Giải KTPL 10 Bài 3: Thị trường và chức năng của thị trường - Chân trời sáng tạo

Hoidapvietjack.com trân trọng giới thiệu: Lời giải bài tập Giáo dục Kinh tế 10 Bài 3: Thị trường và chức năng của thị trường sách Chân trời sáng tạo hay nhất, chi tiết giúp học sinh dễ dàng làm bài tập KTPL 10 Bài 3.

1101
  Tải tài liệu

Giải KTPL 10 Bài 3: Thị trường và chức năng của thị trường

Mở đầu trang 18 Kinh tế và Pháp luật 10: Chia sẻ hiểu biết của bản thân về một số loại thị trường ở địa phương sinh sống.

Trả lời:

Một số loại thị trường ở địa phương em:

- Thị trường hàng hóa: thị trường hàng hóa là thị trường trao đổi, mua bán, kinh doanh các sản phẩm thô hoặc sơ cấp. Ví dụ: thị trường gạo, thị trường bánh kẹo, ...

- Thị trường dịch vụ: là thị trường kinh doanh các sản phẩm thuộc về dịch vụ như: du lịch, bảo hiểm, chăm sóc sắc đẹp, …

- Thị trường tư liệu tiêu dùng: là tập hợp những cá nhân và tổ chức mua hàng và dịch vụ nhằm sử dụng vào việc sản xuất ra các thứ hàng, dịch vụ khác để bán.

Lưu ý: Học sinh trình bày quan điểm cá nhân. Bài làm trên chỉ mang tính tham khảo

1. Khái niệm thị trường

Câu hỏi trang 19 Kinh tế và Pháp luật 10: Em hãy đọc trường hợp sau và trả lời câu hỏi:

Trường hợp. Vào những ngày giáo Tết, lượng khách đến chợ động đúc hơn. Các gian hàng phục vụ mặt hàng Tết đa dạng, phong phú như: bánh kẹo, giò chả, bánh chưng, hoa quả, rau củ, hàng đông lạnh, ...; có khu vực bày bán đủ các loại cây như: đào, mai, cúc, lan, … nhằm đáp ứng nhu cầu mua sắm và chưng Tết. Người dân đi chợ không chỉ để mua sắm mà còn để tận hưởng không khí háo hức khi Tết đến.

Câu hỏi:

- Hoạt động kinh tế nào diễn ra tại chợ? Các yếu tố nào tham gia vào các hoạt đọng kinh tế đó?

- Trong các hoạt động kinh tế trên, các chủ thể kinh tế tác động với nhau nhằm xác định điều gì? Các quan hệ kinh tế nào được xác lập?

Trả lời:

Yêu cầu số 1:

Hoạt động kinh tế diễn ra tại chợ là hoạt động phân phối - trao đổi và hoạt động tiêu dùng.

- Các yếu tố tham gia vào hoạt động kinh tế là: chủ thể trung gian, chủ thể tiêu dùng.

Yêu cầu số 2:

- Trong hoạt động kinh tế trên, các chủ thể kinh tế đã tác động với nhau nhằm xác định các mối quan hệ trong hoạt động kinh tế.

- Các quan hệ kinh tế được xác lập: mua - bán, cung - cầu, hàng hóa - tiền tệ.

2. Các loại thị trường

Câu hỏi trang 19 Kinh tế và Pháp luật 10: Em hãy quan sát các hình ảnh dưới đây và xác định các loại hình thị trường tương ứng.

Kinh tế 10 Bài 3: Thị trường và chức năng của thị trường - Chân trời sáng tạo (ảnh 1)

Trả lời:

Hình 1: Thị trường bất động sản.

Hình 2: Thị trường tư liệu sản xuất.

Hình 3: Thị trường chứng khoán.

Câu hỏi trang 19 Kinh tế và Pháp luật 10Em hãy đọc thông tin dưới đây và thực hiện yêu cầu.

