Giải KTPL 10 Bài 18: Hệ thống pháp luật và văn bản pháp luật Việt Nam - Chân trời sáng tạo

Hoidapvietjack.com trân trọng giới thiệu: Lời giải bài tập Giáo dục Pháp luật 10 Bài 18: Hệ thống pháp luật và văn bản pháp luật Việt Nam sách Chân trời sáng tạo hay nhất, chi tiết giúp học sinh dễ dàng làm bài tập KTPL 10 Bài 18.

 

331
  Tải tài liệu

Giải KTPL 10 Bài 18: Hệ thống pháp luật và văn bản pháp luật Việt Nam

Mở đầu trang 123 Kinh tế và Pháp luật 10Em hãy quan sát hình ảnh dưới đây và thực hiện yêu cầu.

Pháp luật 10 Bài 18: Hệ thống pháp luật và văn bản pháp luật Việt Nam - Chân trời sáng tạo (ảnh 1)

Em hãy chia sẻ hiểu biết về một trong năm văn bản trên.

Trả lời

- Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là luật cơ bản của nước ta, có hiệu lực pháp lí cao nhất, quy định những vấn đề cơ bản và quan trọng như chế độ chính trị quyền con người, quyền và nghĩa vụ của Công dân; Các chính sách kinh tế, văn hoá, giáo dục, khoa học, Công nghệ.

- Đặc điểm của hiến pháp:

+ Hiến pháp có vị trí là luật cơ bản, là cơ sở để xây dựng và ban hành các văn bản quy phạm pháp luật trong hệ thống pháp luật Việt Nam;

+ Hiến pháp là công cụ bảo đảm quyền công dân, quyền con người ở nước ta

+ Hiến pháp là luật quy định các nguyên tắc tổ chức bộ máy nhà nước và là luật có hiệu lực pháp lí tối cao, buộc tất cả các văn bản quy phạm pháp luật khác phải tuân theo.

1. Hệ thống pháp luật

Câu hỏi trang 124 Kinh tế và Pháp luật 10: Em hãy quan sát sơ đồ, đọc trường hợp và trả lời câu hỏi.

Pháp luật 10 Bài 18: Hệ thống pháp luật và văn bản pháp luật Việt Nam - Chân trời sáng tạo (ảnh 1)

Trường hợp. Khi thảo luận về hệ thống pháp luật, bạn A, học sinh lớp 10C có quan điểm:

Hệ thống pháp luật là toàn bộ văn bản quy phạm pháp luật do Nhà nước ban hành

Bạn B không đồng ý mà cho rằng:

Hệ thống pháp luật là tổng thể các quy phạm pháp luật do Nhà nước ban hành.

Thấy 2 bạn tranh luận vẫn chưa thể thuyết phục nhau, cô giáo liền nói:

- Thực ra, quan điểm của A và B đều đúng nhưng chưa đầy đủ. Hệ thống pháp
luật là tổng thể các quy phạm pháp luật có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, được phân định thành chế định pháp luật và các ngành luật; được thể hiện trong hệ thống cávăn bản quy phạm pháp luật do Nhà nước ban hành theo trình tự, thủ tục nhất định.

Câu hỏi: Hệ thống pháp luật cấu thành từ những yếu tố nào? Cho ví dụ minh hoạ từng yếu tố.

Trả lời

Hệ thống pháp luật cấu thành từ những yếu tố:

+ Ngành luật: là một hệ thống các quy phạm pháp luật điều chỉnh một lĩnh vuwch quan hệ xã hội nhất định với những phương pháp điều chỉnh có tính chất đặc thù.

+ Chế định pháp luật: là tập hợp các quy phạm pháp luật thuộc một ngành luật điều chỉnh một nhóm quan hệ xã hội cùng loại

+ Quy phạm luật: là quy tắc xử sự chung là nhà nước ban hành hoặc thừa nhận và bảo đảm thực hiện nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội.

- Ví dụ:

+ Ngành luật: luật hành chính, luật dân sự, luật kinh tế, …

+ Chế định pháp luật: ngành luật dân sự có các chế định pháp luật như chế định quyền sở hữu, chế định thừa kế, chế định quyền tác giả, chế định hợp đồng, … 

+ Quy phạm pháp luật: Người nào thấy người khác đang ở trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng, tuy có điều kiện mà không cứu giúp dẫn đến hậu quả người đó chết, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm.

