Giải Tin học 10 (Kết nối tri thức) Bài 19: Câu lệnh rẽ nhánh if
Hoidap.vietjack.com trân trọng giới thiệu: lời giải bài tập Tin học lớp 10 Bài 19: Câu lệnh rẽ nhánh if sách Kết nối tri thức hay nhất, chi tiết giúp học sinh dễ dàng làm bài tập Tin học 10 Bài 19. Mời các bạn đón xem:
Giải Tin học lớp 10 Bài 19: Câu lệnh rẽ nhánh if
Khởi động
Khởi động trang 101 Tin học 10: Trong cuộc sống chúng ta vẫn thường gặp các tình huống một việc được thực hiện hay không phụ thuộc vào một điều kiện. Ví dụ, em dự định sẽ đi chơi cùng bạn nếu ngày mai thời tiết đẹp, không mưa nhưng nếu trời mưa em sẽ ở nhà làm bài tập. Các tình huống như vậy trong lập trình gọi là rẽ nhánh. Em hãy điền thông tin ở tình huống trên vào vị trí <Điều kiện> và lệnh tương ứng trong sơ đồ cấu trúc rẽ nhanh ở Hình 19.1.
Lời giải:
<Điều kiện>: Nếu ngày mai thời tiết đẹp hoặc nếu ngày mai thời tiết xấu.
1. Biểu thức Lôgic
Hoạt động
Hoạt động 1 trang 101 Tin học 10: Khái niệm biểu thức lôgic
Biểu thức nào sau đây có thể đưa vào vị trí <điều kiện> trong lệnh:
Nếu <điều kiện> thì <lệnh> của các ngôn ngữ lập trình bậc cao?
A. m, n = 1, 2
B. a + b > 1
C. a * b < a + b
D. 12 + 15 > 2 * 13
Lời giải:
Đáp án: B, C, D
Điều kiện chính là biểu thức Lôgic (biểu thức so sánh số hoặc xâu kí tự). Trong các biểu thức trên có phương án B, C, D có thể đưa vào vị trí điều kiện.
Câu hỏi
Câu hỏi trang 102 Tin học 10: Mỗi biểu thức sau có giá trị True hay False?
a) 100%4 = = 0 b) 111//5 ! = 20 or 20%3 ! = 0
Lời giải:
a) 100%4 = = 0 ⇒ true (vì số dư 100:4=0)
b) 111//5 ! = 20 or 20%3 ! = 0
22 ! = 20 or 2! = 0
⇒ True
2. Lệnh IF
Hoạt động
Hoạt động 2 trang 102 Tin học 10: Cấu trúc lệnh if trong Python
Cho trước số tự nhiên n (được gán hoặc nhập từ bàn phím). Đoạn chương trình như sau kiểm tra n > 0 thì thông báo “n là số lớn hơn 0”.
if n > 0:
print(“n là số lớn hơn 0”)
Em có nhận xét gì về cấu trúc lệnh if? Sau <điều kiện> lệnh if có kí tự gì?
Lệnh print() được viết như thế nào?
Lời giải:
Sau if là <điều kiện>
Sau <điều kiện> có dấu “:” và lệnh print được viết lùi vào và thẳng hàng.
Câu hỏi
Câu hỏi trang 103 Tin học 10: Đoạn chương trình sau thực hiện công việc gì?
k = int( input(“Nhập một số nguyên dương: ”))
if k <= 0:
print( “Bạn nhập sai rồi!”)
Lời giải:
Đoạn chương trình kiểm tra số nguyên nhập vào có phải là số nguyên dương không.
Luyện tập
Luyện tập 1 trang 104 Tin học 10: Viết biểu thức lôgic ứng với mỗi câu sau:
a) Số x nằm trong khoảng (0; 10).
b) Số y nằm ngoài đoạn [1; 2].
c) Số z nằm trong đoạn [0; 1] hoặc [5; 10].
Lời giải:
a) x > 0 and x < 10
b) y >= 1 and y <= 2
c) (z >=0 and z <=1) or (z >= 5 and z <= 10)
Luyện tập 2 trang 104 Tin học 10: Tìm một vài giá trị m, n thoả mãn các biểu thức sau:
a) 100%m == 0 and n%5 ! = 0
b) m%100 == 0 and m%400 ! = 0
c) n%3 == 0 or (n%3 ! = 0 and n%4 == 0)
Lời giải:
a) m = {1; 2; 4; 10...}; n = {1; 2;3;4…}
b) m = {100; 200; 300}
c) n = {4; 8; 16; 20}
Vận dụng
Vận dụng 1 trang 104 Tin học 10: Giá bán cam tại siêu thị tính như sau: nếu khối lượng cam mua dưới 5 kg thì giá bán là 12 000 đồng/kg, nếu khối lượng mua lớn hơn hoặc bằng 5 kg thì giá bán là 10 000 đồng/kg. Viết chương trình nhập số lượng mua (tính theo kg) sau đó tính số tiền phải trả.
Lời giải:
a = float (input(“nhập số lượng mua:”))
if a<5:
t=a*12000
else:
t=a * 10000
print (“số tiền phải trả là:”, t, “đồng”)
Hình 1. Chương trình minh họa
Hình 2. Kết quả chạy thử chương trình
Vận dụng 2 trang 104 Tin học 10: Năm n là năm nhuận nếu giá trị n thoả mãn điều kiện: n chia hết cho 400 hoặc n chia hết cho 4 đồng thời không chia hết cho 100. Viết chương trình nhập số năm n và cho biết năm n có phải là nhuận hay không.
Lời giải:
n = int (input(“Nhập năm: “))
# Kiem tra nam nhuan
if (n % 400 == 0) or ((n % 4 == 0) and (n % 100 != 0)):
print(“Năm nhuận”)
else:
print(“Năm không nhuận”)
Bài viết liên quan
- Giải Tin học 10 (Kết nối tri thức) Bài 17: Biến và lệnh gán
- Giải Tin học 10 (Kết nối tri thức) Bài 18: Các lệnh vào ra đơn giản
- Giải Tin học 10 (Kết nối tri thức) Bài 20: Câu lệnh lặp for
- Giải Tin học 10 (Kết nối tri thức) Bài 21: Câu lệnh lặp while
- Giải Tin học 10 (Kết nối tri thức) Bài 22: Kiểu dữ liệu danh sách