Lịch Sử lớp 8 Bài 30: Phong trào yêu nước chống Pháp từ đầu thế kỉ XX đến năm 1918

Lý thuyết tổng hợp Lịch Sử lớp 8 Bài 30: Phong trào yêu nước chống Pháp từ đầu thế kỉ XX đến năm 1918 chọn lọc năm 2021 – 2022 mới nhất gồm tóm tắt lý thuyết và hơn 500 bài tập ôn luyện Sử 8. Hy vọng bộ tổng hợp lý thuyết Lịch Sử 8 sẽ giúp học sinh củng cố kiến thức, ôn tập và đạt điểm cao trong các bài thi trắc nghiệm môn Sử lớp 8.

763
  Tải tài liệu

Bài 30: Phong trào yêu nước chống Pháp từ đầu thế kỉ XX đến năm 1918

A. Lý thuyết

I. Phong trào yêu nước trước chiến tranh thế giới thứ nhất

1. Phong trào Đông Du (1905-1909)

+ Một số người yêu nước Việt Nam muốn nhờ cậy Nhật Bản để bạo động vũ trang giành độc lập. Vì vậy, họ lập Hội Duy tân do Phan Bội Châu đứng đầu nhằm mục đích lập ra một nước Việt Nam độc lập.

+ Đầu năm 1905, Phan Bội Châu sang Nhật nhờ giúp đỡ khí giới và tiền bạc để đánh Pháp. Người Nhật chỉ hứa giúp đào tạo cán bộ cho cuộc bạo động vũ trang sau này. Hội Duy tân phát động phong trào Đông Du.

Số học sinh sang Nhật du học có lúc lên đến 200 người.

+ Tháng 9/1908, Pháp Nhật cấu kết với nhau, trục xuất những người yêu nước Việt Nam ra khỏi đất nước Nhật. Phong trào Đông du tan rã, Hội Duy tân ngừng hoạt động.

Lý thuyết  Lịch Sử 8 Bài 30: Phong trào yêu nước chống Pháp từ đầu thế kỉ XX đến năm 1918 hay, chi tiết

( Phong trào đông du ở Nhật)

2. Đông Kinh nghĩa thục

+ Tháng 3/1907, Lương Văn Can, Nguyễn Quyền, Lê Đại, Vũ Hoành… mở Đông Kinh nghĩa thục ở Hà Nội.

Chương trình học gồm Địa lý, Lịch sử, Khoa học thường thức.

+ Các nhà nho còn tổ chức bình văn, xuất bản sách báo nhằm bồi dưỡng, nâng cao long yêu nước truyền bá nội dung học tập và nếp sống mới.

+Lúc đầu trường hoạt động ở nội thành, sau đó mở rộng ra ngoài thành và các vùng lân cận.

+ Tháng 11/1907, thực dân Pháp ra lệnh giải tán Đông Kinh nghĩa thục và bắt những người lãnh đạo.

+Đông Kinh nghĩa thục đã đạt được kết quả to lớn, đặc biệt trong việc cổ động cách mạng, phát triển văn hóa, ngôn ngữ dân tộc.

Lý thuyết  Lịch Sử 8 Bài 30: Phong trào yêu nước chống Pháp từ đầu thế kỉ XX đến năm 1918 hay, chi tiết

( Sĩ phu của phong trào Đông kinh nghĩa thục)

3. Cuộc vận động Duy tân và phong trào chống thuế ở Trung Kỳ.

+ Cuộc vận động Duy tân ở Trung Kỳ do Phan Châu Trinh, Huỳnh Thúc Kháng… lãnh đạo. Hình thức hoạt động rất phong phú: mở trường học, diễn thuyết, cắt tóc ngắn, mặc áo ngắn, đả kích quan lại xấu, cổ động việc mở mang công thương nghiệp.

+ Dưới ảnh hưởng của phong trào Duy Tân, một phong trào chống đi phu, chống sưu thuế nổ ra rầm rộ ở Trung Kỳ. Thực dân Pháp thẳng tay đàn áp bắt bớ, tù đày, xử tử nhiều nhà yêu nước.

