Địa lí lớp 8 Bài 38: Bảo vệ tài nguyên sinh vật Việt Nam

Lý thuyết tổng hợp Địa lí lớp 8 Bài 38: Bảo vệ tài nguyên sinh vật Việt Nam chọn lọc năm 2021 – 2022 mới nhất gồm tóm tắt lý thuyết và hơn 500 bài tập ôn luyện Địa lí 8. Hy vọng bộ tổng hợp lý thuyết Địa 8 sẽ giúp học sinh củng cố kiến thức, ôn tập và đạt điểm cao trong các bài thi trắc nghiệm môn Địa lớp 8.

749
  Tải tài liệu

Bài 38: Bảo vệ tài nguyên sinh vật Việt Nam

A. Lý thuyết

1. Giá trị tài nguyên sinh vật

- Tài nguyên thực vật của nước ta có giá trị nhiều mặt: cung cấp gỗ; cây cho tinh dầu, nhựa; thực phẩm; cây dược phẩm; sản xuất tiểu thủ công nghiệp; cho cành và hoa;…

Lý thuyết Địa Lí 8 Bài 38: Bảo vệ tài nguyên sinh vật Việt Nam hay, chi tiết

- Giá trị của các loài động vật cũng vô cùng to lớn: Làm thức ăn.làm thuốc, làm đẹp cho con người,…

2. Bảo vệ tài nguyên rừng

- Rừng nguyên sinh vật ở Việt Nam hiện nay còn rất ít, suy giảm vè thành phàn loài và số lượng loài. Tỉ lệ rừng che phủ hiện còn rất thấp khoảng 35-38%.

Lý thuyết Địa Lí 8 Bài 38: Bảo vệ tài nguyên sinh vật Việt Nam hay, chi tiết

- Nhà nước ta đã ban hành nhiều chính sách và luật để bảo vệ và phát triển tài nguyên rừng.

3. Bảo vệ tài nguyên động vật

- Hiện nay rất nhiều loài động vật đã bị hủy diệt, nhiều loài có nguy cơ tuyệt chủng ở cả trên đất liền và trên biển.

Hỏi đáp VietJack

B. Bài tập trắc nghiệm

Câu 1: Nhóm cây cho tinh dầu, nhựa là:

A. Măng, mộc nhĩ

B. Hồi, dầu, trám

C. Lát hoa, cẩm lai

D. Song, tre, nứa

Lời giải:

Nhóm cây có giá trị sử dụng làm tinh dầu, nhựa, ta-nanh và chất nhuộm là Hồi, màng tang, hoàng đàn, sơn, thông, dầu, trám, củ nâu, dành dành,…

Đáp án cần chọn là: B

Câu 2: Các loại cây: Đinh lim, sến, táu, lát hoa, gụ có giá trị sử dụng:

A. làm thuốc

B. làm thực phẩm

C. làm cây cảnh, hoa

D. cho gỗ tốt, đẹp

Lời giải:

Các loại cây: Đinh lim, sến, táu, lát hoa, gụ có giá trị sử dụng cho gỗ bền, đẹp và rất chắc. Thường được sử dụng làm các sản phẩm trong nhà như tủ, bàn, sàn nhà, kiến trúc nhà,…

Đáp án cần chọn là: D

Câu 3: Nhóm cây làm nguyên liệu sản xuất thủ công nghiệp là:

A. Tràm, hạt dẻ

B. Nhân trần, ngải cứu, tam thất

C. Mây, trúc, giang

D. Vạn tuế, phong lan

Lời giải:

Nhóm cây có giá trị sử dụng làm nguyên liệu sản xuất thủ công nghiệp là song, mây, tre, trúc, nứa, giang,…

Đáp án cần chọn là: C

Câu 4: Nhận định không đúng với đặc điểm sinh vật Việt Nam là:

A. Chất lượng rừng giảm sút

B. Rừng ngày càng mở rộng

C. Một số loài có nguy cơ tuyệt chủng

D. Rừng giảm sút nghiêm trọng.

Lời giải:

Tài nguyên sinh vật nước ta rất đa dạng và phong phú nhưng không phải là vô tận. Hiện nay, nhiều loài động vật có nguy cơ tuyệt chủng, chất lượng rừng và rừng bị suy giảm nghiêm trọng, rừng tự nhiên ngày càng bị thu hẹp do chặt phá và mở rộng diện tích đất nông nghiệp, công nghiệp,…

Đáp án cần chọn là: B

Câu 5: Bảo vệ rừng là trách nhiệm của:

A. Nhà nước

B. Nhân dân

C. Lực lượng kiểm lâm

D. Tất cả mọi người.

Lời giải:

Rừng là tài sản chung của quốc gia và có ý nghĩa lớn trong vấn đề cân bằng môi trường sinh thái. Do vậy bảo vệ rừng là trách nhiệm của tất cả mọi người trong cộng đồng, không chỉ của riêng cán bộ kiểm lâm hay cơ quan Nhà nước.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 6: Nhận định không đúng về nguồn tài nguyên sinh vật nước ta:

A. vô cùng phong phú, đa dạng.

B. là nguồn tài nguyên vô tận.

C. có khả năng phục hồi và phát triển.

D. có nhiều giá trị về kinh tế - xã hội- môi trường.

Lời giải:

Tài nguyên sinh vật nước ta vô cùng phong phú, đa dạng; có khả năng phục hồi và phát triển; tài nguyên thiên nhiên nước ta có nhiều giá trị về kinh tế - xã hội – môi trường (cung cấp gỗ, thực phẩm, thuốc, nguyên liệu thủ công nghiệp, cây cảnh và hoa…).

Tuy nhiên tài nguyên sinh vật nước ta không vô tận, hiện nay có nhiều loài động vật hoang dã đang đứng trước nguy cơ tuyệt chủng , tài nguyên rừng suy giảm, sinh vật biển cạn cũng suy giảm nghiêm trọng….

=> Nhận xét tài nguyên sinh vật nước ta là nguồn tài nguyên vô tận là không đúng

Đáp án cần chọn là: B

Câu 7: Vai trò quan trọng nhất của các vườn quốc gia là

A. cung cấp lâm sản cho công nghiệp chế biến gỗ.

B. bảo vệ nguồn nước ngầm.

C. phát triển du lịch sinh thái.

D. bảo vệ, phục hồi và phát triển tài nguyên sinh học tự nhiên.

Lời giải:

Vườn quốc gia hay khu bảo tồn thiên nhiên là những khu rừng được khoanh vùng với ranh giới tách biệt, được  bảo vệ nghiêm ngặt bởi các cơ quan Kiểm lâm. Chúng có vai trò là nơi bảo tồn các nguồn gen quý hiếm, nơi nghiên cứu hoặc tiến hành các thí nghiệm khoa học, bảo vệ, phục hồi và phát triển tài nguyên sinh học tự nhiên.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 8: Các loài động vật nào sau đây đang đứng trước nguy cơ tuyệt chủng?

A. Báo, gấu, vượn đen

B. Tê giác, trâu rừng

C. Bò sữa, gà đen

D. Voọc đen, sếu cổ trụi

Lời giải:

Có đến 365 loài động vật đứng trước nguy cơ bị tuyệt chủng. Một số loài tiêu biểu đang đứng trước nguy cơ tuyệt chủng như Báo, gấu, vượn đen, tê giác, trâu rừng, voọc đen, sếu cổ trụi,… Còn Bò sữa và gà đen là những giống vật nuôi đã được con người thuần và đang được lai giống với nhiều thế hệ cho năng suất cao.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 9: Khu bảo tồn thiên nhiên nào ở nước ta là nơi tập trung nhiều loài chim khác nhau (147 loài) trong đó có 13 loài chim qúy hiếm của thế giới?

