Giải KTPL 10 Bài 8: Sản xuất kinh doanh và các mô hình sản xuất kinh doanh - Chân trời sáng tạo

Hoidapvietjack.com trân trọng giới thiệu: Lời giải bài tập Giáo dục Kinh tế 10 Bài 8: Sản xuất kinh doanh và các mô hình sản xuất kinh doanh sách Chân trời sáng tạo hay nhất, chi tiết giúp học sinh dễ dàng làm bài tập KTPL 10 Bài 8.

 

841
  Tải tài liệu

Giải KTPL 10 Bài 8: Sản xuất kinh doanh và các mô hình sản xuất kinh doanh

Mở đầu trang 45 Kinh tế và Pháp luật 10: Em hãy quan sát các tranh dưới đây và chia sẻ hiểu biết của mình về vai trò của hoạt động sản xuất, kinh doamh sản phẩm được mô tả.

Kinh tế 10 Bài 8: Sản xuất kinh doanh và các mô hình sản xuất kinh doanh - Chân trời sáng tạo (ảnh 1)

Trả lời:

- Hoạt động sản xuất, kinh doanh sản phẩm đặc sản chè khô đóng gói đã đem lại hiệu quả kinh tế cao cho cơ sở sản xuất, giúp cơ sở sản xuất, kinh doanh thu được lợi nhuận, góp phần phát triển nền kinh tế chung.

- Hoạt động sản xuất kinh doanh này còn góp phần giải quyết việc làm cho người lao động, giúp họ có thêm thu nhập.

- Hơn thế nữa, việc sản xuất ra sản phẩm chè khô đóng gói đã phục vụ nhu cầu uống trà của người tiêu dùng.

1. Vai trò của sản xuất kinh doanh

Câu hỏi trang 46 Kinh tế và Pháp luật 10Em hãy đọc thông tin dưới đây và trả lời câu hỏi.

Thông tin. Công ti bánh kẹo A là một doanh nghiệp đi đầu trong lĩnh vực sản xuất bánh bẹo. Với hệ thống dây chuyền máy móc, nhà xưởng cùng công nghệ hiện đại, lao động có tay nghề cao đã tạo ra nhiều sản phẩm có chất lượng, được nhiều người tiêu dùng yêu thích như: bánh mì, bánh bông lan, bánh trung thu, kẹo sữa, ... Công ti còn là nguồn cung ứng nguyên vật liệu uy tín cho các đơn vị cùng ngành và đào tạo ra việc làm ổn định cho một lượng lớn lao động, đóng góp sự tăng trưởng kinh tế địa phương.

Câu hỏi:

- Đâu là điểm nổi bật trong hoạt động sản suất kinh doanh của công ti A?

- Hoạt động sản xuất kinh doanh mang lại giá trị gì cho công ti A và xã hội?

Trả lời:

- Điểm nổi bật trong hoạt động sản xuất kinh doanh của công ti A:

+ Đi đầu trong lĩnh vực sản xuất bánh kẹo, hệ thống dây chuyền máy móc, nhà xưởng cùng công nghệ hiện đại, lao động có tay nghề cao;

+ Là nguồn cung ứng nguyên vật liệu uy tín cho các đơn vị cùng ngành

- Hoạt động sản xuất, kinh doanh đã mang lại giá trị cho công ti A:

+ Tạo ra nhiều sản phẩm có chất lượng, được nhiều nhà tiêu dùng yêu thích;

+ Đào tạo ra việc làm ổn định cho lượng lớn lao động, đóng góp cho sự phát triển kinh tế ở địa phương.

2. Một số mô hình sản xuất kinh doanh

Câu hỏi trang 47 Kinh tế và Pháp luật 10Em hãy đọc thông tin sau và thực hiện yêu cầu.

Thông tin: Tận dụng đất đai vườn nhà, chị T đã xây dựng mô hình vườn ao chuồng với số lượng đàn lợn hơn 250 con, diện tích hồ cá lên đến 1500 m2, gà vịt hơn 500 con. Ngoài ra, chị T còn đầu tư trồng hơn 400 gốc xoài diện tích hơn 1 ha; đầu tư 2 máy gặt đập liên hợp, phục vụ nhu cầu của người dân khi đến mùa gặt. Mô hình của chị còn tạo được công ăn việc làm với mức thu nhập ổn định cho 6 nhân công ở địa phương. “Những năm đầu thực hiện mô hình, gia đình tôi gặp nhiều khó khăn do thiếu vốn, chưa có kinh nghiệm, lợn nuôi bị ảnh hưởng do dịch bệnh, xoài chưa đạt chất lượng. Toàn bộ tài sản đều đầu tư vào mô hình nên có lúc phải vay từ các quỹ hỗ trợ, ngân hàng nhưng cũng gặp phải nhiều khó khăn trong quá trình vay vốn. Dần dần, nhờ học hỏi, đúc kết kinh nghiệm từ thực tế và qua các lớp tập huấn, hội tảo khuyến nông ở địa phương, gia đình tôi đã áp dụng vào sản xuất và đạt kết quả tích cực", chị T chia sẻ. Gia đình chị T đã được chính quyền tuyên dương là hộ nông dân sản xuất kinh doanh giỏi.

