Địa Lí 8 Bài 23: Vị trí, giới hạn, hình dạng lãnh thổ Việt Nam

Lý thuyết tổng hợp Địa lí lớp 8 Bài 23: Vị trí, giới hạn, hình dạng lãnh thổ Việt Nam chọn lọc năm 2021 – 2022 mới nhất gồm tóm tắt lý thuyết và hơn 500 bài tập ôn luyện Địa 8. Hy vọng bộ tổng hợp lý thuyết Địa lí lớp 8 sẽ giúp học sinh củng cố kiến thức, ôn tập và đạt điểm cao trong các bài thi trắc nghiệm môn Địa lí 8 

1252
  Tải tài liệu

Bài 23: Vị trí, giới hạn, hình dạng lãnh thổ Việt Nam

A. Lý thuyết

1. Vị trí và giới hạn

a) Vùng đất

- Tọa độ địa lí:

   + Cực Bắc: 23023’B và 105020’Đ

   + Cực Nam: 8034’B và 104040’Đ

   + Cực Đông: 12040’B và 109024’Đ

   +Cực Tây: 22022’B và 102009’Đ

- Diện tích đất tự nhiên bao gồm đất liền và hải đảo có diện tích là 331212 km2 (năm 2006).

Lý thuyết Địa Lí 8 Bài 23: Vị trí, giới hạn, hình dạng lãnh thổ Việt Nam hay, chi tiết

Lý thuyết Địa Lí 8 Bài 23: Vị trí, giới hạn, hình dạng lãnh thổ Việt Nam hay, chi tiết

b) Vùng biển

- Phần biển có diện tích khoảng 1 triệu km2.

- Có nhiều đảo và quẩn đảo, trong đó có hai quần đảo xa bờ là Hoàng Sa và Trường Sa.

Lý thuyết Địa Lí 8 Bài 23: Vị trí, giới hạn, hình dạng lãnh thổ Việt Nam hay, chi tiết

Lý thuyết Địa Lí 8 Bài 23: Vị trí, giới hạn, hình dạng lãnh thổ Việt Nam hay, chi tiết

c) Vùng trời

- Là khoảng không gian bao trùm lên lãnh thổ nước ta.

d) Đặc điểm của vị trí địa lí về mặt tự nhiên

- Nằm trong vùng nội chí tuyến.

- Vị trí gần trung tâm khu vực Đông Nam Á.

- Vị trí cầu nối giữa đất liền và biển, giữa các nước Đông Nam Á đất liền và Đông Nam Á hải đảo.

- Vị trí tiếp xúc của các luồng gió mùa và các luồng sinh vật.

2. Đặc điểm lãnh thổ

a) Phần đất liền

- Phần đất liền kéo dài 150 vĩ tuyến và hẹp ngang.

- Việt Nam có đường biển dài 3260 km hợp với hơn 4600 km đường biên giới trên đất liền.

b) Phần Biển Đông thuộc chủ quyền Việt Nam mở rất rộng về phía đông và đông nam với rất nhiều đảo và quần đảo.

Lý thuyết Địa Lí 8 Bài 23: Vị trí, giới hạn, hình dạng lãnh thổ Việt Nam hay, chi tiết

Giải Địa 8 bài 23: Vị trí, giới hạn, hình dạng lãnh thổ Việt Nam

B. Bài tập trắc nghiệm

Câu 1: Vị trí Việt Nam nằm trong khoảng:

A. 8030'B –> 23023'B và 102010'Đ –> 109024'Đ

B. 8034'B –> 23023'B và 102010'Đ –> 109024'Đ

C. 8034'B –> 23023'B và 10205'Đ –> 109024'Đ

D. 8034'B –> 23023'B và 102010'Đ –> 109040'Đ

Lời giải:

Vị trí Việt Nam nằm trong khoảng từ 8034'B –> 23023'B và 102010'Đ –> 109024'Đ.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 2: Đường bờ biển của Việt Nam dài là:

A. 4450km 

B. 2360km

C. 3260km                            

D. 1650km

Lời giải:

Đường bờ biển của Việt Nam uốn cong hình chữ S dài 3260km, kéo dài từ Móng Cái (Quảng Ninh) đến Hà Tiên (Kiên Giang).

