Địa Lí 8 Bài 5: Đặc điểm dân cư, xã hội châu Á

Lý thuyết tổng hợp Địa lí lớp 8 Bài 5: Đặc điểm dân cư, xã hội châu Á chọn lọc năm 2021 – 2022 mới nhất gồm tóm tắt lý thuyết và hơn 500 bài tập ôn luyện Địa 8. Hy vọng bộ tổng hợp lý thuyết Địa lí lớp 8 sẽ giúp học sinh củng cố kiến thức, ôn tập và đạt điểm cao trong các bài thi trắc nghiệm môn Địa lí 8.

1354
  Tải tài liệu

Bài 5: Đặc điểm dân cư, xã hội châu Á

A. Lý thuyết

1. Một châu lục đông dân nhất trên thế giới

- Châu Á là châu lục có số dân đông nhất trong các châu lục trên thế giới. Năm 2002 dân số châu Á là 3766 triệu người chiếm hơn 1/2 dân số thế giới.

- Nhiều nước ở châu Á như Trung Quốc, Việt Nam, Thái Lan,… đang thực hiện chính sách dân số làm hạn chế gia tăng dân số.

Lý thuyết Địa Lí 8 Bài 5: Đặc điểm dân cư, xã hội châu Á hay, chi tiết

2. Dân cư thuộc nhiều chủng tộc

- Dân cư châu Á thuộc nhiều chủng tộc:

   + Chủng tộc Ơ-rô-pê-ô-it: Tây Nam Á, Trung Á, Nam Á.

   + Chủng tộc Môn-gô-lô-it: Bắc Á, Đông Á, Đông Nam Á

   + Chủng tộc Ô-xtra-lô-it: Chiếm tỉ lệ nhỏ phân bố ở Nam Á, Đông Nam Á.

- Các chủng tộc giao lưu đã dẫn tới sự hòa huyết.

3. Nơi ra đời của các tôn giáo lớn

- Tại Ấn Độ ra đời 2 tôn giáo lớn Ấn Độ giáo và Phật giáo.

- Tại Tây Nam Á: Ki-tô giáo (Pa-le-tin), Hồi giáo (A-rập Xê-ut).

Lý thuyết Địa Lí 8 Bài 5: Đặc điểm dân cư, xã hội châu Á hay, chi tiết

Địa lí 8 Bài 5: Đặc điểm của dân cư, xã hội châu Á

B. Bài tập trắc nghiệm

Câu 1: Nhận xét nào sau đây đúng về quy mô dân số châu Á?

A. Đông dân nhất thế giới.

B. Gia tăng dân số ngang mức trung bình thế giới.

C. Dân cư thưa thớt.

D. Dân cư phân bố không đều.

Lời giải:

Châu Á là châu lục có dân số đông nhất thế giới -> đặc điểm này thể hiện quy mô dân số châu Á rất lớn so với các khu vực còn lại trên thế giới.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 2: Châu lục nào có quy mô dân số đông nhất thế giới?

A. Châu Á.

B. Châu Âu.

C. Châu Mĩ.

D. Châu Phi.

Lời giải:

Châu Á có quy mô dân số đứng thứ nhất thế giới.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 3: Hiện nay, tỉ lệ gia tăng dân số của châu Á đã giảm đáng kể, có được thành tựu trên chủ yếu là nhờ

A. sự phát triển của nền kinh tế.

B. đời sống người dân được nâng cao.

C. thực hiện chính dân số.

D. tỉ lệ người nữ ít hơn nam.

Lời giải:

Hiện nay, nhờ thực hiện tốt chính sách dân số nên tỉ lệ gia tăng dân số của châu Á đã giảm đáng kể, ngang với mức trung bình của thế giới.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 4: Nhờ thực hiện tốt chính sách dân số châu Á đã đạt được thành tựu

A. kinh tế phát triển mạnh.

B. an ninh xã hội được đảm bảo.

C. đời sống nhân dân được nâng cao.

D. tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên giảm.

Lời giải:

Nhờ thực hiện tốt chính sách dân số nên tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên của châu Á giảm.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 5: Chiếm tỉ lệ lớn nhất trong dân cư châu Á là chủng tộc