Thông tin. Xoài cát Hòa Lộc là một đặc sản nổi tiếng của vùng Đồng bằng sông Cửu Long và là một trong những loại trái cây được ưa chuộng bởi màu sắc hấp dẫn, mùi vị thơm ngon và có giá trị dinh dưỡng cao. Ngoài xoài nguyên trái, các doanh nghiệp còn đưa ra thị trường các sản phẩm khác như: xoài sấy dẻo, nước ép xoài cô đặc, ... Xoài cát Hòa Lộc được người dân Nam Bộ nói riêng, cả nước nói chung ưa chuộng và đặc biệt đã được xuất khẩu sang các thị trường khó tính và đầy tiềm năng như: Pháp, Mỹ, Canada, Úc, Nhật, Singapore, Đài Loan, Trung Quốc, ... Xoài cát Hòa Lộc nằm trong nhóm 10 loại trái cây và hạt (chanh leo, hạnh nhân, thanh long, chanh, xoài, dừa, hạt dẻ cười, bưởi, hạt macadamia, chôm, chôm) có kim ngạch xuất khẩu lớn sang thị trường châu Âu.

Câu hỏi:

- Xác định các loại thị trường và căn cứ xác định thị trường trong thông tin trên.

- Ngoài những loại thị trường trên, em hãy kể những loại thị trường khác mà em biết.

Trả lời:

Các loại thị trường và căn cứ trong thông tin trên:

Loại thị trường: Thị trường hàng hóa => Căn cứ theo đối tượng hàng hóa, dịch vụ được trao đổi trên thị trường.

Loại thị trường: thị trường trong nước và thị trường thế giới => Căn cứ vào phạm vi hoạt động.

- Những loại thị trường khác mà em biết: thị trường tư liệu sản xuất, thị trường tư liệu tiêu dùng, thị trường dịch vụ, thị trường nông sản,…

3. Các chức năng của thị trường

Câu hỏi trang 20 Kinh tế và Pháp luật 10: Em hãy đọc các trường hợp sau và trả lời câu hỏi

Trường hợp 1. Nhận thấy nhu cầu của người tiêu dùng về sản phẩm dầu gội tự nhiên mà trên thị trường chưa có, Công ti hóa mĩ phẩm A vừa ra thị trường loại sản phẩm dầu gội bồ kết sả chanh. Sản phẩm được người tiêu dùng đón nhận và đánh giá cao. Vì thế, công ti mở rộng thêm quy mô sản xuất và nghiên cứu đưa ra các sản phẩm mới như: bồ kết hà thủ ô, bồ kết hương nhu, bồ kết hươn bưởi, … để phát triển kinh doanh.

Câu hỏi:

- Thị trường cung cấp cho công ti A những thông tin gì? Những thông tin đó có ý nghĩa như thế nào đối với công ti A?

- Sản phẩm mới của công ti A có được người tiêu dùng thừa nhận hay không? Vì sao?

Trường hợp 2. Giá cà phê trong nước ngày 2 tháng 5 đã tăng lên 1,2 triệu đồng/ tấn, lên trên dưới 38 triệu đồng/ tấn. Cụ thể, giá cà phê thu mua tại tỉnh Lâm Đồng 37,7 triệu đồng/ tấn; Đắk Nông 37,9 triệu đồng/ tấn; Đắk Lắk, Gia Lai, Kon Tum 38 triệu đồng/ tấn. Khi thấy giá cà phê tăng, nhiều nồng dân đã mở rộng diện tích đất canh tác và đầu tư vốn lớn vào chăm sóc cà phê vụ mới.

Câu hỏi: Dựa trên thông tin thị trường cung cấp, người nông dân trồng cà phê đã có những quyết định mở rộng hay thu hẹp sản xuất như thế nào?

Trả lời:

Trả lời trường hợp 1:

- Thị trường cung cấp cho Công ti A những thông tin: nhu cầu của người tiêu dùng, đánh giá của người tiêu dùng đồi với sản phẩm mới. Những thông tin đó giúp cho công ti nắm bắt được nhu cầu của người tiêu dùng, đưa ra những sản phẩm mới, phát triển kinh tế.

