Người ta cũng sử dụng foot (đọc là phút, số nhiều là feet, kí hiệu là ft), là một đơn vị đo chiều dài

Lời giải Bài 7 trang 72 Toán 6 sách Cánh diều hay nhất, chi tiết sẽ giúp học sinh dễ dàng làm bài tập Toán 6.

232


Giải Toán 6 Cánh diều Bài tập cuối chương 5

Bài 7 trang 72 Toán lớp 6 Tập 2: Người ta cũng sử dụng foot (đọc là phút, số nhiều là feet, kí hiệu là ft), là một đơn vị đo chiều dài, 1 ft = 304,8 mm. Người ta cũng sử dụng độ Fahrenhei (đọc là Fa-ren-hai, kí hiệu là F) để đo nhiệt độ. Công thức đổi từ độ C sang độ F là: F = (160 + 9C) : 5, trong đó C là nhiệt độ theo độ C và F là nhiệt độ tương ứng theo độ F.

a) Tính nhiệt độ của nước sôi theo độ F, biết rằng nước sôi có nhiệt độ là 100 °C.

b) Nhiệt độ mặt đường nhựa vào buổi trưa những ngày hè nắng gắt ở Hà Nội có thể lên đến 109 °F. Hãy tính (xấp xỉ) nhiệt độ của mặt đường nhựa vào thời điểm đó theo độ C.

c) Điểm sôi của nước bị ảnh hưởng bởi những thay đổi về độ cao. Theo tính toán, địa hình cứ cao lên 1 km thì điểm sôi của nước giảm đi (khoảng) 3°C. Tìm điểm sôi của nước (tính theo độ F) tại độ cao 5 000 ft.

Lời giải:

a) Nhiệt độ sôi của nước là 1000C nghĩa là C = 100, chuyển sang nhiệt độ F là:

F = (160 + 9.100) : 5 = 2120F.

Vậy nhiệt độ sôi của nước biểu diễn theo độ F là 2120F.

b) Nhiệt độ của mặt đường nhựa vào buổi trưa là 1090F nghĩa là F = 109. 

Khi đó, ta có: 109 = (160 + 9.C) : 5 

160 + 9C = 109.5

160 + 9C = 545

9C = 545 – 160 

9C = 385

C = 385 : 9 

C ≈ 42,8.

Vậy vào buổi trưa những ngày hè nắng gắt ở Hà Nội nhiệt độ mặt đường nhựa vào buổi trưa có thể lên đến 42,80C.

c) Ta có: 1 ft = 304,8 mm

5 000 ft = 1 524 000 mm = 1,524 km.

Cứ lên cao 1 km thì nhiệt độ giảm khoảng 30C nên ở độ 1,524 thì nhiệt độ giảm khoảng:

3.1,524 = 4,5720C.

Suy ra nhiệt độ sôi của nước tại độ cao này là: 100 – 4,572 = 95,4280C.

Chuyển sang độ F là: F = (160 + 9.95,428) : 5 = 203,77040F.

Vậy điểm sôi của nước tại độ cao 5 000 ft là 203,77040F.

Bài viết liên quan

232