II. Phong trào yêu nước trong thời kỳ Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914-1918).

1. Chính sách của thực dân Pháp ở Đông Dương trong thời chiến.

+ Chiến tranh thế giới bùng nổ, Đông Dương trở thành đối tượng để thực dân Pháp vơ vét sức người, sức của cung cấp cho chiến tranh.

Bắt lính cung cấp cho chiến tranh

+ Nông nghiệp chuyển sang trồng các loại cây công nghiệp phục vụ cho chiến tranh. Khai thác kim loại quý hiếm

+ Tổ chức “lạc quyên”, bắt nhân dân mua công trái để chi phí cho chiến tranh.

2. Vụ mưu khởi nghĩa ở Huế (1916). Khởi nghĩa của binh lính và tù chính trị ở Thái Nguyên năm 1917.

a. Vụ mưu khởi nghĩa ở Huế (1916)

+ Thái Phiên và Trần Cao Vân liên lạc với binh lính sắp bị đưa sang chiến trường Châu Âu đang tập trung ở Huế và mời vua Duy Tân tham gia khởi nghĩa.

+ Kế hoạch khởi sự dự kiến vào đêm mùng 3 rạng sáng mùng 4/5/1916 tại Huế nhưng bị bại lộ. Các trại lính người Việt bị đóng cửa. Thái Phiên và Trần Cao Vân bị bắt và tử hình, vua Duy Tân bị đưa đi đày ở châu Phi.

b. Khởi nghĩa của binh lính và tù chính trị ở Thái Nguyên (1917)

+ Anh em binh lính do Trịnh Văn Cấn cầm đầu tiếp xúc với tù chính trị, trong đó có Lương Ngọc Quyến nên được giác ngộ và đã phối hợp với tù chính trị khởi nghĩa.

+ Nghĩa quân giết chết tên giám binh người Pháp, phá nhà lao, thả tù chính trị chiếm các công sở và làm chủ tỉnh lị Thái Nguyên trong một tuần lễ. Khi viện binh Pháp kéo đến, quân Pháp từ trong đánh ra, ngoài đánh vào, nghĩa quân rút khỏi tỉnh lị, Lương Ngọc Quyến hy sinh.

+ Nghĩa quân tiếp tục chiến đấu gần 5 tháng ở rừng núi vô cùng gian khổ. Đội Cấn bị thương đã tự sát, nêu cao ý chí bất khuất của nguời chỉ huy và nghĩa quân anh hung.

3. Những hoạt động của Nguyễn Tất Thánh sau khi ra đi tìm đường cứu nước.

+ Sỉnh ra và lớn lên trong bối cảnh nước nhà bị mất vào tay thực dân Pháp, nhiều cuộc khởi nghĩa và phong trào cách mạng nổ ra nhưng thất bại, Nguyễn Tất Thành rất khâm phục tinh thần yêu nước của các bậc tiền nhân nhưng không tán thành đường lối hoạt động của họ. Người quyết định đi sang châu Phi, châu Mỹ, châu Âu.

+ Năm 1917, Nguyễn Tất Thành trở lại Pháp, tham gia hoạt động trong Hội những người Việt Nam yêu nước, viết báo, truyền đơn… tố cáo thực dân, tuyên tryền cho cách mạng Việt Nam. Sống và hoạt động trong phong trào công nhân Pháp, tiếp nhận ảnh hưởng của Cách mạng tháng Mười Nga, tư tưởng của Nguyễn Tất Thành dần dần biến chuyển.

Lý thuyết  Lịch Sử 8 Bài 30: Phong trào yêu nước chống Pháp từ đầu thế kỉ XX đến năm 1918 hay, chi tiết

(bác Hồ làm phụ bếp trên tàu)

Hỏi đáp VietJack

B. Bài tập trắc nghiệm

Câu 1: Phan Bội Châu chủ trương cứu nước bằng các dựa vào

A. Nga  

B. Nhật Bản  

C. Pháp  

D. Mĩ

Lời giải

Nhật Bản được xem là nước cùng màu da, cùng văn hóa Hán học, lại đi theo con đường tư bản châu Âu, đã giàu mạnh lên và đánh thắng đế quốc Nga nên Phan Bội Châu tin tưởng có thể nhờ cậy được.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 2: Mục đích hoạt động chính của Đông Kinh nghĩa thục là gì?

