Lịch Sử lớp 8 Bài 5: Công xã Pa-ri 1871

Lý thuyết tổng hợp Lịch Sử lớp 8 Bài 5: Công xã Pa-ri 1871 chọn lọc năm 2021 – 2022 mới nhất gồm tóm tắt lý thuyết và hơn 500 bài tập ôn luyện Sử 8. Hy vọng bộ tổng hợp lý thuyết Lịch Sử 8 sẽ giúp học sinh củng cố kiến thức, ôn tập và đạt điểm cao trong các bài thi trắc nghiệm môn Sử lớp 8.

1191
  Tải tài liệu

Bài 5: Công xã Pa-ri 1871

A. Lý thuyết

I. Sự thành lập Công xã

1. Hoàn cảnh ra đời của Công xã

- Na pô lê ông III gây chiến với Phổ và bị thất bại tại Xơ đăng (2- 9- 1870)

- Quần chúng lao động lật đổ chính quyền Na- pô- nê- ông III (4/9/1870), yêu cầu lập chế độ Cộng hòa và kháng chiến chống Phổ, một chính phủ tư sản lâm thời thành lập mang tên Chính phủ vệ quốc.

- Quân Phổ tiến sâu vào lãnh thổ Pháp, bao vây Pa-ri. Chính phủ tư sản xin đình chiến, nhân dân kiên quyết chiến đầu bảo vệ tổ quốc.

Lý thuyết  Lịch Sử 8 Bài 5: Công xã Pa-ri 1871 hay, chi tiết

( Lược đồ cuộc chiến tranh Pháp – Phổ, nguồn: Internet)

2. Cuộc khởi nghĩa 18/3/1871. Sự thành lập Công xã

- Sáng 18/3/ 1871 Chie tấn công Quốc dân quân, nhưng bị thất bại phải rút về Vécxai để đối phó.

- Đây là cuộc cách mạng vô sản đầu tiên trên thế giới.

- 26/3/1871 nhân dân Pa - ri bầu Hội đồng Công xã.

Lý thuyết  Lịch Sử 8 Bài 5: Công xã Pa-ri 1871 hay, chi tiết

II. Tổ chức bộ máy và chính sách của Công xã Pari

a. Cơ chế của bộ máy nhà nước

- Cơ quan cao nhất là Hội Đồng Công Xã vừa ban bố pháp luật, vừa lập các ủy ban thi hành pháp luật.

- Thành lập lực lượng vũ trang và lực lượng an ninh của nhân dân.

Lý thuyết  Lịch Sử 8 Bài 5: Công xã Pa-ri 1871 hay, chi tiết

( Sơ đồ bộ máy của công xã Pa-ri, nguồn: Internet)

b. Các chính sách của công xã:

- Tách nhà thờ khỏi hoạt động của Nhà nước, nhà trường không dạy kinh thánh.

- Giao cho công nhân quản lí những xí nghiệp của bọn chủ bỏ trốn.

- Quy định về tiền lương tối thiểu, giảm lao động ban đêm, cấm cúp phạt, đánh đạp công nhân.

- Hoãn trả tiền thuê nhà, hoãn trả nợ.

- Quy định giá bán bánh mì.

- Thực hiện chế độ giáo dục bắt buộc, miễn học phí.

⇒ Chứng tỏ là nhà nước kiểu mới là một nhà nước vô sản, phục vụ nhân dân

III. Nội chiến ở Pháp. Ý nghĩa lịch sử của Công xã Pari.

1. Nội chiến ở Pháp

- Từ đầu tháng 4, quân Véc-xai bắt đầu tấn công Pa-ri. Đến đầu tháng 5, phần lớn các pháo đài phía tây và phía nam bị quân Véc-xai chiếm lại.

- Ngày 20/5, quân Véc-xai tổng tấn công vào thành phố. Cuộc chiến đấu diễn ra ác liệt, đến ngày 28/5, lịch sử gọi là “ Tuần lễ đãm máu”.

2. Ý nghĩa - Nguyên nhân thất bại - Bài học kinh nghiệm.

*Ý nghĩa:

- Là cuộc cách mạng vô sản đầu tiên trên thế giới lật đổ chính quyền tư sản.

