Địa Lí 8 Bài 9: Khu vực Tây Nam Á

Lý thuyết tổng hợp Địa lí lớp 8 Bài 9: Khu vực Tây Nam Á chọn lọc năm 2021 – 2022 mới nhất gồm tóm tắt lý thuyết và hơn 500 bài tập ôn luyện Địa 8. Hy vọng bộ tổng hợp lý thuyết Địa lí lớp 8 sẽ giúp học sinh củng cố kiến thức, ôn tập và đạt điểm cao trong các bài thi trắc nghiệm môn Địa lí 8. 

3101
  Tải tài liệu

Bài 9: Khu vực Tây Nam Á

A. Lý thuyết

1. Vị trí địa lí

- Nằm ở phía tây nam của châu Á

- Tiếp giáp:

   + châu Phi, châu Âu.

   + khu vực Trung Á, khu vực Nam Á

   + Vịnh biển: biển A-rap, biển Đỏ, Địa Trung Hải, biển Đen, biển Ca-xpi, vịnh Pec-xich.

→ Vị trí chiến lược quan trọng- nơi qua lại giữa 3 châu lục, giữa các vùng biển, đại dương.

Lý thuyết Địa Lí 8 Bài 9: Khu vực Tây Nam Á hay, chi tiết

2. Đặc điểm tự nhiên

- Địa hình chủ yếu là núi và cao nguyên:

   + Phía đông bắc: có các dãy núi cao chạy từ bờ Địa Trung Hải nối hệ thống An-pi với hệ thống Hi-ma-lay-a, sơn nguyên Thổ Nhĩ Kì, sơn nguyên I-ran.

   + Phía tây nam: sơn nguyên A-rap, đồng bằng Lưỡng Hà.

- Khí hậu: chủ yếu là khí hậu nhiệt đới khô, nột phần ven Địa Trung Hải có khí hậu cận nhiệt Địa Trung Hải.

- Nguồn tài nguyên quan trọng nhất của khu vực là dầu mỏ.

3. Đặc điểm dân cư, kinh tế, chính trị

- Dân cư:

   + Tây Nam Á có số dân khoảng 286 triệu dân, phân bố chủ yếu ở khu vực ven biển.

   + Thành phần dân tộc: chủ yếu là người A-rập và theo đạo Hồi.

Lý thuyết Địa Lí 8 Bài 9: Khu vực Tây Nam Á hay, chi tiết

- Kinh tế:

   + Hiện nay ngành công nghiệp và thương mại phát triển.

   + Công nghiệp khai thác và chế biến dầu mỏ rất phát triển, chiếm 1/3 sản lượng dầu thế giới

   +Nông nghiệp: trồng lúa mì, chà là, chăn nuôi du mục, dệt vải.

- Chính trị: Tình hình chính trị không ổn định, các cuộc tranh chấp gay gắt,…

Lý thuyết Địa Lí 8 Bài 9: Khu vực Tây Nam Á hay, chi tiết

Địa lí 8 Bài 9: Khu vực Tây Nam Á

B. Bài tập trắc nghiệm

Câu 1: Tây Nam Á không tiếp giáp châu lục nào sau đây?

A. châu Á.

B. châu Âu.

C. châu Mĩ.

D. châu Phi.

Lời giải:

Tây Nam Á có vị trí nằm ở Tây Nam châu Á, tiếp giáp 3 châu lục: Á, Âu, Phi.

=> Tây Nam Á không tiếp giáp châu  Mĩ

Đáp án cần chọn là: C

Câu 2: Tây Nam Á không tiếp giáp với khu vực và châu lục nào sau đây?

A. Khu vực Nam Á.

B. Châu Đại Dương.

C. Châu Âu.

D. Châu Phi.

Lời giải:

Tây Nam Á nằm ở phía tây nam của châu Á vì vậy nên tiếp giáp với các châu lục khu vực là Nam Á, châu Âu, châu Phi.

