Địa Lí 8 Bài 11: Dân cư và đặc điểm kinh tế khu vực Nam Á

Lý thuyết tổng hợp Địa lí lớp 8 Bài 11: Dân cư và đặc điểm kinh tế khu vực Nam Á chọn lọc năm 2021 – 2022 mới nhất gồm tóm tắt lý thuyết và hơn 500 bài tập ôn luyện Địa 8. Hy vọng bộ tổng hợp lý thuyết Địa lí lớp 8 sẽ giúp học sinh củng cố kiến thức, ôn tập và đạt điểm cao trong các bài thi trắc nghiệm môn Địa lí 8. 

904
  Tải tài liệu

Bài 11: Dân cư và đặc điểm kinh tế khu vực Nam Á

A. Lý thuyết

1. Dân cư

- Nam Á là khu vực có số dân đông bậc nhất trên thế giới.

- Mật độ dân số cao. Tập trung ở khu vực ven biển và các con sông lớn.

- Nam Á là nơi ra đời của hai tôn giáo lớn: Ấn Độ giáo, Phật giáo.

- Hiện nay, dân cư Nam Á chủ yếu theo Ấn Độ giáo, Hồi giáo, Thiên chúa giáo, Phật giáo,… Tôn giáo ảnh hưởng lớn đến tình hình kinh tế - xã hội ở Nam Á.

Lý thuyết Địa Lí 8 Bài 11: Dân cư và đặc điểm kinh tế khu vực Nam Á hay, chi tiết

2. Đặc điểm kinh tế - xã hội

- Trước đây, khu vực Nam Á bị đế quốc Anh xâm lược, năm 1947 các nước Nam Á giành được độc lập và có nền kinh tế tự chủ.

- Tuy nhiên nền kinh tế - xã hội trong khu vực thiếu ổn định.

- Ấn Độ là quốc gia có nền kinh tế phát triển nhất khu vực:

   + Nền công nghiệp hiện đại đứng thứ 10 trên thế giới với cơ cấu dạng: công nghiệp năng lượng, kim loại, chế tạo, hóa chất, vật liệu xây dựng, các ngành công nghiệp nhẹ,..còn phát triển các ngành công nghiệp đòi hỏi công nghệ cao, vi tính, chính xác như điện tử, máy tính,…

   + Nông nghiệp: phát triển với “cuộc cách mạng xanh” và “cách mạng trắng”.

Địa lí 8 Bài 11: Dân cư và kinh tế khu vực Nam Á

B. Bài tập trắc nghiệm

Câu 1: Dân cư Nam Á phân bố thưa thớt ở khu vực

A. Tây Bắc Ấn Độ.

B. phía nam dãy Hi-ma-lay-a.

C. đồng bằng ven biển phía Đông dãy Gát Đông.

D. đồng bằng Ấn – Hằng.

Lời giải:

Dân cư Nam Á phân bố thưa thớt ở khu vực Tây Bắc Ấn Độ.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 2: Dân cư Nam Á phân bố nhiều nhất ở khu vực nào sau đây?

A. Sơn nguyên Đê – can.

B. Tây bắc Ấn Độ.

C. Đồng bằng Ấn – Hằng.

D. Ven Ấn Độ Dương.

Lời giải:

Dân cư Nam Á phân bố chủ yếu ở các khu vực là đồng bằng ven biển, đặc biệt là ở đồng bằng Ấn – Hằng.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 3: Các tôn giáo chính ở Nam Á là

A. Hồi giáo và Phật giáo.

B. Ấn Độ giáo và Hồi giáo.

C. Thiên Chúa giáo và Phật giáo.

D. Hồi giáo và Thiên Chúa giáo.

Lời giải:

Các tôn giáo chính ở Nam Á là Ấn Độ giáo và Hồi giáo.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 4: Tôn giáo nào không phải là tôn giáo chính ở Nam Á?

A. Ấn Độ giáo.

B. Đạo Tin lành.

C. Hồi giáo.

D. Thiên chúa giáo.

Lời giải:

Dân cư Nam Á chủ yếu theo các tôn giáo chính là Ấn Độ giáo, hồi giáo, Thiên chúa giáo, phật giáo.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 5: Trước đây, khu vực Nam Á là thuộc địa của đế quốc

A. Anh.

B. Pháp.

C. Mĩ.

D. Tây Ban Nha.

Lời giải:

Trước đây, khu vực Nam Á là thuộc địa của đế quốc Anh, kéo dài gần 200 năm (1763 – 1947)

Đáp án cần chọn là: A

Câu 6: Nam Á có tất cả bao nhiêu quốc gia?