- Lập nhà nước kiểu mới – nhà nước vô sản.

Lý thuyết  Lịch Sử 8 Bài 5: Công xã Pa-ri 1871 hay, chi tiết

( Chiến sĩ công xã Pa-ri bị dồn vào tường ở Cha-la-de, nguồn: Internet)

*Nguyên nhân thất bại:

+ Do không co chuẩn bị và thiếu kiên quyết trấn áp phản cách mạng.

+ Vô sản Pari còn yếu. .

+ Chủ nghĩa tư bản Pháp còn mạnh

+ Thiếu một chính đảng Mác- xít lãnh đạo.

+ Chưa liên minh với nông dân

Hỏi đáp VietJack

B. Bài tập trắc nghiệm

Câu 1: Để xoa dịu mâu thuẫn trong nước và ngăn cản quá trình thống nhất nước Đức, chính phủ Pháp đã có hành động gì?  

A. Tiến hành cải cách sâu rộng đất nước.  

B. Thành lập chính phủ lâm thời.  

C. Gây chiến với Phổ.  

D. Giao chính quyền cho tư sản.

Lời giải 

Để xoa dịu những mâu thuẫn trong nước và ngăn cản quá trình thống nhất nước Đức, Hoàng đế Na-pô-lê-ông III đã tuyên chiến với Phổ. Chiến tranh Pháp- Phổ bùng nổ.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 2: Ngày 4-9-1870, ở Pa-ri đã diễn ra sự kiện quan trọng gì?  

A. Na-pô-lê-ông kí hiệp định đầu hàng Phổ.  

B. Nhân dân Pa-ri khởi nghĩa lật đổ chính quyền Na-pô-lê-ông III, đòi thiết lập nền cộng hoà.  

C. Công xã Pa-ri giành thắng lợi.  

D. Đế quốc Đức tuyên bố thành lập ở cung điện Véc-xai

Lời giải

Nhận được tin hoàng đế Pháp là Na-pô-lê-ông III cùng toàn bộ quân chủ lực bị bắt, ngày 4-9-1870, nhân dân Pari đã đứng lên khởi nghĩa lật đổ chính quyền Na-pô-lê-ông III, đòi thiết lập chế độ cộng hòa và bảo vệ Tổ quốc lâm nguy

Đáp án cần chọn là: B

Câu 3: Chính phủ tư sản lâm thời ra đời sau cuộc khởi nghĩa ngày 4-9-1870 có tên gọi là  

A. Chính phủ tư sản.  

B. Chính phủ lâm thời.  

C. Chính phủ vệ quốc.  

D. Chính phủ phản quốc. 

Lời giải 

Sau khi Pháp thất bại trong Chiến tranh Pháp – Phổ, Chính phủ tư sản lâm thời được thành lập mang tên Chính phủ vệ quốc. Khi quân Phổ tiến về Pa-ri và bao vây thành phố. “Chính phủ vệ quốc” đã trở thành “Chính phủ phản quốc”.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 4: Cơ quan cao nhất của Công xã Pa-ri là

A. Ủy ban tài chính.  

B. Hội đồng công xã.  

C. Ủy ban an ninh xã hội.  

D. Hội đồng quân sự. 

Lời giải 

Cơ quan cao nhất của nhà nước mới là Hội đồng công xã, vừa ban bố pháp luật, vừa lập các ủy ban thi hành pháp luật.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 5: Lực lượng chủ yếu trúng cử trong cuộc bầu cử Hội đồng công xã là

A. Thương nhân, thợ thủ công  

B. Nông dân, thợ thủ công  

C. Địa chủ, nông dân  

D. Công nhân, trí thức

Lời giải 

Ngày 26-3-1871, nhân dân Pari tiến hành bầu Hội đồng công xã theo nguyên tắc phổ thông đầu phiếu. 86 đại biểu đã trúng cử, hầu hết là công nhân và tri thức, đại diện cho nhân dân lao động Pari

Đáp án cần chọn là: D

Câu 6: Năm 1870, cuộc chiến tranh Pháp – Phổ nổ ra trong bối cảnh lịch sử như thế nào?