A. Bồi dưỡng lòng yêu nước, truyền bá nội dung học tập và nếp sống mới  

B. Chuẩn bị lực lượng để tổ chức bạo động vũ trang  

C. Chấn hưng nền kinh tế - văn hóa quốc gia  

D. Chấn hưng dân khí để đủ khả năng tự trị

Lời giải

Các hoạt động của Đông Kinh nghĩa thục nhằm bồi dưỡng nâng cao lòng yêu nước, truyền bá nội dung học tập và nếp sống mới.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 3: Phong trào nào sau đây chịu ảnh hưởng trực tiếp của phong trào Duy tân đầu thế kỉ XX?

A. Khởi nghĩa Thái Nguyên  

B. Vụ Hà Thành đầu độc  

C. Phong trào chống thuế ở Trung Kì  

D. Vụ mưu khởi nghĩa ở Huế

Lời giải

Trong cuộc vận động Duy tân, khi tư tưởng duy tân đi vào quần chúng đã vượt qua khuôn khổ ôn hòa, biến thành cuộc đấu tranh vũ trang quyết liệt, điển hình là phong trào chống thuế ở Trung Kì (1908).

Đáp án cần chọn là: C

Câu 4: Ngày 5-6-1911, ở Việt Nam đã diễn ra sự kiện lịch sử gì quan trọng?

A. Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu nước  

B. Việt Nam Quang phục hội được thành lập  

C. Phong trào kháng thuế ở Trung Kì bùng nổ  

D. Trường Đông Kinh nghĩa thục được thành lập

Lời giải

Ngày 5-6-1911, tại bến cảng nhà Rồng, người thanh niên yêu nước Nguyễn Tất Thành đã rời Việt Nam, ra đi tìm đường cứu nước trên con tàu La-tu-sơ-Tơ-rê-vin

Đáp án cần chọn là: A

Câu 5: Điểm đến đầu tiên trong hành trình tìm đường cứu nước của Nguyễn Tất Thành là quốc gia nào?

A. Pháp        

B. Trung Quốc  

C. Nhật Bản         

D. Liên Xô

Lời giải

Điểm đến đầu tiên trong hành trình tìm đường cứu nước của Nguyễn Tất Thành là Pháp.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 6: Những hoạt động yêu nước của Nguyễn Tất Thành trong những năm 1911-1918 có ý nghĩa như thế nào?

A. Là cơ sở tiếp nhận ảnh hưởng của điểm tiến bộ của cách mạng tư sản  

B. Bước đầu giải quyết cuộc khủng hoảng đường lối ở Việt Nam  

C. Tuyên truyền và khích lệ tinh thần yếu nước của Việt kiều ở Pháp  

D. Là cơ sở quan trọng để xác định con đường cứu nước đúng đắn cho dân tộc

Lời giải

Những hoạt động yêu nước của Nguyễn Tât Thành trong những năm 1911-1918 tuy mới chỉ là bước đầu nhưng đúng hướng. Nó là cơ sở quan trọng để sau chiến tranh thế giới thứ nhất, Người đến được với chủ nghĩa Mác- Lênin, xác định con đường cứu nước đúng đắn cho dân tộc Việt Nam.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 7: Nội dung nào sau đây không thuộc hoạt động của trường Đông Kinh nghĩa thục?