Đáp án cần chọn là: C

Câu 3: Nước Việt Nam nằm ở:

A. bán đảo Trung Ấn, khu vực nhiệt đới.

B. phía đông Thái Bình Dương, khu vực kinh tế sôi động của thế giới.

C. rìa đông bán đảo Đông Dương, gần trung tâm Đông Nam Á.

D. rìa phía đông châu Á, khu vực ôn đới.

Lời giải:

Nước ta có vị trí nằm gần trung tâm Đông Nam Á và rìa phía đông của bán đảo Đông Dương (bán đảo Đông Dương gồm 3 nước Lào, Việt Nam và Campuchia). Vị trí này thuận lợi cho nước ta giao lưu trao đổi với các nước trong khu vực Đông Nam Á, đồng thời tiếp giáp biển Đông rộng lớn làm cho thiên nhiên chịu ảnh hưởng sâu sắc của biển (nằm ở rìa phía đông bán đảo Đông Dương).

Đáp án cần chọn là: C

Câu 4: Điểm cực Tây phần đất liền ở kinh độ 102009'Đ tại xã Sín Thầu, huyện Mường Nhé, thuộc tỉnh:

A. Lai Châu.

B. Điện Biên.

C. Sơn La.      

D. Hòa Bình.

Lời giải:

Điểm cực Tây phần đất liền ở kinh độ 102°09'Đ tại xã Sín Thầu, huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 5: Hai quần đảo xa bờ của nước ta là:

A. Cồn Cỏ và Hoàng Sa.

B. Lý Sơn và Trường Sa.

C. Hoàng Sa và Trường Sa.

D. Trường Sa và Côn Đảo.

Lời giải:

Hai quần đảo xa bờ của nước ta là Hoàng Sa (thuộc TP. Đà Nẵng) và Trường Sa (thuộc tỉnh Khánh Hòa).

Đáp án cần chọn là: C

Câu 6: Việt Nam hiện nay gồm có:

A. 54 tỉnh và thành phố, trong đó có 4 thành phố Trung Ương

B. 60 tỉnh và thành phố, trong đó có 4 thành phố Trung Ương

C. 63 tỉnh và thành phố, trong đó có 4 thành phố Trung Ương

D. 64 tỉnh và thành phố, trong đó có 3 thành phố Trung Ương

Lời giải:

Việt Nam hiện nay gồm có 63 tỉnh và thành phố, trong đó có 4 thành phố Trung ương (Hà Nội, Đà Nẵng, TP. Hồ Chí Minh và Cần Thơ).

Đáp án cần chọn là: C

Câu 7: Vùng đất là:

A. phần được giới hạn bởi đường biên giới và đường bờ biển.

B. phần đất liền giáp biển.

C. toàn bộ phần đất liền và các hải đảo.

D. các hải đảo và vùng đồng bằng ven biển.

Lời giải:

Vùng đất của quốc gia là phần lãnh thổ, bao gồm toàn bộ phần lục địa và các đảo thuộc chủ quyền quốc gia.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 8: Vị trí địa lý làm cho thiên nhiên Việt Nam:

A. Mang tính chất nhiệt đới ẩm            

B. Nằm trong múi giờ thứ 7

C. Mang tính chất cận nhiệt đới khô        

D. Mang tính chất cận xích đạo.

Lời giải:

Vị trí địa lý làm cho thiên nhiên Việt Nam mang tính chất nhiệt đới ẩm.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 9: Nơi hẹp nhất Việt Nam là khoảng 50km, thuộc tỉnh:

A. Quảng Bình

B. Quảng Trị

C. Thừa Thiên Huế 

D. Quảng Nam

Lời giải:

Nơi hẹp nhất Việt Nam là khoảng 50km, thuộc tỉnh Quảng Bình (vùng Bắc Trung Bộ).