Câu hỏi: Nêu những đặc điểm và hiệu quả của mô hình sản xuất kinh doanh trên.

Trả lời:

- Đặc điểm: mô hình vườn ao chuồng, tận dụng đất vườn nhà, nuôi 250 con lợn, diện tích hồ cá 1500 m2 và đàn vịt 500 con, trồng xoài trên diện tích hơn 1 ha, đầu tư máy gặt đập liên tục phục vụ nhu cầu mùa gặt.

- Hiệu quả:

+ Tạo công ăn việc làm với mức thu nhập ổn định cho 6 nhân công ở địa phương;

+ Quá trình sản xuất kinh doan gặp nhiều khó khăn nhưng dần cũng đã đạt kết quả tích cực;

+ Được chính quyền tuyên dương là hộ nông dân sản xuất kinh doanh giỏi.

Câu hỏi trang 47 Kinh tế và Pháp luật 10: Em hãy đọc các thông tin sau và trả lời câu hỏi.

Thông tin 1. Hợp tác xã Q hoạt động trong lĩnh vực vận tải với các loại hình kinh doanh, dịch vụ như: dịch vụ vận tải hàng hóa, vận tải hành khách theo tuyến cố định và theo hợp đồng, vận tải hành khách công cộng xe buýt, … Hợp tác xã có 38 thành viên tự nguyện hợp tác với nhau cùng góp vốn, Hợp tác xã hoạt động dựa trên cơ sở tự chủ, tự chịu trách nhiệm, bình đẳng và dân chủ trong quản lí. Doanh thu hợp tác xã liên tục tăng từng năm, nâng cao thu nhập bình quân cho các thành viên, người lao động.

Thông tin 2. Liên hiệp Hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp M thành lập có 4 hợp tác xã cùng hợp tác tương trợ lẫn nhau gồm: hợp tác xã chế biến, thương mại dịch vụ nuôi trồng thủy sản; hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp; hợp tác xã sản xuất nước mắm; hợp tác xã thu mua và chế biến hải sản. Tổng số vốn điều lệ đăng kí ban đầu là 1 tỉ đồng với ngành nghề sản xuất kinh doanh, nuôi trồng thủy sản dịch vụ thu mua, chế biến hải sản, hải sản khô, hải sản tươi đông lạnh; … Liên hiệp hợp tác xã hoạt động trên cơ sở tự chủ, tự chịu trách nhiệm, bình đẳng và dân chủ trong quản lí.

Câu hỏi:

- Hợp tác xã Q và Liên hiệp hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp M có những đặc điểm gì?

- Mô hình hơp tác xã có ưu điểm như thế nào so với mô hình hộ sản xuất kinh doanh?

Trả lời:

- Nhận xét:

Đặc điểm của Hợp tác xã Q: hoạt động trong lĩnh vực vận tải với các loại hình kinh doanh dịch vụ như: vận tải hàng hóa, hành khách; gồm 38 thành viên tự nguyện cùng góp vốn, hoạt động dựa trên cơ sở tự chủ, tự chịu trách nhiệm, bình đẳng và dân chủ trong quản lí.

Đặc điểm của Liên hiệp hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp M: gồm 4 hợp tác xã liên kết với nhau là hợp tác xã chế biến, thương mại dịch vụ nuôi trồng thủy sản; hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp; hợp tác xã sản xuất nước mắm; hợp tác xã thu mua và chế biến hải sản, hoạt động trên cơ sở tự chủ, tự chịu trách nhiệm, bình đẳng và dân chủ trong quản lí.

- Ưu điểm của mô hình hợp tác xã so với hộ kinh doanh:

+ Hợp tác xã bao gồm nhiều hộ kinh doanh liên kết với nhau, cùng nhau góp vốn nên giảm thiểu thiệt hại, tránh được tâm lí rủi ro so với kinh doanh hộ gia đình;

+ Tạo điều kiên phát triển cho việc sản xuất, kinh doanh của những cá thể riêng lẻ, thể hiện tính xã hội cao.