A. Tăng cường bắt nông dân đi lính  

B. Chuyển sang trồng các cây công nghiệp phục vụ chiến tranh  

C. Tăng cường khai thác kim loại quý hiếm phục vụ sản xuất  

D. Mở rộng các ngành công nghiệp nặng

Lời giải

Chiến tranh thế giới thứ nhất bùng nổ, thực dân Pháp tăng cường đầy mạnh việc vơ vét sức người, sức của ở Đông Dương phục vụ cho chiến tranh:

- Chuyển từ chỗ chuyên canh cây lúa chuyển sang trồng các cây công nghiệp phục vụ chiến tranh như thầu dầu, đậu, lạc, đặc biệt là cao su

- Hàng tấn kim loại quý hiếm ở Việt Nam bị thực dân Pháp phục vụ cho chiến tranh

- Thực hiện chính sách nới lỏng, mở rộng các ngành công nghiệp nhẹ phục vụ cho nhu cầu của người Pháp ở Đông Dương

- Hàng vạn người bị bắt sang Pháp làm lính thợ, lính đánh thuê

=> Loại trừ đáp án D: Pháp luôn hạn chế phát triển công nghiệp nặng ở Việt Nam nhằm làm cho kinh tế Việt Nam phụ thuộc chặt chẽ vào chính quốc.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 8: Nội dung nào sau đây không phải sự thay đổi chính sách thống trị của thực dân Pháp trong những năm chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 – 1918)?

A. Tăng cường bắt nông dân đi lính  

B. Chuyển sang trồng các cây công nghiệp phục vụ chiến tranh  

C. Tăng cường khai thác kim loại quý hiếm phục vụ sản xuất  

D. Mở rộng các ngành công nghiệp nặng

Lời giải

Chiến tranh thế giới thứ nhất bùng nổ, thực dân Pháp tăng cường đầy mạnh việc vơ vét sức người, sức của ở Đông Dương phục vụ cho chiến tranh:

- Chuyển từ chỗ chuyên canh cây lúa chuyển sang trồng các cây công nghiệp phục vụ chiến tranh như thầu dầu, đậu, lạc, đặc biệt là cao su

- Hàng tấn kim loại quý hiếm ở Việt Nam bị thực dân Pháp phục vụ cho chiến tranh

- Thực hiện chính sách nới lỏng, mở rộng các ngành công nghiệp nhẹ phục vụ cho nhu cầu của người Pháp ở Đông Dương

- Hàng vạn người bị bắt sang Pháp làm lính thợ, lính đánh thuê

=> Loại trừ đáp án D: Pháp luôn hạn chế phát triển công nghiệp nặng ở Việt Nam nhằm làm cho kinh tế Việt Nam phụ thuộc chặt chẽ vào chính quốc.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 9: Đâu không phải nguyên nhân một số nhà yêu nước Việt Nam chủ trương cứu nước bằng con đường cải cách?

A. Do sự thất bại liên tiếp của các phong trào đấu tranh vũ trang trước đó  

B. Do ảnh hưởng yếu tố quê hương  

C. Do thất bại của phong trào Đông Du  

D. Do tư tưởng cải cách trên thế giới lúc bấy giờ xâm nhập mạnh vào Việt Nam

Lời giải

Sở dĩ một số nhà yêu nước Việt Nam chủ trương cải cách là do:

- Chứng kiến sự thất bại liên tiếp của các phong trào đấu tranh vũ trang trước đó

- Tư tưởng cải cách trên thế giới xâm nhập mạnh vào Việt Nam, đặc biệt là từ Nhật Bản với thành công của cuộc cách cách Duy tân Minh Trị.

=> Loại trừ đáp án C.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 10: Nguyên nhân cơ bản nhất dẫn tới thất bại của các phong trào đấu tranh đầu thế kỉ XX là gì?

A. Do thiếu sự liên minh giữa giai cấp nông dân với công nhân.  

B. Do thiếu sự lãnh đạo của một giai cấp tiến tiến cách mạng.  

C. Do thực dân Pháp còn mạnh, lực lượng cách mạng còn non yếu.  

D. Do ý thức hệ phong kiến trở nên lỗi thời, lạc hậu.

Lời giải

Nguyên nhân cơ bản nhất làm cho phong trào đấu tranh của nhân dân ta đến năm 1918 cuối cùng đều bị thất bại là do thiếu sự lãnh đạo của một giai cấp tiên tiến. Đây cũng là minh chứng cho sự khủng hoảng về giai cấp lãnh đạo và đường lối cứu nước trước khi Đảng Cộng sản Việt Nam được thành lập.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 11: Vì sao năm 1911 Nguyễn Tất Thành quyết định ra đi tìm đường cứu nước?