A. Ơ-rô-pê-ô-it và Ô-xtra-lô-it.

B. Môn-gô-lô-it và Ơ-rô-pê-ô-it.

C. Môn-gô-lô-it và Ô-xtra-lô-it.

D. Môn-gô-lô-it.

Lời giải:

Hai chủng tộc chiếm tỉ lệ lớn nhất ở châu Á là Môn-gô-lô-it và Ơ-rô-pê-ô-it.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 6: Chủng tộc chiếm phần lớn dân cư Đông Á là

A. Ơ-rô-pê-ô-it.

B. Môn-gô-lô-it.

C. Ô-xtra-lô-it.

D. Ơ-rô-pê-ô-it và Ô-xtra-lô-it.

Lời giải:

Chủng tộc Môn-gô-lô-it chiếm phần lớn dân cư Đông Á

Đáp án cần chọn là: B

Câu 7: Chủng tộc Môn-gô-lô-it phân bố chủ yếu ở các khu vực nào sau đây?

A. Bắc Á, Tây Nam Á và Nam Á.

B. Bắc Á, Đông Á và Đông Nam Á.

C. Đông Nam Á, Nam Á và Đông Á.

D. Trung Á, Tây Nam Á và Nam Á.

Lời giải:

Chủng tộc Môn-gô-lô-it phân bố chủ yếu ở khu vực Bắc Á, Đông Á và Đông Nam Á.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 8: Chủng tộc Ơ-rô-pê-ô-it phân bố chủ yếu ở khu vực nào sau đây?

A. Trung Á, Tây Nam Á và Nam Á.

B. Bắc Á, Tây Nam Á và Nam Á.

C. Bắc Á, Đông Á và Đông Nam Á.

D. Đông Nam Á, Nam Á và Đông Á.

Lời giải:

Chủng tộc Ơ-rô-pê-ô-it phân bố chủ yếu ở khu vực Trung Á, Tây Nam Á và Nam Á.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 9: Ấn Độ là nơi ra đời của hai tôn giáo lớn

A. Ki-tô giáo và Phật giáo.

B. Hồi giáo và Ki-tô giáo.

C. Ấn Độ giáo và Phật giáo.

D. Ấn Độ giáo và Hồi giáo.

Lời giải:

Ấn Độ là nơi ra đời của hai tôn giáo lớn: Ấn Độ giáo và Phật giáo.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 10: Phật giáo được ra đời ở quốc gia nào?

A. Trung Quốc.

B. Ấn Độ.

C. Thái Lan.

D. Việt Nam.

Lời giải:

Phật giáo được ra đời ở Ấn Độ.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 11: Ki –tô giáo và Hồi giáo được hình thành ở khu vực nào sau đây của châu Á?

A. Đông Nam Á.

B. Tây Á.

C. Trung Á.

D. Nam Á.

Lời giải:

Ki-tô giáo và Hồi giáo được hình thành ở khu vực Tây Á.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 12: Tây Á là nơi ra đời của hai tôn giáo lớn nào?

A. Ki-tô giáo, Phật giáo.

B. Hồi giáo, Ki-tô giáo.

C. Ấn Độ giáo, Phật giáo.

D. Ki-tô giáo, Hồi giáo.

Lời giải:

Khu vực Tây Á là nơi hình thành Ki-tô giáo và Hồi giáo.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 13: Khu vực nào sau đây có mật độ dân số thấp nhất châu Á?

A. Nam Liên Bang Nga và trung tâm Ấn Độ.

B. Đông Nam Thổ Nhĩ Kì và I-ran.

C. Bắc Liên Bang Nga và Tây Trung Quốc.

D. Phần lớn bán đảo Trung Ấn và Mông Cổ.

Lời giải:

Khu vực Liên Bang Nga và phía Tây Trung Quốc có mật độ dân số thấp nhất châu Á (dưới 1 người/km2).

Đáp án cần chọn là: C

Câu 14: Dân cư châu Á tập trung đông đúc nhất ở khu vực địa hình nào sau đây?