=> Tây Nam Á không tiếp giáp với châu Đại Dương.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 3: Dạng địa hình chủ yếu ở Tây Nam Á là

A. đồng bằng châu thổ.

B. núi và cao nguyên.

C. bán bình nguyên.

D. sơn nguyên và bồn địa.

Lời giải:

Tây Nam Á có địa hình chủ yếu là núi và cao nguyên.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 4: Các miền địa hình của khu vực Tây Nam Á từ đông bắc xuống tây nam lần lượt là

A. các dãy núi cao; đồng bằng Lưỡng Hà; sơn nguyên A – rap.

B. đồng bằng Lưỡng Hà; sơn nguyên A – rap; các dãy núi cao.

C. sơn nguyên A – rap; đồng bằng Lưỡng Hà; các dãy núi cao.

D. các dãy núi cao; sơn nguyên A – rap; đồng bằng Lưỡng Hà.

Lời giải:

Các miền địa hình chính từ đông bắc xuống tây nam của khu vực Tây Nam Á lần lượt là các dãy núi cao ở phía đông bắc, phái tây nam là sơn nguyên A – rap và nằm ở giữa là đồng bằng Lưỡng Hà.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 5: Đồng bằng Lưỡng Hà được bồi đắp bởi phù sa của hệ thống sông

A. Ti-grơ và Ơ-phrát.

B. Ấn – Hằng.

C. Hoàng Hà, Trường Giang.

D. A-mua và Ô-bi.

Lời giải:

Đồng bằng Lưỡng Hà được bồi đắp bởi phù sa của hệ thống sông Ti-grơ và Ơ-phrát.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 6: Đồng bằng Lưỡng Hà nằm ở vị trí nào của khu vực Tây Nam Á? 

A. Phía tây nam.

B. Phía đông bắc.

C. Ven các biển và đại dương.

D. Ở giữa.

Lời giải:

Địa hình của khu vực Tây Nam Á chia thành 3 khu vực

+ Các dãy núi cao ở phía đông bắc

+ Phía tây nam là sơn nguyên A – rap chiếm gần toàn bộ diện tích của bán đảo A – rap

+ Ở giữa là đồng bằng Lưỡng Hà, vị trí nằm kẹp giữa các dãy núi ở phía đông bắc và sơn nguyên ở phía tây nam.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 7: Nguồn tài nguyên quan trọng nhất của  khu vực Tây Nam Á là

A. Than đá.

B. Sắt.

C. Đồng.

D. Dầu mỏ.

Lời giải:

Tài nguyên giàu có nhất ở Tây Nam Á là dầu mỏ, tập trung quanh vịnh Pec-xich.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 8: Các mỏ dầu của khu vực Tây Nam Á phân bố chủ yếu ở đâu?

A. Phía bắc khu vực.

B. Ven biển phía nam.

C. Ven vịnh Pec – xích.

D. Ven biển Địa Trung Hải.

Lời giải:

Tài nguyên giàu có nhất ở Tây Nam Á là dầu mỏ, tập trung quanh vịnh Pec-xich.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 9: Các nước có nhiều dầu mỏ nhất ở Tây Nam Á là

A. Ả-rập Xê-út, Thổ Nhĩ Kì, Xi-ri, Cô-oét.

B. Ả-rập Xê-út, I-ran, I-rắc, Xi-ri.

C. Yê-men, Ô-man, Li-Băng, Síp.

D. Ả-rập Xê-út, I-ran, I-rắc, Cô-oét.

Lời giải:

Các nước có nhiều dầu mỏ nhất ở Tây Nam Á là Ả-rập Xê-út, I-ran, I-rắc, Cô-oét.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 10: Sản lượng khai thác dầu mỏ hàng năm của các nước Tây Nam Á là

A. hơn1 tỉ tấn dầu.

B. hơn 2 tỉ tấn dầu.

C. gần 1 tỉ tấn dầu.

D. gần 2 tỉ tấn dầu.

Lời giải:

Hằng năm các nước khu vực Tây Nam Á khai thác hơn 1 tỉ tấn dầu, chiếm khoảng 1/3 sản lượng dầu thế giới.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 11: Ngành công nghiệp quan trọng nhất đối với các nước Tây Nam Á là

A. công nghiệp luyện kim.

B. cơ khí, chế tạo máy.

C. khai thác và chế biến dầu mỏ.

D. sản xuất hàng tiêu dùng.

Lời giải:

Ngành công nghiệp quan trọng nhất đối với các nước Tây Nam Á là khai thác và chế biến dầu mỏ.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 12: Ngành kinh tế chủ đạo của khu vực Tây Nam Á trước kia là

A. thương mại.

B. nông nghiệp.

C. khai thác rừng.

D. khai thác và chế biến dầu mỏ.

Lời giải:

Trước đây, đại bộ phận dân cư Tây Nam Á làm nông nghiệp: trồng lúa mì, chà là, chăn nuôi du mục và dệt thảm.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 13: Tây Nam Á không tiếp giáp với biển

A. Địa Trung Hải.

B. A-rap.

C. Ca-xpi.

D. Gia-va.

Lời giải:

Tây Nam Á tiếp giáp với nhiều biển kín: biển Đen, biển Địa Trung Hải, biển Đỏ, biển A-rap, biển Ca-xpi.

=> Tây Nam Á không tiếp giáp với biển Gia-va (biển Gia-va thuộc khu vực Đông Nam Á)

Đáp án cần chọn là: D

Câu 14: Đặc điểm khí hậu nổi bật ở Tây Nam Á là

A. nóng ẩm.

B. lạnh ẩm.

C. khô hạn.

D. ẩm ướt.

Lời giải:

Khu vực Tây Nam Á có khí hậu khô hạn.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 15: Tây Nam Á nằm trong các đới khí hậu nào sau đây?

A. Cận nhiệt và ôn đới.

B. Nhiệt đới và ôn đới.

C. Nhiệt đới và cận nhiệt.

D. Ôn đới và hàn đới.

Lời giải: 

Tây Nam Á nằm trong hai đới khí hậu là đới nhiệt đới và đới cận nhiệt.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 16: Đặc điểm khí hậu nổi bật ở Tây Nam Á là

A. nóng ẩm.

B. lạnh ẩm.

C. khô hạn.

D. ẩm ướt.

Lời giải:

Khu vực Tây Nam Á có khí hậu khô hạn.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 17: Tây Nam Á nằm trong các đới khí hậu nào sau đây?

A. Cận nhiệt và ôn đới.

B. Nhiệt đới và ôn đới.

C. Nhiệt đới và cận nhiệt.

D. Ôn đới và hàn đới.

Lời giải:

Tây Nam Á nằm trong hai đới khí hậu là đới nhiệt đới và đới cận nhiệt.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 18: Nguyên nhân sâu xa gây nên tình trạng mất ổn định của khu vực Tây Nam Á là

A. dầu mỏ và vị trí địa chính trị quan trọng.

B. tôn giáo và các thế lực thù địch chống phá.

C. xung đột dai dẳng giữa người Ả- rập và người Do Thái.

D. tranh giành đất đai và nguồn nước.

Lời giải:

Khu vực Tây Nam Á có tài nguyên dầu mỏ giàu có, kết hợp với vị trí chiến lược quan trọng – nơi qua lại giữa ba châu lục, giữa các vùng biển, đại dương nền từ xưa nơi đây đã xảy ra những cuộc tranh chấp gay gắt giữa các bộ tộc, các dân tộc trong và ngoài khu vực.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 19: Phát biểu nào sau đây cho thấy tầm quan trọng của các quốc gia Tây Nam Á đối với nền kinh tế thế giới?