A. 6.

B. 7.

C. 8.

D. 9.

Lời giải:

Hiện nay, Nam Á có tổng cộng 7 quốc gia đó là Ấn Độ, Pakitstan, Bu – tan, Nê – pan, Băng – la – đét, Xri – lan – ca, Man – đi- vơ.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 7: Quốc gia có nền kinh tế phát triển nhất Nam Á là

A. Pa-ki-xtan.

B. Ấn Độ.

C. Nê-pan.

D. Bu-tan.

Lời giải:

Quốc gia có nền kinh tế phát triển nhất Nam Á là Ấn Độ.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 8: Sau khi giành được độc lập, Ấn Độ đã xây dựng nền kinh tế tế như thế nào?

A. Nền nông nghiệp lạc hậu.

B. Nền kinh tế nông nghiệp hiện đại.

C. Nền công nghiệp lạc hậu.

D. Nền công nghiệp hiện đại.

Lời giải:

Sau khi giành được độc lập, Ấn Độ tiến hành xây dựng lại đất nước với một nền kinh tế công nghiệp hiện đại.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 9: Hai trung tâm công nghiệp lớn nhất của Ấn Độ là

A. Côn-ca-ta và Mum-bai.

B. Niu Đê-li và Mum-bai.

C. Ma-đrát và Côn –ca-ta.

D. Côn-ca-ta và Niu Đê-li.

Lời giải:

Hai trung tâm công nghiệp lớn nhất của Ấn Độ là Côn-ca-ta và Mum-bai.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 10: “Cách mạng trắng” và “Cách mạng xanh” là những cuộc cách mạng về lĩnh vực

A. nông nghiệp.

B. công nghiệp.

C. dịch vụ.

D. du lịch.

Lời giải:

Cách mạng trắng” và “Cách mạng xanh” là những cuộc cách mạng về lĩnh vực nông nghiệp ở Ấn Độ

Đáp án cần chọn là: A

Câu 11: Đặc điểm dân cư Nam Á là

A. đông dân thứ 2 châu Á, mật độ thứ nhất châu Á

B. đông dân thứ nhất châu Á, mật độ thứ 2 châu Á.

C. đông dân thứ 3 châu Á, mật độ thứ nhất châu Á.

D. đông dân thứ 2 châu Á, mật độ thứ 3 châu Á.

Lời giải:

Đặc điểm dân cư Nam Á là đông dân thứ 2 châu Á, mật độ dân số cao nhất châu Á.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 12: Trở ngại lớn nhất cho phát triển kinh tế của các nước Nam Á 

A. Tài nguyên thiên nhiên nghèo nàn.

B. Khí hậu khắc nghiệt, khô hạn.

C. Tồn tại nhiều mâu thuẫn, xung đột.

D. Tình hình chính trị - xã hội không ổn định.

Lời giải:

Trở ngại lớn nhất cho phát triển kinh tế của các nước Nam Á là tình hình chính trị - xã hội trong khu vực thiếu ổn định do bị đế quốc đô hộ kéo dài gần 200 năm và luôn xảy ra mâu thuẫn, xung đột giữa các dân tộc, tôn giáo.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 13: Trước đây, Nam Á bị thực dân Anh xâm lược vì mục đích là

A. trở thành nơi cung cấp nguyên liệu và là thị trường tiêu thụ.

B. giao lưu hợp tác về kinh tế, văn hóa, chính trị.

C. cung cấp phương tiện chiến tranh.

D. trở thành nơi sinh sống cho người dân Anh.  

Lời giải:

Trước đây, toàn bộ khu vực Nam Á bị thực dân Anh xâm lược làm thuộc địa với mục đích tạo ra thị trường cung cấp nguyên liệu cũng như thị trường tiêu thụ cho chính quốc.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 14: Đặc điểm dân cư – xã hội nào sau đây không đúng với Nam Á?