Câu hỏi trang 48 Kinh tế và Pháp luật 10: Em hãy đọc thông tin dưới đây và thực hiện yêu cầu.

Thông tin:

1. Công ti trách nhiệm hữu hạn một thành viên là doanh nghiệp do một tổ chức hoặc một cá nhân làm chủ sở hữu.

2. Công ti trách nhiệm hai thành viên là doanh nghiệp có từ 02 đến 50 thành viên là tổ chức, cá nhân.

3. Công ti cổ phần với đặc điểm vốn điều lệ được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần. Cổ đông có thể là tổ chức, cá nhân; số lượng cổ đông tối thiểu là 03 và không hạn chế số lượng tối đa. Cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp.

4. Doanh nghiệp tư nhân là doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp.

5. Doanh nghiệp nhà nước bao gồm các doanh nghiệp do nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ. Doanh nghiệp nhà nước được quản lí dưới hình thức công ti trách nhiệm hữu hạn, công ti cổ phần.

6. Công ti hợp danh là doanh nghiệp: Phải có ít nhất 02 thành viên là chủ sở hữu chung của công ti, cùng nhau kinh doanh dưới một tên chung (sau đây gọi là thành viên hợp danh). Ngoài các thành viên hợp danh, công ti có thể có thêm thành viên góp vốn.

(Trích Luật Doanh nghiệp năm 2020, số 59/2020/QH14)

Câu hỏi:

- Kể tên các loại hình doanh nghiệp và đặc điểm của các loại hình doanh nghiệp.

- Nêu ưu và nhược điểm của các mô hình sản xuất kinh doanh đã nêu.

Trả lời:

Yêu cầu số 1: Các loại hình doanh nghiệp và đặc điểm:

Công ti trách nhiệm hữu hạn một thành viên là doanh nghiệp do một tổ chức hoặc một cá nhân làm chủ sở hữu.

- Doanh nghiệp nhà nước bao gồm các doanh nghiệp do nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ.

- Công ti hợp danh là doanh nghiệp phải có ít nhất 02 thành viên là chủ sở hữu chung của công ti, cùng nhau kinh doanh dưới một tên chung

Công ti cổ phần với đặc điểm vốn điều lệ được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần.

- Công ti trách nhiệm hai thành viên là doanh nghiệp có từ 02 đến 50 thành viên là tổ chức, cá nhân.

Yêu cầu số 2: Ưu, nhược điểm của các mô hình sản xuất kinh doanh đã nêu:

* Công ty TNHH một thành viên

- Ưu điểm:

+ Chủ sở hữu có toàn quyền quyết đinh mọi vấn đề của công ti.

+ Ít gây rủi ro cho chủ sở hữu.

+ Cơ cấu tổ chức gọn, linh động, thủ tục thành lập đơn giản hơn các mô hình khác.

- Nhược điểm:

+ Triển khai huy động vốn bị hạn chế do không được phát hành cổ phiếu.

+ Không được rút vốn trực tiếp.

+ Tiền lương thanh toán cho Chủ sở hữu không được tính vào chi phí hợp lí khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp.

* Công ty TNHH hai thành viên

- Ưu điểm:

+ Ít gây rủi ro vì các thành viên chỉ chịu trách nhiệm trong phạm vi số vốn góp vào.

+ Việc quản lí điều hành không quá phức tạp.

+ Chế độ chuyển nhượng vốn được điều chỉnh chặt chẽ.

+ Dễ dàng kiểm soát các thành viên, hạn chế sự thâm nhập của người lạ

- Nhược điểm:

+ Uy tín công ti trước đối tác ít nhiều bị ảnh hưởng.

+ Không được phát hành cổ phiếu.

+ Việc huy động vốn bị hạn chế.

+ Số lượng thành viên giới hạn là 50 người.

* Doanh nghiệp nhà nước

- Ưu điểm:

+ Thuận lợi trong việc huy động vốn do được nhà nước đầu tư vốn.

+ Được nhà nước tạo điều kiện chính sách, công nghệ, thuế.

+ Được sự bảo hộ của nhà nước về sản phẩm đầu ra.

+ Có lợi thế uy tín trước đối tác khi thực hiện các hoạt động hợp tác kinh doanh.

- Nhược điểm:

+ Thủ túc trình lên, báo cáo, phê duyệt với cơ quan có thẩm quyền đối khi còn phức tạp, rườm rà, gây gián đoạn.

+ Nếu kinh doanh không hiệu quả, thua lỗ để lại hậu quả cho sự phát triển của đất nước.

