Địa Lí 8 Bài 29: Đặc điểm các khu vực địa hình

Lý thuyết tổng hợp Địa lí lớp 8 Bài 29: Đặc điểm các khu vực địa hình chọn lọc năm 2021 – 2022 mới nhất gồm tóm tắt lý thuyết và hơn 500 bài tập ôn luyện Địa 8. Hy vọng bộ tổng hợp lý thuyết Địa lí lớp 8 sẽ giúp học sinh củng cố kiến thức, ôn tập và đạt điểm cao trong các bài thi trắc nghiệm môn Địa lí 8 

1424
  Tải tài liệu

Bài 29: Đặc điểm các khu vực địa hình

A. Lý thuyết

1. Khu vực đồi núi

a) Vùng núi Đông Bắc

- Là vùng đồi núi thấp, nằm ở tả ngạn sông Hồng, đi từ dãy núi Con Voi đến vùng đồi núi ven biển Quảng Ninh.

- Hướng địa hình là hướng cánh cung.

b) Vùng núi Tây Bắc

- Nằm giữa sông Hồng và sông Cả.

- Đây là vùng có địa hình cao nhất cả nước với các dải núi cao, sơn nguyên đá vôi hiểm trở nằm song song và kéo dài theo hướng tây bắc – đông nam.

Lý thuyết Địa Lí 8 Bài 29: Đặc điểm các khu vực địa hình hay, chi tiết

c) Vùng núi Trường Sơn Bắc

- Nằm từ phía nam sông Cả tới dãy Bạch Mã, dài khoảng 600 km.

- Là vùng núi thấp, có hai sườn đối xứng nhau.

- Hướng chủ yếu là tây bắc – đông nam.

d) Vùng núi và cao nguyên Trường Sơn Nam

- Là vùng đồi núi và cao nguyên hùng vĩ. Đặc trưng là các cao nguyên badan xếp tầng.

Địa hình bán bình nguyên Đông Nam Bộ và vùng đồi trung du Bắc Bộ phần lớn là những bậc thềm phù sa, mang tính chất chuyển tiếp giữa miền núi và đồng bằng.

Lý thuyết Địa Lí 8 Bài 29: Đặc điểm các khu vực địa hình hay, chi tiết

Vùng núi Trường Sơn Nam

2. Khu vực đồng bằng

a) Đồng bằng châu thổ hạ lưu các sông lớn

- Đồng bằng lớn nhất là đồng bằng sông Cửu Long có diện tích khoảng 40000 km2, cao khoảng 2-3m so với mực nước biển.

Lý thuyết Địa Lí 8 Bài 29: Đặc điểm các khu vực địa hình hay, chi tiết

Đồng Bằng sông Cửu Long và vùng bán bình nguyên Đông Nam Bộ

- Đồng bằng sông Hồng có diện tích khoảng 15000km2, là đồng bằng lớn thứ 2. Đồng bằng có hệ thống đê bao quanh.

Đây là hai vùng nông nghiệp trọng điểm của cả nước.

b) Các đồng bằng duyên hải Trung Bộ

- Diện tích khoảng 15000 km2 và bị chia cắt thành nhiều đồng bằng nhỏ.

3. Địa hình bờ biển và thềm lục địa

- Bờ biển nước ta kéo dài trên 3260 km từ Móng Cái đến Hà Tiên, chia thành bờ biên bồi tụ và bờ biển mài mòn.

- Thềm lục địa địa chất nước ta mở rộng tại vùng biển Bắc Bộ và Nam Bộ.

Địa lí 8 Bài 29: Đặc điểm các khu vực địa hình

B. Bài tập trắc nghiệm

Câu 1: Dãy Hoàng Liên Sơn nằm ở vùng:

A. Vùng Trường Sơn Bắc.

B. Vùng Tây Bắc.

C. Vùng Đông Bắc

D. Vùng Tây Nam

Lời giải:

Dãy Hoàng Liên Sơn được mệnh danh là nóc nhà của Việt Nam, đây là dãy núi cao nhất nước ta nằm ở vùng Tây Bắc.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 2: Vùng núi Đông Bắc là một vùng đồi núi

A. Trung bình

B. Thấp

C. Khá cao

D. Cao

Lời giải:

Vùng núi Đông Bắc là một vùng đồi núi thấp, nằm ở tả ngạn sông Hồng, đi từ dãy Con Voi đến vùng đồi núi ven biển Quảng Ninh.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 3: Thềm lục địa nước ta mở rộng tại các vùng biển nào với độ sâu không quá 100m?