Sản phẩm mới của công ti A được người tiêu dùng đón nhận và đánh giá cao. Vì: công ti A đưa ra những sản phẩm tự nhiên mà trên thị trường chưa có.

Trả lời trường hợp 2: Dựa trên thông tin thị trường cung cấp, người nông dân trồng cà phê đã có quyết định mở rộng sản xuất bằng cách mở rộng diện tích đất canh tác và đầu tư vốn lớn vào chăm sóc cà phê vụ mới.

Luyện tập

Luyện tập 1 trang 21 Kinh tế và Pháp luật 10: Em hãy phân biệt thị trường hàng hóa và thị trường dịch vụ. Cho ví dụ.

Trả lời:

- Thị trường hàng hóa là nơi trao đổi, mua bán các sản phẩm là các loại hàng hóa thô hoặc sơ cấp. Ví dụ: thị trường gạo, nông sản, sắt thép, bánh kẹo, hoa quả…

- Thị trường dịch vụ là nơi trao đổi, mua bán các sản phẩm ngành dịch vụ. Ví dụ: nhà hàng, chăm sóc sắc đẹp, chứng khoán, du lịch, ...

Luyện tập 2 trang 21 Kinh tế và Pháp luật 10: Em hãy thảo luận cùng các bạn và cho biết em đồng ý hay không đồng ý với ý kiến nào dưới đây. Giải thích vì sao.

a. Các nhân tố cơ bản của thị trường bao gồm người sản xuất, người tiêu dùng và tiền tệ.

b. Các giao dịch mua bán hàng hóa, dịch vụ có thể diễn ra mà không cần gắn với một không gian, thơi gian cụ thể.

c. Thị trường có các quan hệ như hàng hóa - tiền tệ, mua - bán, cung - cầu.

d. Thị trường là nơi người sản xuất và người tiêu dùng gặp nhau trực tiếp để trao đổi hàng hóa, dịch vụ gắn với không gian, thời gian cụ thể.

Trả lời:

- Ý kiến A. Không đồng ý. Vì: hàng hóa cũng là một nhân tố cơ bản không thể thiếu của thị trường.

- Ý kiến B. Đồng ý. Vì: bên cạnh thị trường trực tiếp còn có thị trường trực tuyến (sàn thương mại điện tử).

- Ý kiến C. Đồng ý. Vì: Thị trường là lĩnh vực trao đổi, mua bán mà ở đó các chủ thể kinh tế tác động qua lại lẫn nhau để xác định giá cả và số lượng hàng hóa, dịch vụ. Các quan hệ cơ bản của thị trường là: giá cả - tiền tệ, mua - bán, cung - cầu.

- Ý kiến D. Không đồng ý. Vì: ngoài thị trường mua bán trực tiếp thì còn có thị trường trực tuyến (sàn thương mại, điện tự) ở đó người sản xuất và người tiêu dùng không cần phải gặp trực tiếp tại một không gian mà vẫn có thể trao đổi hàng hóa với nhau.

Luyện tập 3 trang 21 Kinh tế và Pháp luật 10: Em hãy đọc các trường hợp sau và trình bày ý kiến theo gợi ý.

Trường hợp 1. Gạo thơm A là mặt hàng đã thành thương hiệu nổi tiếng của địa phương. Vừa rồi, do ảnh hưởng bởi thời tiết nên sản lượng giảm mạnh dẫn đến giá bán tăng cao. ANh B đã trộn vào một số loại gạo khác không rõ nguồn gốc, rồi đưa về các thành phố lớn tiêu thụ kiếm lời trong khi vẫn sử dụng thương hiệu Gạo thơm A để quảng bá sản phẩm.

Câu hỏi:

- Em có nhận xét gì về việc làm của anh B?

