Giải Tin học 10 (Kết nối tri thức) Bài 17: Biến và lệnh gán

Hoidap.vietjack.com trân trọng giới thiệu: lời giải bài tập Tin học lớp 10 Bài 17: Biến và lệnh gán sách Kết nối tri thức hay nhất, chi tiết giúp học sinh dễ dàng làm bài tập Tin học 10 Bài 17. Mời các bạn đón xem:

635


Giải Tin học lớp 10 Bài 17: Biến và lệnh gán

Khởi động

Khởi động trang 91 Tin học 10: Trong Đại số, người ta dùng chữ để thay thế cho số cụ thể, ví dụ hằng đẳng thức (a + b)2 = a2 + 2ab + b2 đúng cho mọi giá trị a, b. Trong các ngôn ngữ lập trình, người ta cũng dùng các kí tự hoặc nhóm các kí tự (được gọi là biến (variable) hay biến nhớ) để thay cho việc phải chỉ ra các giá trị dữ liệu cụ thể.

Theo em, sử dụng biến có những lợi ích gì?

Lời giải:

Sử dụng biến có thể thay đổi giá trị khi thực hiện với các bộ số khác nhau.

1. Biến và lệnh gán

Hoạt động

Hoạt động 1 trang 91 Tin học 10: Tìm hiểu khái niệm biến và lệnh gán

Quan sát các lệnh sau, n ở đây được hiểu là gì?

Giải Tin học 10 Bài 17: Biến và lệnh gán - Kết nối tri thức (ảnh 1)

Lời giải:

n là biến với giá trị số nguyên.

Câu hỏi

Câu hỏi 1 trang 93 Tin học 10: Các tên biến nào dưới đây là hợp lệ trong Python?

A. _name.

B. 12abc.

C. My country.

D. m123&b.

E. xyzABC

Lời giải:

Các tên biến hợp lệ là A, D, E

- Vì tên biến chỉ gồm các chữ cái tiếng Anh, các chữ số từ 0 đến 9 và dấu ”_ ”

- Không bắt đầu bằng chữ số

- Phân biệt chữ hoa và chữ thường

Câu hỏi 2 trang 93 Tin học 10Sau các lệnh dưới đây, các biến x, y nhận giá trị bao nhiêu?

>>> × = 10

>>> y = x**2 – 1

>>> × = x/2 + y%2

Lời giải:

Các biến x, y nhận các giá trị lần lượt trong từng câu lệnh là:

x = 10

y = 99

x = 10/2 + 99%2 = 5 + 1 = 6

Câu hỏi 3 trang 93 Tin học 10: a, b nhận giá trị gì sau các lệnh sau?

>>> a, b = 2, 3

>>> a, b = a + b, a - b

Lời giải:

>>> a, b = 2, 3

a = 2; b = 3

>>> a, b = a + b, a - b

a = 2 + 3 = 5; b = 2 – 3 = -1

2. Các phép toán trên một số kiểu dữ liệu cơ bản

Hoạt động

Hoạt động 2 trang 93 Tin học 10: Các phép toán trên dữ liệu kiểu số và kiểu xâu kí tự

Tìm hiểu các phép toán trên dữ liệu kiểu số và kiểu xâu kí tự.

Lời giải:

- Các phép toán trên kiểu dữ liệu số: phép cộng “+”, phép trừ “-“, nhân “*”, chia “ /”, lấy thương nguyên “ //”, lấy số dư “ %”, phép lũy thừa “ **”

- Các phép toán trên kiểu dữ liệu xâu kí tự: + (nối xâu), * (lặp)

Câu hỏi

Câu hỏi 1 trang 94 Tin học 10: Mỗi lệnh sau là đúng hay sai? Nếu đúng thì cho kết quả là bao nhiêu?

>>> (12 – 10//2)**2 – 1

>>> (13 + 45**2) (30//12 – 5/2)

Lời giải:

- Dòng lệnh 1 đúng. Có kết quả là (12 - 10//2)**2 – 1 = (12 - 5)– 1 = 48

Giải Tin học 10 Bài 17: Biến và lệnh gán - Kết nối tri thức (ảnh 1)

- Dòng lệnh 2 sai vì giữa hai biểu thức trong ngoặc không có phép tính.

