Giải Tin học 10 (Kết nối tri thức) Bài 31: Thực hành viết chương trình đơn giản
Hoidap.vietjack.com trân trọng giới thiệu: lời giải bài tập Tin học lớp 10 Bài 31: Thực hành viết chương trình đơn giản sách Kết nối tri thức hay nhất, chi tiết giúp học sinh dễ dàng làm bài tập Tin học 10 Bài 31. Mời các bạn đón xem:
Giải Tin học lớp 10 Bài 31: Thực hành viết chương trình đơn giản
Luyện tập
Luyện tập 1 trang 152 Tin học 10: Viết chương trình yêu cầu nhập số thực dương a. Chương trình cần kiểm tra dữ liệu nhập như sau: Nếu số đã nhập nhỏ hơn hoặc bằng 0 thì thông báo sau: “Nhập sai, số a phải lớn hơn 0. Hãy nhập lại”. Chương trình chỉ dừng sau khi người dùng nhập đúng.
Lời giải:
a=float(input("Nhập số thực dương:"))
while a<=0:
print("Nhập sai, số a phải lớn hơn 0. Hãy nhập lại!")
a=float(input("Nhập số thực dương:"))
Hình 1. Chương trình nhập số dương
Hình 2. Kết quả chạy thử
Luyện tập 2 trang 152 Tin học 10: Viết chương trình in bảng cửu chương ra màn hình như sau:
- Hàng thứ nhất in ra bảng nhân 1, 2, 3, 4, 5.
- Hàng thứ hai in ra bảng nhân 6, 7, 8, 9, 10.
Lời giải:
Hình 1. Chương trình in bảng cửu chương
Hình 2. Kết quả chạy chương trình
Vận dụng
Vận dụng 1 trang 152 Tin học 10: Viết chương trình nhập hai số tự nhiên Y1, Y2 là số năm, Y2 > Y1. Tính xem trong khoảng thời gian từ năm Y1 đến năm Y2 có bao nhiêu năm nhuận. Áp dụng tính xem trong thế kỉ XXI có bao nhiêu năm nhuận.
Lời giải:
def KTNN(n):
if n%400==0:return 1
if n%4==0 and n%100!=0:return 1
return 0
def DemNN(y1,y2):
d=0
for i in range(y1,y2+1):
if KTNN(i)==1:d=d+1
return d
y1=int(input("Nhập năm y1:"))
y2=int(input("Nhập năm y2:"))
print("Số năm nhuận:",DemNN(y1,y2))
print("Số năm nhuận của thế kỉ XXI là:",DemNN(2001,2100))
Vận dụng 2 trang 152 Tin học 10: Gọi ƯCLN(a, b) là hàm ƯCLN của hai số tự nhiên a, b. Dễ thấy ƯCLN(a, b) = ƯCLN(b, a%b) và nếu a> 0, ƯCLN(a, 0) = a. từ đó hãy viết chương trình nhập hai số a, b và tính ƯCLN của a và b.
Lời giải:
def UCLN(a,b):
if b>0:u=UCLN(b,a%b)
else:u=a
return u
a=int(input("Nhập số a:"))
b=int(input("Nhập số b:"))
print("UCLN của a và b là:",UCLN(a,b))
Bài viết liên quan
- Giải Tin học 10 (Kết nối tri thức) Bài 29: Nhận biết lỗi chương trình
- Giải Tin học 10 (Kết nối tri thức) Bài 30: Kiểm thử và gỡ lỗi chương trình
- Giải Tin học 10 (Kết nối tri thức) Bài 32: Ôn tập lập trình Python
- Em hãy quan sát các đoạn chương trình được viết bằng các ngôn ngữ lập trình khác nhau trong Hình 16.1 và cho biết câu lệnh trong ngôn ngữ nào dễ hiểu nhất
- Tìm hiểu ngôn ngữ bậc cao