- Theo em, việc làm ấy ảnh hưởng như thế nào đến thương hiệu Gạo thơm A trên thị trường?

Trường hợp 2. Người dân ở địa phương H chuyên canh cà phê. Gần đây, giá thu mua cà phê xuống thấp khiến cuộc sống của người dân gặp nhiều khó khăn. Nhận thấy giá macadamia đang rất cao, nhiều hộ gia đình đã chặt cà phê và chuyển sang trồng cây macadamia.

Câu hỏi:

- Em có nhận xét gì về việc làm của người dân ở địa phương H?

- Việc làm này ảnh hưởng như thế nào đến thị trường cà phê?

Trả lời:

Trả lời trường hợp 1:

- Nhận xét: Việc làm của anh B là không phù hợp, vì anh B đã thực hiện những hành vi tráo hàng, lừa đảo, bán hàng không rõ nguồn gốc, lợi dụng thương hiệu nổi tiếng bán hàng kém chất lượng.

- Theo em, việc làm ấy ảnh hưởng đến thương hiệu Gạo thơm A: làm mất giá trị của Gạo thơm A vì khi bị tráo trộn, gạo thơm A không còn đảm bảo chất lượng như ban đầu, ảnh hưởng đến tên thương hiệu và sự phát triển của thương hiệu nổi tiếng sau này.

Trả lời trường hợp 2:

- Nhận xét: Việc làm của người dân ở địa phương H là không phù hợp, vì người dân không thể biết được những biến động của thị trường trong tương lai sẽ như thế nào, nên chuyển đổi cây trồng như vậy là mạo hiểm.

- Việc làm này ảnh hưởng đến thị trường cà phê: nhiều hộ gia đình chặt cây cà phê, chuyển sang cây trồng khác sẽ khiến thị trường cà phê trong tương lai bị giảm nguồn cung, trong khi nhu cầu của người tiêu dùng vẫn như vậy hoặc có thể cao hơn dẫn đến ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế,

Luyện tập 4 trang 22 Kinh tế và Pháp luật 10Em hãy đọc tình huống sau và trả lời câu hỏi:

Tình huống.

Ông T tâm sự với ông H về việc thu mua dừa ở địa phương:

- Đến đợt thu hoạch rồi mà tôi không thấy thương lái vào mua dừa khô ông nhỉ?

Nghe vậy, ông H buồn bã nói:

- Nhận thấy giá dừa cao nên bà con ở các xã trong huyện đổ xô trồng dừa, sản lượng cung cấp quá nhiều. Thêm nữa, các công ti chế biến dừa khô lại không có nhiều đơn đặt hàng xuất khẩu nên thừa hàng rồi…

Ông T trầm ngâm:

- Thật thế hả ông? Năm ngoái trúng mùa, tôi còn tính mua thêm đất trồng thêm nữa đấy.

Ông H lắc đầu:

- May mà không mua nhé! Chứ không thì không biết sao mà cứu.

Ông T ậm ừ đáp:

- Thật đúng là thị trường…

Câu hỏi:

- Chức năng nào của thị trường được thể hiện trong câu Trả lời: của ông H?

- Người trồng dừa vận dụng chức năng của thị trường như thế nào để đạt được hiệu quả kinh tế?

Trả lời:

- Chức năng của thị trường được thể hiện trong câu nói của ông H: điều tiết, kích thích hoặc hạn chế sản xuất; cung cấp thông tin cho chủ thể.

Người trồng dừa đã vận dụng: tìm hiểu thông tin của thị trường thấy rằng giá cả tăng cao nên tăng gia sản xuất để đảm bảo nguồn cung cho thị trường.

Vận dụng

Vận dụng 1 trang 22 Kinh tế và Pháp luật 10Em hãy vẽ sơ đồ tư duy về chức năng của thị trường.