A. Vùng biển Bắc Bộ

B. Vùng biển Bắc Bộ và Vùng biển Nam Bộ.

C. Vùng biển Nam Bộ

D. Vùng biển Trung Bộ

Lời giải:

Thềm lục địa địa chất nước ta mở rộng tại các vùng biển Bắc Bộ và Nam Bộ, với độ sâu không quá 100m.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 4: Tây Bắc có những đồng bằng nhỏ hẹp, trù phú:

A. Mường Thanh, Than Uyên, Nghĩa Lộ.

B. Mường Lát, Than Uyên, Nghĩa Lộ.

C. Mường Thanh, Mộc Châu, Than Uyên.

D. Mường Lò, Mường Thanh, Mường Kim.

Lời giải:

Tây Bắc còn có những đồng bằng nhỏ trù phú, nằm giữa vùng núi cao như Mường Thanh, Than Uyên, Nghĩa Lộ,… Còn Mộc Châu là cao nguyên thuộc tỉnh Sơn La; Mường Kim, Mường Lát là địa danh thuộc tỉnh Thanh Hóa.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 5: Nước ta có những đồng bằng lớn nào?

A. Đồng bằng sông Hồng và đồng bằng Thanh-Nghệ-Tỉnh.

B. Đồng bằng Thanh-Nghệ-Tĩnh và đồng bằng duyên hải Nam Trung Bộ.

C. Đồng bằng Nam Trung Bộ và đồng bằng sông Cửu Long.

D. Đồng bằng sông Cửu Long và đồng bằng sông Hồng.

Lời giải:

Nước ta có hai vùng đồng bằng lớn, đồng thời cũng là hai vựa lúa lớn nhất ở nước ta là đồng bằng sông Cửu Long và đồng bằng sông Hồng.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 6: Đỉnh núi cao nhất của Hoàng Liên Sơn là:

A. Phu Luông.

B. Phan-xi-păng.

C. PuTra.

D. Pu Si Cung.

Lời giải:

Đỉnh núi Phan-xi-păng (thuộc địa phận tỉnh Lào Cai) cao 3143m là đỉnh núi cao nhất của dãy Hoàng Liên Sơn và cũng là đỉnh núi cao nhất nước ta.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 7: Nước ta có đường bờ biển kéo dài 3620km, từ:

A. Móng Cái đến Cà Mau.

B. Móng Cái đến Hà Tiên.

C. Móng Cái đến Vũng Tàu.

D. Móng Cái đến Phú Quốc.

Lời giải:

Nước ta có đường bờ biển kéo dài 3 620km, từ Móng Cái (Quảng Ninh) đến Hà Tiên (Kiên Giang), chia thành bờ biển bồi tụ và bờ biển mài mòn.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 8: Đặc điểm địa hình không phải của vùng núi Trường Sơn Bắc là:

A. Có hai sườn không đối xứng

B. Có nhiều nhánh núi nằm ngang.

C. Vùng núi thấp.

D. Hướng Đông Bắc – Tây Nam.

Lời giải:

Trường Sơn Bắc là vùng núi thấp, chạy theo hướng Tây Bắc – Đông Nam với hai sường không đối xứng và có nhiều nhánh núi nằm ngang chia cắt đồng bằng duyên hải Trung Bộ.

=> Hướng Đông Bắc - Tây Nam là không đúng

Đáp án cần chọn là: D

Câu 9: Đèo Ngang nằm giữa các tỉnh nào?

A. Quảng Bình, Quảng Trị

B. Quảng Trị, Thừa Thiên Huế

C. Nghệ An, Hà Tĩnh

D. Hà Tĩnh, Quảng Bình

Lời giải:

Đèo Ngang nằm giữa địa phận tỉnh Hà Tĩnh và Quảng Bình. Đèo Ngang là một thắng cảnh của miền Trung Việt Nam, nổi tiếng qua bài thơ "Qua Đèo Ngang" của Bà Huyện Thanh Quan.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 10: Đặc điểm nổi bật không phải của vùng núi Đông Bắc là:

A. Vùng đồi (trung du) phát triển rộng

B. Đồng bằng rộng lớn ở hạ lưu sông.

C. Phổ biến là địa hình cácxtơ.

D. Có những cánh cung núi lớn.

Lời giải:

Đông Bắc là vùng địa hình núi thấp với các cành cung lớn nổi tiếng (cánh cung Sông Gâm, Ngân Sơn - Yên Lạc, Bắc Sơn, Đông Triều). Đông Bắc cũng là vùng nổi tiếng với dạng địa hình cácxtơ (Quảng Ninh nhiều nhất) và là vùng có vùng đồi trung du phát triển rộng. Đồng thời, vùng núi Đông Bắc có các đồng bằng nhỏ hẹp không đáng kể ven biển hạ lưu các con sông.

=> Đồng bằng rộng lớn ở hạ lưu sông không phải là đặc điểm vùng núi Đông Bắc

Đáp án cần chọn là: B

Câu 11: Hạn chế lớn nhất của vùng núi đá vôi của nước ta là:

A. Dễ xảy ra lũ nguồn, lũ quét.

B. Nhiều nguy cơ phát sinh động đất.

C. Dễ xảy ra tình trạng thiếu nước.

D. Nạn cháy rừng dễ diễn ra nhất.

Lời giải:

Vùng núi đá vôi là những nơi dễ xảy ra tình trạng thiếu nước trầm trọng, điển hình như vùng núi Hà Giang.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 12: Điểm giống nhau chủ yếu của địa hình vùng núi Đông Bắc và Tây Bắc là:

A. có nhiều khối núi cao đồ sộ.

B. đồi núi thấp chiếm ưu thế.

C. nghiêng theo hướng tây bắc - đông nam.

D. có nhiều sơn nguyên, cao nguyên.

Lời giải:

Hướng nghiêng chung của địa hình nước ta là Tây Bắc – Đông Nam. Tây Bắc có hướng nghiêng chính là Tây Bắc – Đông Nam còn Đông Bắc mặc dù các dãy núi chạy theo hướng vòng cung nhưng hướng nghiêng chung của địa hình vẫn là Tây Bắc – Đông Nam. Cao trong nội địa và thấp dần ra biển.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 13: Giải thích tại sao đồi núi nước ta lại có sự phân bậc?

A. Phần lớn là núi có độ cao dưới 2000 m.

B. Chịu tác động của vận động tạo núi Anpơ trong giai đoạn Tân kiến tạo.

C. Chịu tác động của nhiều đợt vận động tạo núi trong đại Cổ sinh.

D. Trải qua lịch sử phát triển lâu dài, chịu tác động nhiều của ngoại lực.

Lời giải:

Nước ta chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của vận động tạo núi Anpơ trong thời kì tân kiến tạo diễn ra với nhiều đợt liên tiếp mạnh, nhẹ khác nhau nên vùng núi nước ta có sự phân bậc rõ rệt theo độ cao.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 14: Hướng địa hình chủ yếu của vùng núi Đông Bắc là

   A. Tây bắc-đông nam

   B. Vòng cung

   C. Tây-đông

   D. Đông bắc-tây nam

Lời giải:

Đáp án: B. Vòng cung

Giải thích: Vùng núi Đông Bắc nổi bật với các cánh cung lớn: Sông Gâm, Ngân Sơn, Bắc Sơn, Đông Triều. (Hình 28.1 trang 103; trang 104 SGK Địa lí 8).

Câu 15: Hướng địa hình chủ yếu của vùng núi Tây Bắc là

   A. Tây bắc-đông nam

   B. Vòng cung

   C. Tây-đông

   D. Đông bắc-tây nam

Lời giải:

Đáp án: A. Tây bắc-đông nam.

Giải thích: Vùng núi Tây Bắc với những dải núi cao, những sơn nguyên đá vôi hiểm trở nằm song song và kéo dài theo hướng tây bắc-đông nam. Các dãy núi: Hoàng Liên Sơn, Pu Đen Đinh, Pu Sam Sao. (Hình 28.1trang 103; trang 104 SGK Địa lí 8).

Câu 16: Vùng núi Tây Bắc nằm giữa hai con sông:

   A. Sông Hồng và sông Mã

   B. Sông Hồng và sông Cả

   C. Sông Đà và sông Mã

   D. Sông Đà và sông Cả

Lời giải:

Đáp án: B. Sông Hồng và sông Cả

Giải thích: Vùng núi Tây Bắc nằm giữ sông Hồng và sông Cả. (trang 104 SGK Địa lí 8).

Câu 17: Đặc điểm của vùng núi Trường Sơn Bắc:

   A. Vùng đồi núi thấp nổi bật là các cánh cung lớn.

   B. Vùng núi cao và những cao nguyên đá vôi nằm song song và kéo dài theo hướng tây bắc-đông nam.

   C. Vùng núi thấp có hai sường không đối xứng, sườn phía đông hẹp và dốc.

   D. Vùng đồi núi và các cao nguyên badan xếp tầng rộng lớn.

Lời giải:

Đáp án: C. Vùng núi thấp có hai sường không đối xứng, sườn phía đông hẹp và dốc.

Giải thích: (trang 105 SGK Địa lí 8).

Câu 18: Địa hình cacxto tập trung nhiều ở miền nào:

   A. Miền Bắc

   B. Miền Trung

   C. Miền Nam

   D. Tây Nguyên

Lời giải:

Đáp án: A. Miền Bắc

Giải thích: Địa hình vùng núi ở miền Bắc như Đông Bắc, Tây Bắc, Trường Sơn Bắc có nhiều núi đá vôi, với lượng mưa lớn mưa tập trung theo mùa nên ở các vùng này có các dạng địa hình cacxto hình thành.

Câu 19: Đồng bằng lớn nhất nước ta:

   A. Đồng bằng châu thổ sông Hồng

   B. Đồng bằng duyên hải miền Trung

   C. Đồng bằng giữa núi vùng Tây Bắc

   D. Đồng bằng châu thổ sông Cửu Long

Lời giải:

Đáp án: D. Đồng bằng châu thổ sông Cửu Long

Giải thích: Đồng bằng lớn nhất là đồng bằng sông Cửu Long có diện tích khoảng 40000 km2, cao khoảng 2-3m so với mực nước biển (trang 105 SGK Địa lí 8).

Câu 20: Đồng bằng sông Hồng có đặc điểm là:

   A. Cao trung bình 2-3m, vào mùa lũ có nhiều ô trũng rộng lớn bị ngập nước.

   B. Là những cánh đồng nhỏ trù phú nằm giữa vùng núi cao.

   C. Các cánh đồng bị vây bọc bởi các con đê trở thành những ô trũng.

   D. Được chia thành nhiều đồng bằng nhỏ.

Lời giải:

Đáp án: C. Các cánh đồng bị vây bọc bởi các con đê trở thành những ô trũng.

Giải thích: Đồng bằng sông Hồng có diện tích khoảng 15000km2, nhân dân ta đã xây hệ thống đê lớn vững chắc dài trên 2700km2. Các cánh đồng bị vây bọc bởi các con đê trở thành những ô trũng. (trang 105 SGK Địa lí 8).

Câu 21: Bờ biển nước ta dài bao nhiêu km?

   A. 2260 km

   B. 3260 km

   C. 2360 km

   D. 3620 km

Lời giải:

Đáp án: B. 3260 km.

Giải thích: Bờ biển nước ta dài trên 3260 km từ Móng Cái đến Hà Tiên. (trang 107 SGK Địa lí 8).

Câu 22: Đăc điểm bờ biển từ Đà Nẵng đến Vũng Tàu:

   A. Rất khúc khuỷu, lồi lõm, có nhiều vũng, vịnh nước sâu, kín gió và nhiều bãi cát sạch.

   B. Có nhiều bãi bùn rộng.

   C. Là kiểu bờ biển bồi tụ.

   D. Diện tích rững ngập mặn phát triển.

Lời giải:

Đáp án: A. Rất khúc khuỷu, lồi lõm, có nhiều vũng, vịnh nước sâu, kín gió và nhiều bãi cát sạch.

Giải thích: (trang 107 SGK Địa lí 8).

Câu 23: Thềm lục địa nước ta mở rộng tại các vùng biển:

   A. Vùng biển Bắc Bộ và Trung Bộ

   B. Vùng biển Trung Bộ và Nam Bộ.

   C. Vùng biển Bắc Bộ và Nam Bộ.

   D. Vùng biển Bắc Bộ, Trung Bộ và Nam Bộ

Lời giải:

Đáp án: C. Vùng biển Bắc Bộ và Nam Bộ.

Giải thích: Thềm lục địa nước ta mở rộng tại các vùng biển Bắc Bộ và Nam Bộ, với độ sâu không quá 100 m. (trang 108 SGK Địa lí 8)

Bài viết liên quan

1424
  Tải tài liệu