A. Thực dân Pháp hoàn thành xâm lược Việt Nam  

B. Phong trào kháng chiến chống Pháp phát triển mạnh mẽ  

C. Ảnh hưởng của tư tưởng dân chủ tư sản  

D. Yêu cầu tìm kiếm một con đường cứu nước mới cho dân tộc

Lời giải

Nguyễn Ái Quốc ra đi tìm đường cứu nước trong hoàn cảnh:

- Phong trào Cần Vương thất bại cũng đánh dấu sự thất bại của con đường cứu nước theo khuynh hướng phong kiến.

- Sự thất bại của phong trào đấu tranh của Phan Bội Châu và Phan Châu Trinh đánh dấu khuynh hướng dân chủ tư sản chưa thực sự xâm nhập sâu vào nước ta và chưa thể hiện được điểm ưu thế hay phù hợp với tình hình thực tiễn của Việt Nam.

=> Con đường cứu nước giải phóng dân tộc ở Việt Nam đang bế tắc, chưa có lối thoát. Yêu cầu đặt ra phải tìm kiếm một con đường cứu nước mới

Đáp án cần chọn là: D

Câu 12: Yếu tố nào quyết định sự xuất hiện của khuynh hướng tư sản ở Việt Nam vào đầu thế kỉ XX?

A. Những chuyển biến về kinh tế, xã hội, tư tưởng  

B. Sự xuất hiện của giai cấp tư sản và tiểu tư sản  

C. Sự lỗi thời của hệ tư tưởng phong kiến  

D. Sự khủng hoảng suy yếu của chế độ phong kiến

Lời giải

Yếu tố quyết định sự xuất hiện của khuynh hướng tư sản ở Việt Nam đầu thế kỉ XX là những chuyển biến về kinh tế, xã hội, tư tưởng

- Kinh tế: trong quá trình tiến hành chương trình khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp, phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa đã được du nhập vào Việt Nam và dẫn tới sự chuyển biến cơ cấu kinh tế.

- Xã hội: chuyển biến kinh tế đã dẫn tới chuyển biến xã hội. Phân hóa giai cấp bắt đầu diễn ra. Bên cạnh các giai cấp cũ là nông dân, địa chủ phong kiến, xuất hiện các giai cấp, tầng lớp mới là giai cấp công nhân, tầng lớp tư sản, tiểu tư sản.

- Tư tưởng: tư tưởng dân chủ tư sản được du nhập vào Việt Nam.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 13: Điểm khác biệt giữa hướng đi tìm đường cứu nước của Nguyễn Ái Quốc so với Phan Bội Châu là

A. đi sang phương Tây tìm đường cứu nước.  

B. đi sang châu Mĩ tìm đường cứu nước.  

C. đi sang châu Phi tìm đường cứu nước.  

D. đi sang phương Đông tìm đường cứu nước.

Lời giải

- Nguyễn Ái Quốc đã hướng sang phương Tây để tìm kiếm con đường cứu nước mới cho dân tộc.

- Phan Bội Châu lại hướng sang phương Đông với tấm gương Nhật Bản - một nước đồng chủ, đồng văn với Việt Nam để cầu viện.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 14: Sự thất bại của phong trào Đông Du đã để lại bài học kinh nghiệm gì cho các phong trào đấu tranh ở giai đoạn sau?

A. Phải tiến hành đoàn kết quốc tế  

B. Phải đoàn kết tất cả các lực lượng trong nước  

C. Phải dựa vào sức mình là chính; bản chất đế quốc là giống nhau.  

D. Phải có phương pháp đấu tranh đúng đắn

Lời giải

Với phong trào Đông Du (1905-1908), Phan Bội Châu hy vọng sẽ nhận được sự giúp đỡ của Nhật Bản trong vấn đề đào tạo nhân lực chuẩn bị cho cuộc bạo động vũ trang. Tuy nhiên thực dân Pháp đã câu kết với Nhật trục xuất những người yêu nước Việt Nam. Phong trào Đông Du kết thúc

=> Bài học kinh nghiệm:

- Muốn giải phóng các dân tộc phải dựa vào sức mình là chính

- Các nước đế quốc luôn có xu hướng bắt tay, thỏa hiệp với nhau vì họ có chung bản chất và mục đích

Đáp án cần chọn là: C

Câu 15: “Khai dân trí, chấn dân khí, hậu dân sinh” là quan điểm cứu nước của nhà cách mạng nào?