A. Dân cư tập trung đông nhất châu Á.

B. Có lịch sử khai thác lãnh thổ muộn.

C. Dân cư chủ yếu theo Ấn Độ giáo và Hồi giáo.

D. Tình hình chính trị - xã hội thiếu ổn định.

Lời giải:

Đặc điểm nổi bật của dân cư- xã hội của Nam Á là dân cư tập trung đông nhất châu Á, hai tôn giáo chính là Hồi giáo và Ấn Độ giáo, đây là khu vực có chính trị - xã hội thiếu ổn định do thường xuyên xảy ra mâu thuẫn sắc tộc tôn giáo và chịu sự đô hộ lâu dài của đế quốc Ạnh. Nam Á cũng là một trong những cái nôi của nền văn minh Cổ đại thế giới với lịch sử khai thác lãnh thổ lâu đời.

=> Nhận xét: Nam Á có lịch sử khai thác lãnh thổ muộn là không đúng

Đáp án cần chọn là: B

Câu 15: Dân cư Nam Á không có đặc điểm nào sau đây?

A. Đông dân nhất châu Á, mật độ dân số thứ hai châu Á.

B. Đông dân thứ hai châu Á, mật độ thứ nhất châu Á.

C. Dân số đông, nhiều thành phần dân tộc.

D. Khu vực đa sắc tộc, đa tôn giáo.

Lời giải:

Câu 16: Thành tựu lớn nhất của cuộc cách mạng trắng và cách mạng xanh là

A. đưa giá trị sản lượng công nghiệp Ấn Độ tăng nhanh và đứng thứ 10 thế giới.

B. giải quyết tốt vấn đề lương thực, thực phẩm cho nhân dân.

C. đưa Ấn Độ trở thành quốc gia có nền kinh tế phát triển nhất Nam Á.

D. tạo ra nguồn nông sản xuất khẩu lớn cho các nước Nam Á.

Lời giải:

- Cách mạng xanh là cuộc cánh mạng nhằm tăng trưởng sản lượng nông nghiệp bằng việc tạo ra những giống lúa có năng suất cao (lúa mì và lúa gao), nhằm đảm bảo cho nhu cầu tiêu thụ của người dân.

- Tiếp sau đó là cuộc cách mạng trắng với mục đích tạo ra nguồn sữa lớn, đảm bảo cho mọi người dân đều được uống 1 lít sữa/ngày.

=> Như vậy thành tựu của hai cuộc cách mạng này là giải quyết tốt vấn đề lương thực, thực phẩm cho người dân.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 17: Nguyên nhân chủ yếu nào khiến cho các nước Nam Á gặp khó khăn trong việc xây dựng lại đất nước sau khi giành lại độc lập?

A. Không có nguồn tài nguyên phong phú.

B. Dân cư không có trình độ cao.

C. Điều kiện tự nhiên khắc nghiệt.

D. Tình hình chính trị - xã hội bất ổn.

Lời giải:

Sau gần 200 năm bị thực dân Anh đô hộ, lại luôn xảy ra mâu thuẫn, xung đột giữa các dân tộc, các tôn giáo nên tình hình chính trị - xã hội trong khu vực thiếu ổn định. Đó là những trở ngại lớn nhất ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế - xã hội của các nước Nam Á sau khi giành lại được độc lập.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 18: Nguyên nhân chủ yếu khiến dân cư phân bố thưa thớt ở khu vực Tây Bắc của Nam Á là

A. khí hậu khô hạn, khắc nghiệt.

B. có nhiều thiên tai động đất, núi lửa.

C. tài nguyên thiên nhiên nghèo nàn.

D. địa hình núi cao hiểm trở, bị chia cắt mạnh.

Lời giải:

Vùng Tây Bắc của Nam Á có vị trí khuất gió (không đón gió mùa tây nam từ biển vào) nên có l mưa rất thấp (đươi 250mm/năm) khí hậu khô hạn, khắc nghiệt, nơi đây hình thành hoang mạc lớn là hoang mạc Tha.

=> Điều kiện khí hậu khô hạn và khắc nghiệt khiến Tây Bắc trở thành nơi có dân cư phân bố rất thưa thớt.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 19: Phát biểu nào sau đây thế hiện đúng sự chuyển dịch cơ cấu GDP của Ấn Độ?