Câu hỏi 2 trang 94 Tin học 10: Mỗi lệnh sau cho kết quả là xâu kí tự như thế nào?

>>> ““*20 + “010”

>>> “10” + “0” * 5

Lời giải:

Kết quả dòng lệnh 1: ‘010’

Kết quả dòng lệnh 2: ‘1000000’

Giải Tin học 10 Bài 17: Biến và lệnh gán - Kết nối tri thức (ảnh 1)

3. Từ khoá

Hoạt động

Hoạt động 3 trang 95 Tin học 10: Phân biệt biến và từ khoá

Quan sát các lệnh sau, tìm hiểu vì sao Python báo lỗi.

>>> if = 12

SyntaxError: invalid syntax

>>> with = “Độ rộng”

SyntaxError: invalid syntax

Lời giải:

Vì các tên biến trùng với các từ khóa của ngôn ngữ Python.

Câu hỏi

Câu hỏi trang 95 Tin học 10: Các tên biến sau có hợp lệ không?

a) _if.

b) global.

c) nolocal.

d) retun.

e) true.

Lời giải:           

Các tên biến trên không hợp lệ vì nó trùng với từ khóa của ngôn ngữ Python.

Bảng. Một số từ khóa trong Python phiên bản 3.x

Giải Tin học 10 Bài 17: Biến và lệnh gán - Kết nối tri thức (ảnh 1)

Luyện tập

Luyện tập 1 trang 96 Tin học 10Lệnh sau có lỗi gì?

>>> x = 1

>>> 123a = x + 1

SyntaxError: invalid syntax

Lời giải:

Tên biến dòng lệnh thứ 2 (123a) đặt sai vì bắt đầu bằng số

Luyện tập 2 trang 96 Tin học 10: Lệnh sau sẽ in ra kết quả gì?

>>> print (“đồ rê mi ”*3 + “pha son la si đô ”*2)

Lời giải:

Kết quả dòng lệnh là: đồ rê mi đồ rê mi đồ rê mi pha son la si đô pha son la si đô

Giải Tin học 10 Bài 17: Biến và lệnh gán - Kết nối tri thức (ảnh 1)

Vận dụng

Vận dụng 1 trang 96 Tin học 10: Viết các lệnh để thực hiện việc đổi số giây ss cho trước sang số ngày, giờ, phút, giây, in kết quả ra màn hình.

Ví dụ, nếu ss = 684 500 thì kết quả in ra như sau:

684 500 giây = 7 ngày 22 giờ 8 phút 20 giây.

Gợi ý: Sử dụng các phép toán lấy thương nguyên, lấy số dư và các cách đổi sau:

1 ngày = 86 400 giây; 1 giờ = 3 600 giây; 1 phút = 60 giây.

Lời giải:

Các em tham khảo chương trình sau:

print("Nhập số giây: ")

ss=int(input())

ngay = ss//86400

gio = (ss%86400)//3600

phut = (ss%86400%3600)//60

giay = ss%86400%3600%60

print("ss = ",ss, "giây", " = ", ngay," ngay ",gio,"gio", phut," phut ",giay, "

Giải Tin học 10 Bài 17: Biến và lệnh gán - Kết nối tri thức (ảnh 1)

Hình 1. Chương trình tham khảo

Giải Tin học 10 Bài 17: Biến và lệnh gán - Kết nối tri thức (ảnh 1)

Hình 2. Kết quả chạy thử chương trình

Vận dụng 2 trang 96 Tin học 10: Hãy cho biết trước và sau khi thực hiện các lệnh sau, giá trị các biến x, y là bao nhiêu? Em có nhận xét gì về kết quả nhận được?

>>> x, y = 10, 7

>>> x, y = y, x

Lời giải:

Lệnh đầu x = 10; y = 7

Lệnh sau: x = 7; y = 10

→ Kết quả lúc đầu và lúc sau có sự hoán đổi giá trị cho nhau.

Bài viết liên quan

635