Giải KTPL 10 Bài 15: Tòa án nhân dân và viện kiểm sát nhân dân - Chân trời sáng tạo

Hoidapvietjack.com trân trọng giới thiệu: Lời giải bài tập Giáo dục Pháp luật 10 Bài 15: Tòa án nhân dân và viện kiểm sát nhân dân sách Chân trời sáng tạo hay nhất, chi tiết giúp học sinh dễ dàng làm bài tập KTPL 10 Bài 15.

363
  Tải tài liệu

Giải KTPL 10 Bài 15: Tòa án nhân dân và viện kiểm sát nhân dân

Mở đầu trang 102 Kinh tế và Pháp luật 10: Em hãy quán sát các tranh sau và cho biết nhân vật trong tranh thực hiện công việc gì?

Pháp luật 10 Bài 15: Tòa án nhân dân và viện kiểm sát nhân dân - Chân trời sáng tạo (ảnh 1)

Trả lời

- Ảnh 1 là thẩm phán chủ tọa phiên tòa: Chủ tọa phiên tòa có quyền điều khiển phiên toà tiến hành theo đúng trình tự, thủ tục do pháp luật quy định và giữ nghiêm kỉ luật phiên toà. Mọi người ở trong phòng xử án đều phải giữ gìn trật tự và tuân theo sự điều khiển của chủ toạ phiên toà. Đối với những người vi phạm trật tự phiên toà, tùy từng trường hợp, chủ toạ phiên toà có thể cảnh cáo, phạt tiền, buộc rời khỏi phòng xử án hoặc bắt giữ.

- Ảnh 2 là Đại diện viện kiểm sát: có chức năng thực hiện quyền công tố.

1. Chức năng, cơ cấu tổ chức và hoạt động của Tòa án nhân dân nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

Câu hỏi trang 103 Kinh tế và Pháp luật 10Em hãy quan sát các tranh, đọc thông tin liên quan và thực hiện yêu cầu.

Pháp luật 10 Bài 15: Tòa án nhân dân và viện kiểm sát nhân dân - Chân trời sáng tạo (ảnh 1)

Thông tin. Điều 102 Hiến pahsp năm 2013 quy định: “Tòa án là cơ quan xét xử của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thực hiện quyền tư pháp”. Với chức năng xét xử, Tòa án nhân danh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam xét xử các vụ án hình sự, dân sự, hôn nhân và gia đìnhm kinh tế, lao động hành chính và giải quyết các việc khác theo quy định của pháp luật… Ngoài hoạt động xét xử, Tòa án nhân dân còn giải quyết các việc khác theo quy định của pháp luật.

Câu hỏi:

- Trình bày các chức năng của Tòa án nhân dân và cho biết đâu là hoạt động chính của Tòa án nhân dân.

- Hãy cho biết, Tòa án nhân dân có những vai trò gì trong đời sống xã hội.

Trả lời

Yêu cầu số 1:

Chức năng của Tòa án nhân dân

+ Tòa án nhân dân là cơ quan xét xử của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thực hiện quyền tư pháp.

+ Tòa án nhân dân có nhiệm vụ bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.

+ Bằng hoạt động của mình, Tòa án góp phần giáo dục công dân trung thành với Tổ quốc, nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật, tôn trọng những quy tắc của cuộc sống xã hội, ý thức đấu tranh phòng, chống tội phạm, các vi phạm pháp luật khác.

+ Tòa án nhân danh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam xét xử các vụ án hình sự, dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động, hành chính và giải quyết các việc khác theo quy định của pháp luật; xem xét đầy đủ, khách quan, toàn diện các tài liệu, chứng cứ đã được thu thập trong quá trình tố tụng; căn cứ vào kết quả tranh tụng ra bản án, quyết định việc có tội hoặc không có tội, áp dụng hoặc không áp dụng hình phạt, biện pháp tư pháp, quyết định về quyền và nghĩa vụ về tài sản, quyền nhân thân.

Bản án, quyết định của Tòa án nhân dân có hiệu lực pháp luật phải được cơ quan, tổ chức, cá nhân tôn trọng; cơ quan, tổ chức, cá nhân hữu quan phải nghiêm chỉnh chấp hành.

Hoạt động chính của Tòa án nhân dân: Hoạt động xét xử

Yêu cầu số 2: Vai trò của Tòa án nhân dân

+ Bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.

+ Bảo đảm sự ổn định, trật tự và bình yên cho xã hội.

+ Bảo đảm sự công bằng cho nhân dân.