A. Nước Pháp có ưu thế hơn hẳn so với Phổ  

B. Điều kiện không có lợi cho Pháp  

C. Đế chế thứ III đang ở Pháp đang ở giai đoạn cực thịnh  

D. Hoàng đế Pháp bị bắt làm tù bình

Lời giải 

Năm 1870, chiến tranh Pháp- Phổ nổ ra trong điều kiện không có lợi cho Pháp. Nước Pháp chưa chuẩn bị chu đáo để tham gia chiến tranh: quân đội chưa được huấn luyện kĩ càng, thiếu sự chỉ huy thống nhất, thiếu vũ khí, trang thiết bị, ngay cả kế hoạch tác chiến cũng không có

Đáp án cần chọn là: B

Câu 7: Nguyên nhân trực tiếp dẫn đến cuộc khởi nghĩa ngày 18-3-1871 của nhân dân Pa-ri là  

A. Mâu thuẫn giữa nhân dân Pa-ri với chính phủ tư sản.  

B. Thái độ đầu hàng của chính phủ tư sản lâm thời.  

C. Chống lại cuộc tiến công của quân Phổ vào Pari.  

D. Chống lại cuộc đánh úp của Chi-e vào đồi Mông -mác.

Lời giải 

Ngày 18 - 3 - 1871, Chi-e cho quân đánh úp đồi Mông-mác (Bắc Pa-ri) - là nơi tập trung đại bác của Quốc dân quân, nhưng gặp phải sự phản kháng quyết liệt của nhân dân Pari. Âm mưu chiếm đồi Mông- mác thất bại. Chi-e phải cho quân chạy về Véc-xai. Nhân dân nhanh chóng làm chủ Pa-ri và đảm nhiệm vai trò Chính phủ lâm thời.

=> Cuộc tấn công đánh úp đồi Mông-mác của Chi-e là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến cuộc khởi nghĩa ngày 18-3-1871

Đáp án cần chọn là: D

Câu 8: Đâu không phải là những chính sách được Công xã Pa-ri đề ra và thực hiện trong quá trình tồn tại của mình?  

A. Tách nhà thờ ra khỏi trường học  

B. Ban cấp ruộng đất cho nông dân  

C. Thực hiện giáo dục bắt buộc và miễn phí  

D. Giải tán bộ máy quân đội và cảnh sát cũ

Lời giải

Những chính sách cơ bản của Công xã đề ra và thực hiện trong quá trình tồn tại bao gồm:

+ Nhà thờ tách khỏi trường học.

+ Giao cho Công nhân được làm chủ những xí nghiệp có chủ bỏ trốn.

+ Quy định về tiền lương tối thiểu, giảm lao động ban đêm, cấm cúp phạt công nhân

+ Hoãn trả tiền thuê nhà và hoãn trả nợ

+ Quy định giá bán bánh mì

+ Thực hiện chế độ giáo dục bắt buộc và miễn học phí

Đáp án cần chọn là: B

Câu 9: Sự ra đời và hoạt động của Công xã Pa-ri không để lại bài học kinh nghiệm nào sau đây?  

A. Phải kiên quyết trấn áp kẻ thù, xây dựng nhà nước "của dân, do dân, vì dân"

B. Phải thực hiện liên minh công nông vững chắc  

C. Phải xây dựng một chính đảng chân chính của giai cấp vô sản  

D. Phải thực hiện liên minh với giai cấp vô sản quốc tế

Lời giải

Sự ra đời và hoạt động của Công xã Pa-ri đã để lại nhiều bài học kinh nghiệm quý báu như:

- Cách mạng vô sản muốn thắng lợi phải có Đảng chân chính lãnh đạo.

- Phải thực hiện liên minh công nông.

- Phải kiên quyết trấn áp kẻ thù.

- Phải xây dựng nhà nước của dân, do dân và vì dân.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 10: Tại sao Công xã Pa-ri được đánh giá là nhà nước kiểu mới?  