A. Vị trí địa chính trị quan trọng.

B. Nơi xuất khẩu dầu mỏ lớn nhất thế giới.

C. Tài nguyên thiên nhiên đa dạng, phong phú.

D. Nền kinh tế phát triển nhanh.

Lời giải:

Các quốc gia Tây Nam Á có lợi thế là nguồn tài nguyên dầu mỏ vô cùng giàu có, vì vậy nên hoạt động sản xuất chủ yếu là khai thác và chế biến dầu mỏ được đẩy mạnh phát triển. Nhờ đó mà Tây Nam Á là khu vực xuất khẩu dầu mỏ lớn nhất thế giới. Trong khi đó dầu mỏ là một loại nguyên nhiên liệu vô cùng quan trọng đối sự việc phát triển kinh tế của các quốc gia đặc biệt là các quốc gia phát triển trên thế giới. Vì vậy nên tầm quan trọng của các quốc gia Tây Nam Á gắn liền với việ xuất khẩu dầu mỏ.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 20: Xung đột, nội chiến và bất ổn ở khu vực Tây Nam Á dẫn đến hậu quả nào sau đây?

A. Dân số tăng nhanh.

B. Gia tăng tình trạng đói nghèo.

C. Thúc đẩy đô thị hóa tự phát.

D. Chênh lệch giàu – nghèo sâu sắc.

Lời giải:

Những cuộc xung đột, nội chiến ở khu vực Tây Nam Á làm cho tình hình chính trị ở đây trở nên bất ổn và rối ren, đe dọa cuộc sống tính mạng những dân thường, phá hoại tài sản, của cải vật chất…Vấn đề này kéo dài dai dẳng và không thể giải quyết ổn thỏa càng gia tăng thêm tình trạng nghèo đói cho người dân.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 21: Ảnh hưởng lớn nhất do bất ổn định về chính trị ở Tây Nam Á gây ra đối với các nước là

A. phát triển kinh tế và đời sống người dân.

B. sản xuất dầu mỏ và khí đốt.

C. sản xuất nông nghiệp.

D. hòa bình và an ninh trong khu vực.  

Lời giải:

Sự bất ổn về chính trị ở các quốc gia Tây Nam Á do vấn đề tranh chấp tài nguyên, xung đột sắc tộc, xung đột tôn giáo đã gây ra rất nhiều hậu quả đặc biệt nhất là tác động tới sự phát triển kinh tế và đời sống của người dân trong khu vực.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 22: Đâu không phải là nguyên nhân khiến Tây Nam Á có khí hậu khô hạn quanh năm?

A. địa hình núi, cao nguyên ở rìa lục địa chắn gió.

B. có gió tín phong thổi quanh năm.

C. vị trí không tiếp giáp biển.

D. có đường chí tuyến đi qua giữa lãnh thổ.

Lời giải:

Tây Nam Á có đường chí tuyến đi qua giữa lãnh thổ, khu vực thống trị quanh năm của khối áp cao cận chí tuyến -> do vậy nền nhiệt cao quanh năm, khí hậu khô hạn ít mưa; đây là vùng có gió tín phong khô nóng thổi quanh năm. Mặt khác, địa hình núi và cao nguyên phân bố ở rìa lục địa phía nam đã ngăn cản các khối khí ẩm từ biển thổi vào làm cho khí hậu của vùng thêm phần khắc nghiệt.

=> Như vậy, vị ví trí lí (có đường chí tuyến đi qua), gió tín phong và địa hình chắn gió từ biển vào là những nguyên nhân khiến Tây Nam Á có khí hậu khô hạn => loại A, B, D

- Tây Nam Á tiếp giáp với 5 vùng biển -> nhận xét do vị trí của vùng không giáp biển là sai

Đáp án cần chọn là: C

Câu 23: Phát biểu nào sau đây không phải là nguyên nhân tạo ra cảnh quan hoang mạc và bán hoang mạc ở Tây Nam Á?

