Giải Tin học 10 (Kết nối tri thức) Bài 16: Ngôn ngữ lập trình bậc cao và python
Hoidap.vietjack.com trân trọng giới thiệu: lời giải bài tập Tin học lớp 10 Bài 16: Ngôn ngữ lập trình bậc cao và python sách Kết nối tri thức hay nhất, chi tiết giúp học sinh dễ dàng làm bài tập Tin học 10 Bài 16. Mời các bạn đón xem:
Giải Tin học lớp 10 Bài 16: Ngôn ngữ lập trình bậc cao và python
Khởi động
Khởi động trang 86 Tin học 10: Em hãy quan sát các đoạn chương trình được viết bằng các ngôn ngữ lập trình khác nhau trong Hình 16.1 và cho biết câu lệnh trong ngôn ngữ nào dễ hiểu nhất?
Lời giải:
Câu lệnh trong ngôn ngữ Python dễ hiểu nhất.
1. Ngôn ngữ lập trình bậc cao
Hoạt động
Hoạt động 1 trang 86 Tin học 10: Tìm hiểu ngôn ngữ bậc cao
1. Ngôn ngữ lập trình là gì? Có những loại ngôn ngữ lập trình nào?
2. Hãy kể tên một số ngôn ngữ lập trình bậc cao mà em biết?
Lời giải:
1. Ngôn ngữ lập trình là ngôn ngữ giúp máy tính có thể hiểu và thực hiện được. Có những loại ngôn ngữ lập trình ngôn ngữ máy, hợp ngữ, ngôn ngữ bậc cao.
2. Ngôn ngữ lập trình bậc cao như Pascal, C/ C+, Python…
Câu hỏi
Câu hỏi trang 87 Tin học 10: Theo em, viết chương trình bằng loại ngôn ngữ lập trình nào dễ nhất?
A. Ngôn ngữ máy.
B. Hợp ngữ.
C. Ngôn ngữ lập trình bậc cao.
Lời giải:
Đáp án: C
Chương trình viết bằng loại ngôn ngữ lập trình bậc cao dễ nhất vì nó gần với ngôn ngữ tự nhiên giúp cho việc đọc, hiểu chương trình dễ dàng hơn.
2. Môi trường lập trình Python
Hoạt động
Hoạt động 2 trang 87 Tin học 10: Làm quen với môi trường lập trình Python
1. Tìm hiểu cách viết và thực hiện các lệnh trong môi trường lập trình Python.
2. Phân biệt chế độ gõ lệnh trực tiếp và chế độ soạn thảo chương trình của Python.
Lời giải:
1. Cách viết và thực hiện các lệnh trong môi trường lập trình Python
2.
- Chế độ gõ lệnh trực tiếp thường được dùng để tính toán và kiểm tra nhanh các lệnh.
- Chế độ soạn thảo dùng để viết các chương trình có nhiều dòng lệnh.
Câu hỏi
Câu hỏi 1 trang 88 Tin học 10: Dấu nhắc chính là con trỏ soạn thảo chương trình Python. Đúng hay sai?
Lời giải:
Dấu nhắc không là con trỏ soạn thảo chương trình Python, mà em có thể gõ lệnh trực tiếp sau dấu nhắc.
Câu hỏi 2 trang 88 Tin học 10: Việc thực hiện câu lệnh ở chế độ gõ lệnh trực tiếp và chế độ soạn thảo có điểm gì giống nhau, khác nhau?
Lời giải:
- Giống nhau: Đều gõ lệnh
- Khác nhau:
+ Chế độ gõ lệnh trực tiếp chỉ gõ một lệnh và phần mềm sẽ tính toán và kiểm tra nhanh các lệnh.
+ Còn ở chế độ soạn thảo thì để viết các chương trình có nhiều dòng lệnh.
3. Một số lệnh Python đầu tiên
Hoạt động
Hoạt động 3 trang 88 Tin học 10: Làm quen với lệnh Python
Quan sát một lệnh trong chế độ gõ lệnh trực tiếp để biết chức năng của các lệnh này.
Lời giải:
- Nhập giá trị số và xâu kí tự từ dòng lệnh, Python tự nhận biết kiểu dữ liệu.
- Python có thể thực hiện các phép toán thông thường với số, phân biệt số thực và số nguyên.
- Lệnh print ( ) có chức năng in dữ liệu ra màn hình có thể in ra một hoặc nhiều giá trị đồng thời.
Câu hỏi
Câu hỏi 1 trang 89 Tin học 10: Kết quả của mỗi lệnh sau là gì? Kết quả đó có kiểu dữ liệu nào?
>>> 5/2
>>> 12 + 1.5
>>> “Bạn là học sinh lớp 10”
>>> 10 + 7/2
Lời giải:
Kết quả lần lượt của các câu lệnh là:
- 2.5 => Kiểu số thực
- 13.5 => Kiểu số thực
- Bạn là học sinh lớp 10 => kiểu xâu kí tự
- 13 => Kiểu số nguyên
Câu hỏi 2 trang 89 Tin học 10: Lệnh sau sẽ in ra kết quả gì?
>>> print (“13 + 10*3/2 – 3**2 = ”, 13 + 10*3/2 – 3**2)
Lời giải:
Kết quả là: 13 + 10*3/2 - 3**2 = 19
Luyện tập
Luyện tập 1 trang 90 Tin học 10: Hãy viết lệnh để tính giá trị các biểu thức sau trong chế độ gõ lệnh trực tiếp của Python:
a) 10 + 13.
b) 20 - 7.
c) 3 × 10 - 16.
d) 12/5 + 13/6
Lời giải:
Luyện tập 2 trang 90 Tin học 10: Các lệnh sau có lỗi không? Vì sao?
>>> 3 + * 5
>>> “Bạn là học sinh, bạn tên là “Nguyễn Việt Anh””
Lời giải:
>>> 3 + * 5
Lỗi cú pháp biểu thức
>>> “Bạn là học sinh, bạn tên là “Nguyễn Việt Anh””
Lỗi cú pháp xâu (thừa nháy kép “ “)
Luyện tập 3 trang 90 Tin học 10: Viết các lệnh in ra màn hình thông tin như sau:
a) 1 × 3 × 5 × 7 = 105. b) Bạn Hoa năm nay 16 tuổi.
Lời giải:
Vận dụng
Vận dụng 1 trang 90 Tin học 10: Ngoài cách viết xâu kí tự giữa cặp dấu nháy đơn hoặc nháy kép còn có thể viết giữa ba dấu nháy kép. Nếu một xâu được viết giữa cặp ba dấu nháy kép thì chúng ta có thể dùng phím Enter để xuống dòng ở giữa xâu. Hãy thực hiện lệnh sau và quan sát kết quả:
>>> print (“““Không có việc gì khó
Chỉ sợ lòng không bền
Đào núi và lấp biển
Quyết chí ắt làm nên”””)
Lời giải:
Vận dụng 2 trang 90 Tin học 10: Viết phương trình Python in ra màn hình bảng nhân trong phạm vi 10.
Lời giải:
Có rất nhiều cách, các em tham khảo cách sau:
Bài viết liên quan
- Giải Tin học 10 (Kết nối tri thức) Bài 17: Biến và lệnh gán
- Giải Tin học 10 (Kết nối tri thức) Bài 18: Các lệnh vào ra đơn giản
- Giải Tin học 10 (Kết nối tri thức) Bài 19: Câu lệnh rẽ nhánh if
- Giải Tin học 10 (Kết nối tri thức) Bài 20: Câu lệnh lặp for
- Giải Tin học 10 (Kết nối tri thức) Bài 21: Câu lệnh lặp while