A. Phan Bội Châu  

B. Phan Châu Trinh  

C. Huỳnh Thúc Kháng  

D. Lương Văn Can

Lời giải

“Khai dân trí, chấn dân khí, hậu dân sinh” là quan điểm cứu nước của Phan Châu Trinh.

Theo ông:

- Khai dân trí là mở mang nhận thức, tri thức của dân.- Chấn hưng ý chí, chí khí, khí phách của dân.

- Hậu sân sinh: àm cho đời sống của dân được đầy đủ, hùng hậu.

=> Chủ trương này không chỉ có giá trị với Việt Nam ở thời điểm đầu thế kỉ XX, mà còn có thể được Đảng và Nhà nước Việt Nam vận dụng trong công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc hiện nay.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 16: Mục đích của Hội Duy Tân là gì?

   A. Lập ra một nước Việt Nam độc lập.

   B. Bạo động vũ trang chống Pháp.

   C. Nâng cao dân trí.

   D. Nâng cao dân trí, dân quyền.

Lời giải

Chọn đáp án: A. Lập ra một nước Việt Nam độc lập.

Giải thích: Trang 144, mục 1

Câu 17: Tổ chức phong trào Đông Du là ai?

   A. Phan Châu Trinh

   B. Hội Duy Tân

   C. Phan Bội Châu

   D. Lương Văn Can, Nguyễn Quyền.

Lời giải

Chọn đáp án: B. Hội Duy Tân

Giải thích: Trang 144, mục 1

Câu 18: Phong trào Duy tân của Phan Châu Trinh đã làm bùng lên trong quần chúng ngọn lửa đấu tranh nào?

   A. Chống thực dân Pháp và bọ vua quan phong kiến mạnh mẽ.

   B. Chống đi phu, đời giảm sưu thuế.

   C. Chống chính sách chia để trị của Pháp.

   D. Chống chiến tranh, bảo vệ hòa bình ở Việt Nam.

Lời giải

Chọn đáp án: B. Chống đi phu, đời giảm sưu thuế.

Giải thích: Trang 146, mục 3

Câu 19: Kết quả lớp nhất của phong trào chống sưu thuế năm 1908 là gì?

   A. Địa chủ phong kiến phải giảm suy thuế cho nông dân.

   B. Thức tỉnh phong trào đấu tranh chống sưu thuế ở các tỉnh Bắc Kì.

   C. Làm tê liệt chính quyền của thực dân phong kiến ở nông thôn.

   D. Lối làm ăn theo phương thức tư bản chủ nghĩa được truyền bá.

Lời giải

Chọn đáp án: C. Làm tê liệt chính quyền của thực dân phong kiến ở nông thôn.

Giải thích: Phong trào chống sưu thuế năm 1908 là một trong những phong trào vận động duy tân do Phan Châu Trinh khởi xướng. Mặc dù kết quả của phong trào là thất bại và bị thực dân Pháp đàn áp, nhưng phong trào đã làm tê liệt chính quyền của thực dân phong kiến ở một số vùng quê.

Câu 20: Vì sao trong giai đoạn chiến tranh thế giới thứ nhất, sản xuất ở nông thông Việt Nam giảm sút?

   A. Nước Pháp tham gia chiến tranh, Việt Nam bị ảnh hưởng.

   B. Thực dân Pháp tăng cường vơ vét phục vụ chiến tranh.

   C. Nhân dân bị bắt đi lính, diện tích trồng lúa bị thu hẹp.

   D. Trồng cây công nghiệp phục vụ chiến tranh.

Lời giải

Chọn đáp án: C. Nhân dân bị bắt đi lính, diện tích trồng lúa bị thu hẹp.