A. Đồng bằng ven biển.

B. Cao nguyên badan.

C. Sơn nguyên đá vôi.

D. Bán bình nguyên.

Lời giải:

Dân cư châu Á tập trung đông dúc nhất ở khu vực đồng bằng ven biển rộng lớn: đồng bằng Hoa Bắc, Hoa Trung, các khu vực đồng bằng ven biển phía đông thuộc Đông Nam Á. Vùng đồng bằng ven biển có địa hình bằng phẳng, giao thông thuận lợi, đất đai màu mỡ, nguồn nước dồi dào...thuận lợi cho sinh sống, phát triển kinh tế.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 15: Dân cư châu Á tập trung thưa thớt nhất ở khu vựa địa hình nào sau đây?

A. Sơn nguyên đá vôi

B. Đồi trung du

C. Cao nguyên

D. Đồng bằng ven biển.

Lời giải:

Dân cư châu Á tập trung thưa thớt nhất ở khu vực có các sơn nguyên đá vôi đây là khu vực  có địa hình hiểm trở, giaothông đi lại khó khăn,…khó khăn cho sinh sống, phát triển kinh tế.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 16: Các khu vực dân cư thưa thớt nhất ở châu Á thường có đặc điểm khí hậu

A. nóng ẩm, mưa nhiều.

B. khô nóng, ít mưa.

C. ấm áp, ôn hòa.

D. quá nóng hoặc quá lạnh.

Lời giải:

Các khu vực thưa dân nhất ở châu Á là Bắc Á, phía Tây Trung Quốc (nội địa), tiếp đến là khu vực Tây Nam Á và Trung Á. Đây là những khu vực có khí hậu khắc nghiệt: quá nóng hoặc quá lạnh làm cho hoạt động sống của con người khó khăn hơn.

Ví dụ: Vùng Tây Nam Á và Trung Á, vùng nội địa có khí hậu khô hạn, xuất hiện nhiều hoang mạc, ban ngày nhiệt độ lên tới trên 400C, chênh lệch nhiệt độ ngày đêm rất lớn; ngược lại khu vực Bắc Á có khí hậu lạnh giá, mùa đông đóng băng, nhiệt độ hạ thấp âm hàng chục oC, đời sống vô cùng khó khăn.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 17: Các khu vực dân cư đông đúc ở châu Á thường có đặc điểm khí hậu nào sau đây?

A. Nóng ẩm, mưa nhiều.

B. Khô lạnh, ít mưa

C. Khô nóng, ít mưa.

D. Quá nóng hoặc quá lạnh.

Lời giải:

Các khu vực đông dân ở châu Á là Nam Á, Đông Nam Á. Đây là những khu vực có khí hậu thuận lợi nóng ẩm mưa nhiều làm cho hoạt động sống của con người thuận lợi hơn.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 18: Đâu không phải là đặc điểm dân cư – xã hội nổi bật của châu Á?

A. Dân số đứng thứ 2 thế giới.

B. Là cái nôi của những nền văn minh lâu đời trên thế giới.

C. Nơi ra đời của các tôn giáo lớn.

D. Thành phần chủng tộc đa dạng.

Lời giải:

Đặc điểm dân cư – xã hội nổi bật của châu Á là: châu lục có dân số đông nhất thế giới; là cái nôi của những nền văn minh lâu đời trên thế giới (Ấn Độ, Trung Quốc, Ai Cập, Lưỡng Hà); nơi ra đời của các tôn giáo lớn (Hồi giáo, Ki-tô giáo, Phật giáo, Ấn Độ giáo), thành phần chủng tộc đa dạng (Môn-gô-lô-ít, Ơ-rô-pê-ô-ít, Ô-xtra-lô-ít).

=> Nhận xét B, C, D đúng

Châu Á là châu lục có dân số đông nhất thế giới => nhận xét A. Dân số đông thứ 2 thế giới là không đúng.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 19: Dân cư - xã hội châu Á mang đặc điểm nào sau đây?