A. Khí hậu khô hạn quanh năm.

B. Khai thác cạn kiệt nguồn tài nguyên sinh vật.

C. Lượng mưa trung bình năm thấp.

D. Lượng bốc hơi cao, độ ẩm không khí thấp.

Lời giải:

Tây Nam Á nằm trong hai kiểu khí hậu là cận nhiệt lục địa và nhiệt đới khô nên quanh năm khí hậu khô hạn, mùa đông lạnh khô, mùa hè khô và nóng, lượng mưa trung bình năm từ 200-500mm. Ngoài ra các dãy núi cao ở phía nam đã ngăn cản khối khí ẩm có thể xâm nhập và sâu trong đất liền càng làm sâu sắc hơn tính chất khô hạn. Nhiều khu vực sông chết, đất đai khô cằn hình thành nên các hoang mạc và sa mạc.

Sự hình thành cảnh quan hoang mạc và bán hoang mạc chủ yếu do nhân tố tự nhiên, do đó nguyên nhân do việc khai thác nguồn tài nguyên sinh vật ở đây là không chính xác.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 24: Dân cư Tây Nam Á phân bố chủ yếu ở các vùng ven biển, thung lũng có mưa, gần các nguồn nước vì

A. khí hậu Tây Nam Á khô hạn, đặc biệt vùng nội địa.

B. vùng ven biển và thung lũng mưa có nguồn tài nguyên giàu có.

C. người dân có truyền thống đánh bắt, nuôi trồng thủy sản.

D. nguồn nước dồi dào thuận lợi cho thâm canh lúa nước.

Lời giải:

Tây Nam Á là vùng có khí hậu khô hạn, đặc biệt là khu vực nằm sâu trong nội địa (hình thành nhiều hoang mạc cát khô nóng), vùng rất khan hiếm các nguồn nước ngầm phục vụ cho đời sống. Do vậy dân cư của vùng chủ yếu sinh sống ở vùng ven biển, gần các nguồn nước, các vùng thung lũng có mưa để đảm bảo đủ nguồn nước cho đời sống sinh hoạt.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 25: Ảnh hướng lớn nhất của các dãy núi cao phía đông bắc đối với khu vực Tây Nam Á là

A. ngăn cản sự ảnh hưởng của gió mùa đông bắc từ Bắc Á thổi xuống.

B. tạo nên sự đa dạng địa hình.

C. tạo nên cảnh quan núi cao.

D. cung cấp phù sa cho các con sông ở đây.

Lời giải:

Các dãy núi ở phía đông bắc của Tây Nam Á cso vai trò quan trọng trong việc ngăn cản sự ảnh hưởng của gió màu đông bắc từ Bắc Á thổi xuống, làm giảm mức độ lạnh so với khu vực Trung Á. Tuy nhiên, các dãy núi này cũng góp phần làm biến tính khối không khí lạnh, làm cho các khối không khí này trở lên khô hơn, làm sâu sắc hơn tính chất lục địa của khí hậu Tây Nam Á.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 26: Nhận xét nào không đúng với đặc điểm vị trí địa lí của Tây Nam Á

   A. Nằm ở ngã ba của ba châu lục.

   B. Tiếp giáp với nhiều vùng biển.

   C. Có vị trí chiến lươc về kinh tế- chính trị

   D. Nằm hoàn toàn ở bán cầu Tây.

Lời giải:

Đáp án: D. Nằm hoàn toàn ở bán cầu Tây.

Giải thích: trang 30 SGK Địa lí 8.

Câu 27: Tây Nam Á là nằm ở ngã ba của 3 châu lục:

   A. Châu Á-châu Âu- châu Phi

   B. Châu Á-châu Âu- châu Mĩ

   C. Châu Á-châu Phi-châu Mĩ

   D. Châu Á-châu Âu- châu Đại Dương.

Lời giải:

Đáp án: A. Châu Á-châu Âu- châu Phi

Giải thích: trang 29 SGK Địa lí 8.