* Công ti cổ phần

- Ưu điểm:

+ Khả năng hoạt động rộng, trong hầu hết các lĩnh vực, ngành nghề.

+ Cơ cấu vốn kinh hoạt.

+ Khả năng huy động vốn cao.

+ Việc chuyển nhượng cổ phần tương đối đơn giản.

- Nhược điểm:

+ Việc quản lí, điều hành công ti rất phức tạp.

+ Việc thành lập và quản lí công ti cổ phần cũng phức tạp hơn các loại hình công ti khác.

Câu hỏi trang 48 Kinh tế và Pháp luật 10: Em hãy đọc các trương hợp sau và trả lời câu hỏi.

Trường hợp 1. Ông T là một người tâm huyết với những công trình xây dựng cầu đường. Ông thành lập công ti trách nhiện hữu hạn một thành viên T do ông đứng tên, với số vốn đăng kí kinh doanh là 7 tỉ đồng. Ông chịu hoàn toàn trách nhiệm trong số vốn đã góp. Với bộ máy tinh gọn và đội ngũ nhân viên tâm huyết, chỉ sau 4 năm, ông đã thành công với nhiều công trình lớn nhỏ và nâng số vốn đăng kí kinh doanh lên 17 tỉ đồng. Ngoài ra, ông còn tạo công ăn việc làm cho một lượng lớn lao động cũng như đóng thuế và tuân thủ đầy đủ quy định của Nhà nước.

Câu hỏi:

- Mô hình doanh nghiệp của ông T có đặc điểm gì?

- Ông T có những trách nhiệm và nghĩa vụ như thế nào với mô hình kinh doanh của mình?

Trả lời trường hợp 1:

Mô hình doanh nghiệp của ông T có đặc điểm: là công ti TNHH một thành viên, số vốn đăng kí là 7 tỉ đồng trong lĩnh vực xây dựng cầu đường.

- Trách nhiệm và nghĩa vụ của ông T đối với mô hình kinh doanh của mình: ông t chịu hoàn toàn trách nhiệm trón số vốn đã góp, tạo công ăn việc làm cho lượng lớn lao động, đóng góp thuế và tuân thủ đầy đủ quy định của nhà nước.

Câu hỏi trang 49 Kinh tế và Pháp luật 10: Em hãy đọc các trương hợp sau và trả lời câu hỏi.

Trường hợp 2. Khi nhà nước thực hiện việc đẩy mạnh cổ phần hóa doanh nghiệp nhằm nâng cao năng lực tài chính, đổi mới công nghệ, đối mới phương thưc quản lí, nâng cao hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế ông A quyết định chuyển đổi mô hình kinh doanh thành công ti cổ phần. Ông ưu tiên cho nhân viên công ti tham gia cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác trong phạm vi số vốn đã góp vào, được quyền nhượng cổ phần. Công ti cũng đã nhiều lần phát hành trái phiếu thành công, tạo ra nguồn tài chính cho công ti. Các cổ đông được chia lợi tức tăng hàng năm, khiến họ càng tin tưởng vào công ti hơn.

Câu hỏi:

- Đặc điểm của công ti ông A khi cổ phần hóa là gì?

- Mô hình công ti cổ phần có phương thức hoạt động như thế nào?

Trả lời trường hợp 2:

- Đặc điểm của công ti ông A cổ phần hóa:

+ Ông A đã quyết định chuyển đổi mô hình kinh doanh công ti cổ phần;

+ Ưu tiên cho nhân viên tham gia cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản trong phạm vi số vốn đã góp vào, được quyền nhượng cổ phần; phát hành trái phiếu, cổ đông được chia lợi tức tăng hàng năm.

- Phương thức hoạt động của mô hình công ti cổ phần:

+ Vốn điều lệ của công ti được chia thành các phần bằng nhau gọi là cổ phần;

+ Công ti huy động vốn bằng cách phát hành cổ phiếu, trái phiếu tạo nguồn tài chính cho công ti;

+ Các cổ đông chia lợi tức hàng năm.

3. Lựa chọn mô hình sản xuất kinh doanh phù hợp

Câu hỏi trang 49 Kinh tế và Pháp luật 10: Em hãy đọc các trường hợp sau và thực hiện yêu cầu.