Câu hỏi trang 104 Kinh tế và Pháp luật 10Em hãy quan sát sơ đồ sau, đọc thông tin và thực hiện yêu cầu.

Pháp luật 10 Bài 15: Tòa án nhân dân và viện kiểm sát nhân dân - Chân trời sáng tạo (ảnh 1)

Thông tin. Tòa án nhân dân xét xử công khai, trong trường hợp đặc biệt cần giữ bí mật nhà nước, thuần phong, mĩ tục của dân tộc, bảo vệ người chưa thành niên hoặc giữ bí mật đời tư theo yêu cầu chính đáng của đương sự. Tòa án nhân dân có thể xét xử kín, xét xử tập thể và quyết định theo đa số, trừ trường ợp xét xử theo thủ tục rút gọn.

Câu hỏi: Em hãy cho biết cơ cấu tổ chức và hoạt động của Tòa án nhân dân?

Trả lời

- Cơ cấu tổ chức toà án nhân dân:

+ Cơ cấu tổ chức của Toà án nhân dân tối cao gồm: Hội đồng Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao; Bộ máy giúp việc cơ sở đào tạo, bồi dưỡng.

+ Cơ cấu tổ chức của Toà án nhân dân cấp cao gồm: Uỷ ban Thẩm phán Toà án nhân dân cấp cao, Toà hình sự, Toà dân sự, Toà hành chính, Toà kinh tế, Toà lao động, Toà gia đình và người chưa thành niên, các Toà chuyên trách khác theo quy định pháp luật, bộ máy giúp việc

+ Cơ cấu tổ chức của Toà án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương gồm: Uỷ ban Thẩm phán; Toà hình sự, Toà dân sự, Toà hành chính, Toà kinh tế, Toà lao động, Toà gia đình và người chưa thành niên, các Toà chuyên trách khác theo quy định pháp luật, bộ máy giúp việc.

+ Cơ cấu tổ chức của Toà án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và tương đương: Toà án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và tương đương có thể có: Toà hình sự, Toà dân sự, Toà gia đình và người chưa thành niên, Toà xử lý hành chính, các toà chuyên trách theo quy định pháp luật, bộ máy giúp việc.

- Hoạt động của Tòa án nhân dân

+ Tòa án nhân dân xét xử công khai.

+ Trong trường hợp cần giữ bí mật Nhà nước, thuần phong, mĩ tục của dân tộc, bảo vệ người chưa thành niên hoặc giữ bí mật đời tư theo yêu cầu chính đáng của đương sự thì tòa có thể xét xử kín.

+ Tòa có thể xét xử tập thể và theo quyết định đa số, trừ trường hợp xét xử theo thủ tục rút gọn.

2. Chức năng, cơ cấu tổ chức và hoạt động của Viện kiểm sát nhân dân nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

Câu hỏi trang 105 Kinh tế và Pháp luật 10: Em hãy đọc tình huống sau và trả lời câu hỏi.

Tình huống. Anh A và anh B tham dự phiên toà xét xử sơ thấm vụ án hình sự cặp vợ chồng bạo hành con gái 2 tuổi tử vong. Đại diện của Viện kiểm sát thành phố T đề nghị mức án tử hình đối với mẹ kế và tù chung thân đối với cha đẻ. Anh A chia sẻ với anh B:

- Tôi hoàn toàn đồng ý với đề nghị của Viện kiểm sát! Ý anh như thế nào?

Anh B liền đáp:

- Tôi cũng cũng vậy! Ở đây, Viện kiểm sát đang thực hiện chức năng thực hành quyền công tố buộc tội đối với người phạm tội trong vụ án đó.

Anh A chia sẻ tiếp:

- Ngoài chức năng này, Viện kiểm sát còn có chức năng nữa là kiểm sát hoạt động tư pháp.

Anh B hỏi lại:

- Chức năng kiểm sát hoạt động tự pháp là sao? Tôi không hiểu lắm.

Anh B lúng túng chưa có câu trả lời.

Câu hỏi:

- Theo em, Viện kiểm sát thực hiện chức năng công tố của mình bằng hoạt động gì?

- Em hiểu như thế nào là kiểm sát hoạt động tư pháp?

Trả lời

- Viện kiểm sát thực hiện chức năng công tố của mình thông qua hoạt động tuyên bố mức án đối với người phạm tội.