A. Công xã do nhân dân bầu ra theo nguyên tắc phổ thông đầu phiếu.  

B. Công xã đã ban bố và thi hành nhiều sắc lệnh phục vụ quyền lợi của nhân dân.  

C. Công xã xóa bỏ quân đội và bộ máy cảnh sát của chế độ cũ.  

D. Công xã đã thực hiện chế độ giáo dục bắt buộc và miễn phí.

Lời giải

Công xã Pa-ri là một nhà nước kiểu mới do công xã đã ban bố và thi hành nhiều sắc lệnh phục vị quyền lợi của nhân dân. Cụ thể:

+ Nhà thờ tách khỏi trường học.

+ Giao cho Công nhân được làm chủ những xí nghiệp có chủ bỏ trốn.

+ Quy định về tiền lương tối thiểu, giảm lao động ban đêm, cấm cúp phạt công nhân

+ Hoãn trả tiền thuê nhà và hoãn trả nợ

+ Quy định giá bán bánh mì

+ Thực hiện chế độ giáo dục bắt buộc và miễn học phí

Đáp án cần chọn là: B

Câu 11: Bản chất của cuộc khởi nghĩa ngày 18-3-1871 là  

A. cuộc chiến tranh giải phóng nước Pháp khỏi sự chiếm đóng của quân Đức. 

B. cuộc cách mạng tư sản lần thứ tư ở Pháp.  

C. cuộc cách mạng vô sản đầu tiên trên thế giới.  

D. cuộc chính biến lật đổ Đế chế III, thiết lập nền Cộng hoà III ở Pháp.

Lời giải 

Cuộc khởi nghĩa 18-3-1871 là cuộc cách mạng vô sản đầu tiên trên thế giới vì

- Lật đổ chính quyền của giai cấp tư sản. Thành lập chính quyền của giai cấp vô sản.

- Do giai cấp vô sản lãnh đạo.

- Lực lượng cách mạng là quần chúng nhân dân lao động Pa-ri.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 12: Nhân dân Pari đã thành lập lực lượng nào để đấu tranh chống chống quân Phổ, bảo vệ “Tổ quốc lâm nguy”?

A. Quốc dân quân  

B. Tự vệ  

C. Quân đội cách mạng  

D. Tự vệ và du kích

Lời giải 

Trong bối cảnh “Tổ quốc lâm nguy”, chính phủ tư sản đầu hàng quân Phổ và đàn áp phong trào đấu tranh của quần chúng, nhân dân Pari đã nổi dậy tự vũ trang, thành lập Quốc dân quân để chống lại quân Phổ, bảo vệ tổ quốc

Đáp án cần chọn là: A

Câu 13: Lực lượng chủ yếu nổi dậy ngày 4/9/1870 là gì?

A. Công nhân và tiểu tư sản

B. Nông dân

C. Công nhân

D. Công nhân và nông dân

Lời giải 

Đáp án: A

Giải thích: Trang 36, mục 1 sgk Lịch Sử 8

Câu 14: Lực lượng hỗ trợ cho các chiến sĩ ở Quốc dân quân ở đồi Mông-mác là ai?

A. Tiểu tư sản

B. Nông dân

C. Công nhân

D. Công nhân và nông dân

Lời giải 

Đáp án: B

Giải thích: Trang 36, mục 2 sgk Lịch Sử 8

Câu 15: Chính sách nào của Công xã đã bước đầu giao tư liệu sản xuất cho người lao động?

A. Hoãn trả lại tiền thuê nhà.

B. Quy định tiền lương tối thiểu.

C. Giáo dục bắt buộc.

D. Công nhân quản lí xí nghiệp chủ bỏ trốn.

Lời giải 

Đáp án: D

Giải thích: Trang 37, mục II sgk Lịch Sử 8

Câu 16: Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến cuộc khởi nghĩa ngày 18/03/1971 của nhân dân Pa-ri là gì?