A. Nam Cát Tiên

B. Bạch Mã

C. Tràm Chim

D. Bến En

Lời giải:

Khu bảo tồn Tràm Chim thuộc tỉnh Đồng Tháp là khu bảo tồn thiên nhiên ở nước ta tập trung nhiều loài chim khác nhau (147 loài) trong đó có 13 loài chim qúi hiếm của thế giới.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 10: Ý nghĩa kinh tế của tài nguyên rừng ở nước ta?

A. bảo vệ sự đa dạng sinh vật.

B. cung cấp nhiều lâm sản quý.

C. hạn chế thiên tai lũ lụt, xói mòn, sạt lở đất.

D. bảo vệ nguồn nước ngầm.

Lời giải:

Ý nghĩa kinh tế của tài nguyên rừng nước ta là cung cấp nguồn gỗ quý cho ngành chế biến lâm sản (lim, sến, táu, lát hoa...) -> đem lại nguồn thu nhập lớn.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 11: Nguyên nhân quan trọng nhất dẫn đến sự suy thoái tài nguyên rừng của nước ta:

A. khai thác bừa bãi, quá mức.

B. ô nhiễm môi trường.

C. nạn cháy rừng.

D. sự tàn phá của chiến tranh.

Lời giải:

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến sự suy thoái tài nguyên rừng của nước ta như chiến tranh, cháy rừng,… nhưng nguyên nhân quan trọng nhất khiến cho tài nguyên rừng của nước ta bị suy thoái nghiêm trọng là do vấn đề khai thác rừng bừa bãi, quá mức cho phép không có kế hoạch hay hồi phục lại rừng.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 12: Nguyên nhân khiến nguồn lợi hải sản ven biển nước ta đang bị giảm sút mạnh không phải do:

A. khai thác gần bờ quá mức cho phép.

B. dùng phương tiện có tính hủy diệt.

C. ô nhiễm môi trường ven biển.

D. chú trọng khai thác xa bờ

Lời giải:

Hiện nay, nguồn lợi hải sản vùng ven biển nước ta đang bị giảm sút mạnh nguyên nhân chủ yếu là do khai thác gần bờ quá mức cho phép, sử dụng các phương tiện có tính hủy diệt trong khai thác (ví dụ như mìn, hóa chất độc, điện,…). Đồng thời cùng với đó là vấn đề ô nhiễm môi trường biển từ các chất thải công nghiệp, sinh hoạt đã và đang làm nhiều loài sinh vật di cư đi vùng khác hoặc bị chết. Đánh bắt xa bờ được chú trọng để tránh việc suy giảm nguồn hải sản gần bờ -> do vậy đây không phải là nguyên nhân làm suy giảm nguồn lợi hải sản ven bờ của nước ta.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 13: Vì sao tỉ lệ che phủ rừng của nước ta đang có xu hướng tăng?

A. Giảm thiên tai thiên nhiên

B. Con người không khai thác nữa

C. Không còn chịu ảnh hưởng của chiến tranh

D. Ban hành chính sách và luật để bảo vệ và phát triển rừng

Lời giải:

Nguyên nhân chủ yếu làm cho tỉ lệ che phủ rừng của nước ta hiện nay đang có xu hướng tăng dần là do nhà nước ban hành nhiều chính sách và luật để bảo vệ và phát triển tài nguyên rừng. Cùng với đó là hỗ trợ người dân trồng rừng, làm giàu từ rừng và hưởng các lợi ích từ rừng.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 14: Theo giá trị sử dụng nhóm cây thuốc là:

   A. Đinh, lim, sến, táu,…

   B. Hồi, dầu,mang tang, sơn, thông,….

   C. Tam thất, nhân trần, xuyên khung, quế, hồi,...

   D. Song, mây, tre, trúc,nứa, giang,…

Đáp án: C. Tam thất, nhân trần, xuyên khung, quế, hồi,...