- Kiểm sát hoạt động tư pháp là hoạt động của Viện kiểm sát nhân dân để kiểm sát tính hợp pháp của các hành vi, quyết định của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong hoạt động tư pháp, được thực hiện ngay từ khi tiếp nhận và giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố và trong suốt quá trình giải quyết vụ án hình sự; trong việc giải quyết vụ án hành chính, vụ việc dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động; việc thi hành án, việc giải quyết khiếu nại, tố cáo trong hoạt động tư pháp; các hoạt động tư pháp khác theo quy định của pháp luật.

Câu hỏi trang 106 Kinh tế và Pháp luật 10: Em hãy quan sát sơ đồ sau, đọc thông tin và thực hiện yêu cầu.

Pháp luật 10 Bài 15: Tòa án nhân dân và viện kiểm sát nhân dân - Chân trời sáng tạo (ảnh 1)

Thông tin.Viện kiểm sát nhân dân do Viện trưởng lãnh đạo. Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân cấp dưới chịu sự lãnh đạo của Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân cấp trên. Viện trưởng các Viện Kiểm sát cấp dưới chịu sự lãnh đạo thống nhất của Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao. Viện kiểm sát cấp trên có trách nhiệm kiểm tra, xử lí nghiêm minh vi phạm pháp luật của Viện kiểm sát cấp dưới. Viện trưởng Viện Kiểm sát cấp trên có quyền rút, đình chỉ, hủy bỏ quyết định trái pháp luật của Viện trưởng Viện Kiểm sát cấp dưới.

(Trích khoản 1 Điều 7 Luật Tổ chức Viện Kiểm sát nhân dân năm 2014)

Câu hỏi:

- Trình bày cơ cấu tổ chức và hoạt động của Viện Kiểm sát nhân dân.

- Em cho biết trong các cấp Viện Kiểm sát kể trên, cấp nào là lãnh đạo cao nhất.

Trả lời

Yêu cầu số 1:

- Cơ cấu tổ chức Viện Kiểm sát nhân dân:

+ Tổ chức bộ máy của Viện Kiểm sát nhân dân tối cao gồm có: Uỷ ban Kiểm sát; Văn phòng: Cơ quan điều tra; các cục, vụ, viện và tương đương; Các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng; các Cơ quan báo chí và các đơn vị sự nghiệp công lập khác; Viện Kiểm sát quân sự trung ương... Viện kiểm sát nhân dân tối cao Có Viện trưởng; Các Phó Viện trưởng; Kiểm sát viên; Kiểm tra viên; Thủ trưởng, các Phó thủ trưởng Cơ quan điều tra; Điều tra viên, công chức khác, viên chức và người lao động khác

+ Tổ chức bộ máy của Viện Kiểm sát nhân dân cấp cao gồm có: Uỷ ban Kiểm sát Văn phòng: Các viện và tương đương. Viện Kiểm sát nhân dân cấp cao CÓ Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân cấp cao, các Phó Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân cấp cao, Kiểm sát viên, Kiểm tra viên, Công chức khác và người lao động khác.

+ Tổ chức bộ máy của Viện Kiểm sát nhân dân cấp tỉnh gồm có: Uỷ ban Kiểm sát Văn phòng: Các phòng và tương đương.

+ Tổ chức bộ máy của Viện Kiểm sát nhân dân cấp huyện gồm có: văn phòng và Các phòng hoặc các bộ phận Công tác và bộ máy giúp việc

Hoạt động của Viện Kiểm sát nhân dân

+ Viện kiểm sát nhân dân do viện trưởng lãnh đạo

+ Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp dưới chịu sự lãnh đạo của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp trên

+ Viện trưởng Viện kiểm sát cấp dưới chịu sự lãnh đạo thống nhất của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao.

Yêu cầu số 2: Trong các cấp Viện Kiểm sát kể trên, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao là lãnh đạo cao nhất do Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao đứng đầu.

3. Trách nhiệm của công dân đối với xây dựng, bảo vệ Tòa án nhân dân và Viện Kiểm sát nhân dân

Câu hỏi trang 106 Kinh tế và Pháp luật 10Em hãy đọc trường hợp dưới đây và trả lời câu hỏi.

Trường hợp. Gia đình bà A bị Tòa án nhân dân huyện tuyên thua trong vụ tranh chấp dân sự. Tuy nhiên, con của bà A không đồng tình về bản án và yêu cầu cả nhà không chấp hành bản án. Trái lại, chồng bà A cho rằng nên kháng cáo lên Tòa án cấp Tỉnh để xét xử phúc thẩm.

Câu hỏi:

- Hành vi của con bà A hay chồng bà A là phù hợp với pháp luật?