Câu 28: Địa hình chủ yếu của Tây Nam Á là

   A. Núi và cao nguyên

   B. Đồng bằng

   C. Đồng bằng và bán bình nguyên

   D. Đồi núi

Lời giải:

Đáp án: A. Núi và cao nguyên

Giải thích: trang 29 SGK Địa lí 8.

Câu 29: Khí hậu chủ yếu của Tây Nam Á là

   A. Khí hậu gió mùa

   B. Khí hậu hải dương

   C. Khí hậu lục địa

   D. Khí hậu xích đạo

Lời giải:

Đáp án: C. Khí hậu lục địa

Giải thích: trang 30 SGK Địa lí 8.

Câu 30: Tài nguyên quan trọng nhất của khu vực là

   A. Than đá

   B. Vàng

   C. Kim cương

   D. Dầu mỏ

Lời giải:

Đáp án: D. Dầu mỏ

Giải thích: Nguồn tài nguyên quan trọng nhất của khu vực là dầu mỏ, chiếm tới hơn 50% trữ lương dầu mỏ của thế giới phân bố ở các đồng bằng Lưỡng Hà, bán đảo A-râp và vụng vịnh Pec-xich.

Câu 31: Phần lớn dân cư Tây Nam Á theo đạo:

   A. Hồi giáo

   B. Ki-tô giáo

   C. Phật giáo

   D. Ấn Độ giáo

Lời giải:

Đáp án: A. Hồi giáo

Giải thích: trang 31 SGK Địa lí 8

Câu 32: Ngành công nghiệp nào phát triển mạnh ở Tây Nam Á:

   A. Khai thác và chế biến than đá

   B. Công nghiệp khai thác và chế biến dầu mỏ

   C. Công nghiệp điện tử-tin học

   D. Công ngiệp nguyên tử, hàng không vũ trụ

Lời giải:

Đáp án: B.Công nghiệp khai thác và chế biến dầu mỏ

Giải thích: trang 31 SGK Địa lí lớp 8.

Câu 33: Tây Nam Á xuất khẩu dầu mỏ đến các khu vực:

   A. Đông Nam Á, Nam Á, Bắc Mĩ, Châu Âu.

   B. Bắc Mĩ, Tây Âu, Nhật Bản, Châu Đại Dương.

   C. Bắc Mĩ, Châu Âu, Đông Nam Á.

   D. Bắc Mĩ, Bắc Á, Châu Âu,Đông Á.

Lời giải:

Đáp án: B. Bắc Mĩ, Tây Âu, Nhật Bản, Châu Đại Dương.

Giải thích: trang 32 SGK Địa lí lớp 8.

Câu 34: Đặc điểm chính trị của khu vực Tây Nam Á:

   A. Tình hình chính trị rất ổn định

   B. Các nước có nền chính trị hòa bình, và hợp tác với nhau về nhiều mặt

   C. Tình hình chính trị bất ổn, nhiều cuộc tranh chấp xảy ra.

   D. Các nước vẫn là thuộc địa.

Lời giải:

Đáp án: C. Tình hình chính trị bất ổn, nhiều cuộc tranh chấp xảy ra

Giải thích: trang 31 SGK Địa lí lớp 8

Câu 35: Những nguyên nhân chủ yếu làm tình hình Tây Nam Á không ổn định:

   A. Vị trí chiến lược quan trọng.

   B. Nguồn tài nguyên giàu có.

   C. Bắc Mĩ, Châu Âu, Đông Nam Á.

   D. Bắc Mĩ, Bắc Á, Châu Âu,Đông Á.

Lời giải:

Đáp án: B. Bắc Mĩ, Tây Âu, Nhật Bản, Châu Đại Dương.

Giải thích: trang 32 SGK Địa lí lớp 8.

Bài viết liên quan

3101
  Tải tài liệu