Giải KTPL 10 Bài 23: Nội dung cơ bản của hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013 về kinh tế, văn hóa, giáo dục, khoa học, công nghệ và môi trường - Chân trời sáng tạo
Hoidapvietjack.com trân trọng giới thiệu: Lời giải bài tập Giáo dục Pháp luật 10 Bài 23: Nội dung cơ bản của hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013 về kinh tế, văn hóa, giáo dục, khoa học, công nghệ và môi trường sách Chân trời sáng tạo hay nhất, chi tiết giúp học sinh dễ dàng làm bài tập KTPL 10 Bài 23.
Giải KTPL 10 Bài 23: Nội dung cơ bản của hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013 về kinh tế, văn hóa, giáo dục, khoa học, công nghệ và môi trường
Theo em, những tranh thể hiện nội dung gì của Hiến pháp năm 2013?
Trả lời
- Tranh 1: Bảo vệ môi trường
- Tranh 2: Hoạt động nghiên cứu khoa học
- Tranh 3: Hoạt động giáo dục
1. Nội dung cơ bản của Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013 về kinh tế
Câu hỏi trang 155 Kinh tế và Pháp luật 10: Em hãy đọc các thông tin sau và trả lời câu hỏi.
Thông tin 1. Độc lập, tự chủ của quốc gia đòi hỏi Việt Nam phải có một nền kinh tế độc lập, tự chủ. Đó là nền kinh tế có cơ cấu kinh tế hợp lí hiệu quả và bảo đảm độ an toàn cần thiết; nền kinh tế phát triển bền vững và có năng lực cạnh tranh cao; cơ cấu xuất, nhập khẩu cân đối; đầu tư trực tiếp của nước ngoài trong một số ngành kinh tế, nhất là những ngành kinh tế quan trọng, chiếm một tỷ lệ không thể chi phối được nền kinh tế; hạn chế hoặc không cho phép đầu tư nước ngoài vào những ngành nhạy cảm.... Nói cách khác, một nền kinh tế độc lập, tự chủ trong bối cảnh toàn cầu hoá là nền kinh tế có khả năng thích ứng cao với những biến động của tình hình quốc tế và ít bị tổn thương trước những biến động đó; trong bất cứ tình huống nào nó cũng có thể cho phép duy trì được các hoạt động bình thường của xã hội và phục vụ đắc lực nhiệm vụ quốc phòng - an ninh.
(Trích Tạp chí Tuyên giáo, ngày 29/07/2021)
Thông tin 2. Nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa Việt Nam có quan hệ sản xuất tiến bộ, phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất; có nhiều hình thức sở hữu, nhiều thành phần kinh tế, trong đó kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo, kinh tế tư nhân là một động lực quan trọng của nền kinh tế; các chủ thể thuộc các thành phần kinh tế binh đẳng, hợp tác và cạnh tranh theo pháp luật; thị trường đóng vai trò chủ yếu trong huy động và phân bố có hiệu quả các nguồn lực phát triển, là động lực chủ yếu để giải phóng sức sản xuất; các nguồn lực nhà nước được phân bổ theo chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phù hợp với cơ chế thị trường. Nhà nước đóng vai trò định hưởng, xây dựng và hoàn thiện thể chế kinh tế, tạo môi trường cạnh tranh bình đẳng, minh bạch và lành mạnh; sử dụng các công cụ, chính sách và các nguồn lực của Nhà nước để định hướng và điều tiết nền kinh tế, thúc đẩy sản xuất kinh doanh và bảo vệ môi trường; thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội trong từng bước, từng chính sách phát triển. Phát huy vai trò làm chủ của nhân dân trong phát triển kinh tế - xã hội.
Câu hỏi:
- Em hãy cho biết thế nào là nền kinh tế độc lập tự chủ?
- Theo em, nền kinh tế Việt Nam gồm các hình thức sở hữu và thành phần kinh tế nào?
Trả lời
Yêu cầu số 1: Nền kinh tế độc lập là:
+ Nền kinh tế có cơ cấu kinh tế hợp lí hiệu quả và bảo đảm độ an toàn cần thiết;
+ Nền kinh tế phát triển bền vững và có năng lực cạnh tranh cao; cơ cấu xuất, nhập khẩu cân đối; đầu tư trực tiếp của nước ngoài trong một số ngành kinh tế, nhất là những ngành kinh tế quan trọng, chiếm một tỷ lệ không thể chi phối được nền kinh tế; hạn chế hoặc không cho phép đầu tư nước ngoài vào những ngành nhạy cảm....