A. Chuyển dịch theo hướng đẩy mạnh phát triển ngành dịch vụ.

B. Chuyển dịch theo hướng đảm bảo an ninh, lương thực.

C. Chuyển dịch theo hướng công nghiệp hóa.

D. Chuyển dịch theo hướng phát triển ngành công nghiệp hiện đại.

Lời giải:

Trong giai đoạn 1995 – 2001, cơ cấu GDP phân thei ngành của Ấn Độ có sự chuyển dịch theo hướng đẩy mạnh phát triển ngành dịch vụ, cụ thể:

Giảm tỉ trọng GDP ngành nông nghiệp từ 28.4 % xuống 25%

Tăng tỉ trọng GDP ngành dịch vụ từ 44.5% lên 48%

Trong khi đó ngành công nghiệp có tỉ trọng GDP không ổn định.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 20: Nhân tố nào sau đây ít ảnh hưởng nhất đến sự tập trung dân cư đông đúc ở đồng bằng Ấn – Hằng?

A. Lịch sử khai thác lãnh thổ.

B. Đặc điểm địa hình, khí hậu, nguồn nước.

C. Tài nguyên khoáng sản.

D. Hoạt động sản xuất nông nghiệp.

Lời giải:

- Đồng bằng Ấn – Hằng là khu vực có điều kiện tự nhiên thuận lợi: địa hình đồng bằng màu mỡ, khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa có lượng mưa lớn, nguồn nước dồi dào => thuận lợi cho hoạt động sinh sống, phát triển kinh tế, đặc biệt là sản xuất nông nghiệp.

- Vùng có thế mạnh về sản xuất lúa trên đồng bằng châu thổ sông Ấn  - Hằng nên thu hút nhiều lao động trong nông nghiệp .

- Mặt khác là cái nôi của nền văn minh Cổ đại, đồng bằng Ấn – Hằng có lịch sử khai thác lãnh thổ lâu đời nên dân cư tập trung đông đúc.

=> Nhận xét A, B, D đúng.

- Đồng bằng Ấn – Hằng có tài nguyên khoáng sản không phong phú, đây không phải là nhân tố có sức hút lớn đối với dân cư về đây sinh sống.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 21: Nguyên nhân chủ yếu làm cho dân cư Nam Á tập trung chủ yếu ở khu vực đông bằng Ấn – Hằng và ven Ấn Độ Dương là

A. kinh tế phát triển.

B. đây là cái nôi của nền văn minh nhân loại.

C. điều kiện tự nhiên thuận lợi.

D. dân cư sinh sống lâu đời.

Lời giải:

Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phân bố dân cư là các đặc điểm về tự nhiên và kinh tế - xã hội. Trong đó, điều kiện tự nhiên đóng vai trò hết sức quan trọng đến sự phân bố dân cư của một khu vực nào đó.

Đối với khu vực Nam Á, dân cư phân bố chủ yếu ở đồng bằng Ấn – Hằng và ven Ấn Độ Dương là do những khu vực này có điều kiện tự nhiên thuận lợi cho sự phát triển và sinh sống của dân cư.

Ở đây có khí hậu gió mùa, đất đai phù sa màu mỡ, địa hình tương đối thấp và bằng phẳng, hai hệ thống sông lớn đảm bảo cho tưới tiêu và sinh hoạt.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 22: Thành phố nào sau đây được gọi là “thung lũng silicon” của châu Á?

A. Mum-bai.

B. Côn-ca-ta.

C. Bangalore.

D. Niu Đê-li.

Lời giải:

Bangalore là một thành phố nổi tiếng nằm ở miền Nam của Ấn Độ, nơi đây được biết đến như là thung lũng điện tử (thung lũng silicon) của Ấn Độ cũng như châu Á, tập trung các trung tâm, đầu não, đầu tàu của các ngành khoa học, kỹ thuật và công nghệ hiện đại như điện tử, máy tính, sản xuất phần mềm, vi mạch... Sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin ở thành phố này đã góp phần đưa Ấn Độ trở thành một siêu cường trên thế giới về phần mềm vi tính.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 23: Quốc gia nào ở Nam Á được xem là “quốc gia hạnh phúc nhất thế giới”?

A. Ấn Độ.

B. Bu – tan.

C. Pakistan.

D. Nê – pan.

Lời giải:

Có rất nhiều các chỉ số để đánh giá mức độ hành phúc của con người trong đó có chỉ số về GDP bình quân đầu người, tỉ lệ biết chữ...

Tuy nhiên, ở quốc gia Bu – tan nằm dưới chân dãy Hi – ma – lay – a thì cuộc sống của người dân ở đây hạnh phúc là khi họ được sống cuộc sống của chính bản thân mình, họ không quan tâm đến những thứ vật chất có giá trị, họ yêu quê hương và có lòng tự tôn dân tộc.

