cách mạng Pháp là gì?
A. Hội nghị ba đẳng cấp được họp
B. Thông qua Hiến pháp.
C. Nhân dân tấn công pháo đài Ba-xti.
D. Hội đồng dân tộc thành lập.
Lời giảiĐáp án: C
Giải thích: trang 12, mục 2 sgk Lịch Sử 8
Bài viết liên quan
- Lịch Sử lớp 8 Bài 1: Những cuộc cách mạng tư sản đầu tiên
- Lịch Sử lớp 8 Bài 3: Chủ nghĩa tư bản được xác lập trên phạm vi thế giới
- Lịch Sử lớp 8 Bài 4: Phong trào công nhân và sự ra đời của chủ nghĩa Mác
- Lịch Sử lớp 8 Bài 5: Công xã Pa-ri 1871
- Lịch Sử lớp 8 Bài 6 : Các nước Anh, Pháp, Đức, Mĩ cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX