Giải KTPL 10 Bài 6: Ngân sách nhà nước và thực hiện pháp luật về ngân sách nhà nước - Chân trời sáng tạo
Hoidapvietjack.com trân trọng giới thiệu: Lời giải bài tập Giáo dục Kinh tế 10 Bài 6: Ngân sách nhà nước và thực hiện pháp luật về ngân sách nhà nước sách Chân trời sáng tạo hay nhất, chi tiết giúp học sinh dễ dàng làm bài tập KTPL 10 Bài 6.
Giải KTPL 10 Bài 6: Ngân sách nhà nước và thực hiện pháp luật về ngân sách nhà nước
Mở đầu trang 31 Kinh tế và Pháp luật 10: Em hãy đọc thông tin dưới đây và thực hiện yêu cầu.
(Trích Nghị định 81/2021/ND-CP)
Trả lời:
- Chính sách hỗ trợ, không thu học phí của chính phủ trong thông tin trên: đã giúp học sinh, sinh viên các vùng khó khăn có điều kiện học tập tốt hơn; chính sách trên góp phần động viên các bạn học sinh sinh viên đến trường.
- Theo em, khoản kinh phí hỗ trợ trên được trích từ nguồn ngân sách nhà nước.
1. Khái niệm ngân sách nhà nước
Câu hỏi trang 32 Kinh tế và Pháp luật 10: Em hãy đọc thông tin dưới đây và trả lời câu hỏi.
- Em hiểu thế nào là ngân sách nhà nước?
- Ngân sách nhà nước gồm những khoản và bộ phận nào?
Trả lời:
- Ngân sách nhà nước là toàn bộ các khoản thu, chi của Nhà nước được dự toán và thực hiện trong một khoản thời gian nhất định do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định để đảm bảo thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của nhà nước.
- Ngân sách nhà nước bao gồm các khoản: Ngân sác trung ương và ngân sách địa phương.
2. Đặc điểm của ngân sách nhà nước
(Trích Báo Chính phủ, ngày 25/11/2020)
- Hãy liệt kê những đặc điểm của ngân sách nhà nước.
Trả lời:
- Ở nước ta, cơ quan có thẩm quyền thông qua dự toán ngân sách và giám sát ngân sách nhà nước là: Quốc hội
- Đặc điểm của ngân sách nhà nước:
+ Là một kế hoạch tài chính cần được Quốc hội thông qua trước khi thi hành;
+ Là kế hoạch tài chính của toàn thể quốc gia, được trao cho Chính phủ thực hiện nhưng do Quốc hội giám sát;
+ Được thiết lập và thực thi hoàn toàn vì mục tiêu mưu cầu lợi ích chung cho toàn thể quốc gia;
+ Luôn phản ánh mối tương quan giữa quyền lập pháp và quyền hành pháp trong quá trình xây dựng và thực hiện ngân sách.
3. Vai trò của ngân sách nhà nước
Trường hợp 1. Theo quy địn tại khoản 1 Điều 4 Nghị định 116/2020/NĐ-CP, tân sinh viên sư phạm sẽ được miễn học phí và hỗ trợ sinh hoạt phí 3,63 triệu đồng/tháng. Nghe tin này, anh A rất vui mừng vì con anh vừa trúng tuyển vào trường Đại học Sư phạm H mà điều kiện kinh tế gia đình lại rất khó khăn. Nhờ chính sách này của Chính phủ, anh H đỡ phần nào gánh nặng các khoản tiền học phí, chi phí sinh hoạt trong suốt 4 năm đại học của con mình.
Trường hợp 2. Thực hiện Nghị quyết số 76/2014/QH13 của Quốc hội về đẩy mạnh thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững đến năm 2020, tỉnh A đã thực hiện các chính sách giảm nghèo như: chính sách khám chữa bệnh cho người nghèo, chính sách nâng mức hỗ trợ bảo hiểm y tế cho hộ cận nghèo, chính sách hỗ trợ cho học sinh nghèo về giáo dục - đào tạo, chính sách cho vay vốn tín dụng ưu đãi, … góp phần giải quyết việc làm cho người lao động, từng bước cải thiện và nâng cao điều kiện sống của người nghèo, người có thu nhập thấp.
Trả lời:
- Vai trò của ngân sách nhà nước:
+ Tạo nguồn vốn hỗ trợ học phí cho sinh viên trường sư phạm, thực hiện các chính sách hỗ trợ cho người nghèo về khám chữa bệnh, hỗ trợ bảo hiểm y tế, giáo dục - đào tạo, vay vốn ưu đãi => Tạo lập nguồn vốn lớn thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, huy động nguồn tài chính
+ Điều tiết các hoạt động kinh tế và xã hội.
+ Điều tiết thu nhập dân cư, hạn chế sự bất bình đẳng xã hội.
4. Quyền và nghĩa vụ của công dân trong thực hiện pháp luật về ngân sách nhà nước
Trả lời:
- Các quyền và nghĩa vụ trong việc thực hiện pháp luật về ngân sách nhà nước mà công ti A đã thực hiện:
+ Chấp hành nghiêm chỉnh quy định về Luật Ngân sách nhà nước.
+ Hoàn thành nghĩa vụ nộp đầy đủ, đúng hạn các khoản thuế, phí, lệ phí cho Nhà nước.
+ Chấp hành đúng quy định của pháp luật về kế toán, thống kê và công khai ngân sách.
+ Đóng góp nguồn thu cho địa phương, góp phần giải quyết việc làm, cải thiện thu nhập cho người dân và an sinh xã hội.
Luyện tập
Luyện tập 1 trang 36 Kinh tế và Pháp luật 10: Trao đổi cùng các bạn và cho biết em đồng tình hay không đồng tình với các ý kiến sau. Giải thích vì sao.
b. Hoạt động thu chi của ngân sách nhà nước thực hiện theo nguyên tắc hoàn trả trực tiếp.
Trả lời:
- Ý kiến A. Đồng tình. Ngân sác nhà nước do chính phủ tổ chức thực hiện, được Quốc hội thông qua và giám sát.
- Ý kiến B. Không đồng tình. Vì: Hoạt động chi thu của ngân sách thực hiện theo nguyên tắc không hoàn trả trực tiếp là chủ yếu.
- Ý kiến C. Đồng tình. Vì Ngân sách nhà nước là công cụ để nhà nước thực hiện việc điều tiết các hoạt động kinh tế và xã hội.
- Ý kiến D. Không đồng tình. Vì bội chi ngân sách là tình trạng mất cân đối của ngân sách, phản ánh sự thiếu hụt của nền tài chính.
Luyện tập 2 trang 36 Kinh tế và Pháp luật 10: Em hãy đọc các nội dung sau và cho biết nội dung nào không phải đặc điểm cuả ngân sách nhà nước. Vì sao?
a. Ngân sách nhà nước phản ánh mối tương quan giữa quyền lập pháp và quyền hành pháp.
b. Ngân sách nhà nước góp phần hạn chế sự bất bình đẳng xã hội.
d. Ngân sách nhà nước góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
Trả lời:
- Nội dung b và d không phải là đặc điểm của ngân sách nhà nước. Vì đó là vai trò của ngân sách nhà nước.
Luyện tập 3 trang 36 Kinh tế và Pháp luật 10: Thảo luận cùng bạn và cho biết ý kiến của em với các hành vi thực hiện pháp luật về ngân sách trong các trường hợp sau:
- Em có nhận xét gì về hành vi của Công ti A và Công ti M trong các trường hợp trên?
Trả lời:
- Nhận xét:
+ Em không đồng tình với hành vi của công ti A trong trường hợp trên. Vì công ti A chưa hoàn thành nghĩa vụ ngân sách nhà nước theo đúng quy định của pháp luật.
+ Em đồng tình với hành vi của công ti M vì công ti M đã thực hiện đúng nghĩa vụ ngân sách nhà nước theo pháp luật và còn tuyên truyền cho moi người về quyền lợi và nghĩa vụ của mình trong việc hoàn thành nghĩa vụ ngân sách nhà nước.
- Em đồng tình với cách xử lí của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Vì việc tôn vinh các doanh nghiệp tiêu biểu góp phần xây dựng tấm gương để mọi người noi theo, qua đó tuyên truyền mọi người thực hiện tốt nghĩa vụ của mình.
Vận dụng
Vận dụng 1 trang 37 Kinh tế và Pháp luật 10: Em hãy vẽ sơ đồ tư duy về đặc điểm và vai trò của ngân sách nhà nước.
Trả lời:
(*) Sơ đồ tham khảo
Vận dụng 2 trang 37 Kinh tế và Pháp luật 10: Hãy thiết kế một sản phẩm tuyên truyền về quyền và nghĩa vụ của công dân trong thực hiện pháp luật về ngân sách nhà nước để tuyên truyền đến bạn bè, người thân.
Trả lời:
(*) Sản phẩm pham khảo