Câu hỏi trang 125 Kinh tế và Pháp luật 10: Em hãy quan sát bảng dưới đây và trả lời câu hỏi

Pháp luật 10 Bài 18: Hệ thống pháp luật và văn bản pháp luật Việt Nam - Chân trời sáng tạo (ảnh 1)

- Hệ thống pháp luật Việt nam có bao nhiêu ngành và đó là những ngành luật nào?

- Em có những hiểu biết gì về một trong các ngành luật kể trên?

Trả lời

Yêu cầu số 1: Hệ thống pháp luật Việt nam có tất cả 12 ngành luật cơ bản, bao gồm: luật Hiến pháp, luật Hành chính, luật Hình sự, luật Tố tụng hình sự, luật Dân sự, luật Tố tụng dân sự, luật Hôn nhân và gia đình, luật Kinh tế, luật Tài chính, luật Ngân hàn, luật Đất đai.

Yêu cầu số 2: Hiểu biết của em về luật kinh tế: Luật kinh tế là tổng thể các quy phạm pháp luật do Nhà nước ban hành hoặc thừa nhận, điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình tổ chức, quản lí và hoạt động sản xuất, kinh doanh giữa các doanh nghiệp với nhau và giữa các doanh nghiệp với các cơ quan quản lí nhà nước về kinh tế.

2. Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật

Câu hỏi trang 127 Kinh tế và Pháp luật 10: Em hãy quan sát bảng, đọc thông tin sau đây và trả lời câu hỏi.

Pháp luật 10 Bài 18: Hệ thống pháp luật và văn bản pháp luật Việt Nam - Chân trời sáng tạo (ảnh 1)

Pháp luật 10 Bài 18: Hệ thống pháp luật và văn bản pháp luật Việt Nam - Chân trời sáng tạo (ảnh 1)

Thông tin. Điều 2 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2020 quy định: “Văn bản quy phạm pháp luật là văn bản có chứa quy phạm pháp luật, được ban hành theo đúng thẩm quyền, hình thức, trình tự, thủ tục quy định trong Luật này". Như vậy, văn bản quy phạm pháp luật phải do các cơ quan có thẩm quyền ban hành theo quy định của pháp luật. Nội dung các văn bản quy phạm pháp luật chứa đựng các quy phạm pháp luật, được áp dụng nhiều lần trong đời sống xã hội.

Câu hỏi: Theo em, hệ thống văn bản quy phạm pháp luật Việt nam được cầu trúc như thế nào?

Trả lời

- Các văn bản pháp luật trong hệ thống văn bản quy phạm pháp luật của Việt Nam có mối quan hệ chặt chẽ với nhau về nội dung và hiệu lực pháp lí.

- Thứ tự sắp xếp về hiệu lực pháp lí của các văn bản quy phạm pháp luật được quy định cụ thể như sau:

1. Hiến pháp.

2. Bộ luật, luật (sau đây gọi chung là luật), nghị quyết của Quốc hội.

3. Pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội; nghị quyết liên tịch giữa Ủy ban thường vụ Quốc hội với Đoàn Chủ tịch Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.

4. Lệnh, quyết định của Chủ tịch nước.

5. Nghị định của Chính phủ; nghị quyết liên tịch giữa Chính phủ với Đoàn Chủ tịch Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.

6. Quyết định của Thủ tướng Chính phủ.

7. Nghị quyết của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao.

8. Thông tư của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao; thông tư của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao; thông tư của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ; thông tư liên tịch giữa Chánh án Tòa án nhân dân tối cao với Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao; thông tư liên tịch giữa Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ với Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao; quyết định của Tổng Kiểm toán nhà nước.

9. Nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là cấp tỉnh).

10. Quyết định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

11. Văn bản quy phạm pháp luật của chính quyền địa phương ở đơn vị hành chính – kinh tế đặc biệt.

12. Nghị quyết của Hội đồng nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là cấp huyện).

13. Quyết định của Ủy ban nhân dân cấp huyện.

14. Nghị quyết của Hội đồng nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là cấp xã).

15. Quyết định của Ủy ban nhân dân cấp xã.

Câu hỏi trang 127 Kinh tế và Pháp luật 10:

Tình huống. Trong giờ học môn Giáo dục kinh tế và pháp luật, giáo viên yêu cầu học sinh lấy ví dụ để phân biệt văn bản quy phạm pháp luật và văn bản áp dụng pháp luật. A xung phong phát biểu:

- Thưa cô, quy định xử phạt hành chính là văn bản quy phạm pháp luật ạ.

B trả lời:

- Thưa cô, theo em quyết định xử phạt vi phạm hành chính không phải là văn bản quy phạm pháp luật mà là văn bản áp dụng pháp luật. Vì đây là văn bản chứa đựng các quy tắc xử sự cá biệt được ban hành dựa trên các văn bản quy phạm pháp luật, có nội dụng áp dụng đối với cá nhân, tổ chức xác định được thực hiện 1 lần trong thực tiễn.

Cả hai tranh luận khá sôi nổi những vẫn chưa tìm được câu trả lời thoả đáng.

Câu hỏi:

- Em đồng ý với ý kiến của A hay B? Vì sao?

- Theo em, làm thế nào để phân biệt văn bản quy phạm pháp luật và văn bản áp dụng pháp luật?

Trả lời

Yêu cầu số 1: Em đồng ý với ý kiến của B vì văn bản quyết định xử phạt vi phạm hành chính là văn bản áp dụng pháp luật, bởi nó chứa đựng các quy tắc xử sự cá biệt được ban hành dựa trên các văn bản quy phạm pháp luật, có nội dung áp dụng đối với cá nhân, tổ chức xác định được thực hiện 1 lần trong thực tiễn.

Yêu cầu số 2: Phân biệt văn bản quy phạm pháp luật và văn bản áp dụng pháp luật

- Khái niệm:

+ Văn bản quy phạm pháp luật: là văn bản có chứa quy phạm pháp luật, được ban hành theo đúng thẩm quyền, hình thức, trình tự, thủ tục quy định trong Luật này.

+ Văn bản áp dụng pháp luật: là văn bản chứa đựng các quy tắc xử sự cá biệt, do cơ quan, cá nhân có thẩm quyền ban hành, được áp dụng một lần trong đời sống và bảo đảm thực hiện bằng sự cưỡng chế Nhà nước.

- Thẩm quyền ban hành:

+ Văn bản quy phạm pháp luật: Cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành.

+ Văn bản áp dụng pháp luật: Do các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền hoặc các tổ chức, cá nhân được Nhà nước trao quyền ban hành.

- Đặc điểm:

+ Văn bản quy phạm pháp luật: Chứa đựng các quy tắc xử sự chung được Nhà nước bảo đảm thực hiện và được áp dụng nhiều lần trong thực tế cuộc sống, được áp dụng trong tất cả các trường hợp khi có các sự kiện pháp lý tương ứng xảy ra cho đến khi nó hết hiệu lực.

+ Văn bản áp dụng pháp luật: Chứa quy tắc xử sự riêng; Áp dụng một lần đối với một tổ chức cá nhân là đối tượng tác động của văn bản, nội dung của văn bản áp dụng pháp luật chỉ rõ cụ thể cá nhân nào, tổ chức nào phải thực hiện hành vi gì; Đảm bảo tính hợp pháp (tuân thủ đúng các văn bản quy phạm pháp luật), phù hợp với thực tế (đảm bảo việc thi hành). Mang tính cưỡng chế nhà nước cao.

- Phạm vi áp dụng:

+ Văn bản quy phạm pháp luật: Áp dụng là đối với tất cả các đối tượng thuộc phạm vi điều chỉnh trong phạm vi cả nước hoặc đơn vị hành chính nhất định.

+ Văn bản áp dụng pháp luật: áp dụng cho đối tượng nhất định được nêu trong văn bản

Cơ sở ban hành:

+ Văn bản quy phạm pháp luật: Dựa trên Hiến pháp, Luật, các văn bản quy phạm pháp luật cao hơn với văn bản quy phạm pháp luật là nguồn của luật.