Giải thích: Để phục vụ cho cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất, mà Pháp là một trong những nước tham chiến. Người lao động bị đưa đi làm lính rất nhiều. Từ chỗ canh tác cây lúa, nông dân Việt Nam phải chuyển sang trồng các cây công nghiệp phục vụ chiến tranh, cung cấp cho Pháp.

Câu 21: Sự tiến bộ của Đông Kinh nghĩa thục biểu hiện ở điểm nào ?

   A. Chống nền giáo dục cũ mà thực dân Pháp muốn lợi dụng để ngu dân.

   B. Cổ vũ cái mới (học chữ Quốc Ngữ)

   C. Lên án phong tục tập quán lạc hậu

   D. Tất cả đều đúng.

Lời giải

Chọn đáp án:

Giải thích: Trang 145, mục 2

Câu 22: Vụ mưu khởi nghĩa ở Huế (1916) do những sĩ phu nào lãnh đạo ?

   A. Thái Phiên và Trần Cao Vân

   B. Trần Quý Cáp và Phan Châu Trinh.

   C. Lương Ngọc Quyến và Trịnh Văn Cấn.

   D. Lương Văn Can và Lương Ngọc Quyến.

Lời giải

Chọn đáp án: A. Thái Phiên và Trần Cao Vân

Giải thích: Trang 146, mục 2

Câu 23: Điểm nào dưới đây là điểm giống nhau của Phan Bội Châu và Phan Châu Trinh trong quá trình hoạt động cách mạng của mình ?

   A. Đều thực hiện chủ trương dùng bao lực cách mjang để đánh đuổi thực dân Pháp.

   B. Đều noi gương Nhật Bản để tự cường.

   C. Đều chủ trương thực hiện cải cách dân chủ.

   D. Đều chủ trương giương cao ngọn cờ giải phóng dân tộc.

Lời giải

Chọn đáp án: B. Đều noi gương Nhật Bản để tự cường.

Giải thích: Nhận thấy Nhật Bản rất phát triển từ khi duy tân, nên cả Phan Bội CHâu và Phan Châu Trinh đều muốn học tập con đường duy tân để áp dụng vào nước mình.

Câu 24: Vì sao Nguyễn Ái Quốc không đi theo con đường cứu nước mà Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh và các bậc tiền bối yêu nước đầu thế kỉ XX đã chọn ?

   A. Con đường của họ không có nước nào áp dụng

   B. Con đường của họ là con đường cách mạng tư sản

   C. Con đường cứu nước của họ chỉ đóng khung trong nước, không thoát khỏi sự bế tắc của chế độ phong kiến

   D. Nguyễn Ái Quốc nhìn thấy sự bế tắc của con đường đó.

Lời giải

Chọn đáp án: D. Nguyễn Ái Quốc nhìn thấy sự bế tắc của con đường đó.

Giải thích: Mặc dù rất khâm phục tinh thần yêu nước của những nhà cách mạng đi trước nhưng Nguyễn Ái Quốc nhận thấy con đường cứu nước đó không đúng đắn, người ví con đường đó là Đuổi hổ cửa trước, rước Beo cửa sau

Câu 25: Phan Châu Trinh đã đề cao phương châm gì đối với nhân dân Việt Nam?

   A. Tự lực tự cường.

   B. Tự lực cánh sinh

   C. Tự lực khai hóa

   D. Tư do dân chủ

Lời giải

Chọn đáp án: C. Tự lực khai hóa

Giải thích: Các chính sách của Phan Châu Trinh nhằm giúp dân tộc Việt Nam từ bỏ những cổ hủ, lạc hậu, tiếp thu cái mới mang tính chất, tự lực khai hóa. Ngoài ra, khi Pháp vào Việt Nam với khẩu hiệu khai hóa văn minh, để chống đối lại Phan Châu Trinh đã đưa ra giải pháp là tự lực khai hóa

Bài viết liên quan

763
  Tải tài liệu