Đáp án cần chọn là: A

Câu 10: Vị trí địa lí nước ta có ý nghĩa quan trọng về mặt kinh tế là:

A. khu vực nhạy cảm với những biến động chính trị thế giới.

B. tương đồng về lịch sử, văn hoá - xã hội với các nước trong khu vực.

C. nằm trên ngả tư đường hàng hải và hàng không quốc tế.

D. mối giao lưu lâu đời với nhiều nước trong khu vực.

Lời giải:

Nước ta nằm trên ngã tư đường hàng hải và hàng không quốc tế điều đó có ý nghĩa vô cùng to lớn về mặt kinh tế, không chỉ giúp nước ta giao lưu, buôn bán hàng hóa với các bạn hàng lớn mà còn học hỏi kinh nghiệm từ các nước tiên tiến.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 11: Thế mạnh của vị trí địa lí nước ta trong khu vực Đông Nam Á sẽ được phát huy cao độ nếu biết kết hợp xây dựng các loại hình giao thông vận tải:

A. Đường ô tô và đường sắt.

B. Đường biển và đường sắt.

C. Đường hàng không và đường biển.

D. Đường ô tô và đường biển.

Lời giải:

Vị trí địa lí nước ta nằm gần các tuyến hàng hải và hàng không quốc tế nên thế mạnh của vị trí địa lí nước ta trong khu vực Đông Nam Á sẽ được phát huy cao độ nếu biết kết hợp xây dựng các loại hình giao thông vận tải: đường hàng không và đường biển. Đây là những loại hình vận tải có ưu thế về vận tải quốc tế trên những tuyến đường xa, tốc độ nhanh (hàng không) và hàng nặng (đường biển), do vậy sẽ đẩy mạnh quá trình giao lưu trao đổi kinh tế - xã hội với các quốc gia trong khu vực Đông Nam Á và thế giới.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 12: Vị trí địa lí mang lại nhiều tài nguyên khoáng sản là do:

A. liền kề với vành đai sinh khoáng Thái Bình Dương.

B. tiếp giáp với Biển Đông.

C. trên đường di lưu và di cư của nhiều loài động, thực vật.

D. ở khu vực gió mùa điển hình nhất thế giới.

Lời giải:

Do liền kề với vành đai sinh khoáng Thái Bình Dương nên nước ta có nhiều tài nguyên khoáng sản. Một số loại khoáng sản tiêu biểu như: Dầu khí, vàng, đồng, apatit, boxit,…

Đáp án cần chọn là: A

Câu 13: Vì sao vị trí địa lí nước ta có tính chiến lược trong khu vực Đông Nam Á và trên thế giới?

A. Gần trung tâm khu vực Đông Nam Á và châu Á.

B. Cầu nối Đông Nam Á đất liền với Đông Nam Á biển đảo, nối lục địa Á-Âu với lục địa Ô-xtray-li-a và gần đường hàng hải, hàng không quốc tế.

C. Có vùng biển rộng lớn, là cầu nối lục địa Á-Âu với lục địa Oxtraylia và gần đường hàng hải, hàng không quốc tế.

D. Trung tâm khu vực Đông Nam Á, có vùng biển rộng lớn và gần đường hàng hải, hàng không quốc tế.

Lời giải:

Vị trí địa lí nước ta có tính chiến lược khu vực và trên thế giới vì nước ta có vị trí cầu nối Đông Nam Á đất liền với Đông Nam Á biển đảo, nối lục địa Á-Âu với lục địa Ôxtrâylia và gần đường hàng hải, hàng không quốc tế. Vị trí này tạo điều kiện cho nước ta dễ dàng giao lưu với các nước trong khu vực và trên thế giới, thu hút đầu tư nước ngoài;,mặt khác nước ta cũng nằm trong vùng có nền kinh tế năng động trên thế giới.

=> Đây được xem là bàn đạp để nước ta tiến tới hội nhập với nền kinh tế thế giới trong xu thế toàn cầu hóa.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 14: Điểm cực Bắc phần đất liền của nước ta thuộc tỉnh thành nào:

   A. Điện Biên

   B. Hà Giang

   C. Khánh Hòa

   D. Cà Mau

Lời giải:

Đáp án: B. Hà Giang

Giải thích: Điển cực Bắc của nước ta có tọa độ 23023’B và 105020’Đ thuộc xã Lũng Cú, huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang (trang 84 SGK Địa lí 8).

Câu 15: Điểm cực Đông phần đất liền của nước ta thuộc tỉnh thành nào:

   A. Điện Biên

   B. Hà Giang

   C. Khánh Hòa

   D. Cà Mau

Lời giải:

Đáp án: C. Khánh Hòa

Giải thích: Điển cực Đông của nước ta có tọa độ 12040’B và 109024’Đ thuộc xã Vạn Thạnh, huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hòa (trang 84 SGK Địa lí 8).