A. Dân số đứng thứ 2 thế giới.

B. Thành phần chủng tộc không đa dạng.

C. Dân cư tập trung chủ yếu ở miền núi.

D. Nơi ra đời của các tôn giáo lớn.

Lời giải:

Đặc điểm dân cư – xã hội nổi bật của châu Á là: châu lục có dân số đông nhất thế giới; thành phần chủng tộc đa dạng (Môn-gô-lô-ít, Ơ-rô-pê-ô-ít, Ô-xtra-lô-ít);dân cư tập trung đông đúc ở các đồng bằng màu mỡ, ven biển; nơi ra đời của các tôn giáo lớn (Hồi giáo, Ki-tô giáo, Phật giáo, Ấn Độ giáo).

=> Nhận xét A, B, C sai. D đúng

Đáp án cần chọn là: D

Câu 20: Đâu là khu vực thường xuyên xảy ra các hiện tượng mâu thuẫn xung đột sắc tộc và tôn giáo?

A. Tây Nam Á.

B. Đông Nam Á.

C. Nam Á.

D. Đông Á

Lời giải:

Tây Nam Á là khu vực mà dân cư chịu ảnh hưởng sâu rộng nhất của Đạo Hồi. Do sự  xuất hiện của nhiều giáo phái khác nhau và những phần tử cực đoan của các tôn giáo (Đạo Hồi), giáo phái đã gây ra sự mất ổn định trong khu vực, thường xuyên xảy ra hiện tượng mâu thuẫn xung đột sắc tộc và tôn giáo.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 21: Khu vực nào thường xuyên xảy ra các cuộc tranh chấp về dầu mỏ ở châu Á?

A. Đông Á.

B. Nam Á.

C. Đông Nam Á.

D. Trung Á.

Lời giải:

Trung Á là khu vực tập trung nhiều dầu mỏ đồng thời là nơi thường xuyên xảy ra tranh chấp về dầu mỏ.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 22: Nhân tố tự nhiên nào sau đây ít ảnh hưởng nhất đến bức tranh phân bố dân cư toàn châu Á?

A. Địa hình.

B. Khí hậu.

C. Nguồn nước.

D. Khoáng sản.

Lời giải:

Dân cư châu Á tập trung đông đúc ở các khu vực Đông Nam Á, Đông Á và Nam Á. Đây là những khu vực có khí hậu mang tính chất gió mùa với lượng mưa lớn, tập trung nhiều đồng bằng châu thổ rộng lớn, giáp biển, nguồn nước dồi dào (nhiều hệ thống sông) => thuận lợi cho đời sống sinh hoạt và phát triển kinh tế.

Ngược lại các khu vực có khí hậu khắc nghiệt hoặc địa hình núi cao hiểm trở, nguồn nước khan hiếm (Tây Nam Á, Bắc Á và vùng nội địa) dân cư phân bố thưa thớt hơn, mặc dù đây là nơi có nguồn khoáng sản giàu có (các mỏ kim loại, dầu mỏ).

=> Như vậy, nhân tố địa hình, khí hậu, nguồn nước có ảnh hưởng lớn đến sự phân bố dân cư châu Á. Ngược lại nhân tố khoáng sản ít ảnh hưởng nhất đến sự phân bố dân cư.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 23: Các nhân tố tự nhiên nào sau đây ảnh hưởng chủ yếu đến bức tranh phân bố dân cư toàn châu Á?

A. Địa hình, khí hậu.

B. Địa hình, khoáng sản.

C. Khí hậu, khoáng sản.

D. Nguồn nước, khoáng sản.

Lời giải:

Dân cư châu Á tập trung đông đúc ở các khu vực có khí hậu mang tính chất gió mùa với lượng mưa lớn, tập trung nhiều đồng bằng châu thổ rộng lớn, giáp biển, nguồn nước dồi dào (nhiều hệ thống sông) => thuận lợi cho đời sống sinh hoạt và phát triển kinh tế (Đông Á, Đông Nam Á, Nam Á)

Ngược lại các khu vực có khí hậu khắc nghiệt hoặc địa hình núi cao hiểm trở, nguồn nước khan hiếm (Tây Nam Á, Bắc Á và vùng nội địa) dân cư phân bố thưa thớt hơn, mặc dù đây là nơi có nguồn khoáng sản giàu có (các mỏ kim loại, dầu mỏ).