+ Văn bản áp dụng pháp luật: Thường dựa vào một văn bản quy phạm pháp luật hoặc dựa vào văn bản áp dụng pháp luật của chủ thể có thẩm quyền. Văn bản áp dụng pháp luật hiện tại không là nguồn của luật

- Thời gian có hiệu lực:

+ Văn bản quy phạm pháp luật: Lâu dài, áp dụng nhiều lần.

+ Văn bản áp dụng pháp luật: Thời gian có hiệu luật ngắn theo vụ việc

3. Tự giác thưc hiện các quy định của pháp luật

Câu hỏi trang 128 Kinh tế và Pháp luật 10: Em hãy quan sát hành vi được mô tả trong các bức tranh dưới đây và trả lời câu hỏi

Pháp luật 10 Bài 18: Hệ thống pháp luật và văn bản pháp luật Việt Nam - Chân trời sáng tạo (ảnh 1)

Câu hỏi:

- Theo em, trong các hành vi trên, hành vi nào chấp hành đúng pháp luật?

- Học sinh trung học phổ thông nên có thái độ như thế nào đối với những hành vi vi phạm pháp luật?

Trả lời

- Hành vi trong bức tranh số 2, 3, 4 là hành vi chấp hành đúng pháp luật.

- Học sinh trung học phổ thông cần:

+ Tuân thủ pháp luật

+ Lên án những hành vi vi phạm pháp luật

+ Tuyên truyền mọi người cùng tuân thủ luật pháp;

+ Báo cáo với cơ quan chính quyền khi thấy những hành vi vi phạm pháp luật.

Luyện tập

Luyện tập 1 trang 128 Kinh tế và Pháp luật 10: Em hãy cho biết những nhận định sau đây đúng hay sai. Vì sao?

a. Chế định pháp luật là một hệ thống các quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ xã hội cùng loại, trong một lĩnh vực nhất định của đời sống xã hội.

b. Hệ thống pháp luật chính là hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật.

c. Trong hệ thống pháp luật có sự thể hiện đầy đủ các ngành luật, các chế định luật,
các quy phạm pháp luật là biểu hiện của tính phù hợp của hệ thống pháp luật.

d. Hương ước, tập quán địa phương là văn bản quy phạm pháp luật.

Trả lời

- Nhận định A. Đúng.

- Nhận định B. Sai. Vì: hệ thống pháp luật bao gồm tổng thể các quy phạm pháp luật chứ không phải hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật.

- Nhận định C. Đúng.

- Nhận định D. Sai. Vì: Hương ước, tập quán địa phương là văn bản quy phạm xã hội.

Luyện tập 3 trang 129 Kinh tế và Pháp luật 10Em hãy xác định văn bản quy phạm pháp luật trong các văn bản pháp luật dưới đây:

a. Bản án hình sự của Toà án nhân dân huyện X. 

b. Quyết định của Hiệu trưởng Trường Đại học T về việc ban hành Nội quy Kí túc xá sinh viên.

c. Luật Du lịch.

d. Quyết định của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh Y về việc thành lập Ban chỉ đạo phòng chống dịch cúm gia cầm trên địa bàn tỉnh Y.

đ. Nghị định của Chính phủ về việc xử lí kỉ luật công chức.

e. Chỉ thị của Bộ trưởng Bộ y tế về việc phát động phong trào thi đua trong ngành y tế.

Trả lời

a - Văn bản áp dụng pháp luật

b - Văn bản áp dụng pháp luật

c - Văn bản quy phạm pháp luật

d - Văn bản áp dụng pháp luật

đ - Văn bản quy phạm pháp luật

e - Văn bản áp dụng pháp luật

Luyện tập 4 trang 129 Kinh tế và Pháp luật 10: Em hãy đọc tình huống sau và trả lời câu hỏi.

Tình huống. A và B là đôi bạn học lớp 10B, trường Trung học phổ thông C và thường cùng nhau đi học bằng xe đạp điện của A. Trên đường đi học, hai bạn gặp đèn đỏ, A nói với B:

- Sao vẫn có người không dừng lại khi có tín hiệu đèn đỏ, B nhỉ?

B đáp:

- Mình không biết nữa, có lẽ họ không thấy hoặc cố tình vượt. Tuy nhiên, vượt đèn đỏ dễ gây tại nạn, rất nguy hiểm, là vi phạm pháp luật. Chúng ta đã được học điều này rồi nhỉ?