Giải thích: (trang 133 SGK Địa lí 8).

Câu 15: Theo giá trị sử dụng cây cẩm lai sử dụng để:

   A. Nhóm cây thuốc.

   B. Nhóm cây thực phẩm.

   C. Nhóm cây cảnh và hoa

   D. Nhóm cây lấy gỗ.

Đáp án: D. Nhóm cây lấy gỗ.

Giải thích: (trang 133 SGK Địa lí 8).

Câu 16: Thực trạng rừng ở nước ta hiện nay:

   A. Rừng nguyên sinh còn rất ít, phổ biến là rừng thưa mọc lại pha tạp hoặc trảm cỏ khô cằn.

   B. Tỉ lệ che phủ rừng rất thấp.

   C. Chất lượng rừng bị suy giảm.

   D. Cả 3 ý trên.

Đáp án: D. Cả 3 ý trên.

Giải thích: (trang 134 SGK Địa lí 8).

Câu 17: Tỉ lệ che phủ rừng hiện nay của nước ta khoảng:

   A. 30-35%

   B. 35-38%

   C. 38-40%

   D. 40-45%

Đáp án: B. 35-38%

Giải thích: (trang 134 SGK Địa lí 8).

Câu 18: Trong chính sách và luật bảo vệ và phát triển rừng, vùng núi dốc tỉ lệ che phủ rừng phải đạt:

   A. 40-50%

   B. 50-60%

   C. 60-70%

   D. 70-80%

Đáp án: D. 70-80%

Giải thích: (trang 134 SGK Địa lí 8).

Câu 19: Trong chính sách và luật bảo vệ và phát triển rừng, phấn đấu nâng tỉ lệ che phủ rừng của nước ta lên:

   A. 35-40%

   B. 40-45%

   C. 45-50%

   D. 50-55%

Đáp án: C. 45-50%

Giải thích: (trang 134 SGK Địa lí 8).

Câu 20: Có bao nhiêu loài động vật cần được bảo vệ khỏi nguy cơ tuyệt chủng ở nước ta:

   A. 365      B. 635

   C. 536      D. 356

Đáp án: A. 365

Giải thích: (trang 134 SGK Địa lí 8).

Câu 21: Nguyên nhân làm suy giảm tài nguyên rừng của nước ta

   A. Chiến tranh phá hoại

   B. Khai thác quá mức, đốt rừng làm nương rẫy.

   C. Quản lý bảo vệ còn kém

   D. Cả 3 ý trên.

Đáp án: D. Cả 3 ý trên.

Giải thích: (trang 134 SGK Địa lí 8).

Câu 22: Nguyên nhân chủ yếu làm suy giảm tài nguyên động vật của nước ta

   A. Các loài động vật tự triệt tiêu nhau.

   B. Do các loài sinh vật tự chết đi.

   C. Do con người săn bắt quá mức, thu hẹp môi trường sống của sinh vật.

   D. Do các loài di cư sang các khu vực khác trên thế giới.

Đáp án: C. Do con người săn bắt quá mức, thu hẹp môi trường sống của sinh vật.

Giải thích: (trang 134 SGK Địa lí 8).

Câu 23 : Đặc điểm của tài nguyên sinh vật nước ta:

   A. Tài nguyên sinh vật nước ta khá nghèo nàn.

   B. Tài nguyên sinh vật nước ta rất phong phú đang dạng, đây là tài nguyên vô tận.

   C. Tài nguyên sinh vật nước ta rất phong phú đang dạng, nên không cần phải bảo vệ.

   D. Tài nguyên sinh vật nước ta rất phong phú đang dạng nhưng không là tài nguyên vô tận.

Đáp án: D. Tài nguyên sinh vật nước ta rất phong phú đang dạng nhưng không là tài nguyên vô tận.

Giải thích: (trang 135 SGK Địa lí 8).

Bài viết liên quan

749
  Tải tài liệu