=> Như vậy, nhân tố địa hình, khí hậu, nguồn nước có ảnh hưởng lớn đến sự phân bố dân cư châu Á. Ngược lại nhân tố khoáng sản ít ảnh hưởng nhất đến sự phân bố dân cư.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 24: Các nền văn hoá - văn minh phương Đông thường xuất hiện gắn liền với nhân tố nào sau đây?

A. Các con sông lớn.

B. Các vùng núi, cao nguyên đồ sộ.

C. Các vùng biển lớn.

D. Các mỏ khoáng sản lớn.

Lời giải:

Bốn nền văn hoá - văn minh tiêu biểu của Phương Đông là: Ai Cập, Lưỡng Hà, Ấn Độ và Trung Quốc. Sự ra đời các nền văn hoá - văn minh trên thường xuất hiện trên lưu vực những dòng sông lớn – nơi con người có thể bám vào đó đề sinh tồn.

Ví dụ:  Lưu vực sông Nin ở Ai Cập; lưu vực Lưỡng Hà tạo bởi sông Tigrơ và Ơphơrat ở khu vực Tây Nam Á; lưu vực đồng bằng bắc Ấn Độ tạo bởi sông Ấn và sông Hằng; lưu vực sông Hoàng Hà và Trường Giang tạo ra vùng đồng bằng Hoa Bắc và Hoa Trung màu mỡ.

Ngoài 4 nền văn hóa – văn minh lớn trên, ở nước ta cũng xuất hiện nền văn hóa – văn minh sông Hồng gắn liền lưu vực đồng bằng châu thổ do phù sa sông Hồng bồi đắp.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 25: Sự ra đời các nền văn hoá - văn minh ở châu Á thường xuất hiện ở

A. lưu vực các sông lớn.

B. các vùng núi cao nguyên đồ sộ.

C. các vùng đồi trung du.

D. các dãy núi cao hiểm trở.

Lời giải:

Sự ra đời các nền văn hoá - văn minh trên thường xuất hiện trên lưu vực các sông lớn – nơi con người có thể bám vào đó đề sinh tồn. Ví dụ: nền văn minh Ấn Độ (sông Ấn – Hằng)…, nền văn minh  Lưỡng Hà (sông Ti-grơ và Ơ-phờ -rát), văn minh Đông Nam á (sông Mê Công), văn minh Trung Quốc (sông Hoàng Hà, Trường Giang)….

Đáp án cần chọn là: A

Câu 26: Đặc điểm dân cư, xã hội châu Á là:

   A. Một châu lục đông dân nhất thế giới.

   B. Dân cư thuộc nhiều chủng tộc.

   C. Nơi ra đời của các tôn giáo lớn

   D. Tất cả các ý trên.

Lời giải:

Đáp án: D. Tất cả các ý trên.

Giải thích: Bài 5 SGK trang 16-17 Địa lí 8.

Câu 27: Quốc gia đông dân nhất châu Á là

   A. Trung Quốc

   B. Thái Lan

   C. Việt Nam

   D. Ấn Độ

Lời giải:

Đáp án: A. Trung Quốc

Giải thích: Trung quốc là quốc gia đông dân nhất châu Á và đông nhất thế giới.

Câu 28: Tỉ lệ gia tăng dân số của Châu Á giảm đáng kể do

   A. Chuyển cư

   B. Phân bố lại dân cư

   C. Thực hiện chính sách dân số kế hoạch hóa gia đình.

   D. Thu hút nhập cư.

Lời giải:

Đáp án: C. Thực hiện chính sách dân số kế hoạch hóa gia đình.

Giải thích: Nhằm hạn chế gia tăng dân số nhiều nước ở châu Á đã thực hiện chính sách dân số kế hoạch hóa gia đình, nhờ đó tỉ lệ gia tăng dân số của Châu Á giảm đáng kể.

Câu 29: Chủng tộc Ơ-rô-pê-ô-ít chủ yếu phân bố ở:

   A. Đông Nam Á, Trung Á, Nam Á.

   B. Tây Nam Á, Trung Á, Nam Á.

   C. Đông Nam Á, Đông Á, Bắc Á.

   D. Đông Nam Á, Tây Nam Á, Nam Á.

Lời giải:

Đáp án: B. Tây Nam Á, Trung Á, Nam Á.