- Trong trường hợp này, gia đình bà A nên sử xự như thê nào để phù hợp với pháp luật.

Trả lời

- Chồng bà A có hành vi phù hợp với pháp luật vì kháng cáo là quyền của đương sự và những chủ thể khác được pháp luật quy định trong trường hợp không đồng ý với phán quyết của tòa án cấp sơ thẩm thì sẽ có quyền nộp đơn kháng cáo trong thời gian 15 ngày kể từ ngày tòa án ra bản án.

- Nhà bà A nên viết đơn kháng cáo đến Tòa án nhân dân cấp tỉnh để xét xử phúc thẩm lại vụ tranh chấp dân sự của mình.

Luyện tập

Luyện tập 1 trang 108 Kinh tế và Pháp luật 10: Em hãy thảo luận cùng các bạn và cho biết, em đồng ý hay không đồng ý với nhận định nào dưới đây.

a. Tòa án nhân dân là cơ quan xét xử duy nhất tại Việt Nam.

b. Viện kiểm sát bao gồm Viện Kiểm sát nhân dân và Viện Kiểm sát quân sự.

c. Tòa án nhân dân không tổ chức độc lập theo thẩm quyền xét xử.

d. Hoạt động của Viện kiếm sát nhân dân cấp dưới độc lập không chịu sự chỉ đạo từ Viện Kiểm sát nhân dân cấp trên.

Trả lời

- Ý kiến A. Đồng ý.

- Ý kiến B. Đồng ý.

- Ý kiến C. Không đồng ý. Vì: Tòa án nhân dân có thể được tổ chức độc lập theo thẩm quyền xét xử và chỉ tuân theo pháp luật.

- Ý kiến D. Không đồng tình. Viện kiểm sát nhân dân do Viện trưởng lãnh đạo. Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân cấp dưới chịu sự lãnh đạo của Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân cấp trên. Viện kiểm sát cấp trên có trách nhiệm kiểm tra, xử lí nghiêm minh vi phạm pháp luật của Viện kiểm sát cấp dưới.

Luyện tập 2 trang 108 Kinh tế và Pháp luật 10: Em hãy đọc tình huống sau và thực hiện yêu cầu.

Tình huống. Tại trụ sở Ủy ban nhân dân phường Y có niêm yết công khai bản án hình sự của Tòa án nhân dân tỉnh M do bị can vắng mặt tại phiên tòa. Bản án kết luận về tội trạng của A được dư luận đồng tìn, họ cho rằng Tòa án xử như vậy là “đúng người, đúng tội, đúng pháp luật”. Mẹ của A là bà B sau khi nhận bản án, tâm sự với bà H:

- Em nhận được bản án mà em buồn lắm chị ạ. Nhưng mà Tòa xử như vậy là đúng người đúng tội, có khoan hồng với cháu vậy mà cháu nhà em bây giờ nó đòi không chấp hành bản án chị ạ.

Bà H vội nói:

- Chị phải khuyên cháu, bản án của Tòa án là mình phải chấp hành đấy chị.

Bà B nói:

- Dạ em cũng biết, em sẽ cố gắng khuyên bảo cháu chị ạ!

Hai ngày sau, bà B gọi cho bà H:

- Cảm ơn chị nhiều lắm. A đã hiểu mình có nghĩa vụ chấp hành bản án và chấp hành rồi chị ạ. Thời gian cũng qua, mọi chuyện sẽ tốt thôi.

Câu hỏi:

- Đưa ra quan điểm của mình về hành vi của các nhân vật trong tình huống trên.

- Em hãy liệt kê những việc có thể làm để đảm bảo nghĩa vụ công dân trong bảo vệ, xây dựng Tòa án nhân dân và Viện Kiểm sát nhân dân.

Trả lời

- Nhận xét:

+ Bà H đã có hành vi bảo vệ, xây dựng Tòa án, Viện kiểm sát nhân dân, cụ thể: động viên gia đình A khuyên nhủ A chấp hành bản án của Tòa án.

+ Bà B cũng đã có những hành vi tôn trọng bản án của Tòa án và khuyên con mình chấp nhận bản án.

+ Về A: ban đầu A không chấp hành bản án, đây là hành vi không phù hợp, tuy nhiên sau thời gian khuyên nhủ của gia đình thì A cũng đã chấp hành đầy đủ bản án của Tòa án.

- Những việc có thể làm để đảm bảo nghĩa vụ công dân trong bảo vệ, xây dựng Tòa án nhân dân, Viện Kiểm sát nhân dân: Công dân cần có thái độ phê phán, đấu tranh với những hành vi chống đối.