Câu 16: Từ bắc vào nam, phần đất liền nước ta kéo dài khoảng bao nhiêu vĩ độ

   A. 150 vĩ tuyến

   B. 160 vĩ tuyến

   C. 170 vĩ tuyến

   D. 180 vĩ tuyến

Lời giải:

Đáp án: 150 vĩ tuyến

Giải thích: Điển cực Bắc của nước ta có tọa độ 23023’B và 105020’Đ; điểm cực Nam có tọa độ 8034’B và 104040’Đ (trang 84 SGK Địa lí 8).

Câu 17: Phần biển Việt Nam có diện tích khoảng

   A. 300 nghìn km2

   B. 500 nghìn km2

   C. 1 triệu km2

   D. 2 triệu km2

Lời giải:

Đáp án: C. 1 triệu km2

Giải thích: (trang 84 SGK Địa lí 8).

Câu 18: Đặc điểm của vị trí của Việt Nam về mặt tự nhiên:

   A. Nằm trên tuyến đường hàng hải, hàng không quan trọng của thế giới.

   B. Nằm trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương đây là khu vực có nền kinh tế phát triển năng động nhất trên thế giới.

   C. Vị trí gần trung tâm khu vực Đông Nam Á.

   D. Nằm trên các tuyến đường bộ, đường sắt xuyên Á

Lời giải:

Đáp án: C. Vị trí gần trung tâm khu vực Đông Nam Á.

Giải thích: (trang 84 SGK Địa lí 8).

Câu 19: Đặc điểm nào của vị trí của Việt Nam về mặt tự nhiên làm cho khí hậu Việt Nam mang tính chất nhiệt đới:

   A. Nằm trong vùng nội chí tuyến.

   B. Vị trí cầu nối giữa đất liền và biển, giữa các nước Đông Nam Á đất liền và Đông Nam Á hải đảo.

   C. Vị trí gần trung tâm khu vực Đông Nam Á.

   D. Vị trí tiếp xúc của các luồng gió mùa và các luồng sinh vật.

Lời giải:

Đáp án: A. Nằm trong vùng nội chí tuyến.

Giải thích: Nằm trong khu vực nội chí tuyến nên góc nhập xạ mặt trời của nước ta cao kiến cho nền nhiệt của nước ta cao (trang 84 SGK Địa lí 8).

Câu 20: Nơi hẹp nhất theo chiều tây-đông của nước ta thuộc tỉnh thành nào

   A. Quảng Nam

   B. Quảng Ngãi

   C. Quảng Bình

   D. Quảng Trị

Lời giải:

Đáp án: C. Quảng Bình.

Giải thích: Nơi hẹp nhất cảu nước ta theo chiều tây-đông thuộc tỉnh Quảng Bình, chưa dầy 50km (trang 84 SGK Địa lí 8).

Câu 21: Quần đảo Hoàng Sa thuộc tỉnh thành nào:

   A. Thừa Thiên Huế

   B. Đà Nẵng

   C. Quảng Nam

   D. Quảng Ngãi

Lời giải:

Đáp án: B. Đà Nẵng

Giải thích: Quần đảo Hoàng Sa thuộc thành phố Đà Nẵng (trang 82 SGK Địa lí 8).

Câu 22: Quần đảo Trường Sa thuộc tỉnh thành nào:

   A. Phú Yên

   B. Bình Định

   C. Khánh Hòa

   D. Ninh Thuận

Lời giải:

Đáp án: C. Khánh Hòa

Giải thích: Quần đảo Trường Sa thuộc tỉnh Khánh Hòa (trang 82 SGK Địa lí 8).

Câu 23: Vịnh nào của nước ta đã được UNESCO công nhận là di sản thiên nhiên thê giới:

   A. Vịnh Hạ Long

   B. Vịnh Dung Quất

   C. Vịnh Cam Ranh

   D. Vịnh Thái Lan

Lời giải:

Đáp án: A. Vịnh Hạ Long

Giải thích: Vịnh Hạ Long của nước ta đã được UNESCO công nhận là di sản thiên nhiên thế giới.

Bài viết liên quan

1252
  Tải tài liệu