Yêu cầu số 2:
- Hình thức sở hữu trong nền kinh tế Việt Nam: kinh tế nhà nước, kinh tế tư nhân
- Thành phần kinh tế: Kinh tế nhà nước: kinh tế tập thể, hợp tác xã; kinh tế tư nhân; kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài.
2. Nội dung cơ bản của Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013 về văn hóa, giáo dục
Câu hỏi trang 156 Kinh tế và Pháp luật 10: Em hãy đọc các thông tin sau và trả lời câu hỏi.
Thông tin 1.
1. Nhà nước, xã hội chăm lo xây dựng và phát triển nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại.
2. Nhà nước, xã hội phát triển văn học, nghệ thuật nhằm đáp ứng nhu cầu tinh thần đa dạng và lành mạnh của Nhân dân; phát triển các phương tiện thông tin đại chúng nhằm đáp ứng nhu cầu thông tin của Nhân dân, phục vụ sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
3. Nhà nước, xã hội tạo môi trường xây dựng gia đình Việt Nam ấm no, tiến bộ, hạnh phúc; xây dựng con người Việt Nam có sức khoẻ, văn hoá, giàu lòng yêu nước, có tinh thần đoàn kết, ý thức làm chủ, trách nhiệm công dân.
(Trích Điều 60 Hiến pháp năm 2013)
Thông tin 2.
1. Phát triển giáo dục là quốc sách sách hàng đầu nhằm nâng cao dân trí, phát triển nguồn nhân lực, bồi dưỡng nhân tài.
2. Nhà nước ưu tiên đầu tư và thu hút các nguồn đầu tư khác cho giáo dục; chăm lo giáo dục mầm non; bảo đảm giáo dục tiểu học là bắt buộc, Nhà nước không thu học phí; từng bước phổ cập giáo dục trung học; phát triển giáo dục đại học, giáo dục nghề nghiệp; thực hiện chính sách học bổng, học phí hợp lí.
3. Nhà nước ưu tiên phát triển giáo dục ở miền núi, hải đảo, vùng đồng bào dân tộc
thiểu số và vùng có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn; ưu tiên sử dụng, phát triển nhân tài; tạo điều kiện để người khuyết tật và người nghèo được học văn hoá và học nghề.
(Trich Điều 61 Hiến pháp năm 2013)
Câu hỏi:
- Theo em, nhà nước có nghĩa vụ gì trong phát triển văn hóa đất nước?
- Tại sao giáo dục được xem là “quốc sách hàng đầu” của Nhà nước ta?
- Các nội dung về văn hóa, giáo dục được quy định tại Hiến pháp có ý nghĩa gì đối với đời sống của người dân và đất nước?
Trả lời
Yêu cầu số 1: Nghĩa vụ của nhà nước trong phát triển văn hóa đất nước:
+ Nhà nước, xã hội chăm lo xây dựng và phát triển nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại.
+ Nhà nước, xã hội phát triển văn học, nghệ thuật nhằm đáp ứng nhu cầu tinh thần đa dạng và lành mạnh của Nhân dân; phát triển các phương tiện thông tin đại chúng nhằm đáp ứng nhu cầu thông tin của Nhân dân, phục vụ sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
+ Nhà nước, xã hội tạo môi trường xây dựng gia đình Việt Nam ấm no, tiến bộ, hạnh phúc; xây dựng con người Việt Nam có sức khoẻ, văn hoá, giàu lòng yêu nước, có tinh thần đoàn kết, ý thức làm chủ, trách nhiệm công dân.
Yêu cầu số 2: Giáo dục được xem là “quốc sách hàng đầu” của nhà nước vì giáo dục giúp nâng cao dân trí, phát triển nguồn nhân lực và bồi dưỡng nhân tài cho đất nước.
Yêu cầu số 3: Các nội dung về văn hóa, giáo dục được quy định trong Hiến pháp có ý nghĩa đối với đời sống của người dân và đất nước: nâng cao đời sống vật chất và tinh thần, đời sống người dân được cải thiện, cơ sở hạ tầng được đầu tư xây dựng; nguồn nhân lực dồi dào, dân trí phát triển dẫ đến phát triển đất nước.
3. Nội dung cơ bản của Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013 về khoa học, công nghệ và môi trường
- Theo em, có nên khuyến khích ý tưởng của hai bạn M và N không? Tại sao?
Trả lời
Yêu cầu số 1: Theo em, nên khuyến khích ý tưởng của hai ạn M, N. Vì đây là một ý tưởng tốt, thiết thực, có tính ứng dụng cao và góp phần bảo vệ môi trường.
Yêu cầu số 2: Quỹ phát triển khoa học công nghệ Quốc gia có ý nghĩa đối với sự phát triển khoa học công nghệ Việt Nam: là nguồn lực khuyến khích, động viên
Yêu cầu số 3: Các nội dung về phát triển khoa học công nghệ và bảo vệ môi trường được quy định tại Hiến pháp có ý nghĩa:
+ Góp phần phát triển bền vững đất nước.
+ Tạo dựng môi trường nghiên cứu thuận lợi, theo chuẩn mực quốc tế nhằm nâng cao năng lực khoa học và công nghệ quốc gia.
+ Là động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
4. Thực hiện nghĩa vụ tuân theo Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013 về kinh tế, văn hóa, giáo dục, khoa học, công nghệ và môi trường
Trả lời
- Nhận xét: Hành vi của các bạn học sinh trường Trung học phổ thông A đã góp phần giữ gìn truyền thống văn hóa của dân tộc.
- Hành vi của chị E không đúng khi đã không duyệt hồ sơ của anh H, chị E đã không thực hiện rõ trách nhiệm của mình trong việc ưu tiên, đầu tư, khuyến khích, tạo điều kiện cho phát triển khoa học, công nghệ.
Luyện tập
Luyện tập 1 trang 158 Kinh tế và Pháp luật 10: Em đồng tình hay không đồng tình với những ý kiến nào sau đây? Vì sao?
b. Trách nhiệm bảo vệ môi trường chỉ thuộc về các cơ quan chức năng.
c. Nhà nước khuyến khích nền kinh tế nhiều thành phần.
Trả lời
- Ý kiến A. Đồng tình. Giáo dục là “quốc sác hàng đầu”.
- Ý kiến B. Không đồng tình. Trách nhiệm bảo vệ môi trường thuộc về mọi công dân.
- Ý kiến C. Đồng tình. Vì: Sự tồn tại nền kinh tế nhiều thành phần ở nước ta không chỉ là một tất yếu khách quan còn mang lại nhiều lợi ích.
- Ý kiến D. Đồng tình. Vì: những khu vực như miền núi, hải đảo, vùng đồng bào dân tộc thiểu số và vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn đều là những nơi có điều kiện vật chất khó khăn, trình độ dân trí còn thấp vì vậy ưu tiên phát triển giáo dục ở những nơi này góp phần nâng cao dân trí, đào tạo nguồn nhân lực cho địa phương, đưa đất nước phát triển toàn diện.
Luyện tập 2 trang 159 Kinh tế và Pháp luật 10: Em có nhận xét gì về hành vi của mỗi nhân vật trong các trường hợp sau đây?
b.Chị B khuyến khích mọi người trong gia đình phân loại rác thải trước khi xử lí.
c. Ông D sau khi về hưu đã mở tiệm photocopy để sao chép sách, truyện, tranh ảnh bán cho học sinh.
Trả lời
- Trường hợp A. Hành vi của H là rất phù hợp, góp phần phát triển về khoa học công nghệ, phát triển đất nước, cải thiện đời sống của người dân.
- Trường hợp B. Hành vi của chị B là hành vi phù hợp, góp phần bảo vệ môi trường.
- Trường hợp C. Hành vi của ông D là không phù hợp, đây là hành vi vi phạm pháp luật về bản quyền.
- Trường hợp D. Hành vi của D là phù hợp, việc làm của D đã giúp bạn bè quốc tế biết đến nền văn hóa đặc sắc của đất nước Việt Nam, từ đó giúp phát triển nền kinh tê, văn hóa xã hội của đất nước.
Luyện tập 3 trang 159 Kinh tế và Pháp luật 10: Em hãy đọc tình huống sau và trả lời câu hỏi.
Trả lời
- Tình huống trên thể hiện nội dung về giáo dục của Hiến pháp 2013.
- Nhận xét:
+ Ý kiến của A là một ý kiến không phù hợp. Vì việc lựa chọn nơi làm việc là quyền tự do của mỗi người, chúng ta có thể lựa chọn những nơi phù hợp với bản thân mà mình cảm thấy yêu thích.
+ Giáo viên các vùng sâu, vùng xa còn đang thiếu nhiều nên việc B lựa chọn đến những vùng sâu vùng xa dạy học là một hành động đẹp, mang tính nhân văn, giúp phát triển nền giáo dục của đất nước và là một hành động cần được khuyến khích.
Luyện tập 4 trang 159 Kinh tế và Pháp luật 10: Hãy đọc tình huống sau và trả lời câu hỏi.
Câu hỏi:
- Em có nhận xét gì về ý kiến của N và H?
- Theo em, văn hoá và khoa học - công nghệ có vai trò như thế nào trong đời sống? Và vì sao chúng ta phải phát huy vai trò của hai lĩnh vực trên?
Trả lời
- Theo em, ý kiến của cả hai bạn là không hợp lí. Bởi không có riêng vấn đề nào là quan trọng, văn hóa, văn nghệ hay khoa học công nghệ đều có những vai trò riêng góp phần xây dựng và phát triển đất nước.
- Theo em, văn hóa và khoa học - công nghệ có vai trò vô cùng quan trọng trong đời sống.
+ Văn hóa giúp chúng ta có cuộc sống thoải mái, vui vẻ hơn, phát triển văn hóa góp phần bảo vệ giữ gìn truyền thống tốt đẹp của dân tộc.
+ Khoa học - công nghệ thì làm cuộc sống của chúng ta dễ dàng hơn, hiện đại hơn; giúp đất nước sớm hội nhập vào thế giới.
=> Cần phải phát huy vai trò của cả hai lĩnh vực trên để giúp đất nước ngày càng phát triển mà không mất đi nét đặc trung riêng của dân tộc.
Vận dụng
Vận dụng 1 trang 160 Kinh tế và Pháp luật 10: Em hãy thiết kế một băng rôn tuyên truyền nội dung Hiến pháp năm 2013 về giáo dục.
Trả lời
(*) Sản phẩm tham khảo
Vận dụng 2 trang 160 Kinh tế và Pháp luật 10: Em hãy viết đoạn văn ngắn (khoảng 150 chữ) về đề tài: “Môi trường hôm nay, cuộc sống ngày mai".
Trả lời
(*) Bài tham khảo
Ô nhiễm môi trường là một trong những vấn đề nghiêm trọng nhất đối với tất cả các sinh vật sống trên Trái Đất. Hiện nay, trước sức ép của tốc độ gia tăng dân số ngày càng nhanh, nhu cầu phát triển kinh tế ngày càng cao trong bối cảnh các nguồn tài nguyên đất liền ngày càng cạn kiệt càng đẩy mạnh khuynh hướng tiến ra biển, khai thác biển, làm giàu từ biển, nhưng thường đi kèm với đó lại là các phương thức khai thác thiếu tính bền vững; các họat động khai thác chủ yếu chỉ tập trung vào các mục tiêu phát triển kinh tế để đạt được các mong muốn tối đa, trong khi xem nhẹ công tác bảo vệ môi trường, hoặc không có hoặc thiếu những qui hoạch, kế hoạch chi tiết, cụ thể, cùng với cơ chế quản lý lỏng lẻo của nhiều quốc gia trên thế giới, đặc biệt trong bối cảnh tác động của biến đổi khí hậu với các biểu hiện chính là sự gia tăng mực nước biển và nhiệt độ của trái đất, Vấn đề khai thác tài nguyên và bảo vệ môi trường biển ở nhiều khu vực, quốc gia ngày càng đứng trước nhiều thách thức, nhiều nguồn tài nguyên bị khai thác cạn kiệt, môi trường biển nhiều nơi bị ô nhiễm đến mức báo động.
Ô nhiễm môi trường để lại nhiều hậu quả nghiêm trọng và ảnh hưởng đến sức khỏe của con người. Chúng là nguyên nhân chính gây ra các bệnh hiểm nghèo, thiên tai (bão, lũ lụt, hạn hán…), và ảnh hưởng nghiêm trọng đến đa dạng sinh học, sự cân bằng của hệ sinh thái, biến đổi khí hậu, suy giảm, cạn kiệt nguồn tài nguyên.
Chính vì thế, mỗi công dân chúng ta cần thực hiện ngay những hành động bảo vệ môi trường vì “Môi trường hôm nay, cuộc sống ngày mai”.
Lưu ý: Học sinh trình bày quan điểm cá nhân. Bài làm trên chỉ mang tính tham khảo
Bài viết liên quan
- Giải KTPL 10 Bài 20: Khái niệm, đặc điểm và vị trí của Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam - Chân trời sáng tạo
- Giải KTPL 10 Bài 21: Nội dung cơ bản của Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013 về chính trị - Chân trời sáng tạo
- Giải KTPL 10 Bài 22: Nội dung cơ bản của Hiến pháp nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013 về quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân - Chân trời sáng tạo
- Giải KTPL 10 Bài 24: Nội dung cơ bản của Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013 về bộ máy nhà nước - Chân trời sáng tạo