A. Mâu thuẫn gay gắt không thể điều hòa giữa quần chúng nhân dân Pa-ri với chính phủ tư sản.

B. Bất bình trước thái độ hèn nhát của chính phủ tư sản khi bị quân Phổ tấn công.

C. Chống lại sự đầu hàng phản bội lợi ích dân tộc của tư sản Pháp để bảo vệ tổ quốc.

D. Chi-e cho quân đánh úp đồi Mông-mác.

Lời giải 

Đáp án: A

Giải thích: Chính phủ tư sản đã xin đình chiến khi quân Phổ tiến vào sâu nước Pháp, dù vậy, nhân dân Pa-ri vẫn kiên quyết chiến đấu bảo vệ. Sau cuộc chiến, mâu thuẫn giữa chính phủ tư sản đóng ở Véc-xai với nhân dân Pa-ri ngày càng tăng.

Câu 17: Khi quân Phổ chuẩn bị tấn công vào nước Pháp, giai cấp tư sản Pháp thành lập chính phủ lâm thời với tên gọi là gì?

A. Chính phủ Lập quốc

B. Chính phủ Vệ quốc

C. Chính phủ Cứu quốc

D. Chính phủ yêu nước

Lời giải 

Đáp án: B

Giải thích: Trang 36, mục 1 sgk Lịch Sử 8

Câu 18: “ Tuần lễ đẫm máu” ở nước Pháp diễn ra trong khoảng thời gian nào?

A. 12/05/1871 – 28/5/1871

B. 29/5/1981 - 27/05/1871

C. 20/05/1871 – 28/05/1871

D. 21/05/1871 – 28/05/1871

Lời giải 

Đáp án:

Giải thích: Trang 38, mục III sgk Lịch Sử 8

Câu 19: Vì sao cuộc cách mạng ngày 18/03/1871 được gọi là cuộc cách mạng vô sản?

A. Cuộc cách mạng lật đổ chính quyền của giai cấp tư sản.

B. Cuộc cách mạng do giai cấp vô sản lãnh đạo.

C. Đánh đuổi được quân Phổ và thiết lập nên chuyên chính vô sản.

D. Thành lập được nhà nước của giai cấp vô sản.

Lời giải 

Đáp án: A

Giải thích: 18/03/1871, Chie – một tư sản đứng đầu chính phủ mới, cho quân đánh úp đồi Mông-mác, nhưng bị thất bại do gặp phải sự phản kháng gay gắt của nhân dân. Cuộc cách mạng chống lại chính phủ mới là chính phủ của giai cấp tư sản, nhân dân Pa-ri đã tiến lên một bước tiến mới trong cuộc đấu tranh của mình

Câu 20: Hội đồng Công xã Pa-ri được tập trung trong tay các quyền lực nào?

A. Quyền hành pháp

B. Quyền lập pháp

C. Quyền hành pháp và lập pháp

D. Quyền hành pháp, lập pháp và tư pháp.

Lời giải 

Đáp án: C

Giải thích: Trang 36, mục II sgk Lịch Sử 8

Câu 21: Vì sao nói Công xã Pa-ri là một nhà nước kiểu mới?

A. Công xã do nhân dân bầu ra theo nguyên tắc phổ thông đầu phiếu.

B. Công xã đã ban bố và thi hành nhiều sắc lệnh phục vụ quyền lợi của nhân dân.

C. Công xã giải phóng quân đội và bộ máy cảnh sát của chế độ cũ.

D. Công xã vừa ban bố pháp lệnh, vừa thi hành pháp lệnh.

Lời giải 

Đáp án: B

Giải thích: Các chính sách của công xã (trang 37, mục II) cho thấy đã ban bố và thi hành các sắc lệnh phục vụ quyền lợi của nhân dân

Câu 22: Bài học lớn nhất được rút ra từ Công xã Pa-ri là gì?

A. Phải có đảng vô sản lãnh đạo.

B. Phải liên minh công nông.

C. Phải đập tan bộ máy nhà nước cũ.

D. Phải lôi kéo được đông đảo quần chúng ủng hộ.

Lời giải 

Đáp án: A

Giải thích: Điểm yếu nhất của công xã đó là không có Đảng vô sản lãnh đạo, nên những bước đi còn yếu kém và không có đường lối chín chắn, rời rạc, không có sự đoàn kết giữa các tầng lớp. Nên khi cần phải đấu tranh đã lúng túng, không biết đi theo con đường nào chính xác.

Bài viết liên quan

1191
  Tải tài liệu