Trường hợp 1. Hiện nay, nhu cầu vè sản phẩm thủ công mĩ nghệ ngày càng cao. Anh P quyết định xây thêm nhà xưởng, tuyển thêm thợ lành nghề, thiết lập quy trình sản xuất chặt chẽ, liên kết với nhiều đơn vị cung ứng nguyên vật liệu. Anh đã làm hài lòng khách hàng bằng các sản phẩm đa dạng, phong phú về kiểu dáng và chất liệu. Cửa hàng của anh vừa bán trực tiếp vừa bán trực tuyến và doanh thu luôn tăng trưởng. Anh còn sẵn sàng nhận các học viên để truyền nghề, giúp cho nghề truyền thống của cha ông không bị mai một.

Câu hỏi:

- Hãy nêu những yếu tố tạo nên sự thành công trong mô hình kinh doanh hộ gia đình của anh P?

- Cho biết bài học mà em rút ra được qua trường hợp trên.

Trả lời trường hợp 1:

- Những yếu tố tạo nên sự thành công trong mô hình kinh doanh hộ gia đình của anh P: xây thêm nhà xưởng, tuyền thêm thợ lành nghề, thiết lập quy trình sản xuất chặt chẽ, liên kết với nhiều đơn vị cung ứng nguyên liệu; đa dạng phương thức bán hàng; truyền nghề cho học viên, duy trì nghề truyền thống.

- Bài học rút ra được: Có nhiều yếu tố tạo nên sự thành công trong sản xuất kinh doanh như nguồn lực, co sở vật chất, kĩ thuật; phải lựa chọn mô hình kinh doanh phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội từng vùng.

Câu hỏi trang 49 Kinh tế và Pháp luật 10: Em hãy đọc các trường hợp sau và thực hiện yêu cầu.

Trường hợp 2. Tận dụng lợi thế của địa phương với nhiều danh lam thắng cảnh và di tích lịch sử nổi tiếng, Công ti lứ hành H đã đưa ra nhiều chuyến tham quan với giá ưu đãi. Công ti đã đầu tư nhiều chương trình đào tạo, phát triển đội ngũ con người, nhất là hướng dẫn viên chuyên nghiệp, yêu nghề, có kiến thức sâu rộng, khả năng giao tiếp, xử lí tình huống tốt, ... Sản phẩm hành trình du lịch hấp dẫn, liên kết được nhiều đơn vị khách sạn, nhà nhàng, bảo hiểm uy tín, ... nên doanh nghiệp H đã gặt hái nhiều thành công và tạo được lòng tin của khách hàng.  

Câu hỏi:

- Nêu những yếu tạo nên thành công mà Doanh nghiệp đạt được.

- Từ đó cho biết bài học mà em học hỏi được từ thành công của doanh nghiệp H.

Trả lời trường hợp 2:

- Những yếu tố tạo nên thành công mà Doanh nghiệp đạt được: tận dụng lợi thế của địa phương với nhiều danh lam thắng cảnh và di tích lịch sử; đưa ra nhiều chuyến tham quan với giá ưu đãi; đầu tư nhiều chương trình đào tạo, phát triển đội ngũ con người nhất là hướng dẫn viên, đưa ra nhiều sản phẩm hành trình du lịch hấp dẫn, liên kết với nhiều ngành khác.

- Bài học rút ra: cần phải biết tận dụng lợi thế vốn có của địa phương để lựa chọn mô hình kinh doanh phù hợp.

Luyện tập

Luyện tập 1 trang 51 Kinh tế và Pháp luật 10: Trao đổi cùng các bạn và cho biết, em đồng tình hay không đồng tình với các nhận định dưới đây. Vì sao?

a. Sản xuất kinh doanh là yếu tố góp phần tạo ra động lực phát triển xã hội một cách bền vững.

b. Chỉ có hạn chế sản xuất kinh doanh mới góp phần hạn chế được ô nhiễm môi trường.

c. Khi doanh nghiệp quan tâm đến nguồn lực nhân lực, cũng như nâng cao khoa học kĩ thuật sẽ tạo ra sản phẩm chất lượng cao cùng nhiều lợi thế cạnh tranh trên thị trường.

d. Mục tiêu chính của sản xuất kinh doanh là tạo ra lợi nhuận cho sản xuất.

Trả lời:

- Nhận định A. Đồng tình. Vì: sản xuất kinh doanh sẽ tạo ra hóa, thúc đẩy quá trình mua bán, tạo nguồn doanh thu ổn định, tạo việc làm cho con người, góp phần phát triển xã hội.

- Nhận định B. Không đồng tình. Vì để hạn chế ô nhiễm môi trường cần xây dựng, cải tạo và phát triển hệ thống xử lí rác thải, trồng nhiều cây xanh, … còn hạn chế sản xuất sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của nền kinh tế.