Luyện tập 3 trang 109 Kinh tế và Pháp luật 10: Em hãy xử lí các tình huống sau theo gợi ý.

Tình huống 1. Nghe tin Tòa án nhân dân và Viện Kiểm sát nhân dân tổ chức tuyên truyền pháp luật tại trường Trung học phổ thông Q, B rủ C cùng tham gia để nâng cao hiểu biết pháp luật. Tuy nhiên, C cho rằng việc tham dự ấy không mang lại lợi ích gì nên đã từ chối.

Nếu là B, em sẽ thuyết phục như thế nào để C tham dự cùng mình?

Tình huống 2. K có hành vi cố ý gây thương tích nên Viện Kiểm sát huyện truy tố, đề nghị Tòa án mở phiên tòa xét xử K. Do lo sợ K phải ngồi tù, bố mẹ K đã bàn bạc với nhau dùng tiền làm giả bệnh án tâm thần nhằm trốn tránh trách nhiệm hình sự. D là em trai của K, không đồng tình với việc làm của bố mẹ nhưng không biết phải làm sao.

Nếu là D, em sẽ làm gì để bố mẹ thay đổi ý định?

Trả lời

Xử lí tình huống 1: Nếu là B, em sẽ khuyên bạn: Pháp luật đảm bảo an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, tạo ra những tiền đề quan trọng cho sự phát triển bền vững của xã hội. Pháp luật rất quan trọng trong đời sống của chúng ta.  Pháp luật chỉ có thể được mọi người thực hiện nghiêm chỉnh khi họ hiểu biết, nắm vững, tin tưởng vào những quy định của pháp luật. Pháp luật được xây dựng là để bảo vệ quyền và lợi ích của nhân dân, bảo đảm lợi ích chung của cộng đồng, bảo đảm công bằng và dân chủ xã hội. Chính vì thế nên việc tìm hiểu và nâng cao hiểu biết về pháp luật là điều cần thiết.

Xử lí tình huống 2: Nếu là D, em sẽ khuyên bố mẹ: Là công dân chúng ta cần phải thực hiện trách nhiệm hình sự, không nên trốn tránh, có tội thì nên thú nhận sẽ nhận được khoan hồng và cải tạo bản thân tốt hơn để trở thành người có ích hơn cho xã hội.

Vận dụng

Vận dụng 1 trang 109 Kinh tế và Pháp luật 10: Em hãy thiết kế sơ đồ đăng trên báo tường của lớp để tuyên truyền về Tòa án nhân dân và Viện Kiểm sát nhân dân. Trong đó, cần thể hiện được chức năng, cơ cấu tổ chức và chú giải về nguyên tắc tổ chức và hoạt động của 2 cơ quan này.

(Gợi ý: Em có thể sử dụng biểu đồ đã xây dựng ở phần luyện tập cho hoạt động này.)

Trả lời

(*) Sản phẩm tham khảo:

Pháp luật 10 Bài 15: Tòa án nhân dân và viện kiểm sát nhân dân - Chân trời sáng tạo (ảnh 1)

Pháp luật 10 Bài 15: Tòa án nhân dân và viện kiểm sát nhân dân - Chân trời sáng tạo (ảnh 1)

Vận dụng 2 trang 109 Kinh tế và Pháp luật 10Em hãy thực hiện 1 bài viết (khoảng 300 chữ) thể hiện quan điểm cá nhân trong việc xây dựng, bảo vệ Tòa án nhân dân hoặc Viện Kiểm sát nhân dân.

Trả lời

(*) Tham khảo: Quan điểm cá nhân trong việc xây dựng và bảo vệ Tòa án nhân dân:

Tòa án nhân dân có nhiệm vụ bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân. Bằng hoạt động của mình, Tòa án góp phần giáo dục công dân trung thành với Tổ quốc, nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật, tôn trọng những quy tắc của cuộc sống xã hội, ý thức đấu tranh phòng, chống tội phạm, các vi phạm pháp luật khác. Chính vì thế công dân có trách nhiệm xây dựng và bảo vệ Tòa án nhân dân. Là học sinh, chúng ta cần có thái độ phê phán, đấu tranh với những hành vi chống phá Tòa án nhân dân, không tôn trọng pháp luật.

Lưu ý: Học sinh trình bày quan điểm cá nhân. Bài làm trên chỉ mang tính tham khảo

Bài viết liên quan

363
  Tải tài liệu