Giải Tin học 10 (Kết nối tri thức) Bài 27: Tham số của hàm
Hoidap.vietjack.com trân trọng giới thiệu: lời giải bài tập Tin học lớp 10 Bài 27: Tham số của hàm sách Kết nối tri thức hay nhất, chi tiết giúp học sinh dễ dàng làm bài tập Tin học 10 Bài 27. Mời các bạn đón xem:
Giải Tin học lớp 10 Bài 27: Tham số của hàm
Khởi động
Khởi động trang 131 Tin học 10: Quan sát các lệnh sau và cho biết sự khác nhau giữa tham số (parameter) và đối số (argument).
Lời giải:
Tham số là được định nhĩa khi khai báo hàm, đối số là giá trị truyền vào khi gọi hàm
1. Tham số và đối số của hàm
Hoạt động
Hoạt động 1 trang 131 Tin học 10: Phân biệt tham số và đối số
Quan sát ví dụ sau, tìm hiểu cách dữ liệu được truyền qua tham số vào hàm. Thảo luận để giải thích kết quả.
Lời giải:
- Đổi số là giá trị được truyền vào khi gọi hàm.
- Khi gọi hàm, các tham số (parameter) sẽ được truyền bằng giá trị thông qua đối số (argument) sẽ được truyền bằng giá trị thông qua đối số (argument) của hàm.
- Số lượng giá trị được truyền vào hàm bằng với số tham số trong khai báo của hàm.
Câu hỏi
Câu hỏi 1 trang 132 Tin học 10: Một hàm khi khai báo có một tham số, nhưng khi gọi hàm có thể có hai đối số được không?
Lời giải:
Không thể vì số lượng giá trị được truyền vào hàm phải bằng với tham số khi khai báo hàm.
Câu hỏi 2 trang 132 Tin học 10: Giả sử hàm f có hai tham số x, y khi khai báo, hàm sẽ trả lại giá trị x + 2y. Lời gọi hàm f(10,a) có lỗi hay không?
Lời giải:
Lời hàm f(10,a) có lỗi vì tham số a chưa có giá trị.
2. Cách sử dụng chương trình con
Hoạt động
Hoạt động 2 trang 132 Tin học 10: Khi nào nên sử dụng chương trình con?
Bài toán đưa ra là viết chương trình chính yêu cầu nhập số tự nhiên n từ bàn phím và in các số nguyên tố nhỏ hơn hoặc bằng n ra màn hình. Trong phần thực hành của Bài 26 em đã biết hàm prime (n) kiểm tra số n có là số nguyên tố. Em sẽ viết chương trình giải bài toán này như thế nào?
Lời giải:
Chương trình hoàn chỉnh có thể viết nhau sau:
def prime(n):
c=0
k=1
while k<n:
if n%k==0:
c=c+1
k=k+1
if c==1:
return True
else:
return False
n=int(input("Nhập số tự nhiên n:"))
for i in range(1,n+1):
if prime(i)==True:
print(i, end=" ")
Hình 1. Chương trình bài toán
Câu hỏi
Câu hỏi 1 trang 133 Tin học 10: Sử dụng hàm prime, em hãy viết chương trình in ra các số nguyên tố trong khoảng từ m đến n, với m, n là hai số tự nhiên và 1 < m < n
Lời giải:
def prime(n):
if n<2:
return Fasle
C=0
K=2
while k<n:
if n%k ==0:
return Fasle
k=k+1
return True
#chương trình chính
n=int(input(“nhập vào số tự nhiên n:”))
m=int(input(“nhập vào số tự nhiên m:”))
for k in range(n,m):
if prime(k):
print(k,end= “ ”)
Câu hỏi 2 trang 133 Tin học 10: Em hãy nêu một công việc/bài toán nào đó mà có thể sử dụng hàm để giải.
Lời giải:
Bài toán tính độ dài xâu kí tự, tính các phép toán học….
Luyện tập
Luyện tập 1 trang 135 Tin học 10: Thiết lập hàm power (a,b,c) với a, b, c là số nguyên. Hàm trả lại giá trị (a+b)c.
Lời giải:
def power(a,b,c):
t=1
for i in range(c): t=t*(a+b)
return t
Luyện tập 2 trang 135 Tin học 10: Viết chương trình thực hiện: Nhập hai số tự nhiên từ bàn phím, hai số cách nhau bởi dấu phẩy. Tính tổng và in ra tổng của các số này.
Yêu cầu sử dụng hàm khi viết chương trình.
Lời giải:
def tong(s):
a=s.split()
t=0
for i in a:
x=int(i)
t=t+x
return t
n=input("Nhập n:")
s=input("Nhập vào "+n+" số nguyên cách nhau bởi dấu cách:")
t=tong(s)
print(t)
Vận dụng
Vận dụng 1 trang 135 Tin học 10: Viết chương trình thực hiện: Nhập hai số tự nhiên từ bàn phím, hai số cách nhau bởi dấu phẩy, in ra ước chung lớn nhất (ƯCLN) của hai số.
Lời giải:
def UCLN(a,b):
while a!=b:
if a>b:a=a-b
else:b=b-a
return a
def Nhapso():
s=input("Nhập 2 số nguyên cách nhau bằng dấu phẩy:")
a=s.split(',')
x=int(a[0])
y=int(a[1])
return x,y
a,b=Nhapso()
print("UCLN là:",UCLN(a,b))
Vận dụng 2 trang 135 Tin học 10: Thiết lập hàm change ( ) có hai tham số là xâu ho_ten và số c. Hàm sẽ trả lại xâu kí tự ho_ten là chữ in hoa nếu c = 0. Nếu tham số c khác 0 thì hàm trả lại xâu ho_ten là chữ in thường.
Lời giải:
def change(ho_ten,c):
if c==0:s=ho_ten.upper()
else: s=ho_ten.lower()
return s
print(change('ABC',1))
Bài viết liên quan
- Giải Tin học 10 (Kết nối tri thức) Bài 25: Một số lệnh làm việc với xâu kí tự
- Giải Tin học 10 (Kết nối tri thức) Bài 26: Hàm trong python
- Giải Tin học 10 (Kết nối tri thức) Bài 28: Phạm vi của biến
- Giải Tin học 10 (Kết nối tri thức) Bài 29: Nhận biết lỗi chương trình
- Giải Tin học 10 (Kết nối tri thức) Bài 30: Kiểm thử và gỡ lỗi chương trình