Trả lời:

(*) Sơ đồ tham khảo

Kinh tế 10 Bài 3: Thị trường và chức năng của thị trường - Chân trời sáng tạo (ảnh 1)

Vận dụng 2 trang 22 Kinh tế và Pháp luật 10: Em hãy tìm hiểu và viết bài nhận xét về một loại thị trường hàng hóa ở địa phương theo gợi ý: giá cả, chất lượng, mẫu mã, địa điểm mua bán, …

Trả lời:

(*) Bài tham khảo: Thị trường Mây tre đan Ngọc Động (Hà Nam)

Thị trường Mây tre đan Ngọc Động (Hà Nam)

Xã Hoàng Đông (Duy Tiên) có diện tích tự nhiên gần 7km2, dân số 6.894 người. Xã có 6 thôn, nơi đây có nghề mây tre đan truyền thống. Trong khi nhiều làng nghề truyền thống gặp không ít khó khăn thì nghề mây tre đan ở đây lại đang trên đà phát triển. Ngày mới ra đời, ở đây chủ yếu sản xuất ghế mây. Sản phẩm này ngay lập tức được nhiều người chấp nhận bởi mẫu mã đẹp lại phù hợp với khí hậu nhiệt đới. Càng ngày tiếng tăm của làng nghề càng vang xa, người về đặt mua sản phẩm, người bán nguyên liệu ngày một tấp nập.

Lúc Bác Hồ còn sống, dân làng Ngọc Động đã biếu người một bộ phô tơi (gồm 6 chiếc ghế salon và 1 chiếc ghế chao). Bộ salon này được Bác kê ở nhà sàn để tiếp khách. Đại sứ quán nước cộng hoà DCND Triều Tiên cũng đã về Ngọc Động đặt mua 1 bộ salon cho chủ tịch Kim Nhật Thành.

Cũng như nhiều làng nghề khác, nghề mây tre đan ở Ngọc Động đã gặp không ít khó khăn khi chuyển đổi cơ chế. Song lớp thợ Ngọc Động đã trăn trở tìm cách nâng cao chất lượng, cải tiến mẫu mã tìm kiếm thị trường ở Tây Âu và các nước Đông Nam Á. Nhờ vậy làng nghề đã trụ vững và đi lên.

Nguyên liệu cung cấp cho làng nghề là 2 thứ cây có nhiều ở nước ta: cây giang và cây mây. Các sản phẩm như bát, đĩa, khay, lọ hoa, lọ độc bình, lãng hoa hiện nay rất đa dạng về chủng loại và mẫu mã. Có những lọ độc bình cao đến 1,8m, giá xuất xưởng xấp xỉ 500.000đ.

Nghề mây tre đan ở đây có ưu điểm là: vốn ít (chỉ cần từ 300.000 - 500.000đ là tạm đủ cho một hộ 4 người sản xuất), tận dụng được lao động phụ đặc biệt là trẻ em và người già, thu nhập cao (thợ kỹ thuật bậc cao khoảng 25.000 - 30.000đ/ngày, lao động phổ thông cũng đạt 10.000 - 15.000đ/ngày).

Nghề truyền thống đã mang lại cho Ngọc Động những lợi ích kinh tế rõ rệt không thể phủ nhận được. Ngoài ra, những lợi ích khác về xã hội mà làng nghề đem lại cũng không thể tính đếm hết, như đẩy lùi các tệ nạn xã hội, trẻ em ngoài việc học hành còn tham gia giúp gia đình làm thêm việc đan lát. Những nghệ nhân cao tuổi thì sáng tạo mẫu mã, kiểu dáng; người già, trẻ em thì làm nan; những ông chủ thì mua gom sản phẩm, tìm kiếm những hợp đồng có giá trị kinh tế; những người trực tiếp làm ra sản phẩm thì phơi, sấy; những người thợ khai thác lại chuẩn bị cho những chuyến đi…

Lưu ý: Học sinh trình bày quan điểm cá nhân. Bài làm trên chỉ mang tính tham khảo

Bài viết liên quan

1101
  Tải tài liệu