Giải thích: Chủng tộc Ơ-rô-pê-ô-ít chủ yếu phân bố ở: Tây Nam Á, Trung Á, Nam Á.

Câu 30: Chủng Môn-gô-lô-it chủ yếu phân bố ở:

   A. Đông Nam Á, Trung Á, Nam Á.

   B. Tây Nam Á, Trung Á, Nam Á.

   C. Bắc Á, Đông Á, Đông Nam Á

   D. Đông Nam Á, Tây Nam Á, Nam Á.

Lời giải:

Đáp án: C. Bắc Á, Đông Á, Đông Nam Á

Giải thích: Chủng Môn-gô-lô-it chủ yếu phân bố ở: Bắc Á, Đông Á, Đông Nam Á

Câu 31: Chủng Ô-xtra-lô-it chủ yếu phân bố ở:

   A. Đông Nam Á, Trung Á.

   B. Tây Nam Á, Trung Á.

   C. Bắc Á, Đông Á.

   D. Đông Nam Á, Nam Á.

Lời giải:

Đáp án: D. Đông Nam Á, Nam Á.

Giải thích: Chủng Ô-xtra-lô-it chủ yếu phân bố ở: Đông Nam Á, Nam Á.

Câu 32: Chủng tộc chủ yếu ở Đông Nam Á là:

   A. Ơ-rô-pê-ô-it

   B. Môn-gô-lô-it

   C. Ô-xtra-lô-it

   D. Môn-gô-lô-it và Ô-xtra-lô-it.

Lời giải:

Đáp án: D. Môn-gô-lô-it và Ô-xtra-lô-it.

Giải thích: Chủng tộc chủ yếu ở Đông Nam Á là Môn-gô-lô-it và Ô-xtra-lô-it.

Câu 33: Các chủng tộc chủ yếu ở châu Á là:

   A. Ơ-rô-pê-ô-it và Môn-gô-lô-it

   B. Ơ-rô-pê-ô-it và Ô-xtra-lô-it

   C. Môn-gô-lô-it và Ô-xtra-lô-it.

   D. Môn-gô-lô-it, Ô-xtra-lô-it, Ơ-rô-pê-ô-it.

Lời giải:

Đáp án: A. Ơ-rô-pê-ô-it và Môn-gô-lô-it

Giải thích: Chủng tộc chủ yếu ở Châu Á là Ơ-rô-pê-ô-it và Môn-gô-lô-it; chủng tộc Ô-xtra-lô-it phân bố rải rác ở một số nơi thuộc Đông Á và Đông Nam Á.

Câu 34: Hai tôn giáo lớn ra đời ở Ấn Độ là

   A. Phật giáo và Ki-tô giáo

   B. Phật giáo và Ấn Độ giáo

   C. Ki-tô giáo và Hồi giáo

   D. Ấn Độ giáo và Hồi giáo

Lời giải:

Đáp án: B. Phật giáo và Ấn Độ giáo

Giải thích: Tại Ấn Độ ra đời 2 tôn giáo lớn là Ấn Độ giáo và Phật giáo, Ấn Độ giáo ra đời vào thiên niên kỉ thứ nhất trước Công nguyên, Phật giáo ra đời vào thế kỉ VI trước Công nguyên.(SGK trang 17 Địa lí 8)

Câu 35 : Hai tôn giáo lớn ra đời ở Tây Á là

   A. Phật giáo và Ki-tô giáo

   B. Phật giáo và Ấn Độ giáo

   C. Ki-tô giáo và Hồi giáo

   D. Ấn Độ giáo và Hồi giáo

Lời giải:

Đáp án: C. Ki-tô giáo và Hồi giáo

Giải thích: Trên vùng Tây Á, Ki-tô hình thành từ đầu Công nguyên (tại Pa-le-xtin) và Hồi giáo vào thế kỉ VII sau Công nguyên (tại Ả-rập Xê-ut). (SGK trang 17 Địa lí 8)

Bài viết liên quan

1354
  Tải tài liệu