Bu – tan có nền kinh tế vào hàng thấp nhất thế giưới, thậm chí tỉ lệ nghèo đói mà mù chữ ở mức rất cao nhưng những người dân ở đây lại có cuộc sống được coi là hạnh phúc nhất thế giới.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 24: Nam Á là khu vực đông dân thứ mấy của châu Á

   A. 1      

   B. 2

   C. 3      

   D. 4

Lời giải:

Đáp án: B. 2

Giải thích: Nam Á có số dân đông thứ 2 châu Á sau Đông Á.

Câu 25: Nam Á là nơi phát sinh ra hai tôn giáo lớn nào

   A. Ấn Độ giáo và Hồi giáo

   B. Ấn Độ giáo và Ki-tô-giáo

   C. Ấn Độ giáo và Phật giáo

   D. Phật giáo và Hồi giáo

Lời giải:

Đáp án: C. Ấn Độ giáo và Phật giáo

Giải thích: Tại Ấn Độ ra đời 2 tôn giáo lớn là Ấn Độ giáo và Phật giáo, Ấn Độ giáo ra đời vào thiên niên kỉ thứ nhất trước Công nguyên, Phật giáo ra đời vào thế kỉ VI trước Công nguyên.(SGK trang 17 Địa lí 8).

Câu 26: Dân cư Nam Á chủ yếu theo tôn giáo nào

   A. Ấn Độ giáo và Hồi giáo

   B. Ấn Độ giáo và Ki-tô-giáo

   C. Ấn Độ giáo và Phật giáo

   D. Phật giáo và Hồi giáo

Lời giải:

Đáp án: A. Ấn Độ giáo và Hồi giáo

Giải thích: trang 38 SGK Địa lí 8

Câu 27: Trước đây các nước Nam Á bị đế quốc nào xâm chiếm

   A. Đế quốc Pháp

   B. Đế quốc Mĩ

   C. Đế quốc Anh

   D. Đế quốc Tây Ban Nha

Lời giải:

Đáp án: C. Đế quốc Anh

Giải thích: trang 38 SGK Địa lí 8

Câu 28: Năm bao nhiêu, các nước Nam Á giành được độc lập và tiến ahnhf xây dựng nền kinh tế tự chủ.

   A. 1945      B. 1946

   C. 1947      D. 1948

Lời giải:

Đáp án: C.1947

Giải thích: trang 38 SGK Địa lí 8

Câu 29: Nguyên nhân làm cho tình hình chính trị- xã hội trong khu vực thiếu ổn định?

   A. Do bị đế quốc đô hộ kéo dài.

   B. Xảy ra mâu thuẫn xung đột giữa các dân tộc.

   C. Xảy ra mâu thuẫn xung đột giữa các tôn giáo.

   D. Cả 3nguyên nhân trên.

Lời giải:

Đáp án: D. Cả 3nguyên nhân trên.

Giải thích: trang 39 SGK Địa lí 8

Câu 30: Quốc gia phát triển nhất Nam Á là

   A. Ấn Độ

   B. Nê-pan

   C. Băng-la-det

   D. Pa-kit-tan

Lời giải:

Đáp án: A. Ấn Độ

Giải thích: trang 39 SGK Địa lí 8

Câu 31: Hoạt động kinh tế chủ yếu của hầu hết các nước trong khu vực Nam Á là

   A. Dịch vụ

   B. Công nghiệp

   C. Nông nghiệp

   D. Khai thác dầu mỏ

Lời giải:

Đáp án: C. Nông nghiệp

Giải thích: trang 40 SGK Địa lí 8

Câu 32: Ngày nay, về giá trị sản lượng công nghiệp, Ấn Độ đứng thứ mấy trên thế giới

   A. 7      B. 8

   C. 9      D. 10

Lời giải:

Đáp án: D. 10

Giải thích: trang 40 SGK Địa lí 8

Câu 33: Nam Á có bao nhiêu quốc gia:

   A. 7      B. 8

   C. 9      D. 10

Lời giải:

Đáp án: A. 7

Giải thích: Nam Á có 7 quốc gia: Pa-kit-tan, Ấn Độ, Nê-pan, Bu-tan, Băng-la-đét, Xri Lan-ca, Ma-li-vơ.

Bài viết liên quan

904
  Tải tài liệu