- Nhận định C. Đồng tình. Vì: khi nguồn nhân lực không đủ, kém chất lượng, kĩ thuật sản xuất lạc hậu sẽ tạo ra những sản phẩm không đủ chất lượng hoặc không có sự cạnh tranh, ảnh hưởng lớn đến quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

- Nhận định D. Không đồng tình. Vì mục tiêu của sản xuất kinh doanh là tạo ra sản phẩm hàng hóa, dịch vụ đáp ứng nhu cầu của xã hội và thu về lợi nhuận.

Luyện tập 2 trang 51 Kinh tế và Pháp luật 10Em hãy lập bảng so sánh điểm khác nhau giữa các mô hình sản xuất kinh doanh sau:

Mô hình hộ sản xuất kinh doanh và mô hình hợp tác xã.

- Mô hình doanh nghiệp tư nhân và doanh nghiệp nhà nước.

Trả lời:

Yêu cầu số 1: So sánh mô hình sản xuất kinh doanh và mô hình hơp tác xã:

Tiêu chí

Hộ sản xuất kinh doanh

Hợp tác xã

Đối tượng được đăng kí tham gia

Gồm cá nhân, hộ gia đình là công dân Việt Nam.

Gồm cá nhân, hộ gia đình là công dân Việt Nam, có thêm tổ chức, người nước ngoài

Quyền hạn

đăng kí

tham gia

Chỉ được đăng kí một hộ kinh doanh cá thể duy nhất trên lãnh thổ Việt Nam.

Có thể đăng kí trở thành thành viên của nhiều liên hiệp hợp tác xã.

Quyền hạn

quyết định của

thành viên

Quyền hạn quyết định do chủ hộ kinh doanh hoặc theo thoả thuận giữa các thành viên trong hộ gia đình.

Các thành viên có quyền bình đẳng trong mọi quyết định hoạt động của hợp tác xã.

Người đại diện

theo pháp luật

Chủ hộ kinh doanh.

Chủ tịch hội đồng quản trị

Cơ cấu quản lí

tổ chức

Do chủ hộ tự tổ chức

Do đại hội thành viên, có hội đồng quản trị, giám đốc, ban kiểm soát,...

Tư cách

pháp nhân

Không có tư cách pháp nhân

Có tư cách pháp nhân

Quyền và

trách nhiệm

tài sản

Phải chịu trách nhiệm vô hạn về tài sản

Chịu trách nhiệm hữu hạn theo số tài sản đóng góp của các thành viên.

Con dấu

Không có con dấu

Có con dấu

Yêu cầu số 2: So sánh mô hình doanh nghiệp tư nhân và doanh nghiệp nhà nước:

Tiêu chí

Doanh nghiệp nhà nước

Doanh nghiệp tư nhân

Chủ sở hữu

- Doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ;

- Doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ hoặc tổng số cổ phần có quyền biểu quyết.

- Do cá nhân hoặc doanh nghiệp tư nhân khác làm chủ sở hữu (bao gồm cả tổ chức, cá nhân nước ngoài);

- Doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ dưới 50% vốn điều lệ hoặc tổng số cổ phần có quyền biểu quyết.

Hình thức tồn tại

- Công ty cổ phần;

- Công ty TNHH 1 thành viên;

- Công ty TNHH 2 thành viên.

- Công ty cổ phần;

- Công ty TNHH 1 thành viên;

- Công ty TNHH 2 thành viên;

- Công ty hợp danh;

- Doanh nghiệp tư nhân (quy định tại Chương VII Luật Doanh nghiệp 2020).

Quy mô

Quy mô lớn. Thường được tổ chức theo các hình thức như công ty mẹ - công ty con, tập đoàn kinh tế.

Đa dạng về quy mô. Tuy nhiên doanh nghiệp tư nhân chủ yếu là các doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ.

Ngành nghề hoạt động

Hoạt động chủ yếu ở các ngành nghề kinh tế then chốt. Một số ngành, nghề kinh doanh độc quyền như:

- Hệ thống truyền tải điện quốc gia;

- Nhà máy thủy điện có quy mô lớn đa mục tiêu, nhà máy điện hạt nhân;

- In, đúc tiền và sản xuất vàng miếng;

- Xổ số kiến thiết;

- Hoạt động trong phạm vi ngành nghề quy định tại Quyết định 27/2018/QĐ-TTg về Ban hành hệ thống ngành kinh tế Việt Nam.

- Không được kinh doanh các ngành nghề độc quyền dành cho các doanh nghiệp nhà nước.

Luyện tập 3 trang 51 Kinh tế và Pháp luật 10: Em hãy đọc trường hợp sau và trả lời câu hỏi.