A tiếp lời:

- Đúng rồi! Là học sinh, chúng ta nên có ý thức tuân thủ pháp luật.

Câu hỏi:

- Em có nhận xét gì về quan điểm của A và B?

- Những hành vi nào của học sinh trung học phổ thông mà em cho là vi phạm pháp luật? Theo em, để hạn chế những hành vi này, học sinh cần nâng cao ý thức pháp luật của mình bằng những hoat động nào?

Trả lời

- Nhận xét: quan điểm của A và B là phù hợp, A và B đã nhận thức được những hành vi vi phạm pháp luật, có thái độ lên án những hành vi ấy và có ý thức tuân thủ pháp luật.

- Những hành vi của học sinh trung học phổ thông mà em cho là vi phạm pháp luật: đi xe máy trên 50 phân khối, vượt đèn đỏ, không đội mũ bảo hiểm; trộm cắp đồ….

- Theo em, để hạn chế những hành vi này, học sinh cần nâng cao ý thức pháp luật bằng những hoạt động: tham gia những cuộc thi an toàn giao thông, tham gia những buổi chia sẻ về pháp luật trong nhà trường; chủ động tìm hiểu về pháp luậ trên các kênh thông tin; tham gia tuyên truyền về tuân thủ pháp luật.

Vận dụng

Vận dụng 1 trang 129 Kinh tế và Pháp luật 10: Em hãy sưu tầm từ 3 đến 5 văn bản pháp luật liên quan đến lĩnh vực giáo dục và cho biết cơ quan ban hành, mục đích ban hành, đối tượng và phạm vi áp dụng văn bản.

Trả lời

Luật 43/2019/QH14 Về Giáo dục

+ Cơ quan ban hành: Quốc hội

+ Mục đích ban hành: những quy định chung về hệ thống giáo dục quốc dân

+ Đối tượng và phạm vi ban hành: mọi công dân

- Nghị định 73/2012/NĐ-CP: Quy định về hợp tác, đầu tư của nước ngoài trong lĩnh vực giáo dục.

+ Cơ quan ban hành: Chính phủ

+ Mục đích ban hành: quy định về hợp tác, đầu tư của nước ngoài trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo và dạy nghề, bao gm liên kết đào tạo, thành lập cơ sở giáo dục có vốn đầu tư nước ngoài, thành lập văn phòng đại diện giáo dục nước ngoài tại Việt Nam.

+ Đối tượng và phạm vi áp dụng: Nghị định này áp dụng đối với tổ chức, cá nhân Việt Nam, tổ chức quốc tế và tổ chức, cá nhân nước ngoài hoạt động hp tác, đầu tư trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo và dạy ngh.

- Thông tư số 21/2018/TT-BGDĐT về quy chế tổ chức, hoạt động của trung tâm ngoại ngữ, tin học

Cơ quan ban hành: Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo

+ Mục đích ban hành: quy định về tổ chức và hoạt động của trung tâm ngoại ngữ, tin học bao gồm: tổ chức bộ máy, nhân sự; hoạt động dạy học; giáo viên học viên; tài chính, tài sản; thanh tra, kiểm tra, khen thưởng và xử lý vi phạm của trung tâm ngoại ngữ, tin học.

+ Đối tượng và phạm vi áp dụng: Quy chế này áp dụng đối với các trung tâm ngoại ngữ, tin học; trung tâm ngoại ngữ; trung tâm tin học (sau đây gọi là trung tâm ngoại ngữ, tin học hoặc trung tâm) và tổ chức, cá nhân có liên quan.

Vận dụng 2 trang 129 Kinh tế và Pháp luật 10:Em hãy thiết kế một sản phẩm có nội dung văn bản pháp luật Việt Nam.

Gợi ý: Sản phẩm có thể dưới hình thức như: vẽ tranh, áp pích, banner, ...

Trả lời

(*) Sản phẩm tham khảo

Pháp luật 10 Bài 18: Hệ thống pháp luật và văn bản pháp luật Việt Nam - Chân trời sáng tạo (ảnh 1)

Bài viết liên quan

331
  Tải tài liệu