Trường hợp. Địa phương T có nhiều hộ gia đình chuyên sản xuất các sản phẩm thủ công từ tre với có nhiều mẫu mã, kiểu dáng đã được người tiêu dùng trong và ngoài địa phương tin dùng, đặt hàng. Chính quyền địa phương đang vận động các hộ và Hợp tác xã để phát triển các ngành nghề truyền thống, nâng cao đời sống, giải quyết việc làm cho người dân.

Câu hỏi:

- Em có nhận xét gì về việc làm của địa phương T?

- Ưu điểm của mô hình hơp tác xã so với mô hình hộ gia đình là gì?

Trả lời:

- Nhận xét: việc làm của địa phương T là phù hợp vì đã biết vận dụng nguồn lực vốn có của địa phương là ngành nghề truyền thống để phát triển kinh tế.

Ưu điểm của mô hình hơp tác xã so với mô hình hộ gia đình:

+ Hợp tác xã là mô hình tổ chức kinh tế mà có thể thu hút được nhiều thành viên tham gia, tạo điều kiện phát triển cho việc sản xuất, kinh doanh của những cá thể riêng lẻ, thể hiện tính xã hội cao.

+ Việc quản lý hợp tác xã được thực hiện trên nguyên tắc dân chủ và bình đẳng, nên không phân biệt nhiều vốn hay ít vốn, đóng góp nhiều hay đóng góp ít, các xã viên vẫn được bình đẳng trong việc biểu quyết, quyết định các vấn đề của hoạt động của hợp tác xã.

+ Thành viên trong hợp tác xã chỉ chịu trách nhiệm trong phạm vi vốn đã góp vào hợp tác xã. Trường hợp này, trách nhiệm hữu hạn tạo điều kiện cho cho các xã viên có thể yêu tâm cùng đầu tư, sản xuất, kinh doanh tránh được tâm lý lo lắng rủi ro khi tham gia vào hợp tác xã.

Vận dụng

Vận dụng 1 trang 51 Kinh tế và Pháp luật 10: Em hãy quan sát và tìm hiểu về một mô hình kinh tế thành công (sản phẩm, địa điểm, quy mô, mức độ yêu thích của người dân về sản phẩm, thương hiệu, những đóng góp cho xã hội, …) trong khu vực em sinh sống.

Trả lời:

(*) Bài tham khảo: mô hình sản xuất hộ gia đình tại làng nghề mây tre đan Ngọc Động (xã Hoàng Đông, huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam).

Làng nghề mây tre đan thuộc thôn Ngọc Động, xã Hoàng Đông, huyện Duy Tiên (tỉnh Hà Nam). Năm 2004, làng nghề xứng đáng được UBND tỉnh công nhận làng nghề truyền thống mây giang đan Ngọc Động và có 3 nghệ nhân, 10 thợ giỏi được công nhận vì đã có công lao đóng góp cho sự phát triển làng nghề truyền thống.

Làng nghề hoạt động với mô hình sản xuất theo hộ gia đình là chính, tuy nhiên việc tiêu thụ sản phẩm lại phải thông qua một số người. Điều này thường gặp nhiều ở làng nghề. Những người này có vốn, nắm bắt được thông tin nên họ đứng ra đặt hàng rồi thu gom hàng để bán.

Ngày mới ra đời, ở đây chủ yếu sản xuất ghế mây. Sản phẩm này ngay lập tức được nhiều người chấp nhận bởi mẫu mã đẹp lại phù hợp với khí hậu nhiệt đới. Càng ngày tiếng tăm của làng nghề càng vang xa, người về đặt mua sản phẩm, người bán nguyên liệu ngày một tấp nập. Bộ salon mây kê ở nhà sàn Bác Hồ chính là do dân làng Ngọc Động đã biếu Bác. Lúc Bác Hồ còn sống, dân làng Ngọc Động đã biếu người một bộ phô tơi (gồm 6 chiếc ghế salon và 1 chiếc ghế chao). Bộ salon này được Bác kê ở nhà sàn để tiếp khách. Đại sứ quán nước cộng hoà dân chủ nhân dân Triều Tiên cũng đã về Ngọc Động đặt mua 1 bộ salon cho chủ tịch Kim Nhật Thành.

Người dân trong làng sử dụng các nguyên liệu từ mây, giang, song và sản xuất ra các sản phẩm mây xiên gồm hàng ngàn loại sản phẩm như: Bát, đĩa, vali, thùng tròn, thùng bầu dục bộ ba, khay vuông, khay chữ nhật có cửa, âu trầu, lọ hoa, lọ lục bình… phục vụ nhu cầu tiêu dùng trong nước và đặc biệt do lợi ích sử dụng bền chắc, đẹp và không ảnh hưởng môi trường nên được khách nước ngoài rất ưa chuộng. 

Cũng như nhiều làng nghề khác, nghề mây tre đan ở Ngọc Động đã gặp không ít khó khăn khi chuyển đổi cơ chế. Song lớp thợ Ngọc Động đã trăn trở tìm cách nâng cao chất lượng, cải tiến mẫu mã tìm kiếm thị trường ở khắp nơi trên Thế giới như Nhật Bản, Mỹ, Hồng Kông, Đài Loan, Pháp, Canada, Nga. Balan…. Nhờ vậy làng nghề đã trụ vững và đi lên.

Do nắm bắt được nhu cầu tiêu thụ hàng mây giang đan ngày càng tăng, cùng với sự hỗ trợ của Nhà nước, các doanh nghiệp trong làng nghề đã mạnh dạn bỏ ra hàng trăm triệu đồng đầu tư nhà xưởng, thiết bị, cải tiến công nghệ: nhuộm, sơn, hấp, sấy màu, nhà trưng bày… nhằm đa dạng hoá mẫu mã, tăng nhanh số lượng, nâng cao chất lượng sản phẩm, chủ động sản xuất, cải thiện môi trường.

Nghề truyền thống đã mang lại cho Ngọc Động những lợi ích kinh tế rõ rệt không thể phủ nhận được. Ngoài ra, những lợi ích khác về xã hội mà làng nghề đem lại cũng không thể tính đếm hết, như đẩy lùi các tệ nạn xã hội, trẻ em ngoài việc học hành còn tham gia giúp gia đình làm thêm việc đan lát. Những nghệ nhân cao tuổi thì sáng tạo mẫu mã, kiểu dáng; người già, trẻ em thì làm nan; những ông chủ thì mua gom sản phẩm, tìm kiếm những hợp đồng có giá trị kinh tế; những người trực tiếp làm ra sản phẩm thì phơi, sấy; những người thợ khai thác lại chuẩn bị cho những chuyến đi…

Lưu ý: Học sinh trình bày quan điểm cá nhân. Bài làm trên chỉ mang tính tham khảo

Vận dụng 2 trang 51 Kinh tế và Pháp luật 10Em hãy lựa chọn một mô hình kinh tế thích hợp với bản thân, lập ý tưởng kinh doanh và chia sẻ với các bạn trong lớp về ý tưởng kinh doanh đó.

Trả lời:

(*) Bài tham khảo: Ý tưởng kinh doanh đồ lưu niệm

Một năm có rất nhiều ngày lễ, từ Quốc tế phụ nữ cho đến Noel, hay những ngày kỉ niệm, ngày sinh nhật. Nhu cầu quà tặng, quà lưu niệm của học sinh, sinh viên là rất lớn. Chính vì vậy, mở cửa hàng bán đồ lưu niệm là một ý tưởng kinh doanh gần trường học rất hiệu quả mà bạn nên cân nhắc nếu chưa biết kinh doanh gì?

Các mặt hàng quà tặng, đồ lưu niệm vô cùng đa dạng, từ kiểu dáng, mẫu mã đến chất liệu vô cùng phong phú. Vì vậy, bạn có thể tham khảo các cửa hàng đang kinh doanh trên thị trường xem họ đang kinh doanh những mặt hàng gì, mặt hàng nào đang được giới trẻ ưa chuộng để có những cân nhắc khi lựa chọn nhập hàng về bán.

Ngoài ra, "bắt trend" cũng là một yếu tố quan trọng khi thực hiện ý tưởng kinh doanh cạnh trường học về bán quà tặng và đồ lưu niệm này. Ăn theo xu hướng thị trường về các sản phẩm hot, ăn theo phim ảnh là một cách khá thông minh trong việc lôi kéo khách hàng.

Tuy nhiên tùy thuộc vào khách hàng mà bạn nên lựa chọn sản phẩm thích hợp. Ví dụ đồ chơi trẻ em nên được kinh doanh gần trường học mầm non, tiểu học; đồ lưu niệm đẹp, có kinh phí cao phù hợp với trường trung học, đại học hay cao đẳng. Ngoài ra, việc gói hàng là một điều vô cùng quan trọng với mô hình kinh doanh này. Một hộp quà được đóng gói đẹp đẽ, thu hút chắc chắn sẽ là một điểm hấp dẫn khách hàng.

Lưu ý: Học sinh trình bày quan điểm cá nhân. Bài làm trên chỉ mang tính tham